Henri de Lubac, Hồng Y Thần Học Gia, Chuyên Viên Vatican II, Bênh vực Thành công Pierre Teilhard de Chardin, 3
Vũ Văn An
Lịch sử và Tín điều
Tác phẩm tạo thời đại mà cuối cùng đã khai phá cơ sở cho một cuộc gặp gỡ thực sự mới mẻ giữa Giáo Hội và thế giới là cuốn L’Action [Hành động] của Maurice Blondel (13). Ông đệ trình nghiên cứu này, được coi như một luận án khai mào, lên phân khoa triết học của Sorbonne ở Paris vào năm 1893. Nó chứng minh rằng động lực của sự thành toàn con người trong cuộc sống qua các hành vi của lý trí và ý chí là nhằm vượt quá chính nó một cách đến nỗi cuối cùng và nhất thiết nó phải tìm hiểu khả thể diễn ra mạc khải của Thiên Chúa trong lịch sử.
Blondel cũng bị nghi ngờ theo thuyết duy Hiện đại, và sự nghiệp nhiều đau buồn của ông cũng tương tự như sự nghiệp của de Lubac về nhiều phương diện. Thực vậy, cuốn Histoire et Dogme [Lịch sử và Tín điều] của Blondel có lẽ là khảo luận vững chắc và thấu đáo nhất về một trong những vấn đề chính của thuyết Duy Hiện đại. Trong cuộc tranh luận của mình với Harnack và Loisy, Blondel chỉ ra những giả thuyết triết học và những “thiếu sót” của nền chú giải phê bình-lịch sử vốn tự coi mình là đầy đủ.
Maurice Blondel là người mang cờ hiệu và là dấu chỉ hy vọng cho nhiều thế hệ trí thức trẻ Công Giáo. Cuốn L’Action đã được sao chép bằng tay và được lưu hành. Henri de Lubac cũng vậy, có lẽ đã tìm được nguồn cảm hứng quan trọng trong các tác phẩm của Maurice Blondel và đã tiếp tục hỗ trợ về thần học cho luận điểm căn bản của nhà triết học này (14). Ngài đã truyền vào lĩnh vực thần học sự thôi thúc do Blondel khởi đầu. Qua de Lubac, cùng với Pierre Rousselot (1878-1915) và Joseph Maréchal (1878-1944), thần học Đức cũng chịu ảnh hưởng, trước hết và quan trọng nhất là Karl Rahner (1904-1984), người mà thành tựu sẽ không thể quan niệm được nếu không có công việc chuẩn bị này ở Pháp.
Vì vậy, chúng ta đã phác thảo, một cách tổng quát, bức phông trên đó cuộc đời và công trình của de Lubac đã diễn ra. Sự nghiệp học thuật của ngài bị gián đoạn vào năm 1914 do chiến tranh.
Bị thương trong chiến tranh
Giống như hầu hết các giáo sĩ Pháp, de Lubac nhập ngũ vào năm 1914. Từ năm 1915 đến năm 1918, ngài đóng quân cùng Trung đoàn Bộ binh số 3 ở Antibes, Cagnes-sur-Mer và chủ yếu là ở Côte des Huves, les Éparges (gần Verdun), trên tiền tuyến. Vào Ngày Lễ Các Thánh năm 1917, ngài bị một vết thương nghiêm trọng ở đầu. Trong suốt quãng đời còn lại, ngài đã phải chịu đựng những hậu quả của chấn thương thời chiến này. Cho đến năm 1954, một cuộc phẫu thuật xem ra đã làm dịu đáng kể tình trạng của de Lubac, theo nghĩa nó làm giảm các cơn chóng mặt liên tục của ngài và loại bỏ mối đe dọa mắc bệnh viêm màng não (Phục Vụ Giáo Hội, trang 19).
Nguồn cảm hứng cho nhiệt tâm truyền giáo trong tác phẩm của de Lubac là một đồng đội trong quân ngũ, người tuy cởi mở về trí thức nhưng không có đức tin mà ngài từng kết bạn với, đã thúc đẩy ngài dấn thân vào hoạt động viết lách đầu tiên của ngài. Quả hế, để có một tác phẩm đặt vào tay những người hiện đại như người bạn này, de Lubac đã viết ra một số suy nghĩ của mình và thu thập từ Truyền thống thần học vĩ đại các đoạn văn vượt quá mọi kinh nghiệm cổ hủ, bụi bặm của Giáo hội và đối với ngài xem ra thích hợp để mở mắt những người đương thời thấy ý nghĩa và vẻ đẹp thực sự của niềm tin vào Thiên Chúa và của đời sống trong Giáo hội. Nhiều năm sau, những ghi chú này sẽ làm nền tảng cho tập sách De la connaissance de Dieu [về việc nhận thức Thiên Chúa] (1945) (15). Trong đó, de Lubac bác bỏ mọi cách giải thích “tâm lý” về khái niệm Thiên Chúa và về những điều được coi là sự phát triển của nó. Hai ấn bản đầu tiên mang lời đề tặng: "Cho những người bạn có đức tin của tôi, và cho những người tin rằng họ không có niềm tin".
Học triết học
Sau khi xuất ngũ năm 1919, de Lubac bước vào lãnh vực giáo dục và đào tạo vốn là thói quen của các tu sỹ. Ngài bắt đầu theo học ngành nhân văn tại Cao Đẳng Saint Mary ở Canterbury. Tuy nhiên, thay vì dành hết tâm trí cho các cổ ngữ, tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, de Lubac, người “chết đói về mặt trí tuệ” do hậu quả của những năm chiến tranh, đã nghiến ngấu cuốn Tự Thú của Thánh Augustinô (16) và nhiệt tình đọc ba cuốn sách sau cùng của bộ Adversus haereses [Chống Lạc Giáo] của Thánh Irênê thành Lyons (17). Một hướng dẫn không kém phần quan trọng cho các nghiên cứu sau này của ngài là việc ngài đọc luận án tiến sĩ của Pierre Rousselot về Intellectualisme de saint Thomas (Thuyết Duy Trí của thánh Tôma), cũng như bài báo dài cả một cuốn sách (250 cột!) Về “Chúa Giêsu” của Léonce de Grandmaison, S.J., trong Dictionnaire apologétique [Từ điển Hộ giáo] do d'Ales biên tập. Sau này, ngài sẽ hối tiếc đã không học tiếng Hy Lạp tốt hơn vì càng ngày ngài càng nhận thức được tầm quan trọng ưu việt của Origen; để đọc được giáo phụ này, ngài phải phụ thuộc vào các bản dịch tiếng Latinh, đặc biệt là các bản dịch của Rufinus thành Aquileia.
De Lubac đã hoàn thành ba năm học triết của mình (1920-1923) tại Jersey, Anh. Trong thời gian đó, ngài đã nhiệt tình đọc các tác phẩm của Blondel cùng với người bạn cùng dòng là Robert Hamel (mất năm 1974). Điều này chỉ có thể nhờ một số giáo sư của ngài đã bỏ qua lệnh cấm các tác phẩm của Blondel (vì nghi ngờ ông theo thuyết Duy Hiện đại) trong các cơ sở của Dòng Tên. Năm 1922, khi de Lubac được cấp trên cử đến điền trang La Felicité không xa Aix để hồi phục sau cơn đau tai, ngài đã nhân cơ hội này đến thăm nhà triết học nổi tiếng. Một người bạn thân của Blondel, Auguste Valensin (18), người mà de Lubac đã quen từ thời còn ở nhà tập, đã sắp xếp cuộc gặp gỡ. De Lubac nhận thấy các ấn tượng của chính mình được xác nhận trong một bức chân dung chưa được công bố về Blondel của Antoine Denat, trong đó mô tả chuyến thăm nhà triết học vào năm 1935:
“Trước mặt ông, ngay từ đầu, tôi đã hiểu ý nghĩa của việc coi nghề dạy học như một loại chức linh mục.... Trong giọng nói kiên nhẫn và khả năng hùng biện chừng mực của Maurice Blondel, vào thời điểm đó, có vô số biến tố (inflections) của lòng tốt, lòng bác ái và tao nhã, theo nghĩa rộng của hạn từ này, điều mà tôi hiếm khi thấy ở một mức độ phát triển và tinh luyện nơi những con người của Giáo hội. Trong cuộc trò chuyện của người được gọi là ‘người chiến đấu’ vĩ đại cho các ý niệm này, không hề có dấu vết nhỏ nhất nào của... cay đắng.... Tôi chia tay với Maurice Blondel không những được giác ngộ mà còn được thanh thản, và khi đọc những tác phẩm dài của ông, được nói nhiều hơn viết, một lần nữa tôi lại thấy rằng sự kiên nhẫn lớn lao, vừa nhẹ nhàng vừa bền bỉ, đã kết thúc bằng chiến thắng tất cả (trích trong Phục Vụ Giáo Hội, tr. 19)”.
Năm 1938, cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ được tiếp nối bằng nhiều chuyến viếng thăm tiếp theo, và thậm chí bằng các thư từ cho thấy sự nhất trí nội tâm sâu sắc của de Lubac với Blondel về vấn đề có tính quyết định đối với xu hướng siêu nhiên của bản tính trí tuệ tạo dựng. Trong một bức thư ngày 3 tháng 4 năm 1932, de Lubac thừa nhận một cách minh nhiên rằng 11 năm trước, khi ngài bắt đầu nghiên cứu triết học, việc đọc Blondel đã truyền cảm hứng cho ngài suy gẫm về vấn đề của cuốn Surnaturel (Siêu nhiên).
Một câu trong bức thư do Valensin viết cho Blondel có thể minh họa vai trò quan trọng đặc biệt của nhà triết học này đối với các sinh viên triết lý đạo [scholastics] (tức là các sinh viên Dòng Tên ở đó): “Ông đang chỉ đạo [!] Học viện ở Ore từ [nơi ở của ông] Aix. Ngày qua ngày, ông đang gây ảnh hưởng.... Khiến cho Cha Bề Trên cả không yên lòng” (19).
Sau các nghiên cứu triết học, việc đào tạo Dòng Tên bao gồm một thời gian hoạt động thực tế trong một cơ sở của Dòng. Đây không chỉ là thời gian để tiếp xúc với điều kiện sống của người ta và thế giới lao động mà còn là cơ hội để thử nghiệm các kỹ năng và kiến thức mà ứng viên đã thủ đắc cho đến nay. Vào thời điểm này, de Lubac đã trở lại ngôi trường mà chính ngài đã gặp được các ảnh hưởng đào tạo sẽ quan trọng đối với sự nghiệp trí thức của ngài: tại Cao đẳng Notre-Dame de Mongré của Dòng Tên, ở Villefranche, ngài làm trợ lý cho vị giám học.
Tính đến năm 1924, các sinh viên Dòng Tên vẫn phải trở lại Anh để học thần học sau đó.
Học thần học
Sau khi các trường dòng Tên bị đuổi khỏi Pháp, ban đầu các sinh viên thần học đến Canterbury. Tuy nhiên, vào năm 1907, viện thần học đã được chuyển đến một khu phức hợp mới - Ore Place - được xây dựng trên một ngọn đồi nhìn xuống Hastings. Chỉ đến năm 1926, người ta mới trả chương trình học lại cho Lyons-Fourvière. Và do đó, de Lubac đã học đầu tiên trong hai năm tại Ore Place. Khi nhớ lại, ngài nói với lòng biết ơn về khoảng thời gian đó và ca ngợi những giáo sư mà ngài gặp ở đó: “Bất cứ ai không sống ở Ore Place không biết trọn vẹn niềm hạnh phúc được là một học viên [Dòng Tên]. Ở đó chúng tôi thực sự lánh xa thế giới, lánh xa gần như mọi trách nhiệm tông đồ; một mình giữa chúng tôi, như thể ở trên một con tàu lớn đang ra khơi, không có radio, giữa lòng đại dương. Nhưng quả là một cuộc sống mãnh liệt xiết bao bên trong con tàu đó, và thật là một cuộc vượt biên kỳ diệu!” (Phục Vụ Giáo Hội,, tr. 15). Cùng với Cha Emile Delhaye, trong thời gian đó, Cha Joseph Huby đã đặc biệt huấn luyện các sinh viên “khám phá theo mọi nghĩa [tức theo mọi hướng] các không gian vô tận của nền thần học tín lý, miệt mài mà không lạc hướng, đi vào các chiều sâu của mầu nhiệm!” (Sđd, tr. 16). De Lubac đọc các tác phẩm thần học cổ điển, nhất là của Thánh Augustinô, của Thánh Bonaventura và nhất là của Thánh Tôma Aquinô, tác giả duy nhất (ngoài các tác giả Tin Mừng) mà ngài thường xuyên sao chép các trích đoạn vào thẻ hồ sơ trong thời sinh viên của mình (đến độ nhiều giáo sư ở Jersey gọi ngài là một người theo trường phái Tôma hoặc trường phái Tân Tôma).
Trong cuốn hồi ký At the Service of the Church [Phục vụ Giáo hội] của ngài, de Lubac đề cập đến một định chế đặc biệt hữu hiệu và kích thích về phương diện trí thức tại Ore Place: “các hội nghiên cứu tự do”, một loại diễn đàn bổ sung vượt ra ngoài các khóa học tập thông thường, trong đó các chủ đề được tự do chọn lựa. Trong số đó, có ba hội mà mỗi sinh viên phải tham gia một hội: một hội dành cho sư phạm [giáo dục], một hội cho khoa học xã hội và một hội dành cho thần học. De Lubac chọn hội thần học, một nhóm gồm mười sinh viên thường xuyên gặp nhau vào các Chúa Nhật dưới sự hướng dẫn của Cha Huby để thảo luận về một chủ đề đã chọn mà một trong những người tham gia đã chuẩn bị bài thuyết trình. Khuôn khổ của các hội này đã giúp de Lubac cơ hội theo đuổi chủ đề siêu nhiên, mà ngài, trong quá trình nghiên cứu triết học, vốn đã nhận ra là chủ yếu. Vì vậy, trong thời gian này, ngài đã soạn bản thảo đầu tiên cho cuốn sách sẽ được in vào năm 1946 và sau đó đã gây ra một chấn động lớn.
“[Chủ đề này] vốn là tâm điểm của nhiều suy tư nơi các bậc thầy mà tôi đã nói về: Rousselot, Blondel, Maréchal; chúng tôi đã khám phá ra nó nằm ở trung tâm của mọi tư tưởng Kitô giáo vĩ đại, bất kể là của Thánh Augustinô, Thánh Tôma hay Thánh Bonaventura (vì đây là những tác phẩm cổ điển của chúng ta); chúng tôi nhận thấy chính vì nằm ở tận đáy các cuộc thảo luận với giới không tin hiện thời, nên nó đã tạo nên mấu chốt cho vấn đề chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo. Cha Huby, theo dòng suy tư do Rousselot khai mở cho chúng tôi, đã nhiệt liệt thúc giục tôi xác minh xem liệu học thuyết của Thánh Tôma về điểm quan trọng này có thực sự là điều đã được trường phái Tôma tuyên bố vào khoảng thế kỷ XVI, được hệ thống hóa vào thế kỷ XVII và được khẳng định một cách nhấn mạnh hơn bao giờ hết trong thế kỷ XX hay không (sđd, tr. 35)”.
Thụ phong linh mục và Năm ba nhà tập
Năm 1926, không khí trong liên hệ Giáo Hội – Nhà nước đã được cải thiện đến mức trường cao đẳng Dòng Tên có thể trở về Pháp. De Lubac được thụ phong linh mục vào ngày 22 tháng 8 năm 1927. Một năm sau, ngài hoàn thành khóa học thần học tại Fourvière (20) và sau đó được gửi đi dự Năm ba nhà tập [tertianship], tức năm thử thứ ba, tại Paray-le-Monial, nơi cha Auguste Bulot, là người hướng dẫn của ngài. Không có bất cứ sự chuẩn bị nào, tháng 9 năm 1929, de Lubac được đề cử kế nhiệm Cha Albert Valensin trong ghế thần học căn bản tại Khoa Thần học tại Đại học Công Giáo Lyons. Cha Albert Valensin (1873-1944), anh trai của Auguste Valensin, chưa đến tuổi nghỉ hưu, nhưng cha đã xin được miễn nhiệm để chuyên tâm hoàn toàn vào mục vụ làm người chủ trì giảng tĩnh tâm.
Cần phân biệt Khoa Thần học tại Đại học Công Giáo Lyons (thành lập năm 1875), mà de Lubac tiếp tục là một thành viên suốt quãng đời còn lại của ngài, với trường dự bị và cao đẳng của Dòng Tên trên đồi Fourvière. Sự kiện de Lubac cư trú “ở trên” tại Fourvière, trong khi vẫn tiếp tục giảng dạy với tư cách là giáo sư “ở dưới”, lúc đầu gây nhiều ngô nhận, và không những chỉ đối với người ngoài: thậm chí nhiều cấp trên của de Lubac ở Rôma đôi khi cũng nhầm lẫn về việc bổ nhiệm ngài.
__________________________________________________________________________________________________________
Ghi chú
1 Georges Chantraine và cộng sự, chủ biên, Henri de Lubac: Mémoire sur mes vingt premières années [Ký ức về 20 năm đầu của tôi], tr. 15, số 16. Tác phẩm này đã được xuất bản sau khi Mémoire sur l’occasion des mes écrits [Hồi ký về Hoàn cảnh đưa đến các Trước tác của tôi] (Paris: Éditions du Cerf, 2006).
2 Xem Henri de Lubac và Jean Bastaire, Claudel et Péguy {Claudel và Péguy] (1974).
3 Tập viện đóng vai trò như một dẫn nhập vào linh đạo của một dòng tu và là thời điểm để biện phân ơn gọi của mỗi người trong cuộc sống.
4 Dòng Tên thực sự có tên là Hội Dòng Chúa Giêsu (Societas Jesu), viết tắt là S.J. Nó được thành lập bởi thánh Inhaxiô thành Loyola (1491-1556) và nhận được sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng vào năm 1540. Bên cạnh ba lời thề khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời, các thành viên còn có lời thề thứ tư: đi bất cứ nơi nào được Đức Giáo Hoàng gửi họ đi để cứu rỗi các linh hồn.
5 Xem Henri de Lubac, Le Mystère du surnaturel [Mâu nhiệm Siêu nhiên] (1965), Bản tiếng Anh, Mystery of the Supernatural của Rosemary Sheed (New York: Herder and Herder, 1967), trang 239-40. Ân sủng là một khái niệm căn bản trong thần học. Ân sủng trước hết là chính Thiên Chúa, Đấng tự do và không đòi công phúc tự hiến mình cho các tạo vật của Người vì yêu thương (ân sủng phi tạo [uncreated]). Chúng ta nói về ân sủng tạo dựng [created] theo nghĩa Thiên Chúa thiết lập nơi tạo vật những điều kiện để chấp nhận ơn phúc thần linh. Liên quan đến cuốn Le Mystère du surnaturel [Mâu nhiệm Siêu nhiên], xem thêm tr. 93, số 16, dưới đây.
6 Thánh Tôma Aquinô (1225-1274), nhà thần học quan trọng nhất của thời kỳ Kinh viện, là một tu sĩ dòng Đa Minh và đã được tuyên bố là Tiến sĩ Giáo hội. Các trước tác triết học và thần học của ngài được đánh giá cao và hơn mọi tác phẩm khác, được giới thiệu cho những ai nghiên cứu thần học Công Giáo.
7 Karl Rahner, SJ. (1904-1984), là giáo sư thần học. Về cuộc sống và công việc của ngài, xin xem Michael Schulz, Karl Rahner begegnen [Gặp gỡ Karl Rahner] (Sankt Ulrich Verlag, 1999). Cuốn Hörer des Wortes [Những người nghe của Lời Chúa] của ngài đã được xuất bản thành cuốn 4 của bộ Sämtliche Werke [Toàn tập] của Karl Rahner.
8 Xem Henri de Lubac, Augustinianism and Modern Theology [Học thuyết Thánh Augustinô và Thần học Hiện đại], trang 293-96. Ban đầu được xuất bản với tên gọi Augustinisme et Théologie moderne [Chủ thuyết Augustinô và Thần học hiện đại] (1965).
9 Xem Eugen Maier, Einigung der Welt in Gott: Das Katholische bei Henri de Lubac [Sự thống nhất hóa thế giới trong Thiên Chúa: khái niệm Đạo Công Giáo trong Henri de Lubac] (1983).
10 Thuyết bất khả tri [Agnosticism] cho rằng lý trí của con người không có khả năng nâng mình lên tới Thiên Chúa và nhìn nhận sự hiện hữu của Người từ những vật được tạo dựng.
11 Thuyết duy nội tại [Immanentism] cho rằng tôn giáo bắt nguồn từ một ý nghĩa “bên trong” (nội tại). Theo quan điểm này, cả mạc khải cũng không đến với con người “từ bên ngoài” (từ Thiên Chúa).
12 Khoa chú giải phê bình lịch sử là việc khảo sát Sách Thánh bằng các phương pháp nghiên cứu lịch sử và văn học. Nguồn gốc của nó trong thế kỷ XVII đã bị cản trở bởi sự phủ nhận mạc khải của phe duy thần (deistic). Sự phản bác này liên quan đến các nền tảng triết học và các kết luận không có cơ sở của cách tiếp cận, nhưng không liên quan đến chính phương pháp. Xem tr. 197 ở bên dưới. Về chủ nghĩa duy thần [deism], xem tr. 161, số 1 ở bên dưới.
13 Maurice Blondel (1861-1949) là một nhà triết học Công Giáo đã giảng dạy ở Aix-en-Provence. Luận án tiến sĩ của ông mang tên L’Action [Hành động] (1893). Năm 1904, ông xuất bản cuốn Histoire et Dogme (Lịch sử và Tín điều].
14 Về Blondel và mối liên hệ của ông với Henri de Lubac, xem Antonio Russo, Teologia e dogma nella stria [Lịch sử Thần học và Tín lý](1990).
15 Henri de Lubac, De la connaissance de Dieu (Về việc nhận thức Thiên Chúa] (1945), sửa lại và tái bản thành Sur les chemins de Dieu [Trên Các Nẻo đường của Thiên Chúa] (1956). Bản tiếng Anh: The Discovery of God, của Alexander Dru (New York: Kenedy & Sons, 1960; Grand Rapids, Mich: Eerdmans, 1996). Các trích dẫn ở đây là từ ấn bản năm 1996. Được trích dẫn là DG.
16 Thánh Augustinô, sinh năm 354 tại Bắc Phi, rửa tội năm 387, thụ phong linh mục năm 391, được bổ nhiệm làm Giám mục Hippo năm 396. Ngài là Tiến sĩ Giáo hội. Những lời thú tội của ngài mô tả con đường khúc khuỷu của ngài đến với đức tin Kitô giáo.
17 Thánh Irênê thành Lyons (mất năm 202), Giám mục của Lyons, đã hiểu rõ thuyết Ngộ đạo trong năm cuốn sách có tựa đề Adversus haereses [Chống lại lạc giáo]. Việc trình bầy của ngài là việc trình bày có hệ thống đầu tiên về đức tin Kitô giáo.
18 Auguste Valensin, S.J. (1879-1953), là giáo sư triết học tại Đại học Công Giáo Lyons từ năm 1920 trở đi. Ngài là đồng nghiệp, bạn bè và trong những năm đầu, là hàng xóm của de Lubac và là bạn của Teilhard de Chardin và Blondel. De Lubac đã xuất bản thư từ của họ: Maurice Blondel et Auguste Valensin: Correspondance , 3 vols.[Maurice Blondel và Auguste Valensin: Thư từ, 3 cuốn] (1957 và 1965), và trong Textes et Documents Inédits [Bản văn và Tài liệu Chưa Công bố] (1961).
19 Trích dẫn trong Albert Raffelt, “Maurice Blondel und die katholische Theologie in Deutschland” [Maurice Blondel và Thần học Công Giáo ở Đức] trong Albert Raffelt và cộng sự, Das Tun, Der Glaube, Die Vernunft: Studien zur Philosophie Maurice Blondels [Hành động, Tin, Lý lẽ: Các Nghiên cứu về Triết học của Maurice Blondel] (1995), tr. 186.
20 Fourvière (chữ Latinh forum vetus, “diễn đàn cũ”) là khu định cư cổ kính nhất của Lyons, nơi tọa lạc Vương cung thánh đường Đức Bà (1872-1896), địa điểm nổi tiếng của thành phố và là một trong các nơi hành hương kính Đức Mẹ quan trọng nhất ở Pháp. Từ giữa thế kỷ 19, nó cũng là địa điểm của Trường dự bị Đại Học của Dòng Tên (Collegium Maximum Lugdunense), mà vào năm 1902 bị đặt ngoài vòng pháp luật và phải chuyển đến Anh; trường quay trở lại vào năm 1926 và đóng cửa vào năm 1974.
Kỳ sau: Làm Giáo sư ở Lyons
Tác phẩm tạo thời đại mà cuối cùng đã khai phá cơ sở cho một cuộc gặp gỡ thực sự mới mẻ giữa Giáo Hội và thế giới là cuốn L’Action [Hành động] của Maurice Blondel (13). Ông đệ trình nghiên cứu này, được coi như một luận án khai mào, lên phân khoa triết học của Sorbonne ở Paris vào năm 1893. Nó chứng minh rằng động lực của sự thành toàn con người trong cuộc sống qua các hành vi của lý trí và ý chí là nhằm vượt quá chính nó một cách đến nỗi cuối cùng và nhất thiết nó phải tìm hiểu khả thể diễn ra mạc khải của Thiên Chúa trong lịch sử.
Blondel cũng bị nghi ngờ theo thuyết duy Hiện đại, và sự nghiệp nhiều đau buồn của ông cũng tương tự như sự nghiệp của de Lubac về nhiều phương diện. Thực vậy, cuốn Histoire et Dogme [Lịch sử và Tín điều] của Blondel có lẽ là khảo luận vững chắc và thấu đáo nhất về một trong những vấn đề chính của thuyết Duy Hiện đại. Trong cuộc tranh luận của mình với Harnack và Loisy, Blondel chỉ ra những giả thuyết triết học và những “thiếu sót” của nền chú giải phê bình-lịch sử vốn tự coi mình là đầy đủ.
Maurice Blondel là người mang cờ hiệu và là dấu chỉ hy vọng cho nhiều thế hệ trí thức trẻ Công Giáo. Cuốn L’Action đã được sao chép bằng tay và được lưu hành. Henri de Lubac cũng vậy, có lẽ đã tìm được nguồn cảm hứng quan trọng trong các tác phẩm của Maurice Blondel và đã tiếp tục hỗ trợ về thần học cho luận điểm căn bản của nhà triết học này (14). Ngài đã truyền vào lĩnh vực thần học sự thôi thúc do Blondel khởi đầu. Qua de Lubac, cùng với Pierre Rousselot (1878-1915) và Joseph Maréchal (1878-1944), thần học Đức cũng chịu ảnh hưởng, trước hết và quan trọng nhất là Karl Rahner (1904-1984), người mà thành tựu sẽ không thể quan niệm được nếu không có công việc chuẩn bị này ở Pháp.
Vì vậy, chúng ta đã phác thảo, một cách tổng quát, bức phông trên đó cuộc đời và công trình của de Lubac đã diễn ra. Sự nghiệp học thuật của ngài bị gián đoạn vào năm 1914 do chiến tranh.
Bị thương trong chiến tranh
Giống như hầu hết các giáo sĩ Pháp, de Lubac nhập ngũ vào năm 1914. Từ năm 1915 đến năm 1918, ngài đóng quân cùng Trung đoàn Bộ binh số 3 ở Antibes, Cagnes-sur-Mer và chủ yếu là ở Côte des Huves, les Éparges (gần Verdun), trên tiền tuyến. Vào Ngày Lễ Các Thánh năm 1917, ngài bị một vết thương nghiêm trọng ở đầu. Trong suốt quãng đời còn lại, ngài đã phải chịu đựng những hậu quả của chấn thương thời chiến này. Cho đến năm 1954, một cuộc phẫu thuật xem ra đã làm dịu đáng kể tình trạng của de Lubac, theo nghĩa nó làm giảm các cơn chóng mặt liên tục của ngài và loại bỏ mối đe dọa mắc bệnh viêm màng não (Phục Vụ Giáo Hội, trang 19).
Nguồn cảm hứng cho nhiệt tâm truyền giáo trong tác phẩm của de Lubac là một đồng đội trong quân ngũ, người tuy cởi mở về trí thức nhưng không có đức tin mà ngài từng kết bạn với, đã thúc đẩy ngài dấn thân vào hoạt động viết lách đầu tiên của ngài. Quả hế, để có một tác phẩm đặt vào tay những người hiện đại như người bạn này, de Lubac đã viết ra một số suy nghĩ của mình và thu thập từ Truyền thống thần học vĩ đại các đoạn văn vượt quá mọi kinh nghiệm cổ hủ, bụi bặm của Giáo hội và đối với ngài xem ra thích hợp để mở mắt những người đương thời thấy ý nghĩa và vẻ đẹp thực sự của niềm tin vào Thiên Chúa và của đời sống trong Giáo hội. Nhiều năm sau, những ghi chú này sẽ làm nền tảng cho tập sách De la connaissance de Dieu [về việc nhận thức Thiên Chúa] (1945) (15). Trong đó, de Lubac bác bỏ mọi cách giải thích “tâm lý” về khái niệm Thiên Chúa và về những điều được coi là sự phát triển của nó. Hai ấn bản đầu tiên mang lời đề tặng: "Cho những người bạn có đức tin của tôi, và cho những người tin rằng họ không có niềm tin".
Học triết học
Sau khi xuất ngũ năm 1919, de Lubac bước vào lãnh vực giáo dục và đào tạo vốn là thói quen của các tu sỹ. Ngài bắt đầu theo học ngành nhân văn tại Cao Đẳng Saint Mary ở Canterbury. Tuy nhiên, thay vì dành hết tâm trí cho các cổ ngữ, tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, de Lubac, người “chết đói về mặt trí tuệ” do hậu quả của những năm chiến tranh, đã nghiến ngấu cuốn Tự Thú của Thánh Augustinô (16) và nhiệt tình đọc ba cuốn sách sau cùng của bộ Adversus haereses [Chống Lạc Giáo] của Thánh Irênê thành Lyons (17). Một hướng dẫn không kém phần quan trọng cho các nghiên cứu sau này của ngài là việc ngài đọc luận án tiến sĩ của Pierre Rousselot về Intellectualisme de saint Thomas (Thuyết Duy Trí của thánh Tôma), cũng như bài báo dài cả một cuốn sách (250 cột!) Về “Chúa Giêsu” của Léonce de Grandmaison, S.J., trong Dictionnaire apologétique [Từ điển Hộ giáo] do d'Ales biên tập. Sau này, ngài sẽ hối tiếc đã không học tiếng Hy Lạp tốt hơn vì càng ngày ngài càng nhận thức được tầm quan trọng ưu việt của Origen; để đọc được giáo phụ này, ngài phải phụ thuộc vào các bản dịch tiếng Latinh, đặc biệt là các bản dịch của Rufinus thành Aquileia.
De Lubac đã hoàn thành ba năm học triết của mình (1920-1923) tại Jersey, Anh. Trong thời gian đó, ngài đã nhiệt tình đọc các tác phẩm của Blondel cùng với người bạn cùng dòng là Robert Hamel (mất năm 1974). Điều này chỉ có thể nhờ một số giáo sư của ngài đã bỏ qua lệnh cấm các tác phẩm của Blondel (vì nghi ngờ ông theo thuyết Duy Hiện đại) trong các cơ sở của Dòng Tên. Năm 1922, khi de Lubac được cấp trên cử đến điền trang La Felicité không xa Aix để hồi phục sau cơn đau tai, ngài đã nhân cơ hội này đến thăm nhà triết học nổi tiếng. Một người bạn thân của Blondel, Auguste Valensin (18), người mà de Lubac đã quen từ thời còn ở nhà tập, đã sắp xếp cuộc gặp gỡ. De Lubac nhận thấy các ấn tượng của chính mình được xác nhận trong một bức chân dung chưa được công bố về Blondel của Antoine Denat, trong đó mô tả chuyến thăm nhà triết học vào năm 1935:
“Trước mặt ông, ngay từ đầu, tôi đã hiểu ý nghĩa của việc coi nghề dạy học như một loại chức linh mục.... Trong giọng nói kiên nhẫn và khả năng hùng biện chừng mực của Maurice Blondel, vào thời điểm đó, có vô số biến tố (inflections) của lòng tốt, lòng bác ái và tao nhã, theo nghĩa rộng của hạn từ này, điều mà tôi hiếm khi thấy ở một mức độ phát triển và tinh luyện nơi những con người của Giáo hội. Trong cuộc trò chuyện của người được gọi là ‘người chiến đấu’ vĩ đại cho các ý niệm này, không hề có dấu vết nhỏ nhất nào của... cay đắng.... Tôi chia tay với Maurice Blondel không những được giác ngộ mà còn được thanh thản, và khi đọc những tác phẩm dài của ông, được nói nhiều hơn viết, một lần nữa tôi lại thấy rằng sự kiên nhẫn lớn lao, vừa nhẹ nhàng vừa bền bỉ, đã kết thúc bằng chiến thắng tất cả (trích trong Phục Vụ Giáo Hội, tr. 19)”.
Năm 1938, cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ được tiếp nối bằng nhiều chuyến viếng thăm tiếp theo, và thậm chí bằng các thư từ cho thấy sự nhất trí nội tâm sâu sắc của de Lubac với Blondel về vấn đề có tính quyết định đối với xu hướng siêu nhiên của bản tính trí tuệ tạo dựng. Trong một bức thư ngày 3 tháng 4 năm 1932, de Lubac thừa nhận một cách minh nhiên rằng 11 năm trước, khi ngài bắt đầu nghiên cứu triết học, việc đọc Blondel đã truyền cảm hứng cho ngài suy gẫm về vấn đề của cuốn Surnaturel (Siêu nhiên).
Một câu trong bức thư do Valensin viết cho Blondel có thể minh họa vai trò quan trọng đặc biệt của nhà triết học này đối với các sinh viên triết lý đạo [scholastics] (tức là các sinh viên Dòng Tên ở đó): “Ông đang chỉ đạo [!] Học viện ở Ore từ [nơi ở của ông] Aix. Ngày qua ngày, ông đang gây ảnh hưởng.... Khiến cho Cha Bề Trên cả không yên lòng” (19).
Sau các nghiên cứu triết học, việc đào tạo Dòng Tên bao gồm một thời gian hoạt động thực tế trong một cơ sở của Dòng. Đây không chỉ là thời gian để tiếp xúc với điều kiện sống của người ta và thế giới lao động mà còn là cơ hội để thử nghiệm các kỹ năng và kiến thức mà ứng viên đã thủ đắc cho đến nay. Vào thời điểm này, de Lubac đã trở lại ngôi trường mà chính ngài đã gặp được các ảnh hưởng đào tạo sẽ quan trọng đối với sự nghiệp trí thức của ngài: tại Cao đẳng Notre-Dame de Mongré của Dòng Tên, ở Villefranche, ngài làm trợ lý cho vị giám học.
Tính đến năm 1924, các sinh viên Dòng Tên vẫn phải trở lại Anh để học thần học sau đó.
Học thần học
Sau khi các trường dòng Tên bị đuổi khỏi Pháp, ban đầu các sinh viên thần học đến Canterbury. Tuy nhiên, vào năm 1907, viện thần học đã được chuyển đến một khu phức hợp mới - Ore Place - được xây dựng trên một ngọn đồi nhìn xuống Hastings. Chỉ đến năm 1926, người ta mới trả chương trình học lại cho Lyons-Fourvière. Và do đó, de Lubac đã học đầu tiên trong hai năm tại Ore Place. Khi nhớ lại, ngài nói với lòng biết ơn về khoảng thời gian đó và ca ngợi những giáo sư mà ngài gặp ở đó: “Bất cứ ai không sống ở Ore Place không biết trọn vẹn niềm hạnh phúc được là một học viên [Dòng Tên]. Ở đó chúng tôi thực sự lánh xa thế giới, lánh xa gần như mọi trách nhiệm tông đồ; một mình giữa chúng tôi, như thể ở trên một con tàu lớn đang ra khơi, không có radio, giữa lòng đại dương. Nhưng quả là một cuộc sống mãnh liệt xiết bao bên trong con tàu đó, và thật là một cuộc vượt biên kỳ diệu!” (Phục Vụ Giáo Hội,, tr. 15). Cùng với Cha Emile Delhaye, trong thời gian đó, Cha Joseph Huby đã đặc biệt huấn luyện các sinh viên “khám phá theo mọi nghĩa [tức theo mọi hướng] các không gian vô tận của nền thần học tín lý, miệt mài mà không lạc hướng, đi vào các chiều sâu của mầu nhiệm!” (Sđd, tr. 16). De Lubac đọc các tác phẩm thần học cổ điển, nhất là của Thánh Augustinô, của Thánh Bonaventura và nhất là của Thánh Tôma Aquinô, tác giả duy nhất (ngoài các tác giả Tin Mừng) mà ngài thường xuyên sao chép các trích đoạn vào thẻ hồ sơ trong thời sinh viên của mình (đến độ nhiều giáo sư ở Jersey gọi ngài là một người theo trường phái Tôma hoặc trường phái Tân Tôma).
Trong cuốn hồi ký At the Service of the Church [Phục vụ Giáo hội] của ngài, de Lubac đề cập đến một định chế đặc biệt hữu hiệu và kích thích về phương diện trí thức tại Ore Place: “các hội nghiên cứu tự do”, một loại diễn đàn bổ sung vượt ra ngoài các khóa học tập thông thường, trong đó các chủ đề được tự do chọn lựa. Trong số đó, có ba hội mà mỗi sinh viên phải tham gia một hội: một hội dành cho sư phạm [giáo dục], một hội cho khoa học xã hội và một hội dành cho thần học. De Lubac chọn hội thần học, một nhóm gồm mười sinh viên thường xuyên gặp nhau vào các Chúa Nhật dưới sự hướng dẫn của Cha Huby để thảo luận về một chủ đề đã chọn mà một trong những người tham gia đã chuẩn bị bài thuyết trình. Khuôn khổ của các hội này đã giúp de Lubac cơ hội theo đuổi chủ đề siêu nhiên, mà ngài, trong quá trình nghiên cứu triết học, vốn đã nhận ra là chủ yếu. Vì vậy, trong thời gian này, ngài đã soạn bản thảo đầu tiên cho cuốn sách sẽ được in vào năm 1946 và sau đó đã gây ra một chấn động lớn.
“[Chủ đề này] vốn là tâm điểm của nhiều suy tư nơi các bậc thầy mà tôi đã nói về: Rousselot, Blondel, Maréchal; chúng tôi đã khám phá ra nó nằm ở trung tâm của mọi tư tưởng Kitô giáo vĩ đại, bất kể là của Thánh Augustinô, Thánh Tôma hay Thánh Bonaventura (vì đây là những tác phẩm cổ điển của chúng ta); chúng tôi nhận thấy chính vì nằm ở tận đáy các cuộc thảo luận với giới không tin hiện thời, nên nó đã tạo nên mấu chốt cho vấn đề chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo. Cha Huby, theo dòng suy tư do Rousselot khai mở cho chúng tôi, đã nhiệt liệt thúc giục tôi xác minh xem liệu học thuyết của Thánh Tôma về điểm quan trọng này có thực sự là điều đã được trường phái Tôma tuyên bố vào khoảng thế kỷ XVI, được hệ thống hóa vào thế kỷ XVII và được khẳng định một cách nhấn mạnh hơn bao giờ hết trong thế kỷ XX hay không (sđd, tr. 35)”.
Thụ phong linh mục và Năm ba nhà tập
Năm 1926, không khí trong liên hệ Giáo Hội – Nhà nước đã được cải thiện đến mức trường cao đẳng Dòng Tên có thể trở về Pháp. De Lubac được thụ phong linh mục vào ngày 22 tháng 8 năm 1927. Một năm sau, ngài hoàn thành khóa học thần học tại Fourvière (20) và sau đó được gửi đi dự Năm ba nhà tập [tertianship], tức năm thử thứ ba, tại Paray-le-Monial, nơi cha Auguste Bulot, là người hướng dẫn của ngài. Không có bất cứ sự chuẩn bị nào, tháng 9 năm 1929, de Lubac được đề cử kế nhiệm Cha Albert Valensin trong ghế thần học căn bản tại Khoa Thần học tại Đại học Công Giáo Lyons. Cha Albert Valensin (1873-1944), anh trai của Auguste Valensin, chưa đến tuổi nghỉ hưu, nhưng cha đã xin được miễn nhiệm để chuyên tâm hoàn toàn vào mục vụ làm người chủ trì giảng tĩnh tâm.
Cần phân biệt Khoa Thần học tại Đại học Công Giáo Lyons (thành lập năm 1875), mà de Lubac tiếp tục là một thành viên suốt quãng đời còn lại của ngài, với trường dự bị và cao đẳng của Dòng Tên trên đồi Fourvière. Sự kiện de Lubac cư trú “ở trên” tại Fourvière, trong khi vẫn tiếp tục giảng dạy với tư cách là giáo sư “ở dưới”, lúc đầu gây nhiều ngô nhận, và không những chỉ đối với người ngoài: thậm chí nhiều cấp trên của de Lubac ở Rôma đôi khi cũng nhầm lẫn về việc bổ nhiệm ngài.
__________________________________________________________________________________________________________
Ghi chú
1 Georges Chantraine và cộng sự, chủ biên, Henri de Lubac: Mémoire sur mes vingt premières années [Ký ức về 20 năm đầu của tôi], tr. 15, số 16. Tác phẩm này đã được xuất bản sau khi Mémoire sur l’occasion des mes écrits [Hồi ký về Hoàn cảnh đưa đến các Trước tác của tôi] (Paris: Éditions du Cerf, 2006).
2 Xem Henri de Lubac và Jean Bastaire, Claudel et Péguy {Claudel và Péguy] (1974).
3 Tập viện đóng vai trò như một dẫn nhập vào linh đạo của một dòng tu và là thời điểm để biện phân ơn gọi của mỗi người trong cuộc sống.
4 Dòng Tên thực sự có tên là Hội Dòng Chúa Giêsu (Societas Jesu), viết tắt là S.J. Nó được thành lập bởi thánh Inhaxiô thành Loyola (1491-1556) và nhận được sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng vào năm 1540. Bên cạnh ba lời thề khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời, các thành viên còn có lời thề thứ tư: đi bất cứ nơi nào được Đức Giáo Hoàng gửi họ đi để cứu rỗi các linh hồn.
5 Xem Henri de Lubac, Le Mystère du surnaturel [Mâu nhiệm Siêu nhiên] (1965), Bản tiếng Anh, Mystery of the Supernatural của Rosemary Sheed (New York: Herder and Herder, 1967), trang 239-40. Ân sủng là một khái niệm căn bản trong thần học. Ân sủng trước hết là chính Thiên Chúa, Đấng tự do và không đòi công phúc tự hiến mình cho các tạo vật của Người vì yêu thương (ân sủng phi tạo [uncreated]). Chúng ta nói về ân sủng tạo dựng [created] theo nghĩa Thiên Chúa thiết lập nơi tạo vật những điều kiện để chấp nhận ơn phúc thần linh. Liên quan đến cuốn Le Mystère du surnaturel [Mâu nhiệm Siêu nhiên], xem thêm tr. 93, số 16, dưới đây.
6 Thánh Tôma Aquinô (1225-1274), nhà thần học quan trọng nhất của thời kỳ Kinh viện, là một tu sĩ dòng Đa Minh và đã được tuyên bố là Tiến sĩ Giáo hội. Các trước tác triết học và thần học của ngài được đánh giá cao và hơn mọi tác phẩm khác, được giới thiệu cho những ai nghiên cứu thần học Công Giáo.
7 Karl Rahner, SJ. (1904-1984), là giáo sư thần học. Về cuộc sống và công việc của ngài, xin xem Michael Schulz, Karl Rahner begegnen [Gặp gỡ Karl Rahner] (Sankt Ulrich Verlag, 1999). Cuốn Hörer des Wortes [Những người nghe của Lời Chúa] của ngài đã được xuất bản thành cuốn 4 của bộ Sämtliche Werke [Toàn tập] của Karl Rahner.
8 Xem Henri de Lubac, Augustinianism and Modern Theology [Học thuyết Thánh Augustinô và Thần học Hiện đại], trang 293-96. Ban đầu được xuất bản với tên gọi Augustinisme et Théologie moderne [Chủ thuyết Augustinô và Thần học hiện đại] (1965).
9 Xem Eugen Maier, Einigung der Welt in Gott: Das Katholische bei Henri de Lubac [Sự thống nhất hóa thế giới trong Thiên Chúa: khái niệm Đạo Công Giáo trong Henri de Lubac] (1983).
10 Thuyết bất khả tri [Agnosticism] cho rằng lý trí của con người không có khả năng nâng mình lên tới Thiên Chúa và nhìn nhận sự hiện hữu của Người từ những vật được tạo dựng.
11 Thuyết duy nội tại [Immanentism] cho rằng tôn giáo bắt nguồn từ một ý nghĩa “bên trong” (nội tại). Theo quan điểm này, cả mạc khải cũng không đến với con người “từ bên ngoài” (từ Thiên Chúa).
12 Khoa chú giải phê bình lịch sử là việc khảo sát Sách Thánh bằng các phương pháp nghiên cứu lịch sử và văn học. Nguồn gốc của nó trong thế kỷ XVII đã bị cản trở bởi sự phủ nhận mạc khải của phe duy thần (deistic). Sự phản bác này liên quan đến các nền tảng triết học và các kết luận không có cơ sở của cách tiếp cận, nhưng không liên quan đến chính phương pháp. Xem tr. 197 ở bên dưới. Về chủ nghĩa duy thần [deism], xem tr. 161, số 1 ở bên dưới.
13 Maurice Blondel (1861-1949) là một nhà triết học Công Giáo đã giảng dạy ở Aix-en-Provence. Luận án tiến sĩ của ông mang tên L’Action [Hành động] (1893). Năm 1904, ông xuất bản cuốn Histoire et Dogme (Lịch sử và Tín điều].
14 Về Blondel và mối liên hệ của ông với Henri de Lubac, xem Antonio Russo, Teologia e dogma nella stria [Lịch sử Thần học và Tín lý](1990).
15 Henri de Lubac, De la connaissance de Dieu (Về việc nhận thức Thiên Chúa] (1945), sửa lại và tái bản thành Sur les chemins de Dieu [Trên Các Nẻo đường của Thiên Chúa] (1956). Bản tiếng Anh: The Discovery of God, của Alexander Dru (New York: Kenedy & Sons, 1960; Grand Rapids, Mich: Eerdmans, 1996). Các trích dẫn ở đây là từ ấn bản năm 1996. Được trích dẫn là DG.
16 Thánh Augustinô, sinh năm 354 tại Bắc Phi, rửa tội năm 387, thụ phong linh mục năm 391, được bổ nhiệm làm Giám mục Hippo năm 396. Ngài là Tiến sĩ Giáo hội. Những lời thú tội của ngài mô tả con đường khúc khuỷu của ngài đến với đức tin Kitô giáo.
17 Thánh Irênê thành Lyons (mất năm 202), Giám mục của Lyons, đã hiểu rõ thuyết Ngộ đạo trong năm cuốn sách có tựa đề Adversus haereses [Chống lại lạc giáo]. Việc trình bầy của ngài là việc trình bày có hệ thống đầu tiên về đức tin Kitô giáo.
18 Auguste Valensin, S.J. (1879-1953), là giáo sư triết học tại Đại học Công Giáo Lyons từ năm 1920 trở đi. Ngài là đồng nghiệp, bạn bè và trong những năm đầu, là hàng xóm của de Lubac và là bạn của Teilhard de Chardin và Blondel. De Lubac đã xuất bản thư từ của họ: Maurice Blondel et Auguste Valensin: Correspondance , 3 vols.[Maurice Blondel và Auguste Valensin: Thư từ, 3 cuốn] (1957 và 1965), và trong Textes et Documents Inédits [Bản văn và Tài liệu Chưa Công bố] (1961).
19 Trích dẫn trong Albert Raffelt, “Maurice Blondel und die katholische Theologie in Deutschland” [Maurice Blondel và Thần học Công Giáo ở Đức] trong Albert Raffelt và cộng sự, Das Tun, Der Glaube, Die Vernunft: Studien zur Philosophie Maurice Blondels [Hành động, Tin, Lý lẽ: Các Nghiên cứu về Triết học của Maurice Blondel] (1995), tr. 186.
20 Fourvière (chữ Latinh forum vetus, “diễn đàn cũ”) là khu định cư cổ kính nhất của Lyons, nơi tọa lạc Vương cung thánh đường Đức Bà (1872-1896), địa điểm nổi tiếng của thành phố và là một trong các nơi hành hương kính Đức Mẹ quan trọng nhất ở Pháp. Từ giữa thế kỷ 19, nó cũng là địa điểm của Trường dự bị Đại Học của Dòng Tên (Collegium Maximum Lugdunense), mà vào năm 1902 bị đặt ngoài vòng pháp luật và phải chuyển đến Anh; trường quay trở lại vào năm 1926 và đóng cửa vào năm 1974.
Kỳ sau: Làm Giáo sư ở Lyons
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét