Sally Rooney không chỉ là tiểu thuyết gia công giáo của ‘Thế hệ Snapchat’ (nhưng cô còn là vậy)
americamagazine.org, James T. Keane, 2021-10-19
Ai là tiểu thuyết gia công giáo viết tiếng Anh vĩ đại nhất? Có phải là
Ảnh Sally Rooney do Jonny L. Davies
Flannery O’Connor? Graham Greene? Walker Percy? Muriel Spark? Evelyn Waugh? Caroline Gordon không? Một cuộc khảo sát nhanh của báo America từ 112 năm nay cho thấy tạp chí này đã đổ hàng ngàn tỷ tấn mực cho câu hỏi này, dù câu trả lời hiển nhiên đã và đang và sẽ luôn là J. F. Powers.
Nhưng ở thế hệ sau thì sao? Câu hỏi này cũng được đặt ra mỗi vài năm một lần từ những ngày đầu vinh quang trong những năm 1960, khi J.F. Powers đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia năm 1962 cho cho quyển Morte D’Urban, Edwin O’Connor nhận Giải Pulitzer năm 1962 với quyển The Edge of Sadness (Gay go của nỗi buồn) và Walker Percy Giải thưởng Sách Quốc gia năm 1963 cho quyển The Moviegoer (Người xem phim). Ai trong những thập kỷ gần đây đã gia nhập hàng ngũ các tiểu thuyết gia công giáo vĩ đại? Mary Gordon? Ron Hansen? Alice McDermott? Jon Hassler? Toni Morrison?
Tiểu thuyết gia công giáo vĩ đại nhất là ai? Tạp chí này đã đổ hàng nghìn tỷ gallon giấy mực cho câu hỏi, mặc dù câu trả lời rõ ràng đã, đang và sẽ luôn là J. F. Powers.
Nếu tin vào người đánh giá Ciaran Freeman (điều này theo ngữ pháp là “điều kiện không có thực”), bây giờ thế hệ thiên niên kỷ có kẻ thách thức riêng cho thế hệ của mình ở ngai vàng này là: Sally Rooney. Tôi biết, tôi biết: Bạn không thể vừa nhâm nhi chút rượu White Claw vừa chờ người được chọn xuất hiện. Vì Freeman rất nghiêm túc. Trong bài phê bình trên trang America về quyển sách Beautiful World, Where are you (Thế giới tuyệt đẹp, Bạn ở đâu) ông viết: “Nếu mục tiêu của nghệ thuật theo quan điểm công giáo là nói lên nét đẹp, sự thật và ánh sáng – hướng về Chúa, thì Sally Rooney là nhà văn công giáo vĩ đại.”
Ouah! Một tuyên bố táo bạo vì Rooney mới chỉ có ba quyển tiểu thuyết, tất cả vừa được phát hành trong bốn năm qua: Cuộc trò chuyện với bạn bè (Conversations with Friends, 2017), Những người bình thường (Normal People, 2018) và Thế giới tuyệt đẹp, Bạn ở đâu (Beautiful World, Where Are You, 2021). Nhưng công bằng mà nói, Flannery O’Connor chỉ viết có hai, là Wise Blood (Dòng máu khôn ngoan) và The Violent Bear It Away (Bạo lực chịu nó đi). Cũng vậy với J. F. Powers, người có cuốn tiểu thuyết thứ hai, Wheat That Springeth Green (Lúa mì đó Springeth Green) đã mất 25 năm để viết. Vì vậy, độ dài nhiều năm hoặc nhiều từ không phải là tiêu chuẩn duy nhất để trở thành một nhà văn công giáo vĩ đại.
Nhà phê bình Freeman, một cựu thành viên của O’Hare tại America Media, gợi ý rằng “Rooney đang viết trong bối cảnh của một Ai-len hậu công giáo. Cô và các nhân vật của cô lớn lên trong một thế giới mà Giáo hội có ảnh hưởng lớn trên tất cả khía cạnh của đời sống, đã nhanh chóng suy yếu sau các vụ lạm dụng thể xác và tình dục bị phát hiện.” Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017 với The Irish Times, cô Rooney nhận xét, “chúng tôi đã loại bỏ Giáo hội công giáo và thay thế nó bằng chủ nghĩa tư bản săn mồi. Dưới một khía cạnh nào đó, đây là một thỏa hiệp nhưng dưới khía cạnh khác thì nó thật sự xấu.”
Nhà phê bình Freeman ghi nhận: “Rooney viết cho một quần chúng thiếu đức tin trong một thể chế Giáo hội, nhưng vẫn khao khát có một cái gì đó để tin. Cô viết cho tôi và cho các bạn của tôi.” Alice, một trong các nhân vật của Rooney trong quyển Thế giới tuyệt đẹp, Bạn ở đâu nói rằng “vẻ đẹp, sự thật và lòng tốt là những đặc tính của bản thể hòa làm một với Chúa”. Như thế có đủ tinh thần công giáo cho bạn chưa? Đó là một khoảnh khắc của bài giáo lý đơn giản có thể đến từ ngòi bút của chính Thánh Tôma Aquinô.
Ông Ciaran Freeman viết: “Sally Rooney viết cho một quần chúng thiếu đức tin trong một thể chế Giáo hội, nhưng vẫn khao khát có một cái gì đó để tin vào. Cô viết cho tôi và cho các bạn của tôi.”
Cuốn tiểu thuyết thứ hai của Rooney, Những người bình thường, đã được dựng thành một loạt phim nhỏ cho đài Hulu năm 2020. Trong bài phê bình loạt phim này cho trang America, Freeman nhớ lại những ồn ào văn học xung quanh Cuộc trò chuyện với bạn bè của Rooney năm 2017 đã làm cho ông lo lắng về chất lượng của quyển Những người bình thường. “Rooney được tiếp thị dưới tên Salinger cho Thế hệ Snapchat, được chào đón như một trong những nhà văn thiên niên kỷ vĩ đại đầu tiên,” ông viết, vì vậy ông rất lo khi thấy quyển tiểu thuyết thứ hai xuất bản chỉ một thời gian ngắn sau. “Đôi khi một tiểu thuyết gia đầu tay sẽ lợi dụng danh tiếng của mình và vội vàng xuất bản quyển thứ nhì kém hơn, một bản thảo cũ đã bị gạt sang một bên hoặc chôn sâu trong ổ cứng.”
Nhưng đây không phải là trường hợp này, ông viết. “Tôi phải mất một thời gian để nhận ra quyển Những người bình thường không phải là một phiên bản nhỏ của Trò chuyện với bạn bè, nhưng đó là một bản văn được Rooney trau chuốt tinh tế.”
Ông lập luận, một trong những ví dụ rõ ràng nhất về ý nghĩa bí tích đã thấm đậm trong các bài viết của Rooney, xuất phát từ cách cô mô tả tính thể xác con người chúng ta trong quyển Những người bình thường, ông Freeman viết: “Trí tưởng tượng công giáo hiện diện tiềm ẩn trong cách mà Rooney viết về cơ thể, các nhân vật của cô không phải là những tâm hồn không xác chạy trốn các kinh nghiệm trần tục. Kinh nghiệm của họ về Chúa, về những gì tốt đẹp, bám rễ điều này điều kia được thể hiện qua cơ thể của họ. Trong suốt câu chuyện, họ tìm thấy lòng thương xót, ân sủng và tình yêu dành cho nhau. Cơ thể của họ đóng vai trò nối dài cho tâm hồn họ”.
Các tiểu thuyết của Rooney đều lấy bối cảnh ở quê hương Ai-len của cô, và trong nhiều năm, trang America đã viết nhiều về mối quan hệ liên tục của quốc gia này với đức tin công giáo đã làm cho Ai-len thành “vùng đất của các vị thánh và các học giả”. Bài báo năm 2018 kể câu chuyện về sự thay đổi nhanh chóng của Ai-len trong những năm gần đây, kể cả việc sút giảm nghiêm trọng hàng loạt ơn gọi và giữ đạo. Gần đây ông René Ostberg đã đánh giá tác phẩm Những điều tốt nhất của đạo công giáo trong thế giới, The Best Catholic In The World của Derek Scally, trong đó ông đưa ra “bức chân dung về một đất nước cực kỳ sùng đạo một thời đã chịu một sự tuột dốc tinh thần nhanh chóng”. Và nếu có nhiều lựa chọn khác được tìm thấy trong kho lưu trữ của chúng tôi, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc kết thúc với bức thư tình được viết từ năm 1934, trong đó một biên tập viên trang America vạch trần James Joyce với bài viết: “Ulysses the Dirty.”
Nguyễn Tùng Lâm dịch
http://phanxico.vn/2021/10/21/sally-rooney-khong-chi-la-tieu-thuyet-gia-cong-giao-cua-the-he-snapchat-nhung-co-con-la-vay/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét