Số Của Các Thánh Vịnh
Bạn có thể sẽ thấy rằng, trong một số sách cầu nguyện hay Kinh Thánh, các Thánh Vịnh thường có hai số hoặc có lúc các số không giống với những số bạn quen dùng. Chẳng hạn, Thánh Vịnh về người mục tử nhân lành thường được gọi là Thánh Vịnh 23. Nhưng thỉnh thoảng Thánh Vịnh này lại được đánh số là Thánh Vịnh 22. Lý do là những bản dịch Thánh Vịnh trước đây được dịch hoặc từ bản văn tiếng Do Thái, hoặc từ bản văn tiếng Hy Lạp. Sự khác biệt này khiến người đọc cảm thấy bối rối. Tuy nhiên, ta cần nhớ hai điều:
Thứ nhất, các sách nghiên cứu thường đánh số Thánh Vịnh theo số của bản Do Thái (Hip-ri); các sách phụng vụ theo số của bản Hy Lạp (hoặc sau này là bản La-tinh)
Thứ hai, bình thường, số của các Thánh Vịnh theo bản Do Thái lớn hơn số của bản Hy Lạp một số. Ví dụ, Thánh Vịnh 51 theo bản Do Thái là Thánh Vịnh 50 theo bản Hy Lạp. Thánh Vịnh 139 của bản Do Thái là Thánh Vịnh 138 theo bản Hy Lạp.
Trong bản dịch của Các Giờ Kinh Phụng Vụ, số theo bản Do Thái được đánh trước, không bỏ trong ngoặc, và sau đó số Hy Lạp được bỏ trong ngoặc đơn là số được giữ lại trong Phụng Vụ Công Giáo.
Do đó, tùy theo lĩnh vực sử dụng, bạn có thể dùng số Thánh Vịnh cho phù hợp.
Công Tùng, SJ.
(Tham khảo : “Handbook for Lay Readers” của Linh Mục Peter Schineller, S.J.
“Tìm Hiểu Cựu Ước” của Linh Mục Trần Phúc Nhân
http://dongten.net/noidung/12304
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét