Chúa Giêsu và Luật Do-thái
Bây giờ hãy cùng đến với Jordan ở Bắc Carolina đang theo dõi trên YouTube, Jordan, anh đang được nối máy với Tim Staples.
Xin chào, thật là một niềm vinh hạnh lớn cho tôi thưa các anh. Tôi sẽ đi thẳng vào câu hỏi của tôi luôn. Xin mời. xin mời, bạn của tôi.
Vâng, tôi có 2 câu hỏi, nếu câu hỏi đầu tiên được thông suốt thì sau đó chúng ta có thể đến với câu hỏi thứ hai.
Được.
Câu hỏi của tôi là, nếu Chúa Giê-su là một người Do Thái, Ngài có chấp nhận luật Do Thái không? Hay nói cách khác, Chúa Giê-su có tin rằng những điều luật được đặt bởi Môsê, có thực sự đến từ Thiên Chúa? Bởi vì, anh biết đấy, ví dụ, một người bị ném đá vì ngoại tình, hay bị xử tử chỉ vì làm việc trong ngày Sa bát.
Đúng vậy, chắc chắn rồi. Vâng Jordan, thực sự thì Chúa Giê-su nói như vậy khi Ngài phán “Một chấm một phết trong lề luật cũng sẽ không qua đi cho tới khi mọi sự được hoàn tất.” Và bây giờ chúng ta phải phân biệt rõ hơn.
Ý tôi là, hay nói cách khác, Ngài tán thành toàn bộ luật Mô-sê trong các tuyên bố như vậy. Tuy nhiên Ngài cũng biết rằng không phải tất cả các lề luật đều đến từ Thiên Chúa. Ví dụ, theo tin mừng thánh Mát-thêu chương 19, Ngài nói, “Mô-sê đã ban luật liên quan ly dị, nhưng ngay từ đầu không phải như thế,” và Ngài đã trích dẫn sách Sáng Thế 2:24, anh biết đó, hai người sẽ trở nên một thân thể, và Ngài đưa vào giáo huấn của Ngài mà nâng hôn nhân lên hàng Bí tích. Vì vậy, trong chính giáo huấn của Ngài, ý tưởng đó, anh biết đấy, ngày nay chúng ta hướng dẫn với tư cách những người Công giáo, rằng trong khi tất cả Cựu ước đều được Đức Chúa Trời linh hứng hoàn toàn, một số điều luật như là, tôi tiếp tục trích dẫn đoạn Kinh Thánh cách đây vài tuần — chương 1 câu 1 và 2 gửi tín hữu Hip-ri nói, ” Thuở xưa, Thiên Chúa đã dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ,” “nhiều lần nhiều cách, nhưng vào thời sau hết này, Ngài đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử.” Ngài đã ban cho chúng ta Lời đích thực qua con của Ngài. Vì vậy hãy cố gắng theo dõi tôi ở điểm này, Jordan. Hãy xem, những gì Thiên Chúa làm khi lần đầu tiên giới thiệu chính mình cho Dân Ngài qua tổ phụ Áp-ra-ham, Ngài đã đưa họ thoát khỏi một nền văn hóa bộ tộc hung bạo và Ngài không ban cho họ bài giảng trên núi cùng một lúc; Ngài ban cho họ từng chút một. Ngài cũng cho phép họ sử dụng nhiều luật lệ đã quen thuộc với họ. Mặc dù Thiên Chúa giúp đỡ họ, Ngài đề cao bài giảng này, và giúp họ hoàn thiện lề luật. Ngài cũng không thay đổi mọi thứ ngay lập tức.
Vì thế, vẫn có những khoản luật khiến anh và tôi e ngại, rằng Chúa cho phép, nhưng đó không phải là ý muốn thiện hảo của Ngài — những gì chúng ta muốn gọi –, đúng chứ?
Đó không phải ý muốn ban đầu của Ngài nhưng đó là ý muốn về sau của Ngài, xét như kết quả của tội lỗi và sự bất tuân của Adam và Eva, và những thế kỉ nổi loạn đẩy nhân loại rơi vào trạng thái hỗn độn này, Thiên Chúa đến và bắt đầu sửa chữa nó. Và Ngài sửa nó trong khoảng 1800 đến 2000 năm cho đến khi Ngài hoàn thiện nó trong Chúa Ki-tô.
Nhưng điều rất quan trọng, Jordan à, là anh hiểu rằng, như thư gửi tín hữu Híp-ri viết ở chương 7 câu 11 và 12, nếu sự hoàn thiện đến từ Lề luật — và thêm một chút thông tin ở đây, Jordan:
Tác giả của thư Hip-ri đang viết cho những người đang cố tuyên bố rằng “này, bạn không thể thay đổi những luật Cựu Ước được. Vì đó là luật, Charlton Heston đã ban nó cho chúng tôi, và không một ai có thể thay đổi nó, được chứ? Vì vậy bạn không thể thay đổi điều này.” Vâng, vâng. Thiên Chúa thì có thể. Thực sự, Thiên Chúa đã làm thế, và đó là lí do tại sao thư Híp-ri chương 7 câu 11 có nói, “vậy giả như người ta đạt được sự hoàn thiện nhờ chức vụ tư tế đó rồi,” rồi tác giả giải thích với thính giả và độc giả Do Thái của mình, ông nói: “thì còn cần chi phải đặt lên một tư tế khác theo phẩm trật Men-ki-xê-đê, thay vì theo phẩm trật A-ha-ron?”
Thánh Vịnh 110 câu 4, một bản văn ngôn sứ, một Thánh vịnh về Đấng thiên sai vốn mong chờ Đấng Mê-si-a mới đang đến, Ngài sẽ trở thành vị tư tế– không phải theo phẩm trật A-ha-ron, mà theo phẩm trật Men-ki-xê-đê.
Jordan, bây giờ hãy chú ý theo dõi tôi ở điểm này: phần tiếp theo nói về, tức là, vế sau viết rằng: “cần chi phải đặt lên một tư tế khác theo phẩm trật Men-ki-xê-đê, thay vì theo phẩm trật A-ha-ron?” nhìn vào câu 12: “Quả thế, một khi chức tư tế thay đổi, thì nhất thiết phải thay đổi lề luật.” Vậy điều đó nói với anh điều gì? Chúng ta có một luật mới trong Chúa Giê-su Ki-tô vốn là Đấng xóa bỏ luật cũ.
Luật cũ không còn nữa. Vì vậy tất cả những vấn đề về, anh biết đấy, liệu Chúa Giê-su có đồng tình “mắt đền mắt, răng đền răng” không? Không! Ngài không đồng tình. Giờ đây lề luật ấy đã về lại đúng vị trí của nó, bởi vì một lần nữa, trở lại hoàn cảnh một bộ tộc, hãy nghĩ về điều này, Jordan: ai đó cưỡng hiếp người thân trong gia đình anh, luật của bộ tộc là: “tôi sẽ giết toàn bộ gia đình và bộ tộc của ngươi và loại trừ toàn bộ đất nước của ngươi.” Phải không? Tôi muốn nói là, đó chính là cách mọi thứ được vận hành.
Thiên Chúa đã ban luật “mắt đền mắt, răng đền răng” để giảm thiểu điều đó, và nói rằng, “này các anh, hãy bình tĩnh,” để đưa ra một luật lệ văn minh hơn, tất nhiên như anh biết, ở Mátthêu chương 5 câu 44, “hãy yêu kẻ thù” và những điều tương tự là những chuyện người xưa thậm chí không bao giờ hiểu được. “Anh đang nói về cái gì? yêu kẻ thù của anh? Không, tôi sẽ vạch trần kẻ thù của mình.” Nhưng bằng mọi giá, tôi hy vọng điều đó xảy ra, nhưng hãy tiếp tục Jordan, tôi nghĩ anh còn một thắc mắc nữa đúng không?
Vâng, đúng rồi, và thật vinh hạnh khi anh dành thời gian cho tôi.
Câu hỏi tiếp theo của tôi khá là đơn giản, chỉ là, nếu Chúa là đấng toàn năng, Ngài đã biết Adam và Eva sẽ ăn trái cây biết lành biết dữ, vậy sẽ hợp lí hơn khi Ngài loại bỏ cây đó ra khỏi khu vườn. Nhưng tại sao Ngài không làm điều đó, và do đó, anh biết đó, có thể tránh được việc gửi Chúa Giê-su xuống cho nhân loại?
Vâng. Phải, anh biết đấy, Giáo lý Hội thánh Công giáo đã đưa ra một câu trả lời xuất sắc cho câu hỏi đó. Ý tôi là có một bí mật nào đó, nhưng điều Thiên Chúa muốn ở đây là con người được tự do, bạn của tôi ạ. Ngài không cần phải làm như vậy–anh nói đúng, Ngài có thể loại bỏ bất kỳ khả năng nào dẫn đến sa ngã và điều phải loại bỏ cuối cùng sẽ là tình yêu.
Bởi vì chính tự do khiến sự ác có thể xảy ra, Giáo lý viết, nhưng tự do cũng có thể tạo nên tình yêu. Bởi vì nếu không có lựa chọn, Cy, sẽ thực sự không có tình yêu như anh và tôi đang hiểu. Jordan, tôi muốn lấy ví dụ về vợ tôi. Nếu như vào ngày cưới của chúng tôi, ngày 26 tháng 8 năm 2000, nếu tôi chĩa súng vào đầu cô ấy và dù cô ấy không muốn cưới tôi, cô ấy vẫn có thể nói đồng ý, nhưng đó có phải là tình yêu? Không! Bởi vì tình yêu, từ giá trị cốt lõi của nó, phải bao gồm sự chọn lựa. Do đó, đồng ý rằng, Thiên chúa đã biết Adam và Eva sẽ phạm tội, và Ngài cũng biết hết tất cả những hậu quả sẽ xảy ra, Ngài đã biết sự xuất hiện của Con Ngài, Ngài biết về cuộc Cứu Độ — Dĩ nhiên Ngài biết tất cả vì Ngài là Thiên Chúa, nhưng điểm mấu chốt là, Jordan, tình yêu có cái giá của nó. Phải không Jordan?
Có phải tình yêu là một phần của vườn Địa đàng? Chắc chắn rồi. Tình yêu là — nhưng nếu không có sự lựa chọn sẽ không có tình yêu. Hay nói cách khác, nếu Adam và Eva không thể CHỌN để yêu Thiên Chúa, chọn vâng lời Chúa hoặc bất tuân, họ sẽ là những con robot. Và tôi không biết về anh, Jordan, tôi thích ý tưởng được tự do.
Tôi thích ý tưởng rằng tôi có thể chọn yêu Thiên Chúa hoặc tôi có thể chọn không yêu Ngài. Có một phẩm giá cốt yếu ở đó. Tôi biết có rất nhiều người, tôi biết họ — tôi không biết liệu anh có ở trong nhóm này không Jordan nhưng đã có người nói với tôi, “không Tim à, tôi thà không được tự do. Tôi thà làm robot.” Và tôi xin lỗi, tôi không đồng tình. Tôi muốn nói rằng điều này giống như một người Đức chăn cừu hay 1 con khỉ hay một thứ gì đó, nhưng tôi nghĩ, suy cho cùng, với tôi đó là một sự nhát đảm, Jordan à, không thích phẩm giá tuyệt vời mà chúng ta có. Bởi vì điểm mấu chốt ở đây là chính vì sự tự do đó mà chúng ta có thể đạt tới đỉnh cao như Mẹ Têrêxa và cũng có thể chạm đáy vực sâu như Adolf Hitler. Chúng ta có một sức mạnh to lớn trong sự tự do mà chúng ta có.
Anh sẽ không thấy một người Đức chăn cừu dẫn đầu hàng triệu người để gắng chinh phục thế giới, bởi vì họ không có khả năng để làm điều đó. Và anh cũng sẽ không có một người Đức chăn cừu tạo ra một tổ chức, nuôi sống hàng triệu người, và cứu sống người nghèo.
Vậy nên, tuyệt đối phải có tình yêu trong vườn địa đàng, bởi vì nơi đó có sự lựa chọn. Được rồi, vậy chúng ta không thể chọn để yêu Chúa nếu không được ban lòng muốn tự do để chọn ăn trái cấm từ Cây biết lành biết dữ? Nếu Chúa loại bỏ cây ấy, chúng ta sẽ vẫn có lòng muốn tự do để yêu Chúa. Vâng, nhưng rồi– chúng ta sẽ không có
–vâng, vâng không, –anh có thể quên đi cái cây. Cái cây chỉ là một biểu tượng của sự lựa chọn. Không có sự lựa chọn thì sẽ không có tình yêu đúng nghĩa như chúng ta hiểu.
Nếu tất cả những gì anh có thể làm chỉ gói gọn ở “điều này” thì sẽ chỉ là robot. Và anh sẽ không có phẩm giá mà chúng ta có xét như con người để có thể nói “Không”. Có một số— anh biết cái gì chứ, tôi– có lẽ chúng ta phải từ bỏ nó tại đây, bạn của tôi ạ, nhưng có điều gì đó rất sâu xa về tự do. Như Giáo lý đã nói, nó làm cho tình yêu trở nên có thể. Nhưng có một cái gì đó rất sâu xa đến nỗi Thiên Chúa đã ban nó cho các thiên thần và con người.
Trước cuộc sáng tạo, sự sáng tạo vật chất, Ngài cũng tạo ra các thiên thần với sự lựa chọn. Điều đó cho chúng ta biết có gì đó, phải không?
Đúng vậy. Ngài đã muốn các thiên thần và con người. Đó là một trong những điểm phân biệt tạo vật có lý trí với tạo vật phi lý trí; các thiên thần và con người đã có cơ hội ấy. Hai phần ba các thiên thần đã chọn Thiên Chúa, một phần ba chống lại Chúa, chúng ta không biết con số chính xác khi chúng ta là con người, nhưng chúng ta có sự lựa chọn đó.
Vì vậy, và do đó, chúng ta có tình yêu. Cảm ơn Anh, Jordan, cảm ơn anh đã đưa ra những câu hỏi rất gợi hứng.
Chuyển ngữ: Linh Linh Phan
Hiệu đính: Minh Vương
Phụ đề: Minh Anh
https://dongten.net/2019/04/14/chua-giesu-va-luat-do-thai/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét