Tiểu luận I của Edith Stein về Phụ nữ: Triết lý thực hành của Nghề nghiệp Phụ nữ, tiếp
Vũ Văn An
21:50 09/10/2021
III. Ơn gọi Siêu nhiên của Phụ nữ
Chúng ta đã khảo sát hoạt động của người phụ nữ trong đời sống tư và công và nhận thấy hoạt động đó rất phong phú và sinh hoa trái. Nhưng không hoạt động nào làm cạn kiệt tiềm năng của họ.
Ngày nay, cũng như mọi thời kể từ khi Giáo Hội của Chúa Kitô lần đầu tiên hiện hữu, Chúa kêu gọi từ các gia đình và cuộc sống nghề nghiệp bất cứ ai được Người chọn để phục vụ Người. Ơn gọi tu trì có thể khẳng định là một ơn gọi nữ tính không? Chắc chắn ơn gọi này được ban cho nam giới và nữ giới. Và đó là một ơn gọi siêu nhiên, vì nó phát xuất từ bên trên, từ thế giới khác, mời gọi hữu thể nhân bản nâng mình lên trên bình diện tự nhiên của trần thế. Và vì vậy, có vẻ như các khác biệt tự nhiên giữa hai giới không còn liên quan gì ở đây. Tuy nhiên, mặt khác, nguyên tắc vẫn đúng là: "Ân sủng hoàn thiện bản nhiên - nó không phá hủy bản nhiên". Vì vậy, có thể mong đợi rằng bản chất nam cũng như bản chất nữ không bị loại bỏ trong đời sống tu trì nhưng được lồng vào đó một cách đặc thù và nhờ đó đơm bông kết trái. Ngoài ra, còn có khả thể này là ơn gọi tu trì, tương tự như các nghề nghiệp thế gian, có những đòi hỏi độc đáo và phù hợp với cả bản chất nam lẫn bản chất nữ theo cách đặc thù của nó.
Ơn gọi tu trì là sự phó thác hoàn toàn trọn con người và trọn cuộc đời mình để phụng sự Thiên Chúa. Người được gọi có nghĩa vụ sử dụng các phương thế thích hợp để hoàn thành ơn gọi của mình: từ bỏ mọi sở hữu, mọi ràng buộc và mối quan hệ thiết yếu của con người, và ngay cả ý chí của mình. Điều này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau; nghĩa là, sự phục vụ mà Chúa yêu cầu từ các tạo vật của Người có thể thuộc nhiều loại khác nhau: chìm đắm trong sự thật thần linh, những lời ca ngợi Thiên Chúa cách long trọng, truyền bá đức tin, công việc thương xót, sự cầu bầu, và sự đền tội thay.
Do đó, tính thống nhất của dòng đơn tu được phát biểu bằng tính đa dạng của các thành viên cá thể của nó. Khi chúng ta xem xét các loại hoạt động tôn giáo khác nhau và sự tham gia vào đó theo giới tính, chúng ta thực sự thấy rằng mỗi loại hoạt động đều được thực hiện bởi cả nam lẫn nữ: tuy nhiên, mối liên hệ của hoạt động với bản chất của các giới có khác nhau. Trong yếu tính, chúng ta rất có thể tin rằng việc chiêm niệm và tham gia vào phụng vụ, một việc phục vụ đầy tính thiên thần thực sự, vượt quá sự khác biệt giới tính. Việc truyền bá đức tin, một sứ mệnh có tính tư tế, chủ yếu là quan tâm của nam giới, mặc dù nó cũng được thực hiện bởi phụ nữ, đặc biệt trong các Dòng giảng dạy. Mặt khác, các công việc bác ái và hy sinh được hiến dâng trong tinh thần đền tội thay chắc chắn là phù hợp với bản chất nữ.
Quy tắc của các Dòng xưa hơn, tức các dòng vốn có nhánh nam và nhánh nữ, công việc được phân chia đến nỗi các hoạt động hữu hiệu ở bên ngoài, chẳng hạn như rao giảng, làm các tuần đại phúc [giving missions], v.v., chủ yếu thuộc về nam giới. Phụ nữ thực hiện việc tông đồ thầm lặng hy sinh và cầu nguyện; tuy nhiên, ở giai đoạn tiên khởi, họ từng dấn thân làm việc với giới trẻ như một bổn phận tông đồ. Và tất cả cộng đoàn nữ đương thời, không trừ cộng đoàn nào, đều quan tâm đến các hoạt động giáo dục và từ thiện. Vì vậy, ngày nay, vì công việc của phần lớn các cộng đồng tu trì nữ hiện có tác dụng ở bên ngoài, nên hoạt động của Nữ tu hầu như không thể phân biệt được về mặt vật chất với công việc của phụ nữ “trong trần gian”. Ở đâu có sự khác biệt, đó chỉ có thể là sự khác biệt chính thức, nghĩa là trong đời sống tu trì, tất cả phải được thực hiện trong tinh thần vâng lời và yêu mến Thiên Chúa.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét cách các yếu tố thiết yếu của các Dòng tu liên hệ đến bản chất nữ giới. Động cơ, nguyên tắc và mục đích của đời sống tu trì là hiến dâng tuyệt đối bản thân cho Thiên Chúa trong một tình yêu quên mình, chấm dứt đời sống riêng của mình để dành chỗ cho đời sống của Thiên Chúa. Điều này càng được thực hiện một cách hoàn hảo, thì sự sống của Thiên Chúa sẽ càng tràn đầy tâm hồn một cách phong phú hơn. Như thế, tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu tràn đầy, không muốn gì cho riêng mình mà tự ban đi một cách tự do; Một cách đầy thương xót, tình yêu này cúi xuống mọi con người đang thiếu thốn, chữa lành người bệnh..., che chở, nâng niu, nuôi dưỡng, dạy dỗ, tạo dựng; đó là một tình yêu biết buồn với người buồn và hân hoan với người hân hoan; nó phục vụ mỗi con người nhân bản đạt được mục đích do Chúa Cha định cho họ. Nói tóm lại, đó là tình yêu của Trái tim thần linh. Niềm khao khát sâu sắc nhất trong trái tim người phụ nữ là được trao thân một cách yêu thương, được thuộc về người khác và sở hữu hoàn toàn hữu thể này. Niềm khao khát này được bộc lộ trong cách nhìn của họ, mang tính bản vị và bao trùm tất cả, mà đối với chúng ta dường như đặc biệt có tính nữ giới. Nhưng sự trao thân này trở thành một sự tự bỏ mình có tính thoái hóa và một hình thức nô lệ khi nó được trao cho người khác chứ không phải cho Thiên Chúa; đồng thời là một đòi hỏi không được biện minh, một điều không con người nào có thể chu toàn. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể nghinh đón sự trao thân hoàn toàn của một con người mà người đó không đánh mất linh hồn họ trong diễn trình này nhưng chiếm được nó. Và chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban tặng chính Người cho một người để Người đổ đầy hữu thể này một cách trọn vẹn và không mất gì của chính Người khi làm như vậy. Đó là lý do tại sao việc trao thân hoàn toàn, vốn là nguyên tắc của đời sống tu trì, đồng thời là sự hoàn thành thỏa đáng duy nhất đối với hoài bão của người phụ nữ.
Như thế, sự sống thần linh nhập vào hữu thể phó mình cho Thiên Chúa là tình yêu, sẵn sàng phục vụ, cảm thương, thức tỉnh và phát huy sự sống; nó hoàn toàn tương ứng với điều chúng ta đã thấy là triết lý thực hành nghề nghiệp cần có của người phụ nữ.
Hậu quả thực tế của việc này là gì? Tất cả phụ nữ có phải trở thành tu sĩ để chu toàn ơn gọi làm phụ nữ của họ không? Chắc chắn không. Nhưng chắc chắn điều đó có nghĩa: bản chất nữ giới đã sa ngã trụy lạc có thể được khôi phục trở lại sự tinh ròng của nó và được dẫn tới các đỉnh cao của triết lý thực hành nghề nghiệp mà bản chất tinh ròng này chỉ ra chỉ khi nào nó hoàn toàn phó mình cho Thiên Chúa. Bất kể họ là một người mẹ trong nhà, hoặc chiếm một vị trí trong ánh đèn sân khấu của cuộc sống công cộng, hoặc sống sau những bức tường tu viện yên tĩnh, họ vẫn phải là một người tớ gái của Chúa ở mọi nơi. Mẹ Thiên Chúa đã như thế trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời ngài, như một trinh nữ trong Đền thờ được bảo bọc trong khuôn viên linh thiêng ấy, bởi công việc thầm lặng của ngài ở Bêlem và Nadarét, như hướng dẫn viên cho các tông đồ và cộng đồng Kitô hữu sau cái chết của con trai ngài. Nếu mỗi người phụ nữ đều là hình ảnh của Mẹ Thiên Chúa, Người phối ngẫu của Chúa Kitô, tông đồ của Trái tim thần linh, thì mỗi người sẽ hoàn tất ơn gọi nữ giới của mình bất kể các hoàn cảnh trong đó họ sống ra sao và bất kể hoạt động trần thế nào thu hút hết đời sống họ.
Tôi không được giao cho việc giải thích cách triết lý thực hành như được mô tả đã được thành hình ra sao trong cuộc sống nghề nghiệp thực tế. Nhưng nếu tôi phải kết thúc ở đây, thì các yêu cầu do tôi trình bày dường như là một thứ lý tưởng lập dị, chúng quá khác biệt so với cuộc sống trung bình của người phụ nữ đương thời. Nền cần phải nói thêm ít lời về việc việc này để có thể thực sự được áp dụng nó vào thực tế.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách bình tĩnh so sánh cuộc sống thực tế của phụ nữ nói chung ngày nay với những yêu cầu của chúng ta. Nhiều phụ nữ giỏi nhất gần như bị choáng ngợp bởi gánh nặng kép của nhiệm vụ gia đình và cuộc sống nghề nghiệp - hoặc thường chỉ là để kiếm được việc làm có thu nhập. Luôn luôn phải chuyển dịch, họ bị xách nhiễu, lo âu và cáu kỉnh. Họ kiếm ở đâu để có được sự bình yên và vui vẻ cần thiết bên trong để mang lại sự ổn định, hỗ trợ và hướng dẫn cho người khác? Ngay cả khi có được tình yêu thương lẫn nhau và công nhận thành quả, thì vẫn có những va chạm nhỏ nhặt hàng ngày giữa người phụ nữ với chồng con; điều này dẫn đến trạng thái bực bội trong toàn bộ hộ gia hộ và việc tháo bỏ các mối liên hệ trong gia đình. Cùng với điều này, có nhiều phụ nữ hời hợt và không ổn định, chạy theo khoái cảm để lấp đầy khoảng trống nội tâm của họ, họ kết hôn rồi ly hôn; thường là nhà cửa và con cái bị bỏ rơi hoặc để mặc chúng hoặc phó chúng cho các gia nhân, những người xa lạ không có lương tâm hơn chính những người mẹ. Nếu cần thiết phải tìm kiếm công việc có lợi nhuận, họ chỉ làm như vậy như một phương tiện đạt cứu cánh, nghĩa là để kiếm sống và nắm được những khoái lạc của cuộc sống đến một mức độ nào đó; trong trường hợp của họ, người ta không thể nói gì về cả nghề nghiệp lẫn triết lý thực hành. Chúng giống như đống cát lún đang lún. Sự đổ vỡ của cuộc sống gia đình và sự sa sút về đạo đức thực sự có liên hệ đến sự gia tăng con số phụ nữ như vậy và chỉ có thể được ngăn chặn bằng cách giảm số lượng của họ; điều này chỉ có thể được thực hiện nhờ sự trợ giúp của một hệ thống giáo dục đủ tiêu chuẩn dành cho các cô gái trẻ. Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét nhóm phụ nữ, không hề không đáng kể, những người chọn một nghề phù hợp với khả năng và xu hướng của họ. Trong số họ ta có thể tìm thấy một số ít người, sau những thỏa mãn ban đầu của họ, phát hiện ra rằng hoài vọng của họ không được thực hiện và họ mong muốn được ở nơi khác. Thông thường, điều này là do họ đã cất công chu toàn chức vụ của họ "giống như một người đàn ông". Họ đã không tìm kiếm cũng như không tìm thấy những cách thức và phương tiện để làm cho bản chất nữ giới của họ sinh hoa kết quả trong cuộc sống nghề nghiệp; và bản chất bị phủ nhận, bị bóp nghẹt tự khẳng định chính nó.
Ngay cả khi chúng ta nhìn vào phía sau những bức tường tu kín, chúng ta cũng có thể phát hiện ra rằng một nữ tu trung bình không sống đúng lý tưởng của mình. Chắc chắn thời nào cũng thế, vẫn có những tu sỹ không chắc chắn về ý nghĩa đầy đủ của lời khấn của họ hoặc không thể duy trì sự hy sinh hoàn toàn cần thiết cho ơn gọi của họ sau khi nhiệt huyết tuổi trẻ ban đầu của họ đã suy giảm; đời họ thường chỉ là một hiện hữu hấp hối, và cộng đồng gặp rắc rối do sự có mặt của họ. Hơn nữa, có những khó khăn trước tiên do điều kiện sống hiện đại tạo ra: bận bịu hai chiều của những nữ tu vừa phải đáp ứng các yêu cầu đương thời như một y tá, giáo viên, và nhân viên phục vụ xã hội vừa phải chu toàn các nhiệm vụ của Dòng tu mình. Khá thường xuyên, thái độ tâm linh đúng đắn bị mất đi dưới sức đè thái quá, tương tự như thái độ của người vợ và người mẹ đi làm có lợi nhuận.
Trái ngược với hình ảnh đáng buồn này về người phụ nữ trung bình, người ta vẫn có thể tìm thấy những nữ anh thư đích thực ở mọi tầng lớp xã hội. Họ thực hiện nhiều kỳ công đối với việc làm trong gia đình, nghề nghiệp và khi ẩn dật trong tu viện kín. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với họ từ các hồ sơ ghi chép của Giáo Hội và cả từ kinh nghiệm bản thân. Có những bà mẹ, những người tỏa rạng mọi ấm áp và ánh sáng trong nhà, nuôi dạy đến chín người con và ban cho chúng những ân phước trọn vẹn suốt cuộc đời của chúng; và những người phụ nữ này cũng hào hiệp đối với tất cả những người xa lạ đang cần sự giúp đỡ. Có những cô giáo và viên chức cấp dưới nuôi sống cả một gia đình bằng đồng lương của họ và trông coi việc nhà trước và sau công việc chuyên môn; tuy nhiên, họ cũng có thể tìm được thời gian và tiền bạc cho các các nhà thờ và cơ quan bác ái khác nhau. Có những nữ tu đấu tranh cho những linh hồn đang gặp nguy hiểm bằng lời cầu nguyện ban đêm, tự nguyện làm việc đền tội cho họ. Đâu là nguồn sức mạnh của họ? Làm thế nào giải thích được mọi thành tựu của họ điều mà người ta thường tuyên bố là bất khả từ bản chất? Làm thế nào để giải thích cho sự bình an và vui vẻ không gợn sóng đó ngay trong khi có sự căng thẳng sâu xa nhất về thần kinh và cảm xúc?
Chỉ nhờ quyền năng của ân sủng, bản chất mới được giải phóng khỏi rác rưởi của nó, được phục hồi trở lại sự tinh ròng của nó, và được tự do đón nhận sự sống thần linh. Và sự sống thần linh này chính là động lực bên trong nhờ đó các hành động yêu thương được xuất hiện. Bất cứ ai muốn duy trì sự sống này một cách liên tục bên trong mình, phải nuôi dưỡng nó không ngừng từ cội nguồn khi nó tuôn chảy bất tận — từ các bí tích thánh thiêng, trước hết là từ bí tích tình yêu. Muốn có được tình yêu thương thần linh làm mô thức bên trong, cuộc sống của người phụ nữ phải là cuộc sống Thánh Thể. Chỉ trong mối liên hệ kín đáo hàng ngày với Chúa trong nhà tạm, người ta mới có thể quên bản thân mình, thoát khỏi mọi ước muốn và kỳ vọng của mình, và có được một trái tim rộng mở đón nhận mọi nhu cầu và mong muốn của người khác. Bất cứ ai tìm cách hỏi ý kiến Chúa Thánh Thể trong mọi mối bận tâm của mình, bất cứ ai để mình được thanh tẩy bởi quyền năng thánh hóa phát xuất từ lễ hy sinh trên bàn thờ, dâng mình cho Chúa trong hy lễ này, bất cứ ai đón nhận Chúa vào những tầng sâu thẳm nhất của linh hồn khi Rước Lễ chỉ có thể được lôi kéo ngày một sâu xa và mạnh mẽ hơn vào dòng sống thần linh, được tháp nhập vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, trái tim của họ được hoán cải nên giống như trái tim thần linh.
Một điều khác có liên quan chặt chẽ với điều này. Khi chúng ta phó thác mọi rắc rối của cuộc đời trần thế cho trái tim thần linh, chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm về chúng. Khi đó linh hồn chúng ta được tự do tham gia vào sự sống thần linh. Sau đó, chúng ta đi bên cạnh Đấng Cứu Rỗi trên con đường Người đã đi qua trên trái đất này trong suốt cuộc đời trần thế của Người và vẫn còn đi trong thế giới huyền nhiệm bên kia của Người. Thật vậy, với con mắt đức tin, chúng ta rõi nhìn vào những tầng sâu bí mật của cuộc sống giấu ẩn của Người bên trong sự mờ nhạt của thần tính. Mặt khác, việc tham dự vào đời sống thần linh này tự nó có một sức mạnh giải phóng; nó làm giảm bớt sức nặng của những mối quan tâm trần thế của chúng ta và cho chúng ta một chút vĩnh cửu ngay cả trong sự hữu hạn này, một sự phản chiếu hạnh phúc, một sự biến đổi thành ánh sáng. Nhưng lời mời bước vào sự biến đổi này trong bàn tay Thiên Chúa là do chính Thiên Chúa ban cho chúng ta trong phụng vụ của Giáo Hội. Vì vậy, đời sống của một phụ nữ Công Giáo đích thực cũng là một đời sống phụng vụ. Bất cứ ai cầu nguyện cùng với Giáo Hội trong tinh thần và sự thật đều biết rằng toàn bộ cuộc sống của họ phải được hình thành bởi đời sống cầu nguyện này.
Hãy để chúng ta tóm tắt. Mỗi nghề trong đó linh hồn người phụ nữ trở nên chính nó và có thể hình thành bởi linh hồn người phụ nữ đều là nghề của người phụ nữ chân chính. Nguyên tắc đào tạo sâu xa nhất của linh hồn phụ nữ là tình yêu phát xuất từ trái tim thần linh. Linh hồn người phụ nữ chiếm được nguyên tắc đào tạo này nhờ sự kết hợp mật thiết nhất với trái tim thần linh trong đời sống Thánh Thể và phụng vụ.
Để kết luận, tôi muốn nêu ra một câu hỏi vẫn xuất hiện đi xuất hiện lại trong tâm trí tôi: chương trình hội nghị chỉ định rõ ràng các loại nghề nghiệp khác nhau (bác sĩ, linh mục, v.v.). Cần gì phải có một loại đặc biệt cho nghề nghiệp phụ nữ? Ngoài ra, tại sao lại có những cuộc thảo luận thường xuyên về nghề nghiệp của phụ nữ mà hầu như không cuộc thảo luận nào về nghề nghiệp của nam giới? Há đàn ông cũng như đàn bà đều ý thức được sự đồng hiện hữu giữa các khuynh hướng cá nhân và nam giới và rồi thực sự có sự đối lập giữa chúng đó sao? Há cũng không đúng hay sao khi nói rằng bản chất người đàn ông là hay nên là một nhân tố cùng có tính quyết định đối với việc lựa chọn và đào tạo ơn gọi của họ?
Hơn nữa, há chúng ta đã không tìm thấy ở đây phản đề giữa bản chất bị biến thái bởi cuộc Sa Ngã và bản chất đã được khôi phục trong nét tinh ròng của nó đó sao?
Tôi tin rằng sẽ rất đáng giá nếu một lúc nào đó những câu hỏi này được xem xét một cách nghiêm túc và thấu đáo. Vì sự hợp tác lành mạnh của các giới trong cuộc sống nghề nghiệp sẽ chỉ khả hữu nếu cả hai đều đạt tới một ý thức bình thản và khách quan về bản chất của họ và rút ra những kết luận thiết thực từ đó. Thiên Chúa đã tạo ra loài người như đàn ông và đàn bà, và Người đã tạo dựng cả hai theo hình ảnh của chính Người. Chỉ có bản chất nam và nữ được phát triển tinh ròng mới có thể mang lại sự giống với Thiên Chúa cao nhất có thể. Chỉ bằng cách này, mới có thể mang lại sự hòa nhập mạnh mẽ nhất của mọi cuộc sống trần thế và thần linh.
Kỳ tới: Tiểu luận II về Phụ nữ: Các Ơn gọi Tách biệt của Đàn ông và Đàn bà Theo Bản nhiên và Ơn thánh
Chúng ta đã khảo sát hoạt động của người phụ nữ trong đời sống tư và công và nhận thấy hoạt động đó rất phong phú và sinh hoa trái. Nhưng không hoạt động nào làm cạn kiệt tiềm năng của họ.
Ngày nay, cũng như mọi thời kể từ khi Giáo Hội của Chúa Kitô lần đầu tiên hiện hữu, Chúa kêu gọi từ các gia đình và cuộc sống nghề nghiệp bất cứ ai được Người chọn để phục vụ Người. Ơn gọi tu trì có thể khẳng định là một ơn gọi nữ tính không? Chắc chắn ơn gọi này được ban cho nam giới và nữ giới. Và đó là một ơn gọi siêu nhiên, vì nó phát xuất từ bên trên, từ thế giới khác, mời gọi hữu thể nhân bản nâng mình lên trên bình diện tự nhiên của trần thế. Và vì vậy, có vẻ như các khác biệt tự nhiên giữa hai giới không còn liên quan gì ở đây. Tuy nhiên, mặt khác, nguyên tắc vẫn đúng là: "Ân sủng hoàn thiện bản nhiên - nó không phá hủy bản nhiên". Vì vậy, có thể mong đợi rằng bản chất nam cũng như bản chất nữ không bị loại bỏ trong đời sống tu trì nhưng được lồng vào đó một cách đặc thù và nhờ đó đơm bông kết trái. Ngoài ra, còn có khả thể này là ơn gọi tu trì, tương tự như các nghề nghiệp thế gian, có những đòi hỏi độc đáo và phù hợp với cả bản chất nam lẫn bản chất nữ theo cách đặc thù của nó.
Ơn gọi tu trì là sự phó thác hoàn toàn trọn con người và trọn cuộc đời mình để phụng sự Thiên Chúa. Người được gọi có nghĩa vụ sử dụng các phương thế thích hợp để hoàn thành ơn gọi của mình: từ bỏ mọi sở hữu, mọi ràng buộc và mối quan hệ thiết yếu của con người, và ngay cả ý chí của mình. Điều này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau; nghĩa là, sự phục vụ mà Chúa yêu cầu từ các tạo vật của Người có thể thuộc nhiều loại khác nhau: chìm đắm trong sự thật thần linh, những lời ca ngợi Thiên Chúa cách long trọng, truyền bá đức tin, công việc thương xót, sự cầu bầu, và sự đền tội thay.
Do đó, tính thống nhất của dòng đơn tu được phát biểu bằng tính đa dạng của các thành viên cá thể của nó. Khi chúng ta xem xét các loại hoạt động tôn giáo khác nhau và sự tham gia vào đó theo giới tính, chúng ta thực sự thấy rằng mỗi loại hoạt động đều được thực hiện bởi cả nam lẫn nữ: tuy nhiên, mối liên hệ của hoạt động với bản chất của các giới có khác nhau. Trong yếu tính, chúng ta rất có thể tin rằng việc chiêm niệm và tham gia vào phụng vụ, một việc phục vụ đầy tính thiên thần thực sự, vượt quá sự khác biệt giới tính. Việc truyền bá đức tin, một sứ mệnh có tính tư tế, chủ yếu là quan tâm của nam giới, mặc dù nó cũng được thực hiện bởi phụ nữ, đặc biệt trong các Dòng giảng dạy. Mặt khác, các công việc bác ái và hy sinh được hiến dâng trong tinh thần đền tội thay chắc chắn là phù hợp với bản chất nữ.
Quy tắc của các Dòng xưa hơn, tức các dòng vốn có nhánh nam và nhánh nữ, công việc được phân chia đến nỗi các hoạt động hữu hiệu ở bên ngoài, chẳng hạn như rao giảng, làm các tuần đại phúc [giving missions], v.v., chủ yếu thuộc về nam giới. Phụ nữ thực hiện việc tông đồ thầm lặng hy sinh và cầu nguyện; tuy nhiên, ở giai đoạn tiên khởi, họ từng dấn thân làm việc với giới trẻ như một bổn phận tông đồ. Và tất cả cộng đoàn nữ đương thời, không trừ cộng đoàn nào, đều quan tâm đến các hoạt động giáo dục và từ thiện. Vì vậy, ngày nay, vì công việc của phần lớn các cộng đồng tu trì nữ hiện có tác dụng ở bên ngoài, nên hoạt động của Nữ tu hầu như không thể phân biệt được về mặt vật chất với công việc của phụ nữ “trong trần gian”. Ở đâu có sự khác biệt, đó chỉ có thể là sự khác biệt chính thức, nghĩa là trong đời sống tu trì, tất cả phải được thực hiện trong tinh thần vâng lời và yêu mến Thiên Chúa.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét cách các yếu tố thiết yếu của các Dòng tu liên hệ đến bản chất nữ giới. Động cơ, nguyên tắc và mục đích của đời sống tu trì là hiến dâng tuyệt đối bản thân cho Thiên Chúa trong một tình yêu quên mình, chấm dứt đời sống riêng của mình để dành chỗ cho đời sống của Thiên Chúa. Điều này càng được thực hiện một cách hoàn hảo, thì sự sống của Thiên Chúa sẽ càng tràn đầy tâm hồn một cách phong phú hơn. Như thế, tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu tràn đầy, không muốn gì cho riêng mình mà tự ban đi một cách tự do; Một cách đầy thương xót, tình yêu này cúi xuống mọi con người đang thiếu thốn, chữa lành người bệnh..., che chở, nâng niu, nuôi dưỡng, dạy dỗ, tạo dựng; đó là một tình yêu biết buồn với người buồn và hân hoan với người hân hoan; nó phục vụ mỗi con người nhân bản đạt được mục đích do Chúa Cha định cho họ. Nói tóm lại, đó là tình yêu của Trái tim thần linh. Niềm khao khát sâu sắc nhất trong trái tim người phụ nữ là được trao thân một cách yêu thương, được thuộc về người khác và sở hữu hoàn toàn hữu thể này. Niềm khao khát này được bộc lộ trong cách nhìn của họ, mang tính bản vị và bao trùm tất cả, mà đối với chúng ta dường như đặc biệt có tính nữ giới. Nhưng sự trao thân này trở thành một sự tự bỏ mình có tính thoái hóa và một hình thức nô lệ khi nó được trao cho người khác chứ không phải cho Thiên Chúa; đồng thời là một đòi hỏi không được biện minh, một điều không con người nào có thể chu toàn. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể nghinh đón sự trao thân hoàn toàn của một con người mà người đó không đánh mất linh hồn họ trong diễn trình này nhưng chiếm được nó. Và chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban tặng chính Người cho một người để Người đổ đầy hữu thể này một cách trọn vẹn và không mất gì của chính Người khi làm như vậy. Đó là lý do tại sao việc trao thân hoàn toàn, vốn là nguyên tắc của đời sống tu trì, đồng thời là sự hoàn thành thỏa đáng duy nhất đối với hoài bão của người phụ nữ.
Như thế, sự sống thần linh nhập vào hữu thể phó mình cho Thiên Chúa là tình yêu, sẵn sàng phục vụ, cảm thương, thức tỉnh và phát huy sự sống; nó hoàn toàn tương ứng với điều chúng ta đã thấy là triết lý thực hành nghề nghiệp cần có của người phụ nữ.
Hậu quả thực tế của việc này là gì? Tất cả phụ nữ có phải trở thành tu sĩ để chu toàn ơn gọi làm phụ nữ của họ không? Chắc chắn không. Nhưng chắc chắn điều đó có nghĩa: bản chất nữ giới đã sa ngã trụy lạc có thể được khôi phục trở lại sự tinh ròng của nó và được dẫn tới các đỉnh cao của triết lý thực hành nghề nghiệp mà bản chất tinh ròng này chỉ ra chỉ khi nào nó hoàn toàn phó mình cho Thiên Chúa. Bất kể họ là một người mẹ trong nhà, hoặc chiếm một vị trí trong ánh đèn sân khấu của cuộc sống công cộng, hoặc sống sau những bức tường tu viện yên tĩnh, họ vẫn phải là một người tớ gái của Chúa ở mọi nơi. Mẹ Thiên Chúa đã như thế trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời ngài, như một trinh nữ trong Đền thờ được bảo bọc trong khuôn viên linh thiêng ấy, bởi công việc thầm lặng của ngài ở Bêlem và Nadarét, như hướng dẫn viên cho các tông đồ và cộng đồng Kitô hữu sau cái chết của con trai ngài. Nếu mỗi người phụ nữ đều là hình ảnh của Mẹ Thiên Chúa, Người phối ngẫu của Chúa Kitô, tông đồ của Trái tim thần linh, thì mỗi người sẽ hoàn tất ơn gọi nữ giới của mình bất kể các hoàn cảnh trong đó họ sống ra sao và bất kể hoạt động trần thế nào thu hút hết đời sống họ.
Tôi không được giao cho việc giải thích cách triết lý thực hành như được mô tả đã được thành hình ra sao trong cuộc sống nghề nghiệp thực tế. Nhưng nếu tôi phải kết thúc ở đây, thì các yêu cầu do tôi trình bày dường như là một thứ lý tưởng lập dị, chúng quá khác biệt so với cuộc sống trung bình của người phụ nữ đương thời. Nền cần phải nói thêm ít lời về việc việc này để có thể thực sự được áp dụng nó vào thực tế.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách bình tĩnh so sánh cuộc sống thực tế của phụ nữ nói chung ngày nay với những yêu cầu của chúng ta. Nhiều phụ nữ giỏi nhất gần như bị choáng ngợp bởi gánh nặng kép của nhiệm vụ gia đình và cuộc sống nghề nghiệp - hoặc thường chỉ là để kiếm được việc làm có thu nhập. Luôn luôn phải chuyển dịch, họ bị xách nhiễu, lo âu và cáu kỉnh. Họ kiếm ở đâu để có được sự bình yên và vui vẻ cần thiết bên trong để mang lại sự ổn định, hỗ trợ và hướng dẫn cho người khác? Ngay cả khi có được tình yêu thương lẫn nhau và công nhận thành quả, thì vẫn có những va chạm nhỏ nhặt hàng ngày giữa người phụ nữ với chồng con; điều này dẫn đến trạng thái bực bội trong toàn bộ hộ gia hộ và việc tháo bỏ các mối liên hệ trong gia đình. Cùng với điều này, có nhiều phụ nữ hời hợt và không ổn định, chạy theo khoái cảm để lấp đầy khoảng trống nội tâm của họ, họ kết hôn rồi ly hôn; thường là nhà cửa và con cái bị bỏ rơi hoặc để mặc chúng hoặc phó chúng cho các gia nhân, những người xa lạ không có lương tâm hơn chính những người mẹ. Nếu cần thiết phải tìm kiếm công việc có lợi nhuận, họ chỉ làm như vậy như một phương tiện đạt cứu cánh, nghĩa là để kiếm sống và nắm được những khoái lạc của cuộc sống đến một mức độ nào đó; trong trường hợp của họ, người ta không thể nói gì về cả nghề nghiệp lẫn triết lý thực hành. Chúng giống như đống cát lún đang lún. Sự đổ vỡ của cuộc sống gia đình và sự sa sút về đạo đức thực sự có liên hệ đến sự gia tăng con số phụ nữ như vậy và chỉ có thể được ngăn chặn bằng cách giảm số lượng của họ; điều này chỉ có thể được thực hiện nhờ sự trợ giúp của một hệ thống giáo dục đủ tiêu chuẩn dành cho các cô gái trẻ. Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét nhóm phụ nữ, không hề không đáng kể, những người chọn một nghề phù hợp với khả năng và xu hướng của họ. Trong số họ ta có thể tìm thấy một số ít người, sau những thỏa mãn ban đầu của họ, phát hiện ra rằng hoài vọng của họ không được thực hiện và họ mong muốn được ở nơi khác. Thông thường, điều này là do họ đã cất công chu toàn chức vụ của họ "giống như một người đàn ông". Họ đã không tìm kiếm cũng như không tìm thấy những cách thức và phương tiện để làm cho bản chất nữ giới của họ sinh hoa kết quả trong cuộc sống nghề nghiệp; và bản chất bị phủ nhận, bị bóp nghẹt tự khẳng định chính nó.
Ngay cả khi chúng ta nhìn vào phía sau những bức tường tu kín, chúng ta cũng có thể phát hiện ra rằng một nữ tu trung bình không sống đúng lý tưởng của mình. Chắc chắn thời nào cũng thế, vẫn có những tu sỹ không chắc chắn về ý nghĩa đầy đủ của lời khấn của họ hoặc không thể duy trì sự hy sinh hoàn toàn cần thiết cho ơn gọi của họ sau khi nhiệt huyết tuổi trẻ ban đầu của họ đã suy giảm; đời họ thường chỉ là một hiện hữu hấp hối, và cộng đồng gặp rắc rối do sự có mặt của họ. Hơn nữa, có những khó khăn trước tiên do điều kiện sống hiện đại tạo ra: bận bịu hai chiều của những nữ tu vừa phải đáp ứng các yêu cầu đương thời như một y tá, giáo viên, và nhân viên phục vụ xã hội vừa phải chu toàn các nhiệm vụ của Dòng tu mình. Khá thường xuyên, thái độ tâm linh đúng đắn bị mất đi dưới sức đè thái quá, tương tự như thái độ của người vợ và người mẹ đi làm có lợi nhuận.
Trái ngược với hình ảnh đáng buồn này về người phụ nữ trung bình, người ta vẫn có thể tìm thấy những nữ anh thư đích thực ở mọi tầng lớp xã hội. Họ thực hiện nhiều kỳ công đối với việc làm trong gia đình, nghề nghiệp và khi ẩn dật trong tu viện kín. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với họ từ các hồ sơ ghi chép của Giáo Hội và cả từ kinh nghiệm bản thân. Có những bà mẹ, những người tỏa rạng mọi ấm áp và ánh sáng trong nhà, nuôi dạy đến chín người con và ban cho chúng những ân phước trọn vẹn suốt cuộc đời của chúng; và những người phụ nữ này cũng hào hiệp đối với tất cả những người xa lạ đang cần sự giúp đỡ. Có những cô giáo và viên chức cấp dưới nuôi sống cả một gia đình bằng đồng lương của họ và trông coi việc nhà trước và sau công việc chuyên môn; tuy nhiên, họ cũng có thể tìm được thời gian và tiền bạc cho các các nhà thờ và cơ quan bác ái khác nhau. Có những nữ tu đấu tranh cho những linh hồn đang gặp nguy hiểm bằng lời cầu nguyện ban đêm, tự nguyện làm việc đền tội cho họ. Đâu là nguồn sức mạnh của họ? Làm thế nào giải thích được mọi thành tựu của họ điều mà người ta thường tuyên bố là bất khả từ bản chất? Làm thế nào để giải thích cho sự bình an và vui vẻ không gợn sóng đó ngay trong khi có sự căng thẳng sâu xa nhất về thần kinh và cảm xúc?
Chỉ nhờ quyền năng của ân sủng, bản chất mới được giải phóng khỏi rác rưởi của nó, được phục hồi trở lại sự tinh ròng của nó, và được tự do đón nhận sự sống thần linh. Và sự sống thần linh này chính là động lực bên trong nhờ đó các hành động yêu thương được xuất hiện. Bất cứ ai muốn duy trì sự sống này một cách liên tục bên trong mình, phải nuôi dưỡng nó không ngừng từ cội nguồn khi nó tuôn chảy bất tận — từ các bí tích thánh thiêng, trước hết là từ bí tích tình yêu. Muốn có được tình yêu thương thần linh làm mô thức bên trong, cuộc sống của người phụ nữ phải là cuộc sống Thánh Thể. Chỉ trong mối liên hệ kín đáo hàng ngày với Chúa trong nhà tạm, người ta mới có thể quên bản thân mình, thoát khỏi mọi ước muốn và kỳ vọng của mình, và có được một trái tim rộng mở đón nhận mọi nhu cầu và mong muốn của người khác. Bất cứ ai tìm cách hỏi ý kiến Chúa Thánh Thể trong mọi mối bận tâm của mình, bất cứ ai để mình được thanh tẩy bởi quyền năng thánh hóa phát xuất từ lễ hy sinh trên bàn thờ, dâng mình cho Chúa trong hy lễ này, bất cứ ai đón nhận Chúa vào những tầng sâu thẳm nhất của linh hồn khi Rước Lễ chỉ có thể được lôi kéo ngày một sâu xa và mạnh mẽ hơn vào dòng sống thần linh, được tháp nhập vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, trái tim của họ được hoán cải nên giống như trái tim thần linh.
Một điều khác có liên quan chặt chẽ với điều này. Khi chúng ta phó thác mọi rắc rối của cuộc đời trần thế cho trái tim thần linh, chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm về chúng. Khi đó linh hồn chúng ta được tự do tham gia vào sự sống thần linh. Sau đó, chúng ta đi bên cạnh Đấng Cứu Rỗi trên con đường Người đã đi qua trên trái đất này trong suốt cuộc đời trần thế của Người và vẫn còn đi trong thế giới huyền nhiệm bên kia của Người. Thật vậy, với con mắt đức tin, chúng ta rõi nhìn vào những tầng sâu bí mật của cuộc sống giấu ẩn của Người bên trong sự mờ nhạt của thần tính. Mặt khác, việc tham dự vào đời sống thần linh này tự nó có một sức mạnh giải phóng; nó làm giảm bớt sức nặng của những mối quan tâm trần thế của chúng ta và cho chúng ta một chút vĩnh cửu ngay cả trong sự hữu hạn này, một sự phản chiếu hạnh phúc, một sự biến đổi thành ánh sáng. Nhưng lời mời bước vào sự biến đổi này trong bàn tay Thiên Chúa là do chính Thiên Chúa ban cho chúng ta trong phụng vụ của Giáo Hội. Vì vậy, đời sống của một phụ nữ Công Giáo đích thực cũng là một đời sống phụng vụ. Bất cứ ai cầu nguyện cùng với Giáo Hội trong tinh thần và sự thật đều biết rằng toàn bộ cuộc sống của họ phải được hình thành bởi đời sống cầu nguyện này.
Hãy để chúng ta tóm tắt. Mỗi nghề trong đó linh hồn người phụ nữ trở nên chính nó và có thể hình thành bởi linh hồn người phụ nữ đều là nghề của người phụ nữ chân chính. Nguyên tắc đào tạo sâu xa nhất của linh hồn phụ nữ là tình yêu phát xuất từ trái tim thần linh. Linh hồn người phụ nữ chiếm được nguyên tắc đào tạo này nhờ sự kết hợp mật thiết nhất với trái tim thần linh trong đời sống Thánh Thể và phụng vụ.
Để kết luận, tôi muốn nêu ra một câu hỏi vẫn xuất hiện đi xuất hiện lại trong tâm trí tôi: chương trình hội nghị chỉ định rõ ràng các loại nghề nghiệp khác nhau (bác sĩ, linh mục, v.v.). Cần gì phải có một loại đặc biệt cho nghề nghiệp phụ nữ? Ngoài ra, tại sao lại có những cuộc thảo luận thường xuyên về nghề nghiệp của phụ nữ mà hầu như không cuộc thảo luận nào về nghề nghiệp của nam giới? Há đàn ông cũng như đàn bà đều ý thức được sự đồng hiện hữu giữa các khuynh hướng cá nhân và nam giới và rồi thực sự có sự đối lập giữa chúng đó sao? Há cũng không đúng hay sao khi nói rằng bản chất người đàn ông là hay nên là một nhân tố cùng có tính quyết định đối với việc lựa chọn và đào tạo ơn gọi của họ?
Hơn nữa, há chúng ta đã không tìm thấy ở đây phản đề giữa bản chất bị biến thái bởi cuộc Sa Ngã và bản chất đã được khôi phục trong nét tinh ròng của nó đó sao?
Tôi tin rằng sẽ rất đáng giá nếu một lúc nào đó những câu hỏi này được xem xét một cách nghiêm túc và thấu đáo. Vì sự hợp tác lành mạnh của các giới trong cuộc sống nghề nghiệp sẽ chỉ khả hữu nếu cả hai đều đạt tới một ý thức bình thản và khách quan về bản chất của họ và rút ra những kết luận thiết thực từ đó. Thiên Chúa đã tạo ra loài người như đàn ông và đàn bà, và Người đã tạo dựng cả hai theo hình ảnh của chính Người. Chỉ có bản chất nam và nữ được phát triển tinh ròng mới có thể mang lại sự giống với Thiên Chúa cao nhất có thể. Chỉ bằng cách này, mới có thể mang lại sự hòa nhập mạnh mẽ nhất của mọi cuộc sống trần thế và thần linh.
Kỳ tới: Tiểu luận II về Phụ nữ: Các Ơn gọi Tách biệt của Đàn ông và Đàn bà Theo Bản nhiên và Ơn thánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét