Trang

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH

  QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH
     (Lữ Giang)
 
Ngày 26.6.2015 Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán quyết rằng các cặp đồng tính có quyền thành hôn ở bất cứ nơi nào ở trong nước, và như thế đã vô hiệu hóa luật pháp tại một số tiểu bang nghiêm cấm hôn nhân đồng phái tính.

Hiện các cặp đồng tính nam và nữ được quyền thành hôn tại 36 tiểu bang và thủ đô Washington. Phán quyết của Tòa án Tối Cao sẽ nới rộng quyền này đến tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ.
Tòa án biểu quyết với đa số 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, ủng hộ các cuộc hôn nhân đồng giới tính. Phán quyết của bên đa số viết rằng “khước từ quyền được thành hôn của các cặp đồng giới sẽ có tác động nghiêm trọng và lâu dài. Việc áp đặt lệnh cấm thành hôn đối với thành phần đồng giới nam và nữ, có tác dụng không tôn trọng và áp chế họ. Và Điều khoản về Quyền được Bảo vệ Bình đẳng, cũng như Điều khoản về Quyền được Hệ thống Pháp lý Đối xử Công Bằng nghiêm cấm việc vô cớ vi phạm quyền cơ bản được kết hôn".


Quan điểm của Giáo Hội Công Giáo như thế nào?

Chúng tôi xin gởi theo đây hai tài liệu nói về quan điển của Giáo Hội Công Giáo đối với hôn nhân đồng tín.
1.- Bài của Lm. Đoàn Quang, CMC, trình bày quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về hôn nhân đồng tín.
2.- Thư của Bộ Giáo Lý Đức Tin năm 1986 gửi cho các Giám mục Công Giáo về việc chăm lo mục vụ cho những người đồng tính

 
I.- GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ĐỐI XỬ THẾ NÀO VỚI HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH
Lm. Đoàn Quang

Nhiều nước trên thế giới bây giờ đã chấp thuận cho "hôn nhân đồng tính", vậy giáo hội Công giáo có chấp nhận hôn nhân đồng tính không?

Đáp:

1/ Hôn nhân đồng tính (same-sex marriage), nghĩa là nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ.

2/ Đã có những nước Bỉ, Hòa lan, Canada, Tây ban nha... cho phép kết hôn đồng tính. Về phía đạo, có UnitedChurch, một giáo hội Tin lành có rất đông tín đồ, đã hỏi ý kiến tín đồ mình, kết quả là đa số chấp nhận hôn nhân đồng tính.


3/ Những người theo Kitô giáo, đã học biết Kinh Thánh nên để ý:

3.1- Trong Kinh thánh Cựu ước, Thiên Chúa Giavê đã phạt dân thành Sodoma vì tội giao hợp cùng phái này...(Sách Sáng thế 19,1-29)

3.2- Theo Kinh thánh Tân ước, Chúa Giêsu phán với những người Pharisêu rằng, "Từ đầu tiên Thiên Chúa đã dựng nên loài người có nam có nữ, người nam sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình..." (Matthêu 19,3-6). Đó là định nghĩa hôn nhân là một nam một nữ, chứ không phải là đồng tính như ngày nay người ta muốn định nghĩa: "Hôn nhân là sự kết hợp giữa 2 người".

Thử hỏi: Nếu cha mẹ những người ủng hộ "hôn nhân đồng tính" cũng lấy nhau đồng tính thì ngày nay họ có mặt trên đời để ủng hộ hôn nhân đồng tính không?

Những người tin theo Kinh Thánh, những tôn giáo theo Chúa Kitô dựa vào đâu để cho phép hôn nhân đồng tính?


Luật luân lý phải dựa vào Kinh thánh của Thiên Chúa là tiêu chuẩn tối cao, chứ không dựa vào ý kiến đa số, bất toàn của loài người.

Nếu mục đích của hôn nhân là sinh con cái "hãy sinh sản đầy mặt đất" (Sáng thế 1,28), thì hôn nhân đồng tính không phải là tự nhiên, nhưng chỉ là bệnh hoạn, chỉ là cách giải quyết sinh lý, tình dục với nhau, chứ không nhằm thể hiện ý Đấng Tạo hóa, cho dù có xin con nuôi. Con nuôi đâu phải con đẻ tự nhiên do vợ chồng yêu nhau mà sinh ra.

Với những lý do trên, và những lý do khác như giáo luật quy định, và các Đức Giáo Hoàng, nhất là đức Gioan Phaolô 2 trình bày, Giáo hội Công giáo sẽ không bao giờ đi ngược lại Kinh Thánh mà chấp nhận hôn nhân đồng tính.

***

Nhưng trong tinh thần bác ái của đạo, Sách Giáo lý Công giáo khuyên người Công giáo không nên tỏ ra kì thị đối với những người đồng tính, nhưng nên "đón nhận, thông cảm và cư xử tế nhị" với những người bệnh hoạn bất đắc dĩ này, họ không muốn, cha mẹ, gia đình họ không muốn con em họ có xu hướng đồng tính đâu. Gia đình nên xử đối với nhau sao cho khôn khéo, hợp lẽ đạo, đừng để mất con em mình.

Sách Giáo lý do Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 ban hành năm 1992 viết:

Khiết tịnh và đồng tính luyến ái

 2357
Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hoặc những người nữ với nhau: họ cảm thấy sức quyến dũ về tính dục một cách mạnh hơn hẳn, hoặc một cách độc chiếm đối với những người cùng giới tính. Nó đã mặc lấy những hình thức rất khác nhau qua các thế kỷ và nơi những văn hoá khác nhau. Sự phát sinh về tâm thần của nó vẫn còn nhiều điểm chưa lý giải được. Dựa trên Thánh Kinh vẫn lên án chúng là những hành vi suy đồi nghiêm trọng. Truyền thống luôn luôn tuyên bố "những hành vi đồng tính luyến ái là thác loạn từ bản chất của chúng". Những hành vi này nghịch với luật tự nhiên. Chúng đóng cửa không cho hành vi tính dục ban tặng sự sống. Chúng không xuất phát từ một sự bổ khuyết cho sinh hoạt tình cảm và tính dục thật sự. Chúng không thể được chấp nhận trong bất cứ trường hợp nào.

 2358
Một con số không nhỏ những đàn ông và phụ nữ cho thấy có những khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa. Họ đã không chọn lấy thân phận đồng tính luyến ái của họ; đối với đa số trong bọn họ, đây là một thử thách. Họ phải được người ta đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ.Những người này được gọi thực thi ý Chúa trong đời sống của họ, và nếu họ là những Kitô hữu, họ được kêu gọi kết hợp với hy sinh Thập giá của Chúa những khó khăn mà họ gặp phải trong thân phận của họ.

 2359
Những người đồng tính luyến ái được kêu gọi giữ sự khiết tịnh. Nhờ những nhân đức của sự tự làm chủ được mình, tức những nhân đức giáo dục cho tự do nội tâm, và đôi khi nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi, nhờ lời cầu nguyện và ân sủng các bí tích, họ có thể và phải dần dần và cương quyết tới gần sự trọn hảo Kitô giáo.
Lm. Đoàn Quang, CMC
 

...


             II.- THƯ BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN GỞI CÁC GIÁM MỤC CÔNG GIÁO NĂM 1986 
                        VỀ VIỆC CHĂM LO MỤC VỤ CHO NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH

Trích Thư của Bộ Giáo Lý Đức Tin (BGLĐT) gửi cho các Giám mục Công Giáo năm 1986 về việc chăm lo mục vụ cho những người đồng tính


1.- Kết hợp yêu thương và hiến dâng đời sống

Giáo Hội…tôn vinh ý định thiêng liêng của việc kết hợp yêu thương và hiến dâng cuộc sống cho nhau giữa người nam và người nữ trong bí tích hôn nhân.” (Thư BGLĐT, số 7).


2.- Một thiết lập mang tính bổ sung

Chọn một người cùng giới để phục vụ cho hoạt động tình dục của mình chính là phá hủy biểu tượng và ý nghĩa đẹp đẽ mà Đấng Tạo Hoá đã thiết lập về tính dục, nếu không nói đến mục tiêu của hành vi tính dục. Hoạt động tình dục đồng giới không phải là sự kết hợp bổ sung cho nhau để thông truyền sự sống…” (Thư BGLĐT, số 7)


3.- Khuynh hướng ĐTLA là rối loạn khách quan

“Mặc dù xu hướng đặc biệt này của người ĐTLA không phải là một tội, hầu như là một khuynh hướng mãnh mẽ, hướng tới một điều sai trái về bản chất; và do vậy bản thân khuynh hướng này phải được xem như một rối loạn khách quan.” (Thư BGLĐT, số 3)


4.- Không được chấp nhận về mặt luân lý

“…Thế nên sự quan tâm đặc biệt và chăm sóc mục vụ phải nhắm đến những người đang trong tình trạng này, sợ rằng nếu người để đời làm họ tin rằng sống và hành động theo khuynh hướng đồng tính là một lựa chọn có thể chấp nhận về mặt luân lý…Chỉ trong mối quan hệ vợ chồng thì việc sử dụng khả năng của giới tính mới hợp luân lý.” (Thư BGLĐT, số 3 và 7)


5.- Giáo Hội không gọi một ai là “người ĐTLA” cả

“Ngày nay, Giáo Hội…từ chối xem một người là “đồng tính luyến lái” hay “dị tính luyến ái”, nhưng kiên định rằng mỗi người đều có một căn tính nền tảng: là thụ tạo của Thiên Chúa, nhờ ân sủng, trở nên con của Ngài và được thừa hưởng cuộc sống vĩnh hằng.” (Thư BGLĐT, số 16)


6.- Giáo Hội lên án ác tâm bạo lực

“Thật đáng lên án khi những người đồng tính trở thành mục tiêu của ác tâm bạo lực trong lời nói cũng như hành động. Những cách đối xử như vậy thật đáng để các chủ chăn của Giáo Hội lên án dù ở bất cứ nơi đâu.” (Thư BGLĐT, số 10)


7.- Hãy tôn trọng mỗi con người

“Phẩm giá đích thực của mỗi con người phải luôn được tôn trọng trong lời nói, hành động và luật pháp.” (Thư BGLĐT, số 10)


8.- Áp lực cho Giáo Hội

“…Ngày nay với việc gia tăng số người đồng tính, ngay cả trong Giáo Hội, đã gây ra một áp lực khổng lồ, đòi hỏi Giáo Hội phải chấp nhận tình trạng ĐTLA như thể nó không có gì là rối loạn và phải bỏ qua hành vi này.” (Thư BGLĐT, số 8)


9.- Những con người quảng đại và sẵn sàng trao ban

“Hoạt động ĐTLA…ngăn trở lời mời gọi hướng đến một cuộc sống trao ban chính bản thân, vốn là điều cốt lõi của đời sống Kitô giáo mà Phúc Âm đã nói. Điều này không có ý nói người có khuynh hướng này không quảng đại và trao ban, nhưng khi họ dấn thân vào hoạt động ĐTLA, họ tự thừa nhận với bản thân họ một khuynh hướng tính dục rối loạn, mà bản chất là sự nuông chiều bản thân.” (Thư BGLĐT, số 7)


10.- Hoàn toàn không thể nào cưỡng lại được ư?

“Bằng mọi giá, điều cần tránh là những giả định không có cơ sở và hạ thấp phẩm giá con người. Giả định này cho rằng hành vi tính dục của những người ĐTLA hoàn toàn không thể cưỡng lại và vì thế hành vi ấy vô tội.” (Thư BGLĐT, số 11)


11.- Từ bỏ đồng tính luyến ái

“Việc từ bỏ hoạt động ĐTLA đòi hỏi cá nhân ấy phải cộng tác mật thiết với Chúa để được ơn ban tự do”. (Thư BGLĐT, số 11)

Không ít người đã trải nghiệm những khó khăn khi cố lìa bỏ lối sống đồng tính nguy hiểm. Sau đây là 4 yếu tố cần thiết để thành công:

–. Phải tin chắc rằng chỉ có đời sống khiết tịnh là tốt lành
–. Cậy dựa vào người khác để được nâng đỡ
–. Cố gắng, nỗ lực hết mình
–. Phó thác nơi Chúa.

Có nhiều người đã thật sự thành công khi thiết lập một đời sống tính dục tự chủ, nhưng liệu họ có hạnh phúc không? Đa số ý kiến cho rằng “không!” vì người đời tưởng tượng rằng họ sẽ bị dày vò liên tục bởi những ham muốn đè nén. “Không phải vậy”, những ai đã vượt qua tình trạng này khẳng định. Họ nói, thay vì bị dày vò thì họ lại cảm nghiệm hạnh phúc lớn lao và lòng biết ơn vì Chúa đã giải thoát họ khỏi quyền lực đen tối của những ham muốn. Kết quả càng tăng lên với sự tự tin và bình an nội tâm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét