Thời gian thánh
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
THỜI GIAN THÁNH
CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM C
Bài Tin Mừng Chúa nhật III thường niên năm C luôn được xem là bài Tin Mừng của năm Thánh, vì mang ý nghĩa năm Thánh, năm Hồng Ân.
Nội dung của nó là chính lời Chúa Giêsu tuyên bố khai mạc thời gian Thánh. Bởi thế, nếu ai tham dự những cử hành phụng vụ trong các năm Thánh, chắc chắn sẽ được suy niệm nội dung của bài Tin Mừng này.
Hôm nay, một lần nữa, Hội Thánh lại đề nghị chúng ta suy niệm bài Tin Mừng này. Vậy nội dung của bài Tin Mừng là gì mà Hội Thánh lại kể là mang ý nghĩa của thời gian Thánh?
1. THỜI GIAN THÁNH - TRIỀU ĐẠI HỒNG ÂN.
Từ rất xa, trong Cựu Ước, tác giả sách tiên tri Isaia đã báo trước ngày dân Chúa sẽ lãnh nhận Tin mừng cứu độ. Lời loan báo này khởi đi từ nỗi thống khổ của dân Chúa trong thời gian bị bắt lưu đày trở về.
Lúc ấy, tác giả sách tiên tri Isaia nói về ơn gọi của mình: Ông “được xức dầu Thánh Thần” để trở nên tiên tri và được sai đi loan báo Tin Mừng cho đám dân cùng khổ vừa mới hồi hương ấy.
Lời ông rao giảng trở thành lời an ủi, lời đầy yêu thương, để dân biết rằng, tình thương yêu vô vàn của Thiên Chúa vẫn đổ tràn trên họ. Thời khốn cùng đã chấm dứt. Chúa sẽ khai mở thời kỳ đầy ân sủng và tự do cho dân của Chúa, đó là “công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa”.
Hôm nay, cũng trước mặt toàn dân, Chúa Giêsu áp dụng lời này của sách tiên tri Isaia cho chính mình: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe”.
Chúa làm cho hoàn cảnh, hay thời buổi mà lời nói của tác giả sách tiên tri Isaia ra đời, cũng như chính lời ấy trở thành tiên trưng, báo trước điều mà ngày hôm nay đang xảy ra nơi chính bản thân Chúa.
Nếu ngày xưa tác giả sách tiên tri Isaia loan báo một thời kỳ cứu độ chỉ để dân Chúa được bình an mà sống những ngày tháng sau lưu đày, thì đây, với lời tuyên bố: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe”, Chúa Kitô chính thức công bố thời kỳ cứu độ đã đến. Chúa không chỉ mang bình an trong cuộc đời mà còn là ơn bình an vĩnh cửu. Vì chính Chúa là ơn Cứu Độ của chúng ta.
Đây là thời kỳ mà những người nghèo được đón nhận Tin Mừng. Họ sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi, sẽ sống tự do. Vì thế, cùng với Chúa Kitô, thời gian Thánh đã được khai mở. Thời gian Thánh được sách Thánh gọi là “Năm Hồng Ân”.
Dù đã khai mở Năm Hồng Ân, nhưng Chúa chưa kết thúc. Do đó mọi ngày trong thời Tân Ước, tức là thời mà chúng ta đang sống, đều là thời của năm Thánh. Đó là một “Thời Gian Thánh”.
Chính xác hơn, ta phải hiểu, năm Hồng Ân mà Chúa tuyên bố không là một năm 365 ngày, nhưng là một triều đại cứu độ của Chúa. Triều đại không bao giờ tàng phai, vì Chúa Kitô hằng sống và luôn hiển trị.
2. HIỂU VỀ NĂM THÁNH?
Mọi ngày đều là thời gian Thánh, sao trong lịch sử Hội Thánh lại có nhiều năm Thánh? Chẳng hạn năm Thánh 2000, rồi sau đó, kể từ lễ Giáng sinh năm 2004 đến lễ Hiển Linh năm 2005, Hội Thánh Việt Nam lại cử hành Năm Thánh Truyền giáo?
Đó là những năm Hồng Ân do Giáo Hội công bố. Năm 2000 là năm Thánh thường niên cho cả Hội Thánh hoàn vũ. Còn năm Thánh 2004-2005 cho Hội Thánh Việt Nam, để kỷ niệm việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam tròn 470 tuổi.
Đó là những Năm Thánh nhằm mang lại lợi ích cho các tín hữu. Những Năm Thánh ngoại thường như Năm Thánh Truyền Giáo còn là dịp nhắc nhở họ ý thức ơn gọi truyền giáo.
Như vậy, những Năm Thánh do Hội Thánh công bố có khởi đầu và có kết thúc. Tất cả các Năm Thánh dù là bình thường (25 năm một lần) hoặc ngoại thường (như năm Thánh Truyền giáo tại Việt Nam), đều có một điểm chung: Giúp dân Chúa ý thức thời gian ân xá kéo dài mãi đến tận thế, nhờ công trình cứu độ của Chúa Kitô.
3. TRÁCH NHIỆM SỐNG THỜI GIAN THÁNH.
Hiểu như thế, ta thấy bản thân mình khi sống trong thời gian Thánh, đều phải nói được như Chúa Kitô: “Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà tai anh chị em vừa nghe”. Vì xung quanh ta còn quá nhiều người khao khát niềm vui, ánh sáng, tự do… nhưng không mấy người trong số họ tin vào Chúa Kitô.
Trong đó có phần lỗi của chúng ta. Anh chị em chưa nhìn biết Chúa vì thiếu chất xúc tác để đưa dẫn họ về với Chúa. Chất xúc tác ấy chính là tình yêu, lòng bác ái, vị tha, vô vị lợi… của chúng ta.
Nói các khác, Tin Mừng bị khựng lại, đã không được anh chị em đón nhận vì Tin Mừng ấy thiếu chứng tá.
Vậy bạn và tôi hãy là những chứng tá cho Chúa, cho Tin Mừng của Chúa ở giữa cuộc đời này. Chứng tá mới là lời rao giảng hữu hiệu và sống động, ngàn lần hơn những lời hay ý đẹp chỉ thốt lên từ cửa môi mà không hề được người Kitô hữu sống.
Vậy tôi tự nhủ lòng, mình hãy lợi dụng thời gian Thánh của Tân Ước mà mình đang sống để ý thức hơn nữa vai trò và trách nhiệm rao giảng Lời Thiên Chúa của bản thân.
Ước gì Lời Chúa được ứng nghiệm trong đời tôi, để Lời Chúa nói: “Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh…”, thì “Hôm Nay” đó của Chúa được kéo dài mãi, dài mãi… Ít là cái “Hôm Nay” ấy sẽ là thời gian Thánh trong suốt cuộc đời của tôi.
Để được tất cả những mong ước ấy, tôi cần lặp lại từng giây phút, suốt đời mình, một điều đã xưa, đã cũ nhưng quan trọng: Ơn cứu độ đã được thực hiện nhờ Tình yêu. Nguồn Tình yêu là chính Chúa Kitô. Chính Tình yêu ấy sẽ biến đổi thế giới, biến đổi lòng người, BẮT ĐẦU TỪ CHÍNH BẢN THÂN TÔI.
Nói cách khác, thời gian Thánh là thời gian mà tôi biết để cho Tình yêu của Chúa lan chảy từ bản thân tôi đến với anh chị em quanh mình.
CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM C
Bài Tin Mừng Chúa nhật III thường niên năm C luôn được xem là bài Tin Mừng của năm Thánh, vì mang ý nghĩa năm Thánh, năm Hồng Ân.
Nội dung của nó là chính lời Chúa Giêsu tuyên bố khai mạc thời gian Thánh. Bởi thế, nếu ai tham dự những cử hành phụng vụ trong các năm Thánh, chắc chắn sẽ được suy niệm nội dung của bài Tin Mừng này.
Hôm nay, một lần nữa, Hội Thánh lại đề nghị chúng ta suy niệm bài Tin Mừng này. Vậy nội dung của bài Tin Mừng là gì mà Hội Thánh lại kể là mang ý nghĩa của thời gian Thánh?
1. THỜI GIAN THÁNH - TRIỀU ĐẠI HỒNG ÂN.
Từ rất xa, trong Cựu Ước, tác giả sách tiên tri Isaia đã báo trước ngày dân Chúa sẽ lãnh nhận Tin mừng cứu độ. Lời loan báo này khởi đi từ nỗi thống khổ của dân Chúa trong thời gian bị bắt lưu đày trở về.
Lúc ấy, tác giả sách tiên tri Isaia nói về ơn gọi của mình: Ông “được xức dầu Thánh Thần” để trở nên tiên tri và được sai đi loan báo Tin Mừng cho đám dân cùng khổ vừa mới hồi hương ấy.
Lời ông rao giảng trở thành lời an ủi, lời đầy yêu thương, để dân biết rằng, tình thương yêu vô vàn của Thiên Chúa vẫn đổ tràn trên họ. Thời khốn cùng đã chấm dứt. Chúa sẽ khai mở thời kỳ đầy ân sủng và tự do cho dân của Chúa, đó là “công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa”.
Hôm nay, cũng trước mặt toàn dân, Chúa Giêsu áp dụng lời này của sách tiên tri Isaia cho chính mình: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe”.
Chúa làm cho hoàn cảnh, hay thời buổi mà lời nói của tác giả sách tiên tri Isaia ra đời, cũng như chính lời ấy trở thành tiên trưng, báo trước điều mà ngày hôm nay đang xảy ra nơi chính bản thân Chúa.
Nếu ngày xưa tác giả sách tiên tri Isaia loan báo một thời kỳ cứu độ chỉ để dân Chúa được bình an mà sống những ngày tháng sau lưu đày, thì đây, với lời tuyên bố: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe”, Chúa Kitô chính thức công bố thời kỳ cứu độ đã đến. Chúa không chỉ mang bình an trong cuộc đời mà còn là ơn bình an vĩnh cửu. Vì chính Chúa là ơn Cứu Độ của chúng ta.
Đây là thời kỳ mà những người nghèo được đón nhận Tin Mừng. Họ sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi, sẽ sống tự do. Vì thế, cùng với Chúa Kitô, thời gian Thánh đã được khai mở. Thời gian Thánh được sách Thánh gọi là “Năm Hồng Ân”.
Dù đã khai mở Năm Hồng Ân, nhưng Chúa chưa kết thúc. Do đó mọi ngày trong thời Tân Ước, tức là thời mà chúng ta đang sống, đều là thời của năm Thánh. Đó là một “Thời Gian Thánh”.
Chính xác hơn, ta phải hiểu, năm Hồng Ân mà Chúa tuyên bố không là một năm 365 ngày, nhưng là một triều đại cứu độ của Chúa. Triều đại không bao giờ tàng phai, vì Chúa Kitô hằng sống và luôn hiển trị.
2. HIỂU VỀ NĂM THÁNH?
Mọi ngày đều là thời gian Thánh, sao trong lịch sử Hội Thánh lại có nhiều năm Thánh? Chẳng hạn năm Thánh 2000, rồi sau đó, kể từ lễ Giáng sinh năm 2004 đến lễ Hiển Linh năm 2005, Hội Thánh Việt Nam lại cử hành Năm Thánh Truyền giáo?
Đó là những năm Hồng Ân do Giáo Hội công bố. Năm 2000 là năm Thánh thường niên cho cả Hội Thánh hoàn vũ. Còn năm Thánh 2004-2005 cho Hội Thánh Việt Nam, để kỷ niệm việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam tròn 470 tuổi.
Đó là những Năm Thánh nhằm mang lại lợi ích cho các tín hữu. Những Năm Thánh ngoại thường như Năm Thánh Truyền Giáo còn là dịp nhắc nhở họ ý thức ơn gọi truyền giáo.
Như vậy, những Năm Thánh do Hội Thánh công bố có khởi đầu và có kết thúc. Tất cả các Năm Thánh dù là bình thường (25 năm một lần) hoặc ngoại thường (như năm Thánh Truyền giáo tại Việt Nam), đều có một điểm chung: Giúp dân Chúa ý thức thời gian ân xá kéo dài mãi đến tận thế, nhờ công trình cứu độ của Chúa Kitô.
3. TRÁCH NHIỆM SỐNG THỜI GIAN THÁNH.
Hiểu như thế, ta thấy bản thân mình khi sống trong thời gian Thánh, đều phải nói được như Chúa Kitô: “Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà tai anh chị em vừa nghe”. Vì xung quanh ta còn quá nhiều người khao khát niềm vui, ánh sáng, tự do… nhưng không mấy người trong số họ tin vào Chúa Kitô.
Trong đó có phần lỗi của chúng ta. Anh chị em chưa nhìn biết Chúa vì thiếu chất xúc tác để đưa dẫn họ về với Chúa. Chất xúc tác ấy chính là tình yêu, lòng bác ái, vị tha, vô vị lợi… của chúng ta.
Nói các khác, Tin Mừng bị khựng lại, đã không được anh chị em đón nhận vì Tin Mừng ấy thiếu chứng tá.
Vậy bạn và tôi hãy là những chứng tá cho Chúa, cho Tin Mừng của Chúa ở giữa cuộc đời này. Chứng tá mới là lời rao giảng hữu hiệu và sống động, ngàn lần hơn những lời hay ý đẹp chỉ thốt lên từ cửa môi mà không hề được người Kitô hữu sống.
Vậy tôi tự nhủ lòng, mình hãy lợi dụng thời gian Thánh của Tân Ước mà mình đang sống để ý thức hơn nữa vai trò và trách nhiệm rao giảng Lời Thiên Chúa của bản thân.
Ước gì Lời Chúa được ứng nghiệm trong đời tôi, để Lời Chúa nói: “Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh…”, thì “Hôm Nay” đó của Chúa được kéo dài mãi, dài mãi… Ít là cái “Hôm Nay” ấy sẽ là thời gian Thánh trong suốt cuộc đời của tôi.
Để được tất cả những mong ước ấy, tôi cần lặp lại từng giây phút, suốt đời mình, một điều đã xưa, đã cũ nhưng quan trọng: Ơn cứu độ đã được thực hiện nhờ Tình yêu. Nguồn Tình yêu là chính Chúa Kitô. Chính Tình yêu ấy sẽ biến đổi thế giới, biến đổi lòng người, BẮT ĐẦU TỪ CHÍNH BẢN THÂN TÔI.
Nói cách khác, thời gian Thánh là thời gian mà tôi biết để cho Tình yêu của Chúa lan chảy từ bản thân tôi đến với anh chị em quanh mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét