Các quan điểm Do Thái và Kitô Giáo về tính bổ túc nam nữ (kỳ cuối)
Vũ Văn An
III. Quan điểm Công Giáo về tính bổ túc nam nữ (kỳ cuối)
Tóm lại, với Đức Gioan Phaolô II, quan điểm Công Giáo tiến đến chỗ coi tính bổ túc nam nữ có tính hữu thể học toàn diện, nghĩa là giữa hai ngôi vị trọn vẹn về cả thể lý, tâm lý và tâm linh, trong một hiệp thông các ngôi vị bằng nhau nhưng khác nhau, mà nếu nói tới tùng phục, thì chỉ có thể là tùng phục lẫn nhau vì lòng tôn kính Chúa Kitô, như thư Êphêsô 5:21 quả quyết.
2. Quan điểm Công Giáo hiện nay về tính bổ túc
Người kế vị ngài, lúc còn là một Hồng Y đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, tức Đức Bênêđíctô XVI sau này, nhấn mạnh nhiều hơn tới sự “hợp tác” giữa nam và nữ trong lá “Thư Gửi Các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo về Sự Cộng Tác của Đàn Ông và Đàn Bà trong Giáo Hội và ngoài Xã Hội” công bố ngày 31 tháng Năm, năm 2004.
Đức Bênêđíctô XVI và sự hợp tác nam nữ
Nữ tu Sara Butler, người, năm 2004, được Đức Gioan Phaolô II cử nhiệm vào Ủy Ban Thần Học Quốc Tế và năm 2012, được Đức Bênêđíctô XVI cử nhiệm làm chuyên viên cho Thượng Hội Đồng Giám Mục, trên tờ Voices, Ấn Bản Trực Tuyến, số 1 bộ XXIX, Lễ Hiện Xuống 2014, có viết một bài nhận định về tài liệu trên, nhân dịp Đức Phanxicô nói tới một nền thần học nữ giới.
Theo Nữ Tu Butler, giá trị của sự hợp tác trên bắt nguồn từ xác tín cho rằng sự bổ túc giới tính không chỉ có tính sinh thể lý (bio-physical) mà còn có tính tâm lý, tâm linh và hữu thể học nữa. Căn bản của nó chính là sự dị biệt giới tính. Bất kể các yếu tố khác có thể dự phần vào, người ta vẫn mong rằng đàn ông trong tư cách đàn ông, và đàn bàn trong tư cách đàn bà sẽ mang một điều gì khác nhau vào công trình chung khiến nó phong phú hơn và trở thành trọn vẹn hơn là được thực hiện bởi một mình đàn bà và bởi một mình đàn ông mà thôi. Điều này, dĩ nhiên, giả thiết có những thiên bẩm nam và nữ khác nhau.
Đó chính là điều bị tranh luận. Phong trào duy nữ bác bỏ chủ trương cho rằng “giới tính” thể lý (physical sex) nhất thiết phát sinh ra “phái tính” nam hoặc nữ (masculine or feminine gender) hay các khía cạnh tâm lý và xã hội của bản sắc giới tính. Vì cho rằng nhấn mạnh tới các dị biệt giới tính sẽ dẫn tới kỳ thị bất công đối với nữ giới, loại họ ra khỏi nhiều vai trò trong xã hội, nên phong trào này kết luận: tính bổ túc giới tính không thể đi đôi với tính bình đẳng chân chính. Đối với họ, nữ tính và nam tính không nhất thiết liên quan tới giới tính sinh học mà là sản phẩm do xã hội tạo nên, không phải do Thiên Chúa tạo dựng và do đó, không bắt nguồn một cách khách quan từ bản tính nhân loại.
Thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cho rằng các nhận định của phái duy nữ về tính bổ túc đã được xây dựng dựa vào tình huống tội lỗi, chứ không căn cứ vào kế hoạch của Thiên Chúa, muốn có một nhân tính dị biệt hóa về tính dục. Họ lấy tình huống kỳ thị phụ nữ hiện nay làm khởi điểm và áp dụng một nền giải thích hoài nghi, tìm cách bật mí các tiền giả thuyết hay truyền thống chưa ai lưu ý, từng hợp pháp hóa các bất công. Thành thử, việc làm của họ diễn ra trước một viễn tượng khá hạn chế. Quá chú tâm tới các bất công và bị lạm dụng của đàn bà trong tay đàn ông, họ quên hẳn rất nhiều khía cạnh tích cực khác trong tương quan nam nữ như tình yêu, gia đình, con cái.
Chống lại quan điểm trên, Thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin lấy tín lý tạo dựng làm khởi điểm: từ nguyên thủy, được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, nhân loại đã được dị biệt hóa về tính dục. Trong kế hoạch tạo dựng này, đàn ông và đàn bà được tạo nên cho nhau, nhằm không những sống cạnh nhau mà còn trở nên một thân xác trong sự “hiệp thông các ngôi vị”, một thứ “đơn nhất của hai người” (unity-of-the-two) phản ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi.
Theo viễn kiến này, tính dục là thành phần nền tảng của nhân cách con người và nó biểu lộ khả năng tương quan liên ngã, khả năng yêu thương. Khả năng này, đến lượt nó, nói lên ý muốn của Thiên Chúa dành cho nhân loại, cho hôn nhân, và cho gia đình. Nói cách khác, việc tạo nên hai giới tính thuộc mạc khải Thiên Chúa; nó là thành phần của tín lý Công Giáo, không đơn giản chỉ là một trong nhiều lý thuyết. Nhưng, sự hòa hợp giữa đàn ông và đàn bà trong trạng thái trong trắng nguyên thủy, đã bị tội lỗi phá hủy; sự ra xa lạ với Thiên Chúa do tội lỗi gây ra đã ảnh hưởng tới mối tương quan giữa họ với nhau. Sự căng thẳng và tranh chấp giữa các giới tính và sự thống trị đầy tội lỗi của đàn ông đối với đàn bà không được gắn vào bản tính con người nhưng chỉ là hậu quả của tội lỗi. Thành thử việc thắng vượt chủ nghĩa kỳ thị giới tính không đòi phải triệt hạ sự khác nhau giữa các giới tính, mà chỉ đòi việc kết liễu sự đối nghịch giữa chúng do tội lỗi gây ra mà thôi. Tương quan giữa các giới tính bị thương tổn nhưng ơn thánh của Chúa Kitô mời gọi họ hồi tâm và chấp nhận việc hàn gắn để trở thành lành lặn trong mối tương quan cứu chuộc.
Tóm lại, bản sắc giới tính ở với chúng ta vĩnh viễn và dưới ánh sáng cứu chuộc, đàn ông và đàn bà “không coi sự khác nhau này như nguồn gốc bất hòa cần phải thắng vượt bằng cách bác bỏ hay triệt hạ, mà đúng hơn như khả thể hợp tác cần được vun sới bằng việc hỗ tương tôn trọng nó”.
Ngày 9 tháng Hai năm 2008, khi đã là Đức Bênêđíctô XVI, trong bài diễn văn với các tham dự viên Hội Nghị Quốc Tế về Chủ Đề “Đàn Bà và Đàn Ông, Tính Nhân Bản trong sự Trọn Vẹn của nó”, ngài nhắc đến các công trình của vị tiền nhiệm trong việc nhấn mạnh tới “sự bình đẳng về phẩm giá [của đàn ông đàn bà] và tính đơn nhất [unity] của họ, sự khác nhau từ nguồn gốc và có tính sâu xa giữa nam và nữ và ơn gọi của họ bước vào sự hỗ tương và bổ túc cho nhau, sự hợp tác và sự hiệp thông”. Ngài gọi đây là “lưỡng tính thống nhất” (uni-duality/dual unity) của đàn ông đàn bà, nghĩa là tính đơn nhất với những dị biệt nguyên thủy có tính bổ túc cho nhau. Nhân dịp này, ngài kêu gọi nhà nước phải giúp người đàn bà hợp tác trong việc xây dựng xã hội, biết đánh giá đúng mức “thiên tài nữ tính” hết sức đặc trưng của họ.
Và ngày 21 tháng Mười Hai, năm 2012, nhân gặp giáo triều dịp Lễ Giáng Sinh, Đức Bênêđictô XVI, một lần nữa, nói tới tính bổ túc nam nữ, trong một cuộc tấn công trực tiếp luận điểm của Simone de Beauvoir, khi bà này cho rằng “Người ta không sinh ra là đàn bà, họ trở nên như thế” (on ne naît pas femme, on le devient).
Ngài cho rằng những lời trên đặt nền cho một triết lý mới về tính dục, dưới danh nghĩa thuyết phái tính (gender theory). Theo triết lý này, tính dục không phải là một yếu tố có sẵn trong bản chất con người, mà là một vai trò xã hội mà nay ta tự chọn cho mình còn trước đây thì xã hội chọn cho ta.
Triết lý trên bác bỏ viễn kiến của Thánh Kinh vốn coi nam nữ thuộc yếu tính của con người, do Thiên Chúa tạo dựng. Làm người là có nam có nữ. Từ nay, chỉ còn hữu thể nhân bản trừu tượng, tự chọn cho mình cái gì là bản nhiên của mình. Gia đình và con cái cũng không còn là các thực tại do sáng thế thiết lập, tức các ơn phúc, mà hoàn toàn là công trình của con người, con người có quyền muốn chúng ra sao thì ra. Với não trạng này, Thiên Chúa bị bác bỏ và cả phẩm giá làm hình ảnh Người cũng bị bác bỏ. Đức Bênêđíctô XVI cho rằng với thứ triết lý ấy, thời đại ta đang rơi vào một đêm đen trong khi tưởng mình đầy ánh sáng.
Sự hợp nhất của eros và agape
Theo Caritas Deus est, số 5, trong đêm đen ấy, eros bị rút lại chỉ còn là “chuyện làm tình” (sex), một thứ hàng hóa để mua bán và chính con người cũng trở thành một món hàng. Họ tự coi thân xác họ và cả tính dục của họ như thành phần hoàn toàn có tính vật chất, để sử dụng và khai thác theo ý muốn.
Nói cho ngay, eros, theo Đức Bênêđíctô XVI, vốn bị nhiều người trong Giáo Hội hiểu lầm, như một thứ tình yêu ham muốn thân xác có tính chiếm đoạt, ngược với agape, hiểu như đức ái đúng nghĩa (caritas), hoàn toàn nghĩ tới phúc lợi của người yêu. Trong Deus Caritas est, ngài muốn chứng minh ngay cả Thiên Chúa cũng có eros, hiểu như một ham muốn người khác (desire for someone) nhưng eros nơi Thiên Chúa hoàn toàn là một với agape, hiểu như ham muốn phúc lợi của người khác, trong khi nơi con người, sự thống nhất này mong manh. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh: trong tình yêu chân chính giữa người đàn ông và đàn bà luôn có sự hợp nhất của eros và agape.
Hiểu như thế, eros quả là nguyên lý của bản nhiên con người, thúc đẩy họ đi tìm sự bổ túc nơi một con người khác để cùng bước vàoagape. Ở số 7 của thông điệp, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng “dù thoạt đầu, eros chủ yếu có tính ham muốn … [nhưng] khi tiến lại gần người khác, nó càng ngày càng ít quan tâm tới chính mình, và càng ngày càng tìm kiếm hạnh phúc của người khác, càng ngày càng quan tâm tới người được yêu, càng hiến mình hơn và mong muốn ‘được ở đó cho’ người kia”.
Bình luận về trình thuật tạo dựng của Sách Sáng Thế, ngài viết: “Theo tầm nhìn sáng thế, eros hướng con người về hôn nhân, về dây nối kết độc đáo và dứt khoát; nhờ thế, và chỉ nhờ thế, họ mới hoàn thành mục tiêu thâm hậu nhất của họ. Tương hợp với hình ảnh một Thiên Chúa độc thần là hôn nhân đơn hôn. Hôn nhân dựa trên tình yêu độc chiếm và dứt khoát trở thành hình ảnh mối tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người và ngược lại. Cách Thiên Chúa yêu thương, tức như người yêu say mê và phu quân của Israel, bằng một tình yêu có cả eros lẫn agape, trở thành thước đo tình yêu của con người (số 11).
Tại Quốc Hội Đức ngày 22 tháng Chín năm 2011, Đức Bênêđíctô XVI nói tới “sinh thái con người”. Ngài bảo: “Con người cũng có một bản nhiên mà họ phải tôn trọng và không thể mặc tình thao túng. Con người không phải là tự do tự tạo. Họ không tự tạo chính họ. Họ là trí khôn và ý chí, nhưng cũng là bản nhiên nữa, và ý chí của họ chỉ có trật tự đúng đắn nếu họ biết tôn trọng bản nhiên của mình, lắng nghe nó và chấp nhận mình là ai, như một con người không tạo ra chính mình. Nhờ cách này, chứ không nhờ bất cứ cách nào khác, tự do nhân bản đích thực mới hoàn thành được”.
Khi gặp một số giám mục Hoa Kỳ tới viếng Mộ Hai Thnáh Tông Đồ Phêrô và Phaolô năm 2012, Đức Bênêđíctô XVI nói với các vị rằng “[Giáo Hội coi ] Hôn nhân như một định chế tự nhiên gồm một hiệp thông đặc biệt giữa các ngôi vị, chủ yếu bắt nguồn từ tính bổ túc nam nữ và quy hướng về việc sinh sản. Các dị biệt giới tính không thể bị bác bỏ như là không liên hệ gì tới việc định nghĩa hôn nhân”.
Và sau cùng, trong diễn văn với Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum ngày 19 tháng Giêng, năm 2013, chỉ trước khi tuyên bố từ nhiệm không lâu, Đức Bênêđíctô XVI không bỏ lỡ cơ hội nói tới tính bổ túc nam nữ, tuy không dùng chữ bổ túc mà dùng chữ hỗ tương (reciprocity). Ngài nói: “Viễn kiến Kitô Giáo về con người quả là một lời thưa ‘có’ vĩ đại đối với phẩm giá các ngôi vị được mời gọi tiến vào sự hiệp thông thân mật của khiêm nhường và trung tín. Hữu thể nhân bản không phải là một cá nhân tự lấy mình làm đủ cũng không phải là một phần tử vô danh trong một nhóm. Đúng hơn, họ là một ngôi vị độc đáo và không thể nào lặp lại được, từ trong nội tại vốn được sắp xếp bước vào các mối tương quan và tính xã hội hóa. Như thế, Giáo Hội tái khẳng định chữ ‘có’ đối với phẩm giá và vẻ đẹp của hôn nhân, coi nó như biểu thức của sợi dây nối kết trung tín và đại lượng giữa người đàn ông và người đàn bà, và chữ ‘không’ đối với các nền triết học ‘phái tính’, vì tính hỗ tương giữa nam và nữ là một biểu thức của vẻ đẹp bản nhiên vốn được Thiên Chúa mong muốn”.
Đức Phanxicô và Hội Thoại Humanum về tính bổ túc nam nữ
Còn Đức Đương Kim Giáo Hoàng? Ngài nghĩ gì về tính bổ túc nam nữ? Ai cũng biết, Đức Phanxicô không mấy thích thú nói tới các nội dung của cuộc chiến tranh văn hóa. Tuy nhiên, ngài có tới khai mạc Hội Thoại Humanum bàn về tính bổ túc nam nữ.
Trong bài diễn văn khai mạc Hội Thoại, Đức Phanxicô nói rằng:
“[Tính bổ túc] có ý nói tới các hoàn cảnh trong đó, một trong hai sự vật cộng lại với nhau, bổ túc hay làm đầy một cái thiếu nơi sự vật kia. Tuy nhiên, tính bổ túc không phải chỉ có thế. Các Kitô hữu tìm thấy ý nghĩa sâu xa nhất của nó trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô trong đó, Thánh Phaolô nói với ta rằng Thần Khí ban cho mỗi người chúng ta các ơn phúc khác nhau để, như các chi thể của thân xác làm việc vì ích lợi của toàn thể thân xác thế nào, thì các ơn phúc của người ta cũng làm việc với nhau vì ích lợi của mỗi người như vậy (xem 1Cr 12). Suy niệm về ‘tính bổ túc’ không là gì ngoài việc xem xét các hoà hợp năng động ngay giữa lòng sáng thế. Hòa hợp là một hạn từ lớn lao. Mọi tính bổ túc đều do Đấng Tạo Dựng làm ra, nên chính Tác Giả của Hòa Hợp đã thực hiện sự hòa hợp này…
“Tính bổ túc này là gốc rễ của hôn nhân và gia đình. Vì gia đình đặt cơ sở trên hôn nhân là trường học đầu tiên nơi ta học cách trân qúy các ơn phúc của ta và các ơn phúc của người khác, và là nơi ta bắt đầu sở nhận được các nghệ thuật sống chung hợp tác. Đối với phần lớn chúng ta, gia đình cung cấp nơi chốn chính để ta có thể vươn tới sự cao cả khi cố gắng thể hiện khả năng nhân đức và bác ái trọn vẹn của mình. Đồng thời, như ta biết, gia đình tạo nên nhiều căng thẳng: giữa vị kỷ và vị tha, giữa lý lẽ và đam mê, giữa các thèm muốn tức khắc và các mục đích lâu dài. Nhưng gia đình cũng cung cấp các khuôn khổ để giải quyết các căng thẳng này. Điều này rất quan trọng. Khi nói tới tính bổ túc giữa đàn ông và đàn bà trong bối cảnh này, ta đừng lẫn lộn chữ này với ý niệm duy giản cho rằng mọi vai trò và mối tương quan của hai giới tính đã được định sẵn trong một khuôn mẫu duy nhất, tĩnh tụ. Tính bổ túc có nhiều hình thức khác nhau vì mỗi người đàn ông và đàn bà đều đem phần đóng góp khác biệt của họ vào cuộc hôn nhân của họ và vào việc đào luyện con cái họ - sự phong phú bản thân, các đặc sủng bản thân. Tính bổ túc trở thành sự giầu có lớn lao. Nó không chỉ là một điều tốt mà nó còn đẹp đẽ nữa”.
Sau đó, ngài đề cập tới cuộc khủng hoảng hôn nhân và gia đình, do sự hiểu lầm về tự do và rất nhiều tật bệnh xã hội khác gây ra. Để đương đầu với cuộc khủng hoảng này, ngài cho rằng ta phải cổ vũ một nền sinh thái nhân bản mới chủ yếu nhằm thăng tiến các thiện ích không phải là vật chất. Trong đó có gia đình, con cái…
Nhân dịp này, ngài nhấn mạnh rằng “gia đình là một sự kiện nhân học, một sự kiện có liên hệ tới xã hội và văn hóa. Ta không thể định phẩm cho nó dựa vào các ý niệm hay quan niệm có tính ý thức hệ chỉ quan trọng vào một thời điểm nào đó trong lịch sử. Ta không thể nghĩ tới các ý niệm bảo thủ hay cấp tiến. Gia Đình là gia đình”.
Thay đổi hay không thay đổi
Nhận định về bài phát biểu trên, Michael G. Lawler và Todd A. Salzman cho rằng Đức Phanxicô đã mang lại cho quan niệm bổ túc giới tính một số sắc thái mới.
Theo hai ông, thoạt đầu, trong Familiaris Consortio năm 1981, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh tới tính bổ túc tự nhiên đem lại sự kết hợp giữa đàn ông đàn bà về mọi bình diện thân xác, tính tình và linh hồn. Tính bổ túc này được ngài chia thành hai: bổ túc sinh dục dị tính (heterogenital) và bổ túc sinh sản (reproductive). Vợ chồng nhất thiết bổ túc cho nhau về sinh dục dị tính nhưng không nhất thiết bổ túc cho nhau về sinh sản khi có lý do chính đáng. Không có sự bổ túc này, không thành hôn nhân, như người đồng tính chẳng hạn.
Còn trong Thư Gửi Phụ Nữ năm 1995, ngài nói đến tính bổ túc hữu thể học (ontological complementarity). Đây là tính bổ túc làm nền cho thần học thân xác của ngài, vì nó nối kết từ trong nội tại tính bổ túc sinh học và bản vị giữa người đàn ông và người đàn bà. Thiên Chúa tạo dựng người đàn bà và người đàn ông đầy đủ trong chính họ, nhưng để thành lập một cặp, họ không đầy đủ. Sự không đầy đủ của họ trở thành đầy đủ trong kết hợp hôn nhân, trong đó, vợ và chồng bổ túc lẫn nhau trong “sự hợp nhất của hai người” về cả thể lý, tâm lý lẫn hữu thể học, không phải chỉ trong các hành vi tính dục mà còn trong cả đời sống hàng ngày của vợ chồng.
Đó là cái hiểu nền tảng của Công Giáo. Theo hai tác giả, Đức Phanxicô, trong bài phát biều tại Hội Thoại Humanum năm 2014, đã đem lại ít nhất bốn sắc thái sau đây:
a) Tính ơn phúc của Thần Khí
Sắc thái đầu tiên là sắc thái Thánh Kinh: nhắc tới Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô; thư này quả quyết rằng “Thần Khí ban cho mỗi người chúng ta các ơn phúc khác nhau để, cũng như các chi thể trong thân xác con người làm việc với nhau vì ích lợi của toàn thân xác như thế nào, thì các ơn phúc của mọi người cũng có thể làm việc với nhau như thế vì ích lợi của mỗi người”.
Theo Đức Phanxicô, đối với các môn đệ của Chúa Kitô, tính ơn phúc của Thần Khí này là “ý nghĩa sâu sắc nhất” của sự bổ túc và là nguồn gốc chủ yếu của điều ngài gọi là “sự hoà hợp sinh thái” trong các mối tương quan nhân bản.
Mọi tính bổ túc đều phát xuất từ tính ơn phúc của Thần Khí này, vốn là tính thúc đẩy con người nhân bản tạo nên sự hòa hợp và thống nhất, thắng vượt chia rẽ và loại trừ, nhìn nhận và khẳng nhận tính đa dạng do Thần Khí tạo ra trong các mối tương quan của con người với Thiên Chúa, với người lân cận và với chính họ.
Đức Phanxicô rất đúng khi nhấn mạnh rằng sự bổ túc giữa đàn ông và đàn bà là “gốc rễ của hôn nhân và gia đình” và “sự đóng góp của hôn nhân cho xã hội là điều ‘không thể miễn chước’”.
Vì các cuộc khủng hoảng trong cả các cuộc hôn nhân lẫn gia đình hiện nay, sự khẳng nhận hôn nhân có tính tích cực trên, coi nó như một biểu thức nhân học và thần học nói lên sự hòa hợp của công trình sáng thế của Thiên Chúa, là một tuyên bố tiên tri cần thiết và đáng hoan nghinh.
b) Tính năng động của bổ túc
Sắc thái thứ hai của Đức Phanxicô là đã nhấn mạnh tới tính bổ túc như một ý niệm năng động và đang diễn biến, hơn là “một ý niệm đơn giản hóa cho rằng mọi vai trò và mối tương quan của hai giới tính đã được cố định hóa trong một mẫu mực đơn nhất, tĩnh tụ”. Việc nhấn mạnh này được coi là chủ yếu. Nó phản ảnh một thay đổi từ thế giới quan duy cổ điển sang thế giới quan ý thức lịch sử.
Thế giới quan duy cổ điển quả quyết rằng thực tại vốn tĩnh tụ, cố định và phổ quát. Phương pháp được sử dụng, nhân học được phát biểu, và các quy luật được giảng dậy trong thế giới quan này là vượt thời gian, phổ quát và không thể thay đổi, và các hành vi bị các quy luật này kết án luôn bị kết án như thế.
Thế giới quan ý thức lịch sử thách thức quan điểm trên từ nền tảng bằng cách chủ trương rằng thực tại là năng động, biến hóa, thay đổi và đặc thù. Phương pháp sử dụng, nhân học được phát biểu, và các quy luật được giảng dậy trong thế giới quan này có tính tạm thời, đặc thù và có thể thay đổi, và các hành vi bị các quy luật này phê phán đã được đánh giá về luân lý dựa vào kiến thức và cái hiểu còn đang diễn biến của con người.
Theo hai tác giả này, Đức Gioan Phaolô II và huấn quyền sử dụng hạn từ bổ túc theo nghĩa duy cổ điển, định nghĩa nó để phản ảnh các vai trò phái tính do truyền thống và văn hóa xác định trong sự phân biệt tâm lý giữa nam và nữ.
Bài diễn văn của Đức Phanxicô, theo họ, phản ảnh quan điểm có tính ý thức lịch sử và năng động về tính bổ túc. Ngài nói: “Tính bổ túc có nhiều hình thức khác nhau vì mỗi người đàn ông và đàn bà đều đem phần đóng góp khác biệt của họ vào cuộc hôn nhân và vào việc đào luyện con cái- sự phong phú bản thân, các đặc sủng bản thân”.
Nhận định của hai tác giả trên có thể đúng, miễn là phải nhớ rằng, cũng như trong Niềm Vui Yêu Thương, Đức Phanxicô không đề cập tới các nền tảng lý thuyết, cho bằng các thực hành và thái độ thực tiễn thuộc lãnh vực mục vụ đối với tính bổ túc.
c) Khủng hoảng sinh thái
Sắc thái thứ ba của Đức Phanxicô là đề cập tới cuộc “khủng hoảng sinh thái” (ecological crisis) trong hôn nhân và gia đình. Sinh thái, khởi đầu, chỉ có nghĩa sinh học, có ý nói tới các mối tương quan giữa các sinh vật và môi trường sống của chúng. Nhưng hiện nay đã được mở rộng để chỉ các mối tương quan giữa các nhóm nhân bản với nhau, các mẫu mực xã hội do các mối tương quan này tạo nên, và các nguồn tài nguyên vật chất có sẵn đối với họ.
Đức Phanxiô rõ ràng nghĩ tới ý nghĩa hiện nay của chử sinh thái nói trên, và lồng ý niệm bổ túc vào trong nền sinh thái nhân bản ấy, và vai trò của tính bổ túc trong cuộc khủng hoảng hiện nay của nền sinh thái này.
Ngài mời gọi chúng ta suy nghĩ về tính bổ túc dựa vào điều tội lỗi đã giới hạn ra sao sự thể hiện và tác động trọn vẹn của nó để “cổ vũ một nền sinh thái nhân bản mới”. Các tội lỗi có tính xã hội từng tạo ra một nền sinh thái xã hội nhằm giới hạn tác động trọn vẹn của tính bổ túc đối với mọi người bao gồm cảnh nghèo, kỳ thị sắc tộc, kỳ thị giới tính, kỳ thị đồng tính, kỳ thị nói chung, chủ nghĩa tộc trưởng và mọi thực tại xã hội khác; các điều này làm vô hiệu quả, chứ không làm dễ, phẩm giá và mối tương quan của con người. Lời mời của Đức Phanxicô khiến ta tìm ra một định nghĩa trọn vẹn hơn và năng động hơn cho tính bổ túc; một định nghĩa có thể cùng một lúc vạch trần các đe dọa vừa kể đối với sự hoà hợp xã hội, hôn nhân và gia đình đồng thời giải đáp chúng.
d) Gia đình, sự kiện nhân học
Sắc thái thứ tư của Đức Phanxicô về tính bổ túc nam nữ là tập chú vào gia đình như một “sự kiện nhân học” không thể xác định bằng cách “dựa vào các ý niệm hay quan niệm có tính ý thức hệ chỉ quan trọng trong một thời điểm nào đó của lịch sử”.
Kinh nghiệm khắp thế giới hiện nay cho thấy gia đình được định nghĩa và chịu ảnh hưởng của văn hóa, lịch sử, xã hội, và luật lệ. Dù chắc chắn ta có thể quan niệm và trình bầy một ý niệm “lý tưởng” về gia đình như bao gồm một người đàn ông, một người đàn bà và các đứa con của họ, nhưng lịch sử và thực tại gia đình phức tạp hơn thế. Hiện nay có những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, các gia đình có cha mẹ ghẻ, các gia đình nhận con nuôi (adoptive families), các gia đình nhận trông coi con người khác (foster families), các gia đình có các cha mẹ đa hôn hay đơn hôn, và có các gia đình cha mẹ đồng tính (!).
Theo hai tác giả này, trong mỗi gia đình nói trên, “gia đình là gia đình” và chúng ta phải chấp nhận thực tại tìm thấy, chứ không phải thực tại ta muốn nó phải là như một lý tưởng.Ta cũng phải đánh giá bản chất mối tương quan giữa cha mẹ và con cái dựa vào chứng cớ khoa học vững chắc, chứ không dựa vào các phán đoán suy lý không biện minh được.
Nhất quán về tính bổ túc nam nữ
Một lần nữa, các nhận định trên của hai tác giả có thể hữu lý với điều kiện coi đây là các nhận định có tính thực tiễn mục vụ, chứ không có tính chất tín lý. Tín lý dĩ nhiên dựa vào mạc khải, vào ý định của Thiên Chúa, và do đó, hẳn nghiêng về “lý tưởng”, một điều mà Giáo Hội không thể không nêu ra, khi nhớ rằng: con người phải cố gắng hoàn hảo như Cha trên Trời, dù chẳng bao giờ hoàn hảo được như thế.
Lý tưởng ở đây là sự thống nhất của eros và agape trong hôn nhân. Mà muốn có sự thống nhất này, con người phải dựa vào bản nhiên đã được Thiên Chúa dị biệt hóa thành nam nữ từ nguyên thủy. Các hình thức méo mó do tội lỗi gây ra chỉ có thể được hàn gắn và trở thành lành lặn với sự hồi tâm trong ơn thánh cứu chuộc của Đức Kitô. Theo cái nhìn từ trên xuống dưới này, tính bổ túc không thể hiểu cách khác được. Còn đối với cái nhìn ngang hàng, giữa những người tội lỗi như chúng ta, “thực tại” gia đình quả có nhiều hình thức và đối với hình thức nào, ta cũng nên có thái độ kính trọng, không kỳ thị.
Thực ra, khi nói tới khía cạnh tín lý của tính bổ túc nam nữ, Đức Phanxicô không hẳn xa cách các vị tiền nhiệm của mình. Thực vậy, trong thông điệp Laudato Si’ năm 2015, số 155, khi nói tới “sinh thái nhân bản”, ngài viết như sau:
“Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nói tới một ‘nền sinh thái con người’, dựa vào sự kiện: ‘con người cũng có một bản nhiên mà họ phải tôn trọng và họ không thề thao túng tùy ý’. Điều đủ là biết nhìn nhận rằng chính thân xác ta thiết lập ta trong mối tương quan trực tiếp với môi trường và các sinh vật khác. Chấp nhận thân xác ta như một hồng phúc của Thiên Chúa là điều tối cần để chào đón và chấp nhận toàn bộ thế giới như một hồng phúc của Chúa Cha và như căn nhà chung của ta, trong khi nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối đối với chính thân xác mình thường, một cách tinh tế hơn, trở thành nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối đới với sáng thế. Học cách chấp nhận thân xác ta, săn sóc nó và tôn trọng ý nghĩa trọn vẹn nhất của nó, là yếu tố chủ yếu của bất cứ nền sinh thái nhân bản chân chính nào. Cũng thế, trân qúy thân xác ta trong nam tính và nữ tính của nó là điều cần thiết nếu tôi muốn có khả năng nhận ra chính tôi trong một cuộc gặp gỡ một ai đó khác với tôi. Nhờ cách này, ta có thể hân hoan chấp nhận các ơn phúc chuyên biệt của một người đàn ông và một người đàn bà khác, vốn là công trình của Thiên Chúa Tạo Dựng, và tìm được sự phong phú hóa hỗ tương. Không phải là một thái độ lành mạnh khi tìm cách xóa bỏ dị biệt giới tính vì như thế ta đâu còn biết cách phải đương đầu với nó”.
Còn ở số 56, tông huấn Niềm Vui Yêu Thương, tông huấn mà người ta chờ mong Đức Phanxicô sẽ thay đổi quan điểm chính thống của Giáo Hội về người đồng tính, ngài viết: “Thế nhưng, một thách đố khác đã được nhiều hình thức khác nhau của ý thức hệ phái tính đặt ra để ‘bác bỏ sự khác nhau và tính hỗ tương trong bản tính đàn ông và đàn bà và dự kiến một xã hội không có các dị biệt tính dục, do đó, loại bỏ nền tảng nhân học của gia đình. Ý thức hệ này dẫn tới các chương trình giáo dục và các qui định pháp lý nhằm cổ vũ một thứ bản sắc bản thân và thân mật xúc cảm hoàn toàn tách biệt khỏi sự di biệt sinh học giữa nam và nữ. Thành thử, bản sắc con người trở thành việc chọn lựa của cá nhân, một chọn lựa cũng có thể thay đổi với thời gian’. Một trong những nguồn tạo lo âu là một số ý thức hệ thuộc loại này, tức các ý thức hệ tìm cách giải đáp những điều có lúc được coi là các khát vọng có thể hiểu được, mưu toan tự khẳng định mình như là tuyệt đối và không thể nghi vấn, thậm chí phán dậy cách phải dưỡng dục con cái ra sao. Cần phải nhấn mạnh rằng ‘ta có thể phân biệt nhưng không được tách biệt giới tính sinh học và vai trò xã hội văn hóa của giới tính (phái tính)’… Hiểu các yếu đuối của con người và các phức tạp của đời sống là một việc, mà việc khác hẳn là chấp nhận các ý thức hệ mưu toan tách biệt các khía cạnh vốn không thể tách biệt được của thực tại. Ta đừng rơi vào cái tội dám thay thế Đấng Tạo Dựng. Chúng ta là các tạo vật, chứ không phải toàn năng. Sáng thế có trước chúng ta và phải được tiếp nhận như một ơn phúc. Đồng thời, chúng ta được mời gọi bảo vệ nhân tính của chúng ta, và điều này, trước nhất, có nghĩa chấp nhận nó và tôn trọng nó như nó đã được tạo nên”.
Như chưa lấy làm đủ, ở số 285 của cùng Tông Huấn, ngài viết thêm:
“Ngoài các khó khăn dễ hiểu mà các cá nhân có thể gặp phải, giới trẻ cần được giúp đỡ để chấp nhận thân xác họ như đã được tạo nên, vì ‘nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối trên thân xác ta, kết cục, một cách tinh tế, sẽ khiến ta nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối trên sáng thế... Biết đánh giá thân xác ta như là nam hay nữ cũng là điều cần thiết để ta tự biết mình trong cuộc gặp gỡ những người khác với ta. Nhờ cách này, ta có thể hân hoan chấp nhận các ơn phúc chuyên biệt của một người đàn ông hay một người đàn bà khác, vốn là công trình của Thiên Chúa Hóa Công, và tìm được sự phong phú hỗ tương’. Chỉ khi nào hết sợ khác biệt, ta mới thoát khỏi não trạng lấy mình làm trung tâm, chỉ lưu tâm tới mình. Giáo dục tính dục nên giúp giới trẻ biết chấp nhận thân xác họ và tránh cái cao vọng muốn ‘triệt tiêu sự dị biệt giới tính vì không còn biết phải xử lý với nó ra sao’”.
Ở số 286, ngài nói tới thái độ mềm dẻo, có tính thực tiễn mục vụ, nhưng vẫn không mềm dẻo đến chối bỏ sự dị biệt nam nữ. Ngài viết: “Ta cũng không thể làm ngơ sự kiện này: việc tạo hình cho cung cách hiện hữu của ta, bất kể là nam hay nữ, không hề chỉ là kết quả của các nhân tố sinh học hay di truyền học mà thôi, mà của nhiều yếu tố liên quan đến tính khí, lịch sử gia đình, văn hóa, kinh nghiệm, giáo dục, ảnh hưởng của bạn bè, các thành viên trong gia đình và những người được tôn kính, cũng như các hoàn cảnh đào tạo. Đúng là ta không thể tách biệt yếu tố nam yếu tố nữ ra khỏi công trình sáng tạo của Thiên Chúa, một công trình có trước mọi quyết định và kinh nghiệm của ta, và là nơi hiện hữu các yếu tố sinh học mà ta không thể làm ngơ. Nhưng điều cũng đúng là nam tính và nữ tính không phải là những phạm trù cứng ngắc. Cách hiện hữu như người nam của người chồng, chẳng hạn, có thể được thích ứng một cách mềm dẻo với lịch trình làm việc của người vợ. Nhận làm việc nhà hay một vài khía cạnh nuôi dưỡng con cái không làm người chồng bớt là đàn ông chút nào hay hàm nghĩa thất bại, vô trách nhiệm hay gây xấu hổ chi. Con cái cần được giúp đỡ để chấp nhận ‘các trao đổi’ lành mạnh này như những chuyện bình thường, không hề làm giảm phẩm giá của người cha. Phương thức cứng ngắc sẽ biến thành việc quá nhấn mạnh tới yếu tố nam hay yếu tố nữ, và sẽ không giúp trẻ em và các thiếu niên biết đánh giá tính hỗ tương chân chính đã nhập thân trong các điều kiện đích thực của hôn nhân. Sự cứng ngắc này, ngược lại, sẽ gây trở ngại cho việc phát triển các khả năng của cá nhân, đến độ dẫn họ tới chỗ nghĩ, chẳng hạn, rằng tập tành nghệ thuật hay khiêu vũ là không nam tính chút nào, hay thi hành quyền lãnh đạo là không nữ tính chút nào. Cám ơn Chúa, suy nghĩ này nay đã thay đổi, nhưng ở một số nơi, các quan niệm thiếu sót vẫn còn đang giới hạn quyền tự do chính đáng và gây trở ngại cho việc phát triển căn tính và tiềm năng chuyên biệt của trẻ em một cách chân chính”.
Đức Phanxicô không hề rơi vào ý thức hệ phái tính, xóa nhòa sự khác biệt và tính bổ túc nam nữ. Trong cuộc tông du Georgia và Azerbaijan hồi tháng Mười năm 2016, nói chuyện với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và nhân viên mục vụ, ngài nói: “Này Irina, con nhắc đến một kẻ thù lớn của hôn nhân ngày nay, đó là lý thuyết phái tính. Hiện nay, đang có cuộc thế chiến nhằm hủy diệt gia đình. Hiện nay, đang có những cuộc thực dân hóa ý thức hệ nhằm hủy diệt, không phải bằng vũ khí, mà bằng các ý niệm. Do đó, ta cần tự bảo vệ mình chống lại các cuộc thực dân hóa ý thức hệ”.
Tới đâu, ngài cũng nhắc lại lời khuyên trên. Nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Kracow, Ba Lan, ngài nói với các vị giám mục: “Ở Âu Châu, Mỹ Châu, Mỹ Châu La Tinh, Phi Châu, và ở một số quốc gia Á Châu, đang có những hình thức thực dân hóa ý thức hệ đúng nghĩa. Và một trong các ý thức hệ này, tôi xin gọi nó đích danh, là ý thức hệ ‘phái tính’. Ngày nay, trẻ em, vâng trẻ em, đang được giảng dậy ở trường rằng mọi người có quyền chọn giới tính riêng cho mình. Tại sao các em được giảng dậy như thế? Vì sách vở được cung cấp bởi những người và những định chế cho bạn tiền. Các hình thức thực dân hóa ý thức hệ này cũng được hỗ trợ bởi các nước có nhiều ảnh hưởng. Và điều này thật khủng khiếp”.
Trước đó, năm 2015, nói chuyện với các giám mục Puerto Rico, ngài nhấn mạnh: “Tính bổ túc đàn ông đàn bà, đỉnh cao của sáng tạo Thiên Chúa, đang bị chất vấn bởi điều có tên là ý thức hệ phái tính, nhân danh một xã hội tự do và công chính hơn. Các dị biệt giữa đàn ông và đàn bà không phải để chống chọi hay tùng phục, mà để hiệp thông và sinh sản, luôn luôn theo ‘hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa’”.
Tóm lại với Đức Phanxicô, quan điểm Công Giáo về tính bổ túc nam nữ, đạt tới trọn vẹn nơi Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI vẫn đã được người kế vị các ngài là Đức Phanxicô duy trì nhằm bảo vệ định chế hôn nhân khỏi sức tấn công vũ bão của ý thức hệ phái tính, một ý thức hệ hiện mang tính thực dân hóa nhằm dùng đồng tiền phá hoại nền tảng tự nhiên của hôn nhân như một kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, dựa trên tính bổ túc của những ngôi vị trọn vẹn, bình đẳng, mà từ nguyên thủy, vốn được dị biệt hóa về tính dục. Sự bổ túc này nằm ngay trong yếu tính và do đó có cơ sở hữu thể học.
Tóm lại, với Đức Gioan Phaolô II, quan điểm Công Giáo tiến đến chỗ coi tính bổ túc nam nữ có tính hữu thể học toàn diện, nghĩa là giữa hai ngôi vị trọn vẹn về cả thể lý, tâm lý và tâm linh, trong một hiệp thông các ngôi vị bằng nhau nhưng khác nhau, mà nếu nói tới tùng phục, thì chỉ có thể là tùng phục lẫn nhau vì lòng tôn kính Chúa Kitô, như thư Êphêsô 5:21 quả quyết.
2. Quan điểm Công Giáo hiện nay về tính bổ túc
Người kế vị ngài, lúc còn là một Hồng Y đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, tức Đức Bênêđíctô XVI sau này, nhấn mạnh nhiều hơn tới sự “hợp tác” giữa nam và nữ trong lá “Thư Gửi Các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo về Sự Cộng Tác của Đàn Ông và Đàn Bà trong Giáo Hội và ngoài Xã Hội” công bố ngày 31 tháng Năm, năm 2004.
Đức Bênêđíctô XVI và sự hợp tác nam nữ
Nữ tu Sara Butler, người, năm 2004, được Đức Gioan Phaolô II cử nhiệm vào Ủy Ban Thần Học Quốc Tế và năm 2012, được Đức Bênêđíctô XVI cử nhiệm làm chuyên viên cho Thượng Hội Đồng Giám Mục, trên tờ Voices, Ấn Bản Trực Tuyến, số 1 bộ XXIX, Lễ Hiện Xuống 2014, có viết một bài nhận định về tài liệu trên, nhân dịp Đức Phanxicô nói tới một nền thần học nữ giới.
Theo Nữ Tu Butler, giá trị của sự hợp tác trên bắt nguồn từ xác tín cho rằng sự bổ túc giới tính không chỉ có tính sinh thể lý (bio-physical) mà còn có tính tâm lý, tâm linh và hữu thể học nữa. Căn bản của nó chính là sự dị biệt giới tính. Bất kể các yếu tố khác có thể dự phần vào, người ta vẫn mong rằng đàn ông trong tư cách đàn ông, và đàn bàn trong tư cách đàn bà sẽ mang một điều gì khác nhau vào công trình chung khiến nó phong phú hơn và trở thành trọn vẹn hơn là được thực hiện bởi một mình đàn bà và bởi một mình đàn ông mà thôi. Điều này, dĩ nhiên, giả thiết có những thiên bẩm nam và nữ khác nhau.
Đó chính là điều bị tranh luận. Phong trào duy nữ bác bỏ chủ trương cho rằng “giới tính” thể lý (physical sex) nhất thiết phát sinh ra “phái tính” nam hoặc nữ (masculine or feminine gender) hay các khía cạnh tâm lý và xã hội của bản sắc giới tính. Vì cho rằng nhấn mạnh tới các dị biệt giới tính sẽ dẫn tới kỳ thị bất công đối với nữ giới, loại họ ra khỏi nhiều vai trò trong xã hội, nên phong trào này kết luận: tính bổ túc giới tính không thể đi đôi với tính bình đẳng chân chính. Đối với họ, nữ tính và nam tính không nhất thiết liên quan tới giới tính sinh học mà là sản phẩm do xã hội tạo nên, không phải do Thiên Chúa tạo dựng và do đó, không bắt nguồn một cách khách quan từ bản tính nhân loại.
Thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cho rằng các nhận định của phái duy nữ về tính bổ túc đã được xây dựng dựa vào tình huống tội lỗi, chứ không căn cứ vào kế hoạch của Thiên Chúa, muốn có một nhân tính dị biệt hóa về tính dục. Họ lấy tình huống kỳ thị phụ nữ hiện nay làm khởi điểm và áp dụng một nền giải thích hoài nghi, tìm cách bật mí các tiền giả thuyết hay truyền thống chưa ai lưu ý, từng hợp pháp hóa các bất công. Thành thử, việc làm của họ diễn ra trước một viễn tượng khá hạn chế. Quá chú tâm tới các bất công và bị lạm dụng của đàn bà trong tay đàn ông, họ quên hẳn rất nhiều khía cạnh tích cực khác trong tương quan nam nữ như tình yêu, gia đình, con cái.
Chống lại quan điểm trên, Thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin lấy tín lý tạo dựng làm khởi điểm: từ nguyên thủy, được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, nhân loại đã được dị biệt hóa về tính dục. Trong kế hoạch tạo dựng này, đàn ông và đàn bà được tạo nên cho nhau, nhằm không những sống cạnh nhau mà còn trở nên một thân xác trong sự “hiệp thông các ngôi vị”, một thứ “đơn nhất của hai người” (unity-of-the-two) phản ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi.
Theo viễn kiến này, tính dục là thành phần nền tảng của nhân cách con người và nó biểu lộ khả năng tương quan liên ngã, khả năng yêu thương. Khả năng này, đến lượt nó, nói lên ý muốn của Thiên Chúa dành cho nhân loại, cho hôn nhân, và cho gia đình. Nói cách khác, việc tạo nên hai giới tính thuộc mạc khải Thiên Chúa; nó là thành phần của tín lý Công Giáo, không đơn giản chỉ là một trong nhiều lý thuyết. Nhưng, sự hòa hợp giữa đàn ông và đàn bà trong trạng thái trong trắng nguyên thủy, đã bị tội lỗi phá hủy; sự ra xa lạ với Thiên Chúa do tội lỗi gây ra đã ảnh hưởng tới mối tương quan giữa họ với nhau. Sự căng thẳng và tranh chấp giữa các giới tính và sự thống trị đầy tội lỗi của đàn ông đối với đàn bà không được gắn vào bản tính con người nhưng chỉ là hậu quả của tội lỗi. Thành thử việc thắng vượt chủ nghĩa kỳ thị giới tính không đòi phải triệt hạ sự khác nhau giữa các giới tính, mà chỉ đòi việc kết liễu sự đối nghịch giữa chúng do tội lỗi gây ra mà thôi. Tương quan giữa các giới tính bị thương tổn nhưng ơn thánh của Chúa Kitô mời gọi họ hồi tâm và chấp nhận việc hàn gắn để trở thành lành lặn trong mối tương quan cứu chuộc.
Tóm lại, bản sắc giới tính ở với chúng ta vĩnh viễn và dưới ánh sáng cứu chuộc, đàn ông và đàn bà “không coi sự khác nhau này như nguồn gốc bất hòa cần phải thắng vượt bằng cách bác bỏ hay triệt hạ, mà đúng hơn như khả thể hợp tác cần được vun sới bằng việc hỗ tương tôn trọng nó”.
Ngày 9 tháng Hai năm 2008, khi đã là Đức Bênêđíctô XVI, trong bài diễn văn với các tham dự viên Hội Nghị Quốc Tế về Chủ Đề “Đàn Bà và Đàn Ông, Tính Nhân Bản trong sự Trọn Vẹn của nó”, ngài nhắc đến các công trình của vị tiền nhiệm trong việc nhấn mạnh tới “sự bình đẳng về phẩm giá [của đàn ông đàn bà] và tính đơn nhất [unity] của họ, sự khác nhau từ nguồn gốc và có tính sâu xa giữa nam và nữ và ơn gọi của họ bước vào sự hỗ tương và bổ túc cho nhau, sự hợp tác và sự hiệp thông”. Ngài gọi đây là “lưỡng tính thống nhất” (uni-duality/dual unity) của đàn ông đàn bà, nghĩa là tính đơn nhất với những dị biệt nguyên thủy có tính bổ túc cho nhau. Nhân dịp này, ngài kêu gọi nhà nước phải giúp người đàn bà hợp tác trong việc xây dựng xã hội, biết đánh giá đúng mức “thiên tài nữ tính” hết sức đặc trưng của họ.
Và ngày 21 tháng Mười Hai, năm 2012, nhân gặp giáo triều dịp Lễ Giáng Sinh, Đức Bênêđictô XVI, một lần nữa, nói tới tính bổ túc nam nữ, trong một cuộc tấn công trực tiếp luận điểm của Simone de Beauvoir, khi bà này cho rằng “Người ta không sinh ra là đàn bà, họ trở nên như thế” (on ne naît pas femme, on le devient).
Ngài cho rằng những lời trên đặt nền cho một triết lý mới về tính dục, dưới danh nghĩa thuyết phái tính (gender theory). Theo triết lý này, tính dục không phải là một yếu tố có sẵn trong bản chất con người, mà là một vai trò xã hội mà nay ta tự chọn cho mình còn trước đây thì xã hội chọn cho ta.
Triết lý trên bác bỏ viễn kiến của Thánh Kinh vốn coi nam nữ thuộc yếu tính của con người, do Thiên Chúa tạo dựng. Làm người là có nam có nữ. Từ nay, chỉ còn hữu thể nhân bản trừu tượng, tự chọn cho mình cái gì là bản nhiên của mình. Gia đình và con cái cũng không còn là các thực tại do sáng thế thiết lập, tức các ơn phúc, mà hoàn toàn là công trình của con người, con người có quyền muốn chúng ra sao thì ra. Với não trạng này, Thiên Chúa bị bác bỏ và cả phẩm giá làm hình ảnh Người cũng bị bác bỏ. Đức Bênêđíctô XVI cho rằng với thứ triết lý ấy, thời đại ta đang rơi vào một đêm đen trong khi tưởng mình đầy ánh sáng.
Sự hợp nhất của eros và agape
Theo Caritas Deus est, số 5, trong đêm đen ấy, eros bị rút lại chỉ còn là “chuyện làm tình” (sex), một thứ hàng hóa để mua bán và chính con người cũng trở thành một món hàng. Họ tự coi thân xác họ và cả tính dục của họ như thành phần hoàn toàn có tính vật chất, để sử dụng và khai thác theo ý muốn.
Nói cho ngay, eros, theo Đức Bênêđíctô XVI, vốn bị nhiều người trong Giáo Hội hiểu lầm, như một thứ tình yêu ham muốn thân xác có tính chiếm đoạt, ngược với agape, hiểu như đức ái đúng nghĩa (caritas), hoàn toàn nghĩ tới phúc lợi của người yêu. Trong Deus Caritas est, ngài muốn chứng minh ngay cả Thiên Chúa cũng có eros, hiểu như một ham muốn người khác (desire for someone) nhưng eros nơi Thiên Chúa hoàn toàn là một với agape, hiểu như ham muốn phúc lợi của người khác, trong khi nơi con người, sự thống nhất này mong manh. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh: trong tình yêu chân chính giữa người đàn ông và đàn bà luôn có sự hợp nhất của eros và agape.
Hiểu như thế, eros quả là nguyên lý của bản nhiên con người, thúc đẩy họ đi tìm sự bổ túc nơi một con người khác để cùng bước vàoagape. Ở số 7 của thông điệp, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng “dù thoạt đầu, eros chủ yếu có tính ham muốn … [nhưng] khi tiến lại gần người khác, nó càng ngày càng ít quan tâm tới chính mình, và càng ngày càng tìm kiếm hạnh phúc của người khác, càng ngày càng quan tâm tới người được yêu, càng hiến mình hơn và mong muốn ‘được ở đó cho’ người kia”.
Bình luận về trình thuật tạo dựng của Sách Sáng Thế, ngài viết: “Theo tầm nhìn sáng thế, eros hướng con người về hôn nhân, về dây nối kết độc đáo và dứt khoát; nhờ thế, và chỉ nhờ thế, họ mới hoàn thành mục tiêu thâm hậu nhất của họ. Tương hợp với hình ảnh một Thiên Chúa độc thần là hôn nhân đơn hôn. Hôn nhân dựa trên tình yêu độc chiếm và dứt khoát trở thành hình ảnh mối tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người và ngược lại. Cách Thiên Chúa yêu thương, tức như người yêu say mê và phu quân của Israel, bằng một tình yêu có cả eros lẫn agape, trở thành thước đo tình yêu của con người (số 11).
Tại Quốc Hội Đức ngày 22 tháng Chín năm 2011, Đức Bênêđíctô XVI nói tới “sinh thái con người”. Ngài bảo: “Con người cũng có một bản nhiên mà họ phải tôn trọng và không thể mặc tình thao túng. Con người không phải là tự do tự tạo. Họ không tự tạo chính họ. Họ là trí khôn và ý chí, nhưng cũng là bản nhiên nữa, và ý chí của họ chỉ có trật tự đúng đắn nếu họ biết tôn trọng bản nhiên của mình, lắng nghe nó và chấp nhận mình là ai, như một con người không tạo ra chính mình. Nhờ cách này, chứ không nhờ bất cứ cách nào khác, tự do nhân bản đích thực mới hoàn thành được”.
Khi gặp một số giám mục Hoa Kỳ tới viếng Mộ Hai Thnáh Tông Đồ Phêrô và Phaolô năm 2012, Đức Bênêđíctô XVI nói với các vị rằng “[Giáo Hội coi ] Hôn nhân như một định chế tự nhiên gồm một hiệp thông đặc biệt giữa các ngôi vị, chủ yếu bắt nguồn từ tính bổ túc nam nữ và quy hướng về việc sinh sản. Các dị biệt giới tính không thể bị bác bỏ như là không liên hệ gì tới việc định nghĩa hôn nhân”.
Và sau cùng, trong diễn văn với Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum ngày 19 tháng Giêng, năm 2013, chỉ trước khi tuyên bố từ nhiệm không lâu, Đức Bênêđíctô XVI không bỏ lỡ cơ hội nói tới tính bổ túc nam nữ, tuy không dùng chữ bổ túc mà dùng chữ hỗ tương (reciprocity). Ngài nói: “Viễn kiến Kitô Giáo về con người quả là một lời thưa ‘có’ vĩ đại đối với phẩm giá các ngôi vị được mời gọi tiến vào sự hiệp thông thân mật của khiêm nhường và trung tín. Hữu thể nhân bản không phải là một cá nhân tự lấy mình làm đủ cũng không phải là một phần tử vô danh trong một nhóm. Đúng hơn, họ là một ngôi vị độc đáo và không thể nào lặp lại được, từ trong nội tại vốn được sắp xếp bước vào các mối tương quan và tính xã hội hóa. Như thế, Giáo Hội tái khẳng định chữ ‘có’ đối với phẩm giá và vẻ đẹp của hôn nhân, coi nó như biểu thức của sợi dây nối kết trung tín và đại lượng giữa người đàn ông và người đàn bà, và chữ ‘không’ đối với các nền triết học ‘phái tính’, vì tính hỗ tương giữa nam và nữ là một biểu thức của vẻ đẹp bản nhiên vốn được Thiên Chúa mong muốn”.
Đức Phanxicô và Hội Thoại Humanum về tính bổ túc nam nữ
Còn Đức Đương Kim Giáo Hoàng? Ngài nghĩ gì về tính bổ túc nam nữ? Ai cũng biết, Đức Phanxicô không mấy thích thú nói tới các nội dung của cuộc chiến tranh văn hóa. Tuy nhiên, ngài có tới khai mạc Hội Thoại Humanum bàn về tính bổ túc nam nữ.
Trong bài diễn văn khai mạc Hội Thoại, Đức Phanxicô nói rằng:
“[Tính bổ túc] có ý nói tới các hoàn cảnh trong đó, một trong hai sự vật cộng lại với nhau, bổ túc hay làm đầy một cái thiếu nơi sự vật kia. Tuy nhiên, tính bổ túc không phải chỉ có thế. Các Kitô hữu tìm thấy ý nghĩa sâu xa nhất của nó trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô trong đó, Thánh Phaolô nói với ta rằng Thần Khí ban cho mỗi người chúng ta các ơn phúc khác nhau để, như các chi thể của thân xác làm việc vì ích lợi của toàn thể thân xác thế nào, thì các ơn phúc của người ta cũng làm việc với nhau vì ích lợi của mỗi người như vậy (xem 1Cr 12). Suy niệm về ‘tính bổ túc’ không là gì ngoài việc xem xét các hoà hợp năng động ngay giữa lòng sáng thế. Hòa hợp là một hạn từ lớn lao. Mọi tính bổ túc đều do Đấng Tạo Dựng làm ra, nên chính Tác Giả của Hòa Hợp đã thực hiện sự hòa hợp này…
“Tính bổ túc này là gốc rễ của hôn nhân và gia đình. Vì gia đình đặt cơ sở trên hôn nhân là trường học đầu tiên nơi ta học cách trân qúy các ơn phúc của ta và các ơn phúc của người khác, và là nơi ta bắt đầu sở nhận được các nghệ thuật sống chung hợp tác. Đối với phần lớn chúng ta, gia đình cung cấp nơi chốn chính để ta có thể vươn tới sự cao cả khi cố gắng thể hiện khả năng nhân đức và bác ái trọn vẹn của mình. Đồng thời, như ta biết, gia đình tạo nên nhiều căng thẳng: giữa vị kỷ và vị tha, giữa lý lẽ và đam mê, giữa các thèm muốn tức khắc và các mục đích lâu dài. Nhưng gia đình cũng cung cấp các khuôn khổ để giải quyết các căng thẳng này. Điều này rất quan trọng. Khi nói tới tính bổ túc giữa đàn ông và đàn bà trong bối cảnh này, ta đừng lẫn lộn chữ này với ý niệm duy giản cho rằng mọi vai trò và mối tương quan của hai giới tính đã được định sẵn trong một khuôn mẫu duy nhất, tĩnh tụ. Tính bổ túc có nhiều hình thức khác nhau vì mỗi người đàn ông và đàn bà đều đem phần đóng góp khác biệt của họ vào cuộc hôn nhân của họ và vào việc đào luyện con cái họ - sự phong phú bản thân, các đặc sủng bản thân. Tính bổ túc trở thành sự giầu có lớn lao. Nó không chỉ là một điều tốt mà nó còn đẹp đẽ nữa”.
Sau đó, ngài đề cập tới cuộc khủng hoảng hôn nhân và gia đình, do sự hiểu lầm về tự do và rất nhiều tật bệnh xã hội khác gây ra. Để đương đầu với cuộc khủng hoảng này, ngài cho rằng ta phải cổ vũ một nền sinh thái nhân bản mới chủ yếu nhằm thăng tiến các thiện ích không phải là vật chất. Trong đó có gia đình, con cái…
Nhân dịp này, ngài nhấn mạnh rằng “gia đình là một sự kiện nhân học, một sự kiện có liên hệ tới xã hội và văn hóa. Ta không thể định phẩm cho nó dựa vào các ý niệm hay quan niệm có tính ý thức hệ chỉ quan trọng vào một thời điểm nào đó trong lịch sử. Ta không thể nghĩ tới các ý niệm bảo thủ hay cấp tiến. Gia Đình là gia đình”.
Thay đổi hay không thay đổi
Nhận định về bài phát biểu trên, Michael G. Lawler và Todd A. Salzman cho rằng Đức Phanxicô đã mang lại cho quan niệm bổ túc giới tính một số sắc thái mới.
Theo hai ông, thoạt đầu, trong Familiaris Consortio năm 1981, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh tới tính bổ túc tự nhiên đem lại sự kết hợp giữa đàn ông đàn bà về mọi bình diện thân xác, tính tình và linh hồn. Tính bổ túc này được ngài chia thành hai: bổ túc sinh dục dị tính (heterogenital) và bổ túc sinh sản (reproductive). Vợ chồng nhất thiết bổ túc cho nhau về sinh dục dị tính nhưng không nhất thiết bổ túc cho nhau về sinh sản khi có lý do chính đáng. Không có sự bổ túc này, không thành hôn nhân, như người đồng tính chẳng hạn.
Còn trong Thư Gửi Phụ Nữ năm 1995, ngài nói đến tính bổ túc hữu thể học (ontological complementarity). Đây là tính bổ túc làm nền cho thần học thân xác của ngài, vì nó nối kết từ trong nội tại tính bổ túc sinh học và bản vị giữa người đàn ông và người đàn bà. Thiên Chúa tạo dựng người đàn bà và người đàn ông đầy đủ trong chính họ, nhưng để thành lập một cặp, họ không đầy đủ. Sự không đầy đủ của họ trở thành đầy đủ trong kết hợp hôn nhân, trong đó, vợ và chồng bổ túc lẫn nhau trong “sự hợp nhất của hai người” về cả thể lý, tâm lý lẫn hữu thể học, không phải chỉ trong các hành vi tính dục mà còn trong cả đời sống hàng ngày của vợ chồng.
Đó là cái hiểu nền tảng của Công Giáo. Theo hai tác giả, Đức Phanxicô, trong bài phát biều tại Hội Thoại Humanum năm 2014, đã đem lại ít nhất bốn sắc thái sau đây:
a) Tính ơn phúc của Thần Khí
Sắc thái đầu tiên là sắc thái Thánh Kinh: nhắc tới Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô; thư này quả quyết rằng “Thần Khí ban cho mỗi người chúng ta các ơn phúc khác nhau để, cũng như các chi thể trong thân xác con người làm việc với nhau vì ích lợi của toàn thân xác như thế nào, thì các ơn phúc của mọi người cũng có thể làm việc với nhau như thế vì ích lợi của mỗi người”.
Theo Đức Phanxicô, đối với các môn đệ của Chúa Kitô, tính ơn phúc của Thần Khí này là “ý nghĩa sâu sắc nhất” của sự bổ túc và là nguồn gốc chủ yếu của điều ngài gọi là “sự hoà hợp sinh thái” trong các mối tương quan nhân bản.
Mọi tính bổ túc đều phát xuất từ tính ơn phúc của Thần Khí này, vốn là tính thúc đẩy con người nhân bản tạo nên sự hòa hợp và thống nhất, thắng vượt chia rẽ và loại trừ, nhìn nhận và khẳng nhận tính đa dạng do Thần Khí tạo ra trong các mối tương quan của con người với Thiên Chúa, với người lân cận và với chính họ.
Đức Phanxicô rất đúng khi nhấn mạnh rằng sự bổ túc giữa đàn ông và đàn bà là “gốc rễ của hôn nhân và gia đình” và “sự đóng góp của hôn nhân cho xã hội là điều ‘không thể miễn chước’”.
Vì các cuộc khủng hoảng trong cả các cuộc hôn nhân lẫn gia đình hiện nay, sự khẳng nhận hôn nhân có tính tích cực trên, coi nó như một biểu thức nhân học và thần học nói lên sự hòa hợp của công trình sáng thế của Thiên Chúa, là một tuyên bố tiên tri cần thiết và đáng hoan nghinh.
b) Tính năng động của bổ túc
Sắc thái thứ hai của Đức Phanxicô là đã nhấn mạnh tới tính bổ túc như một ý niệm năng động và đang diễn biến, hơn là “một ý niệm đơn giản hóa cho rằng mọi vai trò và mối tương quan của hai giới tính đã được cố định hóa trong một mẫu mực đơn nhất, tĩnh tụ”. Việc nhấn mạnh này được coi là chủ yếu. Nó phản ảnh một thay đổi từ thế giới quan duy cổ điển sang thế giới quan ý thức lịch sử.
Thế giới quan duy cổ điển quả quyết rằng thực tại vốn tĩnh tụ, cố định và phổ quát. Phương pháp được sử dụng, nhân học được phát biểu, và các quy luật được giảng dậy trong thế giới quan này là vượt thời gian, phổ quát và không thể thay đổi, và các hành vi bị các quy luật này kết án luôn bị kết án như thế.
Thế giới quan ý thức lịch sử thách thức quan điểm trên từ nền tảng bằng cách chủ trương rằng thực tại là năng động, biến hóa, thay đổi và đặc thù. Phương pháp sử dụng, nhân học được phát biểu, và các quy luật được giảng dậy trong thế giới quan này có tính tạm thời, đặc thù và có thể thay đổi, và các hành vi bị các quy luật này phê phán đã được đánh giá về luân lý dựa vào kiến thức và cái hiểu còn đang diễn biến của con người.
Theo hai tác giả này, Đức Gioan Phaolô II và huấn quyền sử dụng hạn từ bổ túc theo nghĩa duy cổ điển, định nghĩa nó để phản ảnh các vai trò phái tính do truyền thống và văn hóa xác định trong sự phân biệt tâm lý giữa nam và nữ.
Bài diễn văn của Đức Phanxicô, theo họ, phản ảnh quan điểm có tính ý thức lịch sử và năng động về tính bổ túc. Ngài nói: “Tính bổ túc có nhiều hình thức khác nhau vì mỗi người đàn ông và đàn bà đều đem phần đóng góp khác biệt của họ vào cuộc hôn nhân và vào việc đào luyện con cái- sự phong phú bản thân, các đặc sủng bản thân”.
Nhận định của hai tác giả trên có thể đúng, miễn là phải nhớ rằng, cũng như trong Niềm Vui Yêu Thương, Đức Phanxicô không đề cập tới các nền tảng lý thuyết, cho bằng các thực hành và thái độ thực tiễn thuộc lãnh vực mục vụ đối với tính bổ túc.
c) Khủng hoảng sinh thái
Sắc thái thứ ba của Đức Phanxicô là đề cập tới cuộc “khủng hoảng sinh thái” (ecological crisis) trong hôn nhân và gia đình. Sinh thái, khởi đầu, chỉ có nghĩa sinh học, có ý nói tới các mối tương quan giữa các sinh vật và môi trường sống của chúng. Nhưng hiện nay đã được mở rộng để chỉ các mối tương quan giữa các nhóm nhân bản với nhau, các mẫu mực xã hội do các mối tương quan này tạo nên, và các nguồn tài nguyên vật chất có sẵn đối với họ.
Đức Phanxiô rõ ràng nghĩ tới ý nghĩa hiện nay của chử sinh thái nói trên, và lồng ý niệm bổ túc vào trong nền sinh thái nhân bản ấy, và vai trò của tính bổ túc trong cuộc khủng hoảng hiện nay của nền sinh thái này.
Ngài mời gọi chúng ta suy nghĩ về tính bổ túc dựa vào điều tội lỗi đã giới hạn ra sao sự thể hiện và tác động trọn vẹn của nó để “cổ vũ một nền sinh thái nhân bản mới”. Các tội lỗi có tính xã hội từng tạo ra một nền sinh thái xã hội nhằm giới hạn tác động trọn vẹn của tính bổ túc đối với mọi người bao gồm cảnh nghèo, kỳ thị sắc tộc, kỳ thị giới tính, kỳ thị đồng tính, kỳ thị nói chung, chủ nghĩa tộc trưởng và mọi thực tại xã hội khác; các điều này làm vô hiệu quả, chứ không làm dễ, phẩm giá và mối tương quan của con người. Lời mời của Đức Phanxicô khiến ta tìm ra một định nghĩa trọn vẹn hơn và năng động hơn cho tính bổ túc; một định nghĩa có thể cùng một lúc vạch trần các đe dọa vừa kể đối với sự hoà hợp xã hội, hôn nhân và gia đình đồng thời giải đáp chúng.
d) Gia đình, sự kiện nhân học
Sắc thái thứ tư của Đức Phanxicô về tính bổ túc nam nữ là tập chú vào gia đình như một “sự kiện nhân học” không thể xác định bằng cách “dựa vào các ý niệm hay quan niệm có tính ý thức hệ chỉ quan trọng trong một thời điểm nào đó của lịch sử”.
Kinh nghiệm khắp thế giới hiện nay cho thấy gia đình được định nghĩa và chịu ảnh hưởng của văn hóa, lịch sử, xã hội, và luật lệ. Dù chắc chắn ta có thể quan niệm và trình bầy một ý niệm “lý tưởng” về gia đình như bao gồm một người đàn ông, một người đàn bà và các đứa con của họ, nhưng lịch sử và thực tại gia đình phức tạp hơn thế. Hiện nay có những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, các gia đình có cha mẹ ghẻ, các gia đình nhận con nuôi (adoptive families), các gia đình nhận trông coi con người khác (foster families), các gia đình có các cha mẹ đa hôn hay đơn hôn, và có các gia đình cha mẹ đồng tính (!).
Theo hai tác giả này, trong mỗi gia đình nói trên, “gia đình là gia đình” và chúng ta phải chấp nhận thực tại tìm thấy, chứ không phải thực tại ta muốn nó phải là như một lý tưởng.Ta cũng phải đánh giá bản chất mối tương quan giữa cha mẹ và con cái dựa vào chứng cớ khoa học vững chắc, chứ không dựa vào các phán đoán suy lý không biện minh được.
Nhất quán về tính bổ túc nam nữ
Một lần nữa, các nhận định trên của hai tác giả có thể hữu lý với điều kiện coi đây là các nhận định có tính thực tiễn mục vụ, chứ không có tính chất tín lý. Tín lý dĩ nhiên dựa vào mạc khải, vào ý định của Thiên Chúa, và do đó, hẳn nghiêng về “lý tưởng”, một điều mà Giáo Hội không thể không nêu ra, khi nhớ rằng: con người phải cố gắng hoàn hảo như Cha trên Trời, dù chẳng bao giờ hoàn hảo được như thế.
Lý tưởng ở đây là sự thống nhất của eros và agape trong hôn nhân. Mà muốn có sự thống nhất này, con người phải dựa vào bản nhiên đã được Thiên Chúa dị biệt hóa thành nam nữ từ nguyên thủy. Các hình thức méo mó do tội lỗi gây ra chỉ có thể được hàn gắn và trở thành lành lặn với sự hồi tâm trong ơn thánh cứu chuộc của Đức Kitô. Theo cái nhìn từ trên xuống dưới này, tính bổ túc không thể hiểu cách khác được. Còn đối với cái nhìn ngang hàng, giữa những người tội lỗi như chúng ta, “thực tại” gia đình quả có nhiều hình thức và đối với hình thức nào, ta cũng nên có thái độ kính trọng, không kỳ thị.
Thực ra, khi nói tới khía cạnh tín lý của tính bổ túc nam nữ, Đức Phanxicô không hẳn xa cách các vị tiền nhiệm của mình. Thực vậy, trong thông điệp Laudato Si’ năm 2015, số 155, khi nói tới “sinh thái nhân bản”, ngài viết như sau:
“Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nói tới một ‘nền sinh thái con người’, dựa vào sự kiện: ‘con người cũng có một bản nhiên mà họ phải tôn trọng và họ không thề thao túng tùy ý’. Điều đủ là biết nhìn nhận rằng chính thân xác ta thiết lập ta trong mối tương quan trực tiếp với môi trường và các sinh vật khác. Chấp nhận thân xác ta như một hồng phúc của Thiên Chúa là điều tối cần để chào đón và chấp nhận toàn bộ thế giới như một hồng phúc của Chúa Cha và như căn nhà chung của ta, trong khi nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối đối với chính thân xác mình thường, một cách tinh tế hơn, trở thành nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối đới với sáng thế. Học cách chấp nhận thân xác ta, săn sóc nó và tôn trọng ý nghĩa trọn vẹn nhất của nó, là yếu tố chủ yếu của bất cứ nền sinh thái nhân bản chân chính nào. Cũng thế, trân qúy thân xác ta trong nam tính và nữ tính của nó là điều cần thiết nếu tôi muốn có khả năng nhận ra chính tôi trong một cuộc gặp gỡ một ai đó khác với tôi. Nhờ cách này, ta có thể hân hoan chấp nhận các ơn phúc chuyên biệt của một người đàn ông và một người đàn bà khác, vốn là công trình của Thiên Chúa Tạo Dựng, và tìm được sự phong phú hóa hỗ tương. Không phải là một thái độ lành mạnh khi tìm cách xóa bỏ dị biệt giới tính vì như thế ta đâu còn biết cách phải đương đầu với nó”.
Còn ở số 56, tông huấn Niềm Vui Yêu Thương, tông huấn mà người ta chờ mong Đức Phanxicô sẽ thay đổi quan điểm chính thống của Giáo Hội về người đồng tính, ngài viết: “Thế nhưng, một thách đố khác đã được nhiều hình thức khác nhau của ý thức hệ phái tính đặt ra để ‘bác bỏ sự khác nhau và tính hỗ tương trong bản tính đàn ông và đàn bà và dự kiến một xã hội không có các dị biệt tính dục, do đó, loại bỏ nền tảng nhân học của gia đình. Ý thức hệ này dẫn tới các chương trình giáo dục và các qui định pháp lý nhằm cổ vũ một thứ bản sắc bản thân và thân mật xúc cảm hoàn toàn tách biệt khỏi sự di biệt sinh học giữa nam và nữ. Thành thử, bản sắc con người trở thành việc chọn lựa của cá nhân, một chọn lựa cũng có thể thay đổi với thời gian’. Một trong những nguồn tạo lo âu là một số ý thức hệ thuộc loại này, tức các ý thức hệ tìm cách giải đáp những điều có lúc được coi là các khát vọng có thể hiểu được, mưu toan tự khẳng định mình như là tuyệt đối và không thể nghi vấn, thậm chí phán dậy cách phải dưỡng dục con cái ra sao. Cần phải nhấn mạnh rằng ‘ta có thể phân biệt nhưng không được tách biệt giới tính sinh học và vai trò xã hội văn hóa của giới tính (phái tính)’… Hiểu các yếu đuối của con người và các phức tạp của đời sống là một việc, mà việc khác hẳn là chấp nhận các ý thức hệ mưu toan tách biệt các khía cạnh vốn không thể tách biệt được của thực tại. Ta đừng rơi vào cái tội dám thay thế Đấng Tạo Dựng. Chúng ta là các tạo vật, chứ không phải toàn năng. Sáng thế có trước chúng ta và phải được tiếp nhận như một ơn phúc. Đồng thời, chúng ta được mời gọi bảo vệ nhân tính của chúng ta, và điều này, trước nhất, có nghĩa chấp nhận nó và tôn trọng nó như nó đã được tạo nên”.
Như chưa lấy làm đủ, ở số 285 của cùng Tông Huấn, ngài viết thêm:
“Ngoài các khó khăn dễ hiểu mà các cá nhân có thể gặp phải, giới trẻ cần được giúp đỡ để chấp nhận thân xác họ như đã được tạo nên, vì ‘nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối trên thân xác ta, kết cục, một cách tinh tế, sẽ khiến ta nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối trên sáng thế... Biết đánh giá thân xác ta như là nam hay nữ cũng là điều cần thiết để ta tự biết mình trong cuộc gặp gỡ những người khác với ta. Nhờ cách này, ta có thể hân hoan chấp nhận các ơn phúc chuyên biệt của một người đàn ông hay một người đàn bà khác, vốn là công trình của Thiên Chúa Hóa Công, và tìm được sự phong phú hỗ tương’. Chỉ khi nào hết sợ khác biệt, ta mới thoát khỏi não trạng lấy mình làm trung tâm, chỉ lưu tâm tới mình. Giáo dục tính dục nên giúp giới trẻ biết chấp nhận thân xác họ và tránh cái cao vọng muốn ‘triệt tiêu sự dị biệt giới tính vì không còn biết phải xử lý với nó ra sao’”.
Ở số 286, ngài nói tới thái độ mềm dẻo, có tính thực tiễn mục vụ, nhưng vẫn không mềm dẻo đến chối bỏ sự dị biệt nam nữ. Ngài viết: “Ta cũng không thể làm ngơ sự kiện này: việc tạo hình cho cung cách hiện hữu của ta, bất kể là nam hay nữ, không hề chỉ là kết quả của các nhân tố sinh học hay di truyền học mà thôi, mà của nhiều yếu tố liên quan đến tính khí, lịch sử gia đình, văn hóa, kinh nghiệm, giáo dục, ảnh hưởng của bạn bè, các thành viên trong gia đình và những người được tôn kính, cũng như các hoàn cảnh đào tạo. Đúng là ta không thể tách biệt yếu tố nam yếu tố nữ ra khỏi công trình sáng tạo của Thiên Chúa, một công trình có trước mọi quyết định và kinh nghiệm của ta, và là nơi hiện hữu các yếu tố sinh học mà ta không thể làm ngơ. Nhưng điều cũng đúng là nam tính và nữ tính không phải là những phạm trù cứng ngắc. Cách hiện hữu như người nam của người chồng, chẳng hạn, có thể được thích ứng một cách mềm dẻo với lịch trình làm việc của người vợ. Nhận làm việc nhà hay một vài khía cạnh nuôi dưỡng con cái không làm người chồng bớt là đàn ông chút nào hay hàm nghĩa thất bại, vô trách nhiệm hay gây xấu hổ chi. Con cái cần được giúp đỡ để chấp nhận ‘các trao đổi’ lành mạnh này như những chuyện bình thường, không hề làm giảm phẩm giá của người cha. Phương thức cứng ngắc sẽ biến thành việc quá nhấn mạnh tới yếu tố nam hay yếu tố nữ, và sẽ không giúp trẻ em và các thiếu niên biết đánh giá tính hỗ tương chân chính đã nhập thân trong các điều kiện đích thực của hôn nhân. Sự cứng ngắc này, ngược lại, sẽ gây trở ngại cho việc phát triển các khả năng của cá nhân, đến độ dẫn họ tới chỗ nghĩ, chẳng hạn, rằng tập tành nghệ thuật hay khiêu vũ là không nam tính chút nào, hay thi hành quyền lãnh đạo là không nữ tính chút nào. Cám ơn Chúa, suy nghĩ này nay đã thay đổi, nhưng ở một số nơi, các quan niệm thiếu sót vẫn còn đang giới hạn quyền tự do chính đáng và gây trở ngại cho việc phát triển căn tính và tiềm năng chuyên biệt của trẻ em một cách chân chính”.
Đức Phanxicô không hề rơi vào ý thức hệ phái tính, xóa nhòa sự khác biệt và tính bổ túc nam nữ. Trong cuộc tông du Georgia và Azerbaijan hồi tháng Mười năm 2016, nói chuyện với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và nhân viên mục vụ, ngài nói: “Này Irina, con nhắc đến một kẻ thù lớn của hôn nhân ngày nay, đó là lý thuyết phái tính. Hiện nay, đang có cuộc thế chiến nhằm hủy diệt gia đình. Hiện nay, đang có những cuộc thực dân hóa ý thức hệ nhằm hủy diệt, không phải bằng vũ khí, mà bằng các ý niệm. Do đó, ta cần tự bảo vệ mình chống lại các cuộc thực dân hóa ý thức hệ”.
Tới đâu, ngài cũng nhắc lại lời khuyên trên. Nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Kracow, Ba Lan, ngài nói với các vị giám mục: “Ở Âu Châu, Mỹ Châu, Mỹ Châu La Tinh, Phi Châu, và ở một số quốc gia Á Châu, đang có những hình thức thực dân hóa ý thức hệ đúng nghĩa. Và một trong các ý thức hệ này, tôi xin gọi nó đích danh, là ý thức hệ ‘phái tính’. Ngày nay, trẻ em, vâng trẻ em, đang được giảng dậy ở trường rằng mọi người có quyền chọn giới tính riêng cho mình. Tại sao các em được giảng dậy như thế? Vì sách vở được cung cấp bởi những người và những định chế cho bạn tiền. Các hình thức thực dân hóa ý thức hệ này cũng được hỗ trợ bởi các nước có nhiều ảnh hưởng. Và điều này thật khủng khiếp”.
Trước đó, năm 2015, nói chuyện với các giám mục Puerto Rico, ngài nhấn mạnh: “Tính bổ túc đàn ông đàn bà, đỉnh cao của sáng tạo Thiên Chúa, đang bị chất vấn bởi điều có tên là ý thức hệ phái tính, nhân danh một xã hội tự do và công chính hơn. Các dị biệt giữa đàn ông và đàn bà không phải để chống chọi hay tùng phục, mà để hiệp thông và sinh sản, luôn luôn theo ‘hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa’”.
Tóm lại với Đức Phanxicô, quan điểm Công Giáo về tính bổ túc nam nữ, đạt tới trọn vẹn nơi Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI vẫn đã được người kế vị các ngài là Đức Phanxicô duy trì nhằm bảo vệ định chế hôn nhân khỏi sức tấn công vũ bão của ý thức hệ phái tính, một ý thức hệ hiện mang tính thực dân hóa nhằm dùng đồng tiền phá hoại nền tảng tự nhiên của hôn nhân như một kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, dựa trên tính bổ túc của những ngôi vị trọn vẹn, bình đẳng, mà từ nguyên thủy, vốn được dị biệt hóa về tính dục. Sự bổ túc này nằm ngay trong yếu tính và do đó có cơ sở hữu thể học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét