Giải đáp phụng vụ: Có cuốn sách nào hệ thống hóa luật Phụng vụ không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trước đây tôi từng làm việc như một chuyên viên phụng vụ, và tiếp tục tình nguyện huấn luyện các người giúp lễ, và làm chưởng nghi cho Giám mục. Theo kinh nghiệm của tôi, rất khó để điều chỉnh cho đúng các làn sóng của luật phụng vụ, vì có rất nhiều tài liệu khác nhau. Tôi biết rằng có Bộ Giáo Luật, nhưng mục đích của Bộ Giáo Luật này không đề cập đến luật phụng vụ. Thưa cha, hiện tại có cố gắng hoặc nỗ lực nào để hệ thống hóa luật phụng vụ trong một bộ sưu tập toàn diện không? Bộ Giáo Luật cho phép giáo dân có quyền về phụng vụ hợp thức và thành sự, và có vẻ như một Luật phụng vụ được hệ thống hóa sẽ giúp bảo đảm quyền nảy, và ngăn ngửa các lạm dụng phụng vụ liên tục. - J. M., Michigan, Hoa Kỳ.
Đáp: Trong câu trả lời này, chúng tôi lấy lại một số tài liệu được sử dụng trong thư trả lời năm 2008.
Mặc dù Bộ Giáo Luật của Giáo Hội chỉ được hệ thống hóa lần đầu tiên vào năm 1917, việc soạn thảo và hệ thống hóa này đã phản ánh một truyền thống pháp lý lâu đời bén rễ trong luật Rôma.
Do đó, các chuyên viên Giáo Luật có thể kín múc từ nguồn suối sâu của các giải thích truyền thống trong việc nêu rõ ý nghĩa của luật. Hầu hết các chuyên viên Giáo Luật đều cho rằng các nghi ngờ về ý nghĩa khách quan của một luật là khá hiếm.
Tuy nhiên, các nghi ngờ cũng đã xảy ra, và thường được làm sáng tỏ theo thời gian, bởi một giải thích trung thực, do cơ quan lập pháp ban hành, theo một luật mới vốn làm sáng tỏ hơn câu hỏi đang được bàn đến, hoặc bằng sự phát triển trong học thuyết giáo luật, cho đến khi có sự đồng thuận giữa các người thực hành mẹo luật.
Toà Thánh có một cơ quan đặc biệt chuyên về giải thích trung thực các luật. Quyết định đầu tiên của cơ quan này, liên quan đến Bộ Giáo Luật năm 1983, đã đề cập đến ý nghĩa của từ ngữ "iterum" (có nghĩa là "lại, nữa" hay "lần thứ hai") trong Điều 917, đề cập đến việc Rước lễ. Quyết định này nói đến nghĩa "lần thứ hai", về số lần mà một người có thể Rước lễ trong một ngày.
Tất cả, trừ các khía cạnh thiết yếu nhất của luật phụng vụ, được tìm thấy bên ngoài Bộ Giáo Luật, và chưa bao giờ được hệ thống hóa hoàn toàn trong một quyển sách duy nhất. Và do tính phức tạp và sự biến đổi của tình hình, nó sẽ không được hệ thống hóa sớm.
Trong luật phụng vụ, chúng ta phải phân biệt giữa các luật có thể được áp dụng cho các hình thức thông thường và hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma.
Các nghi thức của hình thức ngoại thường được xác định cách tỉ mỉ.
Trong hơn bốn thế kỷ, nghi thức này đã tạo ra một bộ pháp lý đáng kể, được tập hợp với nhau trong các cuốn chứa đựng các sắc lệnh xác thực của Thánh Bộ Nghi thức. May thay, loạt luật phức tạp này thường được các học giả thuần thục đưa vào các sách hướng dẫn mô tả, để cho các linh mục và chưởng nghi sử dụng. Hai trong số các cuốn tốt nhất đã được tái bản: cuốn "The Ceremonies of the Roman Rite Described, Các nghi thức của nghi lễ Rôma được miêu tả" của Cha A. Fortescue và J.B. O’Connell, được cập nhật bởi cha Alcuin Reid, OSB, và cuốn “Compendio di Liturgia Pratica, Tóm tắt phụng vụ thực hành” đầy đủ hơn bằng tiếng Ý của L. Trimelloni.
Việc hệ thống hóa và giải thích các qui chế của hình thức thông thường thể hiện một số khó khăn cụ thể. Sự trẻ trung tương đối của nghi lễ (ít nhất là về các chữ đỏ của nó) có nghĩa là có rất ít trong cách thức của hệ thống luật pháp lịch sử, vốn có thể làm rõ ràng bất cứ đoạn văn nghi ngờ nào.
Một khó khăn khác là phạm vi của các sách phụng vụ khác nhau, vốn là các nguồn quan trọng nhất của luật phụng vụ. Đôi khi chúng được cập nhật, để người ta đoan chắc rằng có lần in mới nhất của mỗi nghi thức, vì chúng có thể sửa đổi các qui chế trước đó, dưới ánh sáng của kinh nghiệm thực tế.
Cũng có khó khăn rằng nói chung các chữ đỏ cố tình tránh các mô tả chi tiết về nghi thức, như là để lại một mức độ uyển chuyển nào đó. Thí dụ, cả hai hình thức ngoại thường và hình thức thông thường đều nói rằng linh mục cầu nguyện với đôi tay mở rộng, nhưng trong khi hình thức ngoại thường có các mô tả chi tiết, nghi thức thông thường ít nói rõ về khoảng cách và vị trí của đôi tay, để lại điều này cho sự quyết định của linh mục. Thật vậy, sự mô tả chính xác nhất được tìm thấy trong Sách Lễ Nghi Giám mục, số 104. Ngoài sự việc rằng sách này thường không có trong phòng thánh (phòng áo lễ), sự mô tả không đi vào chi tiết nhiều, chỉ nói rằng đôi bàn tay “nâng lên và giang ra một chút”, và cũng trích dẫn Tertullian nói rằng cử chỉ đó được thực hiện để bắt chước Đức Kitô trong cuộc Thương Khó của Ngài.
Một yếu tố khác nữa là sự tham gia của các trường hợp khác của luật phụng vụ bên cạnh Tòa Thánh, chẳng hạn các phong tục hợp pháp và Hội Đồng Giám Mục. Các Hội Đồng Giám Mục có thể đề nghị các sự thích nghi cụ thể đối với quốc gia của họ, vốn đòi hỏi sự chấp thuận của Tòa Thánh trước khi trở thành luật cụ thể. Họ cũng có thể xuất bản các tài liệu khác, chẳng hạn hướng dẫn về một số vấn đề phụng vụ nào đó, mặc dù không ràng buộc về mặt pháp lý nghiêm ngặt, nhưng trong thực tế trở thành một điểm qui chiếu.
Tương tự như vậy, sự xuất hiện các bản dịch chính thức đôi khi làm cho việc giải thích trở nên khó khăn, đặc biệt khi các bản dịch thay đổi ý nghĩa của một văn bản, thậm chí giữa các quốc gia dùng chung một ngôn ngữ. Không giống như phụng vụ, Giáo luật không có các bản dịch chính thức, và chỉ có văn bản Latinh có thể được sử dụng cho các mục đích pháp lý mà thôi.
Mặc dù có các khó khăn này, việc diễn giải phụng vụ là không tùy tiện.
Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ luật Bí Tích đôi khi thực hiện các diễn giải đích thực cho văn bản Phụng Vụ. Chẳng hạn, Thánh Bộ tuyên bố rằng số 299 của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, khi tuyên bố rằng việc linh mục cử hành Thánh Lễ quay xuống giáo dân là được "mong muốn hơn", nhưng điều này không cấu thành sự buộc về pháp lý.
Gần đây, Thánh Bộ Phượng Tự đã bắt đầu xuất bản tạp chí chính thức và công bố các sắc lệnh quan trọng nhất của mình, trên trang mạng của Tòa thánh Vatican, mặc dù vẫn chưa đầy đủ. Cũng có một sáng kiến tư nhân rất hữu ích trên trang mạng: http://www.ipsissima-verba. org/ chứa đựng cách thực tiễn tất cả các câu trả lời chính thức trong 50 năm qua, trong đó nhiều câu trả lời có kèm bản dịch tiếng Anh.
Ngoài ra còn có các “huấn thị" chính thức, vốn là văn bản pháp lý kỹ thuật thiết lập luật liên
quan đến các khía cạnh đặc biệt của phụng vụ. Các ví dụ gần đây là huấn thị Liturgiam Authenticam về việc dịch các văn bản, và huấn thị Redemptionis Sacramentum về chống các lạm dụng phụng vụ.
Các giải thích trung thực như vậy đã làm sáng tỏ ý kiến của nhà làm luật, về các vấn đề tương tự, và vì thế giúp giải quyết các điểm tranh chấp. Trong một số trường hợp, các quyết định lịch sử về hình thức ngoại thường vẫn còn là hữu ích, trong việc hiểu được hình thức thồng thường hiện tại.
Một phương tiện khác là xem xét việc sử dụng một từ ngữ đặc biệt trong các tài liệu chính thức, để đánh giá toàn bộ ý nghĩa của nó. So với luật dân sự, toàn bộ các qui định phụng vụ cấu thành một bộ phận tương đối nhỏ, và điều này làm cho các so sánh này là khá dễ dàng.
Có một số cuốn sách tham khảo xuất sắc, vốn có thể giúp ích người tìm kiếm lội qua bãi lầy của luật phụng vụ. Tại một số quốc gia, nhiều sách đã được in, chứa các tài liệu quan trọng nhất, và cho phép nghiên cứu thông qua các chỉ dẫn chuyên đề tuyệt vời - thí dụ cuốn Enchiridion Liturgico (1994) bằng tiếng Ý, và bộ "The Liturgy Documents, Văn kiện Phụng vụ" gồm bốn cuốn bằng tiếng Anh. Cũng có cuốn "Documents on the Liturgy 1963-1979, Tài liệu về Phụng vụ 1963-1979" dày 1.511 trang và cũ hơn, xuất bản năm 1983.
Đúng là nhiều trong số các tài liệu này được đưa lên trang mạng, nhưng chúng thiếu các chỉ dẫn chuyên đề rất hữu ích, để có thể làm rõ tình trạng của câu hỏi.
Ngoài ra còn có một số sách hướng dẫn phụng vụ cho hình thức thông thường, vốn tiêu hóa các qui chế thành các giải thích thực tiễn cho các cử hành.
Trong số các cuốn đầu tiên, và có lẽ vẫn là tốt nhất, là cuốn "Ceremonies of the Modern Roman Rite, Các nghi thức của nghi lễ Rôma hiện đại” (2004) và cuốn "Ceremonies of the Liturgical Year, Các buổi lễ của Năm Phụng vụ" (2002), đều là của Đức Cha Peter J. Elliott. Về Thánh Lễ, cũng có một cuốn rất hay "A Commentary on the General Instruction of the Roman Missal, Một bình giải về Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma" (2008). Tôi có thể phản bác một số cách giải thích trong đó, nhưng cuốn sách là một bản thông tin nền tảng cho tôi về nguồn gốc của Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), vốn giúp rất nhiều trong việc giải thích các điều tối nghĩa hơn.
Cuối cùng, không giống phần lớn luật dân sự, luật phụng vụ thực sự được thiết kế để được hiểu rõ ràng hơn bởi các người không chuyên, vì vậy nó thực sự có ý nghĩa dựa trên việc đọc theo nghĩa đen. Do đó, các linh mục, thầy phó tế, người phụ trách phòng thánh, và các diễn viên phụng vụ khác được miễn trách cho sự cần có một mức độ luật nào đó, trong việc chuẩn bị cho Thánh Lễ.
Khó khăn trong luật phụng vụ thường không ở trong sự hiểu biết, nhưng trong đức tin, đức mến và ý muốn thực hiện nó. (Zenit.org 9-5-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trước đây tôi từng làm việc như một chuyên viên phụng vụ, và tiếp tục tình nguyện huấn luyện các người giúp lễ, và làm chưởng nghi cho Giám mục. Theo kinh nghiệm của tôi, rất khó để điều chỉnh cho đúng các làn sóng của luật phụng vụ, vì có rất nhiều tài liệu khác nhau. Tôi biết rằng có Bộ Giáo Luật, nhưng mục đích của Bộ Giáo Luật này không đề cập đến luật phụng vụ. Thưa cha, hiện tại có cố gắng hoặc nỗ lực nào để hệ thống hóa luật phụng vụ trong một bộ sưu tập toàn diện không? Bộ Giáo Luật cho phép giáo dân có quyền về phụng vụ hợp thức và thành sự, và có vẻ như một Luật phụng vụ được hệ thống hóa sẽ giúp bảo đảm quyền nảy, và ngăn ngửa các lạm dụng phụng vụ liên tục. - J. M., Michigan, Hoa Kỳ.
Đáp: Trong câu trả lời này, chúng tôi lấy lại một số tài liệu được sử dụng trong thư trả lời năm 2008.
Mặc dù Bộ Giáo Luật của Giáo Hội chỉ được hệ thống hóa lần đầu tiên vào năm 1917, việc soạn thảo và hệ thống hóa này đã phản ánh một truyền thống pháp lý lâu đời bén rễ trong luật Rôma.
Do đó, các chuyên viên Giáo Luật có thể kín múc từ nguồn suối sâu của các giải thích truyền thống trong việc nêu rõ ý nghĩa của luật. Hầu hết các chuyên viên Giáo Luật đều cho rằng các nghi ngờ về ý nghĩa khách quan của một luật là khá hiếm.
Tuy nhiên, các nghi ngờ cũng đã xảy ra, và thường được làm sáng tỏ theo thời gian, bởi một giải thích trung thực, do cơ quan lập pháp ban hành, theo một luật mới vốn làm sáng tỏ hơn câu hỏi đang được bàn đến, hoặc bằng sự phát triển trong học thuyết giáo luật, cho đến khi có sự đồng thuận giữa các người thực hành mẹo luật.
Toà Thánh có một cơ quan đặc biệt chuyên về giải thích trung thực các luật. Quyết định đầu tiên của cơ quan này, liên quan đến Bộ Giáo Luật năm 1983, đã đề cập đến ý nghĩa của từ ngữ "iterum" (có nghĩa là "lại, nữa" hay "lần thứ hai") trong Điều 917, đề cập đến việc Rước lễ. Quyết định này nói đến nghĩa "lần thứ hai", về số lần mà một người có thể Rước lễ trong một ngày.
Tất cả, trừ các khía cạnh thiết yếu nhất của luật phụng vụ, được tìm thấy bên ngoài Bộ Giáo Luật, và chưa bao giờ được hệ thống hóa hoàn toàn trong một quyển sách duy nhất. Và do tính phức tạp và sự biến đổi của tình hình, nó sẽ không được hệ thống hóa sớm.
Trong luật phụng vụ, chúng ta phải phân biệt giữa các luật có thể được áp dụng cho các hình thức thông thường và hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma.
Các nghi thức của hình thức ngoại thường được xác định cách tỉ mỉ.
Trong hơn bốn thế kỷ, nghi thức này đã tạo ra một bộ pháp lý đáng kể, được tập hợp với nhau trong các cuốn chứa đựng các sắc lệnh xác thực của Thánh Bộ Nghi thức. May thay, loạt luật phức tạp này thường được các học giả thuần thục đưa vào các sách hướng dẫn mô tả, để cho các linh mục và chưởng nghi sử dụng. Hai trong số các cuốn tốt nhất đã được tái bản: cuốn "The Ceremonies of the Roman Rite Described, Các nghi thức của nghi lễ Rôma được miêu tả" của Cha A. Fortescue và J.B. O’Connell, được cập nhật bởi cha Alcuin Reid, OSB, và cuốn “Compendio di Liturgia Pratica, Tóm tắt phụng vụ thực hành” đầy đủ hơn bằng tiếng Ý của L. Trimelloni.
Việc hệ thống hóa và giải thích các qui chế của hình thức thông thường thể hiện một số khó khăn cụ thể. Sự trẻ trung tương đối của nghi lễ (ít nhất là về các chữ đỏ của nó) có nghĩa là có rất ít trong cách thức của hệ thống luật pháp lịch sử, vốn có thể làm rõ ràng bất cứ đoạn văn nghi ngờ nào.
Một khó khăn khác là phạm vi của các sách phụng vụ khác nhau, vốn là các nguồn quan trọng nhất của luật phụng vụ. Đôi khi chúng được cập nhật, để người ta đoan chắc rằng có lần in mới nhất của mỗi nghi thức, vì chúng có thể sửa đổi các qui chế trước đó, dưới ánh sáng của kinh nghiệm thực tế.
Cũng có khó khăn rằng nói chung các chữ đỏ cố tình tránh các mô tả chi tiết về nghi thức, như là để lại một mức độ uyển chuyển nào đó. Thí dụ, cả hai hình thức ngoại thường và hình thức thông thường đều nói rằng linh mục cầu nguyện với đôi tay mở rộng, nhưng trong khi hình thức ngoại thường có các mô tả chi tiết, nghi thức thông thường ít nói rõ về khoảng cách và vị trí của đôi tay, để lại điều này cho sự quyết định của linh mục. Thật vậy, sự mô tả chính xác nhất được tìm thấy trong Sách Lễ Nghi Giám mục, số 104. Ngoài sự việc rằng sách này thường không có trong phòng thánh (phòng áo lễ), sự mô tả không đi vào chi tiết nhiều, chỉ nói rằng đôi bàn tay “nâng lên và giang ra một chút”, và cũng trích dẫn Tertullian nói rằng cử chỉ đó được thực hiện để bắt chước Đức Kitô trong cuộc Thương Khó của Ngài.
Một yếu tố khác nữa là sự tham gia của các trường hợp khác của luật phụng vụ bên cạnh Tòa Thánh, chẳng hạn các phong tục hợp pháp và Hội Đồng Giám Mục. Các Hội Đồng Giám Mục có thể đề nghị các sự thích nghi cụ thể đối với quốc gia của họ, vốn đòi hỏi sự chấp thuận của Tòa Thánh trước khi trở thành luật cụ thể. Họ cũng có thể xuất bản các tài liệu khác, chẳng hạn hướng dẫn về một số vấn đề phụng vụ nào đó, mặc dù không ràng buộc về mặt pháp lý nghiêm ngặt, nhưng trong thực tế trở thành một điểm qui chiếu.
Tương tự như vậy, sự xuất hiện các bản dịch chính thức đôi khi làm cho việc giải thích trở nên khó khăn, đặc biệt khi các bản dịch thay đổi ý nghĩa của một văn bản, thậm chí giữa các quốc gia dùng chung một ngôn ngữ. Không giống như phụng vụ, Giáo luật không có các bản dịch chính thức, và chỉ có văn bản Latinh có thể được sử dụng cho các mục đích pháp lý mà thôi.
Mặc dù có các khó khăn này, việc diễn giải phụng vụ là không tùy tiện.
Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ luật Bí Tích đôi khi thực hiện các diễn giải đích thực cho văn bản Phụng Vụ. Chẳng hạn, Thánh Bộ tuyên bố rằng số 299 của Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, khi tuyên bố rằng việc linh mục cử hành Thánh Lễ quay xuống giáo dân là được "mong muốn hơn", nhưng điều này không cấu thành sự buộc về pháp lý.
Gần đây, Thánh Bộ Phượng Tự đã bắt đầu xuất bản tạp chí chính thức và công bố các sắc lệnh quan trọng nhất của mình, trên trang mạng của Tòa thánh Vatican, mặc dù vẫn chưa đầy đủ. Cũng có một sáng kiến tư nhân rất hữu ích trên trang mạng: http://www.ipsissima-verba.
Ngoài ra còn có các “huấn thị" chính thức, vốn là văn bản pháp lý kỹ thuật thiết lập luật liên
quan đến các khía cạnh đặc biệt của phụng vụ. Các ví dụ gần đây là huấn thị Liturgiam Authenticam về việc dịch các văn bản, và huấn thị Redemptionis Sacramentum về chống các lạm dụng phụng vụ.
Các giải thích trung thực như vậy đã làm sáng tỏ ý kiến của nhà làm luật, về các vấn đề tương tự, và vì thế giúp giải quyết các điểm tranh chấp. Trong một số trường hợp, các quyết định lịch sử về hình thức ngoại thường vẫn còn là hữu ích, trong việc hiểu được hình thức thồng thường hiện tại.
Một phương tiện khác là xem xét việc sử dụng một từ ngữ đặc biệt trong các tài liệu chính thức, để đánh giá toàn bộ ý nghĩa của nó. So với luật dân sự, toàn bộ các qui định phụng vụ cấu thành một bộ phận tương đối nhỏ, và điều này làm cho các so sánh này là khá dễ dàng.
Có một số cuốn sách tham khảo xuất sắc, vốn có thể giúp ích người tìm kiếm lội qua bãi lầy của luật phụng vụ. Tại một số quốc gia, nhiều sách đã được in, chứa các tài liệu quan trọng nhất, và cho phép nghiên cứu thông qua các chỉ dẫn chuyên đề tuyệt vời - thí dụ cuốn Enchiridion Liturgico (1994) bằng tiếng Ý, và bộ "The Liturgy Documents, Văn kiện Phụng vụ" gồm bốn cuốn bằng tiếng Anh. Cũng có cuốn "Documents on the Liturgy 1963-1979, Tài liệu về Phụng vụ 1963-1979" dày 1.511 trang và cũ hơn, xuất bản năm 1983.
Đúng là nhiều trong số các tài liệu này được đưa lên trang mạng, nhưng chúng thiếu các chỉ dẫn chuyên đề rất hữu ích, để có thể làm rõ tình trạng của câu hỏi.
Ngoài ra còn có một số sách hướng dẫn phụng vụ cho hình thức thông thường, vốn tiêu hóa các qui chế thành các giải thích thực tiễn cho các cử hành.
Trong số các cuốn đầu tiên, và có lẽ vẫn là tốt nhất, là cuốn "Ceremonies of the Modern Roman Rite, Các nghi thức của nghi lễ Rôma hiện đại” (2004) và cuốn "Ceremonies of the Liturgical Year, Các buổi lễ của Năm Phụng vụ" (2002), đều là của Đức Cha Peter J. Elliott. Về Thánh Lễ, cũng có một cuốn rất hay "A Commentary on the General Instruction of the Roman Missal, Một bình giải về Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma" (2008). Tôi có thể phản bác một số cách giải thích trong đó, nhưng cuốn sách là một bản thông tin nền tảng cho tôi về nguồn gốc của Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), vốn giúp rất nhiều trong việc giải thích các điều tối nghĩa hơn.
Cuối cùng, không giống phần lớn luật dân sự, luật phụng vụ thực sự được thiết kế để được hiểu rõ ràng hơn bởi các người không chuyên, vì vậy nó thực sự có ý nghĩa dựa trên việc đọc theo nghĩa đen. Do đó, các linh mục, thầy phó tế, người phụ trách phòng thánh, và các diễn viên phụng vụ khác được miễn trách cho sự cần có một mức độ luật nào đó, trong việc chuẩn bị cho Thánh Lễ.
Khó khăn trong luật phụng vụ thường không ở trong sự hiểu biết, nhưng trong đức tin, đức mến và ý muốn thực hiện nó. (Zenit.org 9-5-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét