Lm. Đỗ Xuân Quế O.P.
Lòng thương xót của Đức Mẹ
Đức Mẹ thương xót loài người. Điều này nổi bật trong Tin Mừng tại tiệc cưới Ca-na (Ga 2,3), cuộc viếng thăm bà Ê-li-sa-bét Lc 1,39-45), lời trối trăng dưới chân thập giá (Ga 19,26), các lần can thiệp và hiện ra trong lịch sử.
Tin Mừng thuật lại một lần Đức Mẹ được mời đi dự tiệc cưới. Nửa vời, chủ tiệc hết rượu. Với cảm quan tinh tế của người phụ nữ, Đức Mẹ nhìn thấy tình trạng bế tắc của chủ tiệc. Người lên tiếng ngỏ lời cùng Con Mình, Sau đó, cơn bĩ cực của chủ tiệc được giải tỏa (Lc 2, 9-11).
Lần khác, Đức Mẹ vội vàng lên miền núi thăm người chị họ là bà Ê-li-sa-bét. Bà này đang có thai trong lúc tuổi già. Cùng với cảm quan tinh tế và nhạy bén của người phụ nữ, Đức Mẹ thấy bà Ê-li-sa-bét cần được viếng thăm và giúp đỡ. Người đã đến thăm và ở lại bên cạnh bà chị họ những ba tháng, Thăm gì mà thăm lâu vậy, nếu không phải vì lòng thương xót muốn giúp đỡ và ở lại với bà trong cơn “vượt cạn” của bà sắp tới (Lc 1, 56). Còn một điều nữa cũng phải nói là Đức Mẹ muốn chia sẻ nguồn ơn Người mới nhận được là làm Mẹ Đấng Cứu Thế; Người được đầy ơn phúc và được Thiên Chúa ở cùng, (Lc 1. 35)
Rồi dưới chân thập tự, Đức Mẹ được trao cho chức vụ làm Mẹ Hội Thánh. Điều này ẩn tàng trong lời Đức Giê-su trối ông Gio-an cho Đức Mẹ. Tại đây Đức Mẹ được Đức Giê-su kêu là Bà thay vì Mẹ. Điều này thoạt nghe thấy “sốc” không hiểu nổi. Tại sao con mà lại nói với mẹ một cách hững hờ và xa lạ như thế Nhưng không phải vậy. Qua tiếng Bà ở đây, Đức Giê-su muốn vượt ra ngoài khuôn khổ mẹ con thông thường mà vươn lên tình mẫu tử cao xa. Từ nay Đức Mẹ không còn chỉ là Mẹ của Đức Giê-su mà còn là Mẹ của một đoàn người đông đảo mai sau sẽ tin vào Người Con, mà tiêu biểu là tông đồ Gio-an, đại diện cho những người tin vào Đức Giê-su
Ngoài ba sự kiện tiêu biểu này ra còn biết bao nhiêu lần Đức Mẹ can thiệp và hiện ra trong lịch sử Hội Thánh. Xin chỉ nói đến một vài sự kiện lớn như lần Đức Mẹ can thiệp ở đầu thế kỷ XIII, để cứu Hội Thánh khỏi bè rối Albigeois ở miền Nam nước Pháp, cho Hải Quân Công Giáo đánh bại Hải Quân Thổ Nhĩ Kỳ ở thế Kỷ XVI tại vịnh Lépante, hiện ra ở La Vang thế kỷ XVIII để che chở giáo dân Việt Nam đang bị bách hại, ở Lộ Đức giữa thế kỷ XIX, ở Fatima đầu thế kỷ XX và nhiều nơi khác nữa
Cuối cùng là các nhà thờ, đền thánh dâng kính Đức Mẹ khắp nơi trên thế giới cùng với những tấm bảng tạ ơn gắn đầy trong nhiều nhà thờ.
Thiết tưởng về lòng thương xót của Đức Mẹ, khỏi cần nói nhiều, như thánh Bê-na-đô viết : "Về Đức Mẹ thì không bao giờ đủ". (De Maria numquam satis). Là người Công Giáo, không mấy ai không biết và có lần cảm nghiệm được điều đó. Để kết luận, xin mượn lời trong Tông Huấn Misericordiae vultus :
“Được tuyển chọn làm Mẹ của Con Thiên Chúa, Đức Maria ngay từ đầu đã được chuẩn bị bởi Tình Yêu của Chúa Cha, để trở nên Hòm Bia Giao Ước giữa Thiên Chúa và con người. Mẹ bảo toàn lòng thương xót của Thiên Chúa nơi trái tim Mẹ, trong mối tương quan mật thiết với Thánh Tử Giêsu. Bài ca Ngợi khen của Mẹ trước ngưỡng cửa nhà bà Elisabeth hướng về Lòng Thương Xót trải dài “từ đời nọ tới đời kia” (Lc 1,50).
Chúng ta cũng đã có mặt trong những lời mang tính ngôn sứ này của Đức Trinh Nữ Maria. Điều này sẽ trở thành niềm an ủi và sức mạnh phù trợ, khi chúng ta bước qua Cửa Thánh để lãnh nhận ơn phúc từ lòng thương xót của Thiên Chúa.
Dưới chân Thập giá, cùng với Thánh Gio-an, người môn đệ của tình yêu, Đức Maria là nhân chứng của những lời tha thứ thốt ra từ miệng Chúa Giê-su. Việc Chúa tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh Người, cho chúng ta thấy lòng thương xót của Thiên Chúa đi xa tới mức nào. Đức Ma-ri-a làm chứng rằng, lòng thương xót của Con Thiên Chúa thì vô bến bờ, và được trao ban cho tất cả mọi người không trừ ai. Chúng ta cùng dâng lên Mẹ lời kinh Salve Regina, một lời kinh cổ xưa nhưng vẫn luôn mới: xin Mẹ không ngừng ghé mắt thương xem chúng ta, và cho chúng ta được ngắm nhìn Dung Mạo của Lòng Thương Xót, là Chúa Giê-su, Con của Mẹ.” (Misericordiae vultus, Bản đich : Trung Tâm Học Vấn Đa Minh Gò Vấp, số 24)
An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
--
Đức Mẹ thương xót loài người. Điều này nổi bật trong Tin Mừng tại tiệc cưới Ca-na (Ga 2,3), cuộc viếng thăm bà Ê-li-sa-bét Lc 1,39-45), lời trối trăng dưới chân thập giá (Ga 19,26), các lần can thiệp và hiện ra trong lịch sử.
Tin Mừng thuật lại một lần Đức Mẹ được mời đi dự tiệc cưới. Nửa vời, chủ tiệc hết rượu. Với cảm quan tinh tế của người phụ nữ, Đức Mẹ nhìn thấy tình trạng bế tắc của chủ tiệc. Người lên tiếng ngỏ lời cùng Con Mình, Sau đó, cơn bĩ cực của chủ tiệc được giải tỏa (Lc 2, 9-11).
Lần khác, Đức Mẹ vội vàng lên miền núi thăm người chị họ là bà Ê-li-sa-bét. Bà này đang có thai trong lúc tuổi già. Cùng với cảm quan tinh tế và nhạy bén của người phụ nữ, Đức Mẹ thấy bà Ê-li-sa-bét cần được viếng thăm và giúp đỡ. Người đã đến thăm và ở lại bên cạnh bà chị họ những ba tháng, Thăm gì mà thăm lâu vậy, nếu không phải vì lòng thương xót muốn giúp đỡ và ở lại với bà trong cơn “vượt cạn” của bà sắp tới (Lc 1, 56). Còn một điều nữa cũng phải nói là Đức Mẹ muốn chia sẻ nguồn ơn Người mới nhận được là làm Mẹ Đấng Cứu Thế; Người được đầy ơn phúc và được Thiên Chúa ở cùng, (Lc 1. 35)
Rồi dưới chân thập tự, Đức Mẹ được trao cho chức vụ làm Mẹ Hội Thánh. Điều này ẩn tàng trong lời Đức Giê-su trối ông Gio-an cho Đức Mẹ. Tại đây Đức Mẹ được Đức Giê-su kêu là Bà thay vì Mẹ. Điều này thoạt nghe thấy “sốc” không hiểu nổi. Tại sao con mà lại nói với mẹ một cách hững hờ và xa lạ như thế Nhưng không phải vậy. Qua tiếng Bà ở đây, Đức Giê-su muốn vượt ra ngoài khuôn khổ mẹ con thông thường mà vươn lên tình mẫu tử cao xa. Từ nay Đức Mẹ không còn chỉ là Mẹ của Đức Giê-su mà còn là Mẹ của một đoàn người đông đảo mai sau sẽ tin vào Người Con, mà tiêu biểu là tông đồ Gio-an, đại diện cho những người tin vào Đức Giê-su
Ngoài ba sự kiện tiêu biểu này ra còn biết bao nhiêu lần Đức Mẹ can thiệp và hiện ra trong lịch sử Hội Thánh. Xin chỉ nói đến một vài sự kiện lớn như lần Đức Mẹ can thiệp ở đầu thế kỷ XIII, để cứu Hội Thánh khỏi bè rối Albigeois ở miền Nam nước Pháp, cho Hải Quân Công Giáo đánh bại Hải Quân Thổ Nhĩ Kỳ ở thế Kỷ XVI tại vịnh Lépante, hiện ra ở La Vang thế kỷ XVIII để che chở giáo dân Việt Nam đang bị bách hại, ở Lộ Đức giữa thế kỷ XIX, ở Fatima đầu thế kỷ XX và nhiều nơi khác nữa
Cuối cùng là các nhà thờ, đền thánh dâng kính Đức Mẹ khắp nơi trên thế giới cùng với những tấm bảng tạ ơn gắn đầy trong nhiều nhà thờ.
Thiết tưởng về lòng thương xót của Đức Mẹ, khỏi cần nói nhiều, như thánh Bê-na-đô viết : "Về Đức Mẹ thì không bao giờ đủ". (De Maria numquam satis). Là người Công Giáo, không mấy ai không biết và có lần cảm nghiệm được điều đó. Để kết luận, xin mượn lời trong Tông Huấn Misericordiae vultus :
“Được tuyển chọn làm Mẹ của Con Thiên Chúa, Đức Maria ngay từ đầu đã được chuẩn bị bởi Tình Yêu của Chúa Cha, để trở nên Hòm Bia Giao Ước giữa Thiên Chúa và con người. Mẹ bảo toàn lòng thương xót của Thiên Chúa nơi trái tim Mẹ, trong mối tương quan mật thiết với Thánh Tử Giêsu. Bài ca Ngợi khen của Mẹ trước ngưỡng cửa nhà bà Elisabeth hướng về Lòng Thương Xót trải dài “từ đời nọ tới đời kia” (Lc 1,50).
Chúng ta cũng đã có mặt trong những lời mang tính ngôn sứ này của Đức Trinh Nữ Maria. Điều này sẽ trở thành niềm an ủi và sức mạnh phù trợ, khi chúng ta bước qua Cửa Thánh để lãnh nhận ơn phúc từ lòng thương xót của Thiên Chúa.
Dưới chân Thập giá, cùng với Thánh Gio-an, người môn đệ của tình yêu, Đức Maria là nhân chứng của những lời tha thứ thốt ra từ miệng Chúa Giê-su. Việc Chúa tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh Người, cho chúng ta thấy lòng thương xót của Thiên Chúa đi xa tới mức nào. Đức Ma-ri-a làm chứng rằng, lòng thương xót của Con Thiên Chúa thì vô bến bờ, và được trao ban cho tất cả mọi người không trừ ai. Chúng ta cùng dâng lên Mẹ lời kinh Salve Regina, một lời kinh cổ xưa nhưng vẫn luôn mới: xin Mẹ không ngừng ghé mắt thương xem chúng ta, và cho chúng ta được ngắm nhìn Dung Mạo của Lòng Thương Xót, là Chúa Giê-su, Con của Mẹ.” (Misericordiae vultus, Bản đich : Trung Tâm Học Vấn Đa Minh Gò Vấp, số 24)
An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
--
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét