Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
CHẤT TIN MỪNG TRONG KINH KINH MAI KHÔI
Kinh Mai Khôi chính là kinh Mân Côi mà bình thường giáo dân nào cũng thuộc, lại siêng năng đọc mỗi ngày nữa. Đó là một thói quen rất tốt từ bao đời nay nơi nhiều Người Công Giáo. Người ta đọc kinh lần hạt. Đây là hình thức cầu nguyện phổ thông và khá đơn giản, lại dễ thực hành. Rất ước mong hình thức này vẫn được duy trì trong khuôn khổ các việc đạo đức thông thường và lòng sùng kính cá nhân. Sau đây xin đề cập đến chất Tin Mừng và tính Giáo Hội trong lòng sùng kính này cho phù hợp với Hiến Chế Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân) chương VIII, Tông Huấn Marialis Cultus của ĐGH Phao-lô VI và Rosarium Virginis Mariae của ĐGH Gio-an Phao-lô II.
1.Nội dung hay chất Tin Mừng trong Kinh Mai Khôi
Trước hết xin nói về nội dung hay chất Tin Mừng trong Kinh Mai Khôi. Thời đại này, Lời Chúa được nhấn mạnh và Tin Mừng được đề cao. Một nền đạo đức mới đặt nền tảng trên Lời Chúa đã ra đời để bổ túc cho nền đạo đức cũ vốn được xây dựng trên các thứ lòng sùng kính. Vào các giai đoạn lịch sử, Lời Chúa ít được biết đến và Phụng Vụ là một mảnh vườn khép kín đối với giáo dân thì người ta phải chạy đến các thứ lòng sùng kính để nuôi dưỡng lòng đạo đức của mình. Đó là điều tự nhiên và dễ hiểu. Nhưng bây giờ, tình thế đã thay đổi nên lòng đạo đức cũng phải có căn bản vững vàng hơn. Căn bản đó là Kinh Thánh và Phụng Vụ. Ngoài Thánh Lễ và Các Giờ Kinh Pphụng Vụ ra, Chuỗi Kinh Mai Khôi đáp ứng được đòi hỏi này, vì các kinh đọc trong đó lấy từ Kinh Thánh, Phụng Vu và các mầu nhiệm suy ngắm cũng là những mấu nhiệm về cuộc đời Chúa Cứu Thế rút ra từ các Sách Tin Mừng.
Quả vậy. Kinh Kính Mừng là lời chào của Thiên Thần Gáp-ri-en đến báo tin cho Đức Mẹ, Kinh Lạy Cha là kinh Chúa Giê-su dạy cho các Tông Đồ và Kinh Sáng Danh là vinh tụng ca Giáo Hội dùng để kết thúc mỗi thánh vịnh, khi đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Còn các mầu nhiệm thì cũng là những biến cố vui mừng, đau khổ, sáng láng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế.
Năm Sự Vui là gì, nếu không phải là cuộc đời Chúa Giê-su ở giai đoạn thơ ấu, từ lúc thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ cho tới khi Người tìm được Con Mình trong đền thờ. Những biến cố này đều được ghi trong các Sách Tin Mừng Nhất Lãm.
Năm Sự Thương là gì, nếu không phải là giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế, khi Người lên Giê-ru-sa-lem, bị điệu đến dinh Tổng Trấn Phi-la-tô, bị hành hình rồi bị treo trên thập giá.
Năm Sự Mừng là gì, nếu không phải là giai đoạn chót trong cuộc đời tại thế của Chúa Giê-su, từ khi Người sống lại, ban thần khí cho các Tông Đồ rồi lên trời, hẹn ngày lại đến trong vinh quang.
Năm Sự Sáng là gì, nếu không phải là những biến cố đặc biệt liên quan đến Phép Rửa tại Sông Gio-đan, Phép Lạ Biến Nước Thành Rượu Ngon tại Ca-na, công cuộc Rao Giảng Tin Mừng và kêu gọi Ăn Năn Sám Hối, Cuộc Hiển Dung trên núi Ta-bo và việc thành lập Chức Linh Mục và Bí tTch Thánh Thể?
Như vậy, Chuỗi Kinh Mai Khôi là một bản tóm tắt gọn gàng, dễ nhớ về những biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế. Mỗi khi đọc một chục kinh Mai Khôi là chúng ta có dịp nhớ lại một mầu nhiệm và sống ý nghĩa của mầu nhiệm ấy. Lần Chuỗi Mai Khôi là thực hành lời thánh Phao-lô khuyên tín hữu Phi-líp-phê : “Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su. Đức Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã làm cho mình hóa ra không, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Ngượi lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên CâyThập Tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.” (Pl 2,5-9)
Bốn câu trong chương 2 thư Phi-líp-phê tóm tắt được các mầu nhiệm vui mừng, đau khổ trong cuộc đời Chúa Cứu Thế và khuyên nhủ tín hữu dựa vào đó mà có những tâm tình xứng hợp khi đối xử với nhau là từ bỏ độc quyền, hạ mình xuống, hy sinh, vâng phục để được vinh hiển trong ngày Chúa quang lâm.
Ngoài ra, Chuỗi Kinh Mai Khôi lại còn có nội dung Tin Mừng ở điểm này nữa là địa vị của Đức Mẹ mà chúng ta tôn kính, khi lần Chuỗi Mai Khôi. Mai Khôi là những bông hồng đẹp được tượng trưng bằng các Kinh Kính Mừng để tôn vinh Người. Đức Mẹ đã có mặt trong cuộc đời Chúa Cứu Thế từ những giây phút đầu cho đến những giây phút cuối. Sự có mặt của Người vừa kín đáo lại vừa bi thảm. Người có mặt đó nhưng lại hoàn toàn tùy thuộc vào Con của Mình, như trong Tiệc Cưới Ca-na hay trong cảnh cậu bé Giê-su ở lại trong đền thờ, nghe các bậc thầy Do thái và đặt ra các câu hỏi cho các ông, sau cuộc trẩy hội lên Giê-ru-sa-lem. Đức Mẹ là người đầu tiên đã suy nghĩ và họa lại những tâm tình của Chúa Giê-su trong đời sống của mình. Bây giờ Đức Mẹ lại giúp chúng ta chuyển hiện những tâm tình này vào đời sống. Vì vậy, ĐGH Lê-ô XIII trong thông điệp Adjutricem Populi mới viết : “Một trong những lợi điểm chính của Chuỗi Mai Khôi là tạo cho tín hữu một phương tiện đơn giản và dễ dàng để nuôi dưỡng lòng tin.”
2. Chuỗi kinh Mai Khôi mang tính Giáo Hội
Giáo Hội nhận Chuỗi Kinh Mai Khôi là lời kinh của mình và không ngớt lời khen ngợi. Trong thông điệp Octobri Mense, lại cũng ĐGH Lê-ô XIII viết : “Tất cả lòng sùng kính Đức Mẹ cô đọng lại trong Chuỗi Kinh Mai Khôi.”
Giáo Hội là một cộng đồng rộng lớn không biên giới bao gồm những người tin nhận Chúa Giê-su Ki-tô. Lời kinh nào muốn có tính Giáo Hội thì phải được Giáo Hội công nhận đã đành mà còn phải phổ cập nữa. Về điêm này, Kinh Mai Khôi thật là phổ cập vì đó là kinh của mọi tín hữu, ai cũng đọc được, từ người trẻ cho đến người già, người thông thái cũng như người không có học hay ít học, người giầu hay người nghèo, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Kinh này lại có thể đọc được ở bất cứ đâu hay trong hoàn cảnh nào, ở nhà thờ, ở nhà mình, ở ngoài đường, trong nơi yên lặng hay giữa chốn ồn ào náo động và nhất là đọc chung với nhau trong gia đình hay những khi có đông người Công Giáo họp nhau lại.
Tính Giáo Hội của Kinh Mai Khôi lại càng tỏ hiện trong ba tổ chức được công nhận dưới đây:
2,1 Hội Mai Khôi
Hội qui tụ những người tình nguyện suy ngắm các mầu nhiệm Mai Khôi mỗi tuần một lần.
2,2 Hội Mai Khôi vĩnh viễn
Hội này do linh mục Ricci thành lập năm 1629 và được linh mục Chardon sắp xếp, tổ chức lại ở Lyon năm 1858. Mục đích của Hội là dâng lời ca tụng liên lỉ, phân chia cho mỗi người mỗi tháng một lần suy ngắm toàn bộ Chuỗi Mai Khôi vào ngày giờ được ấn định trước.
2,3 Chuỗi Mai Khôi sống
Hội này được thành lập tại Lyon năm 1826 do cô Pauline Jaricot, chia cho mỗi người mỗi ngày đọc một chục Kinh Mai Khôi và suy ngắm về một mầu nhiệm.
Kết luận
Trên đây là hai điểm đặc biệt về Chuỗi Kinh Mai Khôi, tức chất Tin Mừng và tính Hội Thánh được bao gồm trong đó. Chúng ta lần hạt với ý thức là mình đang làm một công việc có chất Tin Mừng, được Giáo Hội công nhận và nhiệt tình khuyến khích, một công việc thu tóm lại tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế.
Như vậy lần Chuỗi Mai Khôi theo thói quen, đọc mà không nghĩ đến các mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Cứu Thế, hoặc không đọc bao giờ hay đôi khi mới đọc đều là những điểm cần phải suy nghĩ lại để điều chỉnh cho phù họp với ý nghĩa và giá trị của chuỗi kinh này.
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Kinh Mai Khôi chính là kinh Mân Côi mà bình thường giáo dân nào cũng thuộc, lại siêng năng đọc mỗi ngày nữa. Đó là một thói quen rất tốt từ bao đời nay nơi nhiều Người Công Giáo. Người ta đọc kinh lần hạt. Đây là hình thức cầu nguyện phổ thông và khá đơn giản, lại dễ thực hành. Rất ước mong hình thức này vẫn được duy trì trong khuôn khổ các việc đạo đức thông thường và lòng sùng kính cá nhân. Sau đây xin đề cập đến chất Tin Mừng và tính Giáo Hội trong lòng sùng kính này cho phù hợp với Hiến Chế Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân) chương VIII, Tông Huấn Marialis Cultus của ĐGH Phao-lô VI và Rosarium Virginis Mariae của ĐGH Gio-an Phao-lô II.
1.Nội dung hay chất Tin Mừng trong Kinh Mai Khôi
Trước hết xin nói về nội dung hay chất Tin Mừng trong Kinh Mai Khôi. Thời đại này, Lời Chúa được nhấn mạnh và Tin Mừng được đề cao. Một nền đạo đức mới đặt nền tảng trên Lời Chúa đã ra đời để bổ túc cho nền đạo đức cũ vốn được xây dựng trên các thứ lòng sùng kính. Vào các giai đoạn lịch sử, Lời Chúa ít được biết đến và Phụng Vụ là một mảnh vườn khép kín đối với giáo dân thì người ta phải chạy đến các thứ lòng sùng kính để nuôi dưỡng lòng đạo đức của mình. Đó là điều tự nhiên và dễ hiểu. Nhưng bây giờ, tình thế đã thay đổi nên lòng đạo đức cũng phải có căn bản vững vàng hơn. Căn bản đó là Kinh Thánh và Phụng Vụ. Ngoài Thánh Lễ và Các Giờ Kinh Pphụng Vụ ra, Chuỗi Kinh Mai Khôi đáp ứng được đòi hỏi này, vì các kinh đọc trong đó lấy từ Kinh Thánh, Phụng Vu và các mầu nhiệm suy ngắm cũng là những mấu nhiệm về cuộc đời Chúa Cứu Thế rút ra từ các Sách Tin Mừng.
Quả vậy. Kinh Kính Mừng là lời chào của Thiên Thần Gáp-ri-en đến báo tin cho Đức Mẹ, Kinh Lạy Cha là kinh Chúa Giê-su dạy cho các Tông Đồ và Kinh Sáng Danh là vinh tụng ca Giáo Hội dùng để kết thúc mỗi thánh vịnh, khi đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Còn các mầu nhiệm thì cũng là những biến cố vui mừng, đau khổ, sáng láng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế.
Năm Sự Vui là gì, nếu không phải là cuộc đời Chúa Giê-su ở giai đoạn thơ ấu, từ lúc thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ cho tới khi Người tìm được Con Mình trong đền thờ. Những biến cố này đều được ghi trong các Sách Tin Mừng Nhất Lãm.
Năm Sự Thương là gì, nếu không phải là giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế, khi Người lên Giê-ru-sa-lem, bị điệu đến dinh Tổng Trấn Phi-la-tô, bị hành hình rồi bị treo trên thập giá.
Năm Sự Mừng là gì, nếu không phải là giai đoạn chót trong cuộc đời tại thế của Chúa Giê-su, từ khi Người sống lại, ban thần khí cho các Tông Đồ rồi lên trời, hẹn ngày lại đến trong vinh quang.
Năm Sự Sáng là gì, nếu không phải là những biến cố đặc biệt liên quan đến Phép Rửa tại Sông Gio-đan, Phép Lạ Biến Nước Thành Rượu Ngon tại Ca-na, công cuộc Rao Giảng Tin Mừng và kêu gọi Ăn Năn Sám Hối, Cuộc Hiển Dung trên núi Ta-bo và việc thành lập Chức Linh Mục và Bí tTch Thánh Thể?
Như vậy, Chuỗi Kinh Mai Khôi là một bản tóm tắt gọn gàng, dễ nhớ về những biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế. Mỗi khi đọc một chục kinh Mai Khôi là chúng ta có dịp nhớ lại một mầu nhiệm và sống ý nghĩa của mầu nhiệm ấy. Lần Chuỗi Mai Khôi là thực hành lời thánh Phao-lô khuyên tín hữu Phi-líp-phê : “Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su. Đức Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã làm cho mình hóa ra không, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Ngượi lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên CâyThập Tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.” (Pl 2,5-9)
Bốn câu trong chương 2 thư Phi-líp-phê tóm tắt được các mầu nhiệm vui mừng, đau khổ trong cuộc đời Chúa Cứu Thế và khuyên nhủ tín hữu dựa vào đó mà có những tâm tình xứng hợp khi đối xử với nhau là từ bỏ độc quyền, hạ mình xuống, hy sinh, vâng phục để được vinh hiển trong ngày Chúa quang lâm.
Ngoài ra, Chuỗi Kinh Mai Khôi lại còn có nội dung Tin Mừng ở điểm này nữa là địa vị của Đức Mẹ mà chúng ta tôn kính, khi lần Chuỗi Mai Khôi. Mai Khôi là những bông hồng đẹp được tượng trưng bằng các Kinh Kính Mừng để tôn vinh Người. Đức Mẹ đã có mặt trong cuộc đời Chúa Cứu Thế từ những giây phút đầu cho đến những giây phút cuối. Sự có mặt của Người vừa kín đáo lại vừa bi thảm. Người có mặt đó nhưng lại hoàn toàn tùy thuộc vào Con của Mình, như trong Tiệc Cưới Ca-na hay trong cảnh cậu bé Giê-su ở lại trong đền thờ, nghe các bậc thầy Do thái và đặt ra các câu hỏi cho các ông, sau cuộc trẩy hội lên Giê-ru-sa-lem. Đức Mẹ là người đầu tiên đã suy nghĩ và họa lại những tâm tình của Chúa Giê-su trong đời sống của mình. Bây giờ Đức Mẹ lại giúp chúng ta chuyển hiện những tâm tình này vào đời sống. Vì vậy, ĐGH Lê-ô XIII trong thông điệp Adjutricem Populi mới viết : “Một trong những lợi điểm chính của Chuỗi Mai Khôi là tạo cho tín hữu một phương tiện đơn giản và dễ dàng để nuôi dưỡng lòng tin.”
2. Chuỗi kinh Mai Khôi mang tính Giáo Hội
Giáo Hội nhận Chuỗi Kinh Mai Khôi là lời kinh của mình và không ngớt lời khen ngợi. Trong thông điệp Octobri Mense, lại cũng ĐGH Lê-ô XIII viết : “Tất cả lòng sùng kính Đức Mẹ cô đọng lại trong Chuỗi Kinh Mai Khôi.”
Giáo Hội là một cộng đồng rộng lớn không biên giới bao gồm những người tin nhận Chúa Giê-su Ki-tô. Lời kinh nào muốn có tính Giáo Hội thì phải được Giáo Hội công nhận đã đành mà còn phải phổ cập nữa. Về điêm này, Kinh Mai Khôi thật là phổ cập vì đó là kinh của mọi tín hữu, ai cũng đọc được, từ người trẻ cho đến người già, người thông thái cũng như người không có học hay ít học, người giầu hay người nghèo, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Kinh này lại có thể đọc được ở bất cứ đâu hay trong hoàn cảnh nào, ở nhà thờ, ở nhà mình, ở ngoài đường, trong nơi yên lặng hay giữa chốn ồn ào náo động và nhất là đọc chung với nhau trong gia đình hay những khi có đông người Công Giáo họp nhau lại.
Tính Giáo Hội của Kinh Mai Khôi lại càng tỏ hiện trong ba tổ chức được công nhận dưới đây:
2,1 Hội Mai Khôi
Hội qui tụ những người tình nguyện suy ngắm các mầu nhiệm Mai Khôi mỗi tuần một lần.
2,2 Hội Mai Khôi vĩnh viễn
Hội này do linh mục Ricci thành lập năm 1629 và được linh mục Chardon sắp xếp, tổ chức lại ở Lyon năm 1858. Mục đích của Hội là dâng lời ca tụng liên lỉ, phân chia cho mỗi người mỗi tháng một lần suy ngắm toàn bộ Chuỗi Mai Khôi vào ngày giờ được ấn định trước.
2,3 Chuỗi Mai Khôi sống
Hội này được thành lập tại Lyon năm 1826 do cô Pauline Jaricot, chia cho mỗi người mỗi ngày đọc một chục Kinh Mai Khôi và suy ngắm về một mầu nhiệm.
Kết luận
Trên đây là hai điểm đặc biệt về Chuỗi Kinh Mai Khôi, tức chất Tin Mừng và tính Hội Thánh được bao gồm trong đó. Chúng ta lần hạt với ý thức là mình đang làm một công việc có chất Tin Mừng, được Giáo Hội công nhận và nhiệt tình khuyến khích, một công việc thu tóm lại tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế.
Như vậy lần Chuỗi Mai Khôi theo thói quen, đọc mà không nghĩ đến các mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Cứu Thế, hoặc không đọc bao giờ hay đôi khi mới đọc đều là những điểm cần phải suy nghĩ lại để điều chỉnh cho phù họp với ý nghĩa và giá trị của chuỗi kinh này.
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét