Trang

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

VUI HỌC THÁNH KINH CHÚA NHẬT 17 TN NĂM B


VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 17 TN NĂM B
Tin Mừng thánh Gioan 6,1-15




TIN MỪNG

Sau đó, Đức Giê-su sang bên kia Biển Hồ Ga-li-lê, cũng gọi là Biển Hồ Ti-bê-ri-a.2 Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm.3 Đức Giê-su lên núi và ngồi đó với các môn đệ.4 Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái.

5 Ngước mắt lên, Đức Giê-su nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-líp-phê: "Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây? "6 Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi.7 Ông Phi-líp-phê đáp: "Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút."8 Một trong các môn đệ, là ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, thưa với Người:9 "Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu! "10 Đức Giê-su nói: "Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi." Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn.11 Vậy, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý.12 Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: "Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi."13 Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng.14 Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giê-su làm thì nói: "Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian! "15 Nhưng Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.




1  After this, Jesus went across the Sea of Galilee (of Tiberias).

2 A large crowd followed him, because they saw the signs he was performing on the sick.

3 Jesus went up on the mountain, and there he sat down with his disciples.

4 The Jewish feast of Passover was near.

5  When Jesus raised his eyes and saw that a large crowd was coming to him, he said to Philip, "Where can we buy enough food for them to eat?"

6 He said this to test him, because he himself knew what he was going to do.

7 Philip answered him, "Two hundred days' wages  worth of food would not be enough for each of them to have a little (bit)."

8 One of his disciples, Andrew, the brother of Simon Peter, said to him,9 "There is a boy here who has five barley loaves  and two fish; but what good are these for so many?"

10 Jesus said, "Have the people recline." Now there was a great deal of grass in that place. So the men reclined, about five thousand in number.

11 Then Jesus took the loaves, gave thanks, and distributed them to those who were reclining, and also as much of the fish as they wanted.

12 When they had had their fill, he said to his disciples, "Gather the fragments left over, so that nothing will be wasted."

13 So they collected them, and filled twelve wicker baskets  with fragments from the five barley loaves that had been more than they could eat.

14 When the people saw the sign he had done, they said, "This is truly the Prophet,  the one who is to come into the world."

15 Since Jesus knew that they were going to come and carry him off to make him king, he withdrew again to the mountain alone.


I. HÌNH TÔ MÀU





* Chủ đề của hình này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


* Bạn hãy viết câu Tin Mừng  Gioan 6,11

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .



II. TRẮC NGHIỆM

01. Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều tại đây. (Ga 6,1)
a. Biển Hồ Tibêria
b. Sông Giođan
c. Miền Thập Tỉnh
d. Thành Bêlem

02. Đức Giêsu đã hỏi ai: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” (Ga 6,5)
a. Ông Philípphê
b. Ông Phêrô
c. Ông Anrê
d. Ông Tôma

03. Có bao nhiêu chiếc bánh lúa mạch được dùng trong phép lạ hóa bánh ra nhiều này? (Ga 6,9)
a. Hai
b. Ba
c. Năm
d. Bảy

04. Khi cầm lấy bánh Đức Giêsu làm gì? (Ga 6,11)
a. Dâng lời tạ ơn.
b. Đọc lời truyền phép.
c. Phân phát cho mọi người.
d. Chỉ a và c đúng.


05. Sau khi ăn no nê, các tông đồ thu lại được bao nhiêu thúng? (Ga 6,13)
a. 5 thúng.
b. 7 thúng.
c. 9 thúng.
d. 12 thúng.



III. Ô CHỮ


Những gợi ý

01. Khi chứng kiến phép lạ hóa bánh ra nhiều, dân chúng nghĩ Đức Giêsu là vị ngôn sứ phải đến đâu? (Ga 6,14)

02. Ai đã làm phép lạ bánh hóa ra nhiều? (Ga 6,1-15)

03. Ai đã thưa với Đức Giêsu rằng: “Ở đây có 1 em bé có 5 chiếc bánh lúa mạch và 2 con cá”?(Ga 6,8-9)

04. Đức Giêsu đã hỏi ai: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” (Ga 6,5)

05. Khi chứng kiến phép lạ hóa bánh ra nhiều, dân chúng nghĩ Đức Giêsu là ai? (Ga 6,14)

06. Sau khi ăn no nê, các tông đồ thu lại được bao nhiêu thúng? (Ga 6,13)

07. Có bao nhiêu chiếc bánh lúa mạch được dùng trong phép lạ hóa bánh ra nhiều này? (Ga 6,9)

08. Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều tại đây. (Ga 6,1)

Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?



IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

Đức Giêsu cầm lấy bánh,
 dâng lời tạ ơn,
rồi phân phát cho những người ngồi đó.
Tin Mừng thánh Ga 6,11



Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 17 TN NĂM B
Tin Mừng thánh Gioan 6,1-15

I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề :

Chúa Giêsu làm phép lạ bánh hóa ra nhiều

* Câu Tin Mừng  Gioan 6,11

Vậy, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó.
(Ga 6,11)

II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM

01. a. Biển Hồ Tibêria (Ga 6,1)
02. a. Ông Philípphê (Ga 6,5)
03. c. Năm (Ga 6,9)
04. d. Chỉ a và c đúng (Ga 6,11)
05. d. 12 thúng (Ga 6,13)

III. Lời giải đáp Ô CHỮ

01. Thế gian (Ga 6,14)
02. Đức Giêsu (Ga 6,1-15)
03. Ông Anrê (Ga 6,8-9)
04. Ông Philípphê (Ga 6,5)
05. Vị ngôn sứ (Ga 6,14)
06. Mười hai (Ga 6,13)
07. Năm (Ga 6,9)
08. Biển Hồ Tibêria (Ga 6,1)

Hàng dọc: Hiệp Nhất

NGUYỄN THÁI HÙNG




Các bài suy niệm CHÚA NHẬT 17 Thường Niên - Năm B
Lời Chúa: 2V. 4, 42-44; Ep. 4, 1-6; Ga. 6, 1-15


Đào tạo trái tim
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Đài VTV1 đã chiếu lại bộ phim truyền hình nhiều tập “Bản Tin Sớm”. Nhân vật chính trong phim là Gary Hopson, một người thường xuyên theo dõi tin tức hằng ngày qua tờ báo “Chicago”. Khi đọc tin tức, anh thường chú ý tới những người đang gặp nạn. Mỗi khi thấy có người bị nạn, anh luôn băn khoăn tự hỏi xem mình phải làm gì để giúp đỡ nạn nhân. Và lập tức, bất kể những khó khăn, anh lên đường tìm giúp người bị nạn.
Tâm hồn người thanh niên dũng cảm và quảng đại ấy có những nét giống với tâm hồn của Đức Giêsu. Mỗi khi nhìn thấy những cảnh khổ ở đời, Đức Giêsu không sao cầm được lòng thương. Hôm nay, nhìn thấy đám đông đói khát, Người không thể để mặc họ ra về. Người cảm thấy có trách nhiệm phải lo cho họ ăn uống đầy đủ. Dù giữa nơi hoang vu không có hàng quán. Mà nếu có hàng quán cũng chẳng ai đủ tiền mua cơm bánh cho hàng chục nghìn người đang đói khát. Nên người đã làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi dân. Qua phép lạ lớn lao này, Đức Giêsu hé mở cho ta thấy trái tim đầy tình thương xót của Người, quyền năng cao cả của Người. Nhưng đồng thời Người cũng nhân dịp này đào tạo trái tim con người.
Bài học thứ nhất mà Người muốn dạy ta, đó là lòng cảm thương phải biến thành việc làm cụ thể. Lòng cảm thương là một tình cảm tốt. Nhưng cảm thương suông thì chưa đủ. Thiếu việc làm cụ thể, lòng cảm thương nhiều khi trở thành hình thức, giả dối. Lòng cảm thương ai cũng có. Nhưng số người thực sự ra tay hành động vì lòng cảm thương lại rất hiếm. Có rất nhiều lý do: thái độ ngại ngùng, hoàn cảnh phức tạp, thiếu thốn phương tiện. Các tông đồ nại đến những lý do đó để thoái thác hành động. Nhưng Đức Giêsu bắt họ vào cuộc. Đã thấy việc tốt thì cố gắng làm. Dù khó khăn cách mấy cũng phải vượt qua. Chỉ có việc làm cụ thể mới minh chứng một lòng cảm thương đích thực. Thế là các môn đệ phải đi tìm bánh và cá mang đến cho Chúa. Các ông giúp phân phát lương thực cho mọi người. Các ông đi thu lượm những mẩu bánh còn dư. Các ông tích cực tham gia vào việc cứu đói.
Bài học thứ hai mà Người muốn dạy ta, đó là hãy cộng tác vào công trình của Chúa. Chúa có thể làm được mọi sự. Nhưng Người muốn ta cộng tác vào chương trình của Người. Người có thể biến đá thành bánh. Nhưng Người vẫn đón nhận 5 chiếc bánh và 2 con cá của một em bé. Sự đóng góp của con người tuy nhỏ bé, nhưng rất cần thiết. Đó chính là khởi điểm để Chúa làm việc. Đừng khoán trắng cho Chúa mọi việc. Hãy đóng góp phần của mình. Tục ngữ Pháp có câu: “Hãy tự giúp mình, rồi trời sẽ giúp bạn”. Sự cộng tác của ta nói lên nhu cầu thật sự bức thiết. Sự cộng tác tích cực nói lên lòng ta tha thiết mong muốn. Nỗ lực của con người là khởi đầu phải có. Rồi Chúa sẽ làm nốt phần còn lại. Ở đây ta phải ghi nhận lòng quảng đại của em bé. Có lẽ em đi bán bánh. Giữa nơi hoang vu vắng vẻ, trước một đoàn người đói khát, em có thể lợi dụng thời cơ nâng giá bánh để tìm lợi nhuận. Nhưng em đã quảng đại dâng hết cho Chúa. Chính sự quảng đại của em đã góp phần làm nên phép lạ nuôi sống hàng vạn người.
Bài học thứ ba mà Người muốn dạy ta, đó là hãy biết tiết kiệm. Đói khát và thừa mứa. Thiếu thốn và phung phí. Đó là hai trạng thái trái ngược hiện nay trên thế giới. Khi dư giả người ta dễ phung phí. Những người vừa trải qua cơn đói, nay đã vứt bừa bãi những mẩu bánh dư thừa. Đức Giêsu sai các môn đệ đi thu lượm những mẩu bánh thừa. Chúa dậy cho mọi người hãy biết tiết kiệm. Tiết kiệm là trân trọng những của cải Chúa ban. Tiết kiệm là ý thức của cải là của mọi người. Nếu tôi phí phạm, anh em tôi sẽ thiếu thốn. Tiết kiệm để chia sẻ. Tiết kiệm vì công bình. Tiết kiệm vì lợi ích của toàn thể nhân loại. Thế giới còn những người đói nghèo không phải là vì thiếu tài nguyên, nhưng vì phân phối chưa đồng đều, vì những người giầu có tiêu xài phí phạm.
Bài học thứ bốn mà Người muốn dạy ta, đó là phải tìm lương thực thiêng liêng. Vật chất là cần thiết cho đời sống hiện tại. Nhưng vật chất không phải là tất cả. Quá nô lệ vào vật chất, tâm hồn con người sẽ không vươn lên được. Lương thực cho thân xác là một giải quyết cấp thời. Về lâu về dài, muốn con người phát triển, cần phải giải quyết các nạn đói khác. Đó là nạn đói văn hóa. Đó là nạn đói đạo đức. Và trên hết, đó là nạn đói lương thực thiêng liêng. Nhu cầu tâm linh của con người ngày càng lớn rộng. Cơn đói khát tâm linh càng lúc càng mãnh liệt. Tìm đáp ứng nhu cầu tâm linh là một việc làm thiết thực. Nâng cao đời sống tâm linh là đưa con người tới phát triển toàn diện. Chúa bỏ trốn, không chịu để được tôn làm vua, vì Người muốn những kẻ tìm Người tỉnh ngộ, vượt thoát khỏi vòng nô lệ vật chất, vươn lên những giá trị tâm linh.
Với những bài học kèm theo việc hóa bánh ra nhiều, Đức Giêsu muốn đào tạo trái tim chúng ta. Người muốn trái tim ta hãy mở ra để cảm thương anh em đồng loại. Người muốn lòng cảm thương ấy đi đến cùng bằng những việc làm cụ thể, bằng sự cộng tác quảng đại, bằng sự tiết kiệm để giúp ích cho nhiều anh em. Người muốn trái tim ta vươn lên khao khát những chân trời cao thượng của đời sống tâm linh. Người muốn đào tạo ta nên những con người phát triển toàn diện xứng đáng là những người con của Thiên Chúa. Người muốn nuôi dưỡng không chỉ thân xác nhưng nhất là linh hồn ta.
Lạy Chúa, xin nâng tâm hồn con lên tới Chúa. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Hãy kể lại những bài học mà Chúa muốn dạy ta qua bài Tin Mừng hôm nay.
2) Bạn có thể góp phần phát triển xã hội bằng cách tiết kiệm. Bạn có thấy việc đó là cần thiết không?
3) Nhiều lần bạn đã xin Chúa cho được cơm no áo ấm. Nhưng có bao giờ bạn xin Chúa cho được nên người tốt, biết sống đạo đức hơn không?
4) Lòng cảm thương của bạn có đi đến những việc làm cụ thể không?

Dịp may bỏ lỡ
Maurice Brouard
Từ vài năm nay, những chiến sĩ của một đảng chính trị đã bỏ nhiều công sức cho chiến lược của họ: Thăm dò, họp báo, quảng cáo không ngừng, chẳng thiếu gì cả. Họ thu hút được dư luận: Càng ngày người ta càng nói đến người sẽ là vị lãnh đạo của đảng. Mặc dù có những sự thối lui trong cuộc thăm dò, nhưng cơn sốt vẫn lên cao. Và này đây một cơ hội bất ngờ: Quần chúng náo nức, họ yêu cầu người ấy làm lãnh đạo của đảng. Đến phút chót, người ấy từ chối. Các đảng viên chua xót và thất vọng vì quần chúng đã không biết nắm lấy thời cơ.
Qua dụ ngôn trên đây, tôi muốn hình dung cách mà các bạn hữu của Chúa Giêsu đã phản ứng trước sự từ chối của Ngài. Thực ra Chúa Giêsu cứ luôn luôn bỏ lỡ những cơ hội đưa Ngài tới thành công: Ngài lẩn trốn. Quả thật Ngài không sinh ra để làm chính trị.
Sự lẩn tránh của Chúa Giêsu.
Sau bữa ăn no nê ở giữa thiên nhiên, đám đông không ngớt ngạc nhiên về phép lạ mà qua đó họ nhận ra dấu chỉ đáp ứng sự chờ mong sâu xa của họ. Chúng ta biết rằng người Do Thái chờ đợi sự tái diễn phép lạ manna vào ngày tận thế – vào thời Mêsia. Họ chờ đợi một Môisê mới, một vị ngôn sứ, sẽ tái diễn phép lạ manna. Vì vậy, phản ứng của đám đông là chuyện bình thường. Nhìn thấy dấu lạ Chúa Giêsu vừa mới làm, họ nói: ông này thật sự là ngôn sứ, kẻ sẽ đến trong thế gian. Nhưng Chúa Giêsu biết họ sẽ bắt Ngài để tôn lên làm vua, vì thế Ngài lại rút lui lên núi một mình.
Tại sao phải lẩn tránh?
Tại sao Chúa Giêsu lại tránh làm vua? Bởi vì quần chúng chỉ nghĩ đến bánh, còn Ngài lại quan tâm mặc khải cho họ Thiên Chúa thật. Ngài sẽ không cho họ nhận ra được Ngài là ai: Đấng Chúa Cha sai đến mang sự sống mới cho nhân loại. Đây sẽ là bi kịch của đời Ngài. Trong diễn từ vĩnh biệt đêm tiệc ly, Chúa Giêsu tâm sự với những kẻ thân thích của Ngài: “Người Do Thái đã không nhận biết Chúa Cha và cũng không nhận biết Thầy” (16,3). Trong lời cầu nguyện với Chúa Cha, Ngài nói: “Lạy Cha Chí Thánh, thế gian không nhận biết Cha” (17,25). Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần đã không được nhìn nhận. Quần chúng chỉ quan tâm đến phép lạ, phép lạ, đến những ân huệ hoàn toàn vật chất mà thôi. Đối với Chúa Giêsu, điều chính yếu là loài người được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, và như vậy, họ sẽ cởi mở đối với Thiên Chúa, đối với niềm hy vọng về một thế giới sắp đến. Điều chính yếu trước hết là những kẻ nghi ngờ, tuyệt vọng không thấu hiểu được mầu nhiệm của đau khổ, sự dữ, sự tội và sự chết, tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha của họ. Điều chính yếu, là họ kết hợp với Thiên Chúa và cộng tác với Ngài để xây dựng một thế giới dễ thở hơn. Họ sẽ làm được điều này khi nỗ lực giải phóng anh em mình khỏi tất cả những sự dữ đang giam cầm họ trong sự nô lệ, và khỏi mọi ngẫu tượng: Tiền bạc, tiện nghi, quyền thế.
Câu hỏi.
Chúng ta tin vào Chúa Giêsu có phải là tin vào vị ngôn sứ cao cả, Đấng giải phóng đến trong trần gian để thỏa mãn những ước vọng sâu xa nhất của chúng ta (ước vọng được cứu rỗi, được sống vĩnh cửu, được hiệp thông với Thiên Chúa) và để lôi cuốn chúng ta giải phóng những người anh em đang phải nô lệ cho sự bất công, thù ghét và cho các ngẫu tượng không?
Lời Chúa và Thánh Thể.
Thánh Thể là bữa tiệc được Chúa Giêsu thiết lập để nuôi dưỡng ước muốn hiệp thông của chúng ta với Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, và để tăng cường ý chí chúng ta muốn phục vụ hết thảy mọi người.

Phúc Âm đã phản ánh trong Thánh Lễ
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng” - Charles E. Miller)
Thời gian thánh Gioan đã viết Phúc Âm của Ngài vào khoảng sau mười năm sau cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, việc cử hành bí tích Thánh Thể vào Chúa Nhật đã được hình thành và thiết lập như một sự diễn tả những gì có nghĩa là một môn đồ của Đức Kitô. Thánh Gioan đã viết chương sáu của ngài theo cách để cho những người đọc mường tượng thấy ngày Chúa Nhật của họ khi suy niệm Phúc Âm của ngài. Hầu như hai mươi thế kỷ sau chúng ta vẫn còn thể thấy rõ được thực tại này.
Chương thứ sáu mở ra bằng việc kể lại sự kỳ diệu Chúa Giêsu nuôi năm ngàn người với năm chiếc bánh và hai con cá. Theo những lời của Thánh Gioan, đó là một đám đông khổng lồ. Thánh Lễ không phải là một việc sùng kính riêng, hoặc là một cuộc hành hương với một vài người. Đó là một việc cử hành với một đám đông người, xuyên qua khắp thế giới là những dân của Thiên Chúa.
Thánh Gioan đã chú ý đến lễ Vượt Qua của người Do thái thì gần đến. Đó không phải là một sự tình cờ mà là một thời gian trong năm đã được đề cập đến như là ý nghĩa của bí tích Thánh Thể. Hy tế Tạ ơn là một cuộc Vượt Qua của người Kitô giáo chúng ta, việc cử hành hy tế này đã ban cho chúng ta như môt dân của Thiên Chúa. Trong kinh nguyện thứ bốn chúng ta kêu lên rằng: “Lạy Chúa bởi thánh giá và sự Phục Sinh của Ngài, Ngài đã giải thoát chúng con, Ngài là Đấng cứu độ thế gian.”
Thánh Gioan đã tiếp tục quan sát khi diễn ra việc nuôi sống đám đông, một cậu bé đã hiến dâng năm chiếc bánh và hai con cá cho Chúa Giêsu. Điều đó có vẻ như là không có gì khi so sánh với nhu cầu của một số đông người như thế. Trong cùng cách đó nơi Thánh Lễ, một số người đã mang rượu và bánh để bắt đầu chuẩn bị những của lễ. Họ là cậu bé của Phúc Âm và những của lễ dâng cho vị linh mục thì không ý nghĩa gì khi so sánh với những gì chúng sẽ trở thành.
Trong câu chuyện về những chiếc bánh mà Chúa Giêsu đã thực hiện những hành động hy tế. Chúa Giêsu đã cầm lấy những chiếc bánh và dâng lời tạ ơn. “Từ Eucharist có nghĩa là dâng lời tạ ơn”. Ở điểm này, thánh Matthêu trong Phúc Âm của ngài đã kể lại cho chúng ta một chi tiết rất quan trọng. Ngài kể rằng sau khi Chúa Giêsu nhìn lên trời, dâng lời tạ ơn, Ngài cầm lấy bánh bẻ ra và trao cho các môn đệ để phân phát cho dân chúng. Cái nhìn này chính xác giống như những gì đã xảy ra nơi Thánh Lễ khi vị linh mục được trợ giúp bởi một vị thừa tác viên Thánh Thể đặc biệt.
Còn cá thì thế nào? Chúng không phải là một phần trong bữa ăn hy tế của chúng ta nhưng cá là một dấu hiệu rất cổ xưa mà nay vẫn còn lưu hành, biểu tượng của người Kitô hữu. Những chữ đầu trong tiếng Hy lạp là Giêsu Kitô: “Giêsu Con Thiên Chúa, Đấng cứu độ”. Là những mẫu tự đầu vẫn được đánh vần bởi tiếng Hy lạp của chữ cá: “ICHTHUS.” Vì thế mọi người đều rất thích với ý nghĩa dấu hiệu này, họ chú ý đến cá là cho họ nhớ rằng Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi Ngài đã ban Con duy nhất của Ngài, để cứu độ chúng ta qua hy tế mà Ngài đã dâng chính mình Ngài trên thánh giá. Hy tế Thánh Thể là một tưởng nhớ sống động của lễ hy sinh này. Trong lúc cử hành hy lễ chúng ta tuyên xưng cùng Đức Kitô: “Chính bằng sự chết Ngài đã phá huỷ sự chết của chúng ta, bằng sự sống lại, Ngài đã phục hồi sự sống của chúng ta”.
Vì Chúa Nhật thứ bốn kế đó chúng ta sẽ nghe tiếp chương thứ sáu của thánh Gioan, và mỗi ngày Chúa Nhật chúng ta lại càng đi sâu hơn vào hy tế Thánh Thể.


Cám ơn

Arthur Tone

Một nông dân chở lúa mì đến kho lúa ở thành phố kế cận. Anh dừng xe lại một quán ăn và đến ngồi gần một nhóm bạn trẻ đang quậy phá, la ó người đầu bếp, chất vấn cô bồi bàn. Khi bữa ăn dọn ra trước mặt, người nông dân cúi đầu dâng lời cầu nguyện.
Một kẻ ngạo nghễ trong bọn nghĩ rằng y sẽ chọc quê bác nông dân, nên y la lớn để mọi người nghe được: Ê, Bố! Ở quê bố ai cũng làm vậy sao?”.
Bác nông dân bình tĩnh quay về phía gã thanh niên và lớn tiếng đáp lại: “Không, con ơi, những con heo không biết làm như vậy!”.
Câu chuyện này có thể chạm tự ái những ai không đọc kinh trước khi dùng bữa. Nhưng nó có thể khởi đầu cho tất cả chúng ta nghĩ đến việc cám ơn Chúa vì Chúa ban của ăn. Nghĩ đến bao lợi ích, bao ơn huệ, đặc ân để dâng một lời cảm tạ khi chúng ta ngồi vào bàn ăn.
Đức Giêsu cho chúng ta một tấm gương hoàn hảo trong câu chuyện hôm nay về việc Chúa nuôi năm ngàn người ăn no vời 5 tấm bánh và 2 con cá. “Đức Giêsu cầm lấy bánh và sau khi đã tạ ơn. Người phân chia cho họ”… Chúa chúng ta cũng cảm tạ trong bữa ăn tối sau cùng. Như chúng ta nhắc lại trong lời Truyền phép mỗi Thánh Lễ.
Khi chúng ta noi gương Chúa Kitô dâng lời cầu nguyện trước bữa ăn. Chúng ta sẽ thấy rõ lòng nhân hậu của Chúa đã làm cho chúng ta có của ăn và đồng thời cũng giúp chúng ta thấy rõ sự khổ sở vì đói bụng. Cũng thế, chúng ta phải biết ơn Chúa vì của ăn thiêng liêng là chân lý của Chúa. Và bánh của Chúa. Sự rước lễ giúp ta thấy rõ lòng quảng đại của Chúa.
Năm 1976, Đại Hội Thánh Thể thế giới ở Philadelphia. Đề tài trong 8 ngày đại hội là: “Những cái đói trong gia đình nhân loại”.
Nhiều người thuộc mọi quốc tịch đã hội thảo về cái đói của con người: Đói Chúa, đói bánh, đói tự do, đói công lý, đói hòa bình và chân lý. Nhất là đói Đức Giêsu, bánh ban sự sống. Ít người trong chúng ta có thể đến Philadelphia, nhưng mọi người chúng ta có thể nghĩ, cầu nguyện và giải quyết những cái đói của trái tim con người.
Việc biết ơn Chúa tại bàn ăn có thể là một bước đầu: Tôi có đủ đồ ăn và có dư nữa trong khi hàng triệu người đói lả. Tôi thật may mắn, họ thật bất hạnh. Tôi muốn hỏi câu hỏi Đức Giêsu hỏi trong bài Tin Mừng hôm nay: “Chúng ta phải mua bánh cho họ ăn làm sao?”. Chúng ta sẽ ý thức rằng chúng ta phải mua bánh chia sẻ, phải tránh hoang phí. Chúng ta phải khuyến khích, nâng đỡ những tổ chức trợ cấp người nghèo đói như Thánh bộ truyền bá đức tin, cơ quan viện trợ Công giáo hải ngoại. Chúng ta sẽ xin chính phủ nuôi người đói khát bằng mọi giá.
Còn quan trọng hơn nữa tôi phải biết ơn Chúa trong Thánh Lễ khi tôi rước Mình, Máu Chúa Kitô. Hàng triệu người không biết gì về của ăn này. Bạn có biết danh từ “tạ ơn” được dùng bao nhiêu lần trong Thánh Lễ. Hợp ý trong lời cầu nguyện đó và bạn sẽ khao khát chia sẻ bánh ban sự sống với những ai chưa có. Hợp ý với Đại Hội Thánh Thể bằng cách đọc kinh trước bữa ăn và đặc biệt bằng lời nguyện tạ ơn trong bàn tiệc Thánh Thể.
Xin Chúa chúc lành bạn.

Mua đâu ra bánh cho những người này ăn

(Suy niệm của Noel Quesson)
Một toán du khách đi thăm dấu vết của trại Đa-sô (Dachau), một trại giam nổi tiếng của phát xít Đức thời Hitler. Người hướng dẫn khách du lịch hôm đó là một cựu tù nhân của Đa-sô xưa, ông đã bị nhốt lâu năm và may mắn thoát chết. Hôm đó là Chúa nhật, nhiều toán du lịch khách đến thăm di tích lịch sử này. Khắp nơi vương vãi những rác rưởi lẫn với đồ ăn thức uống. Gặp một mẩu bánh mì nằm bên lề đường, người hướng dẫn toán du lịch nhào tới lượm lên, ông nói giọng run run: “Một mẩu bánh mì! Tôi không thể chịu được khi thấy một mẩu bánh mì bị bỏ phí. Mấy năm thoi thóp trong tù, đối với tôi mẩu bánh mì đồng nghĩa với sự sống. Nó là ranh giới giữa sống và chết”.
Trong các bản năng Chúa trao ban cho con người, có lẽ bản năng sinh tồn là tha thiết nhất. Bất cứ ai đã có lần bị xâu xé trong cơn đói thì sẽ ghi nhớ suốt đời. Chắc Chúa Giêsu đã có kinh nghiệm trong bốn mươi ngày đêm ăn chay nơi sa mạc, nên người rất cảm thương những người bị đói. Đám dân lũ lượt đi theo Chúa vào sa mạc, có những người vì tin tưởng muốn nghe lời Chúa, nhưng cũng có người chỉ vì tò mò, vui chân theo bạn bè, họ cứ đi mà không nghĩ đến ăn uống. Giờ này, Chúa biết họ đói bụng, và Chúa nghĩ phải kiếm gì cho họ ăn. Và có lẽ qua niềm cảm thông với tình cảnh đói khát của con người như vậy, Chúa đã nghĩ tới việc lập Bí Tích Thánh Thể. Qua Bí Tích này, Chúa ở lại gần gũi với nhân loại hơn. Đồng thời cũng là để thỏa mãn phần nào sự đói khát tâm linh của tín hữu. Từ lương thực no đủ cho thân xác, con người nghĩ về Chúa như một nhu cầu thiết yếu của linh hồn mình. Chúa đã mở rộng cõi lòng và cái nhìn của ta để ta dễ tiếp nhận mầu nhiệm Thánh Thể bằng một phép lạ vĩ đại: Bánh hóa nhiều. Chúa làm cho 5 ổ bánh hóa nhiều để nuôi 5 ngàn người, cốt cho chúng ta nhớ tới Chúa là bánh thật, bánh trường sinh, là lương thực nuôi sống linh hồn chúng ta. Sự đói khát Chúa khó cảm thấy, nhưng cũng gây mệt mỏi cho con người như đói cơm bánh vậy.
Tại sao Chúa phải hỏi Philipphê về việc mua bánh? Ngài có thể phán một lời là có ngay nhiều bánh nhiều cá. Tuy nhiên Chúa muốn thực hiện một phép lạ với sự cộng tác của Tông đồ và thiện chí của một em bé. Đó cũng là một qui luật tự nhiên mà Chúa hằng tôn trọng: do lòng tin mà có phép lạ. Chúng ta còn nhớ phép lạ trong tiệc cưới Cana. Chúa có thể từ không mà làm ra rượu, nhưng Chúa đã đợi người ta đổ nước lã đầy các chum. Những người giúp việc đang mệt mỏi mà phải đi múc nước từ giếng sâu, cũng là một cố gắng, có thể nói được là một hành động biểu lộ đức tin.
Lạy Chúa, vì yêu thương, Chúa đã ban lời Chúa và Thánh Thể làm lương thực nuôi sống linh hồn chúng con. Xin giúp chúng con hiểu và tin những mầu nhiệm Chúa muốn mạc khải cho chúng con. Chúng con xin tạ ơn Ngài.

Chú giải của Noel Quesson

Trong suốt 5 Chúa nhật mùa hạ, chúng ta gián đoạn việc đọc Tin Mừng theo Thánh Maccô, để đọc chúng 6 nổi tiếng của Thánh Gioan. Đó là trình thuật về Bánh Hằng Sống: Bắt đầu bằng “sự hóa bánh ra nhiều" và tiếp tục bằng "bài giảng về Bánh hằng sống”. Gioan cho chúng ta một suy niệm về Bí tích Thánh Thể và về đức tin do chính Đức Giêsu diễn giải.
Sau đó, Đức Giêsu sang bên kia biển hồ Galilê cũng gọi là biển hồ Tibêria. Có đông đảo dân chúng theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm và chữa lành kẻ đau ốm.
Đoạn cuối của câu chuyện này (Ga 6,66) cho chúng ta thấy rõ đám đông đang ham muốn xem phép lạ, là một đám đông "không tin": Họ từ chối theo Đức Giêsu trong đức tin.
Ngày nay chúng ta cũng vẫn thích "những sự lạ" như đám đông ở Galilê. Những phép lạ của Đục Giêsu, có thể trở thành một cái bẫy, một con đường sai lạc đối với đức tin chân chính. Lạy Chúa, xin giúp chúng con theo Chúa đến cùng, ngay trong đời thường và trong những cái tầm thường, không có gì lạ lùng qua cuộc sống hằng ngày. Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu được "ý nghĩa" thâm sâu những phép lạ của Chúa, vượt trên những ấn tượng trước mắt.
Lúc ấy sắp đến lễ Vượt qua là đại lễ của người Do Thái.
Ở đây ám chỉ đến công cuộc vượt qua của Chúa đã tới gần, cũng như lời chúc lành trên bánh mà lát nữa Chúa sẽ dùng ("Eucharistèsas" trong tiếng Hy Lạp) đã mang “ý nghĩa" mà Thánh Gioan muốn nói lên trong việc hóa bánh ra nhiều: Hiển nhiên Người nghĩ đến Bí tích Thánh Thể. Khi viết trình thuật này, Thánh Gioan đã cử hành Bí tích Thánh Thể, lễ Vượt qua của Kitô hữu, từ 40 hay 50 năm rồi nghĩa là từ khi Đức Giêsu đã sống Bữa tiệc Ly như một bữa ăn vượt qua.
Ngước mắt lên Đức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-líp-phê: "Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?" Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết là mình sắp làm gì rồi.
Thiên Chúa là tình yêu, Đức Giêsu giới thiệu Thiên Chúa cho chúng ta biết. Ngài thấy nhu cầu của nhân loại.
Phép lạ Người sẽ thực hiện là một nghĩa cử yêu thương. Việc trao ban Thánh Thể là một tác động yêu thương. Chúng ta hãy nghe câu hỏi của Người. Câu hỏi này luôn mang tính thời sự. Vâng, lạy Chúa, Chúa yêu cầu chúng con hãy nhìn xem con người đang đói khát, với những nhu cầu tự nhiên nhất. Chúa nói: "Hãy cho họ có cái ăn"... cho ăn, đơn giản thế thôi! Còn chúng ta, lại thường nghĩ tưởng đến một Thiên Chúa xa xôi trên các tầng mây. Chính Chúa đã đem chúng con trở về với cuộc sống "thường nhật" với lương thực hằng ngày. Đó là chúng ta phải khiêm tốn phục vụ.
Ông Philípphê đáp: "Dạ có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút". Một trong các môn đệ là ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, thưa với Người: "Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với bằng ấy thì thấm vào đâu!".
Trước những vấn đề lớn của nhân loại: "đói khát", “hòa bình", "công lý", chúng ta thường trả lời: "Chúng ta có thể làm gì được? Việc này quá sức chúng ta". Quả thật, một mình tôi không thể giải quyết toàn bộ vấn đề. Nhưng có vì thế mà tôi được miễn khỏi phải làm một việc nhỏ cần thiết để giải quyết vấn đề không? Tôi có được miễn khỏi phải tiếp tay với các nhóm, các hiệp hội đã hoạt động để giải quyết các vấn đề trên không?
Dù sao đi nữa, điều đáng chú ý là vào ngày hôm ấy, Đức Giêsu đã không muốn làm một hành vi sáng tạo "từ không mà có" (Người cũng có thể làm thế được lắm chứ!). Người đã dùng những thức ăn do loài người chế biến. Điều này nhắc chúng ta rằng: Thông thường Thiên Chúa không thay thế chúng ta. Vả lại còn một điều kiện cần thiết khác nữa cho việc hóa bánh ra nhiều là cậu bé đó chấp thuận cho những gì cậu đã có thể dành riêng cho cậu từ khi cậu lên đường.
Qua những chi tiết đó, ngày nay Thiên Chúa của Đức Kitô cũng kêu gọi chúng ta. Con người thường kết tội Chúa, vì để hai phần ba nhân loại phải đói khát. Chúa trao trách nhiệm đó cho chúng ta. Bình thường Thiên Chúa không thay thế cho tạo vật. Chúng ta đang thuộc về thế giới phương Tây, nơi những siêu thị đầy ắp thức ăn. Và chúng ta tiếp tục dự trữ, thu góp rồi than phiền. Chúng ta tiếp tục đòi hỏi không cùng để thêm tiện nghi, gia tăng lợi tức, lợi nhuận. Chúng ta từ chối giảm bậc lương để bớt tài sản những người giàu và tăng tài sản cho những người kém may mắn. Chúng ta có thể tán rộng trình thuật Tin Mừng này: "Thuở xưa có một cậu bé có năm chiếc bánh và hai con cá, trong khi đó 5.000 người đã không có gì ăn. Cậu ta giữ cho mình năm ổ bánh đó và đi xa khỏi đám đông để ăn bánh đó một mình, một cách vụng trộm.
Điều tệ hại là chúng ta không ăn cách vụng trộm. Ngày nay, những người bị đói trên thế giới biết chúng ta không bao giờ bị đói.
Đức Giêsu nói: "Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi". Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoản năm ngàn. Vậy, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá, Người cũng phân phát như vậy ai muốn ăn bao nhiêu tùy ý.
Theo sự khôn ngoan tự nhiên, ông An rê nói: “Với bằng ấy thì thấm vào đâu?". Trước lý trí con người, Chúa vẫn đòi hỏi thái độ vượt lên của đức tin: Đó là thái độ mạo hiểm cao đẹp, mãnh liệt tin cậy đối với một người khác. Người "tín hữu” trở thành người cộng tác với Chúa, trong những hành động vượt xa phương tiện của con người.
Đức Giêsu đã "tạ ơn" (Euchanstèsas). Người đang ở trong âm vực của đức tin, trong tương quan mật thiết với Chúa Cha. Đó là cảm tưởng của Người trong lúc đó. Diễn từ “Bánh hằng sống" tiếp theo, sẽ cho thấy Người đã nghĩ đến mầu nhiệm vô biên của bữa ăn vượt qua mà một ngày kia Người sẽ trao ban cho loài người qua mọi thời đại. Đức Giêsu không coi thường "cơn đói của thể xác" nhưng Người nghĩ đến "cơn đói Thiên Chúa" mà dưới cái nhìn của Người, còn trầm trọng hơn.
Khi họ đã ăn no nê rồi, Người bảo các môn đệ: Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi".
Đây không phải là một chi tiết phụ. Sự dư thừa này đã từng xảy ra ở tiệc cưới Cana: Đức Giêsu đã hóa ra nhiều. Hóa "bánh" và "rượu” ra nhiều? Quả thật, Đức Giêsu đã nhìn xa hơn đám đông những người Galilê hay những thực khách ở tiệc cưới Cana. Bánh và rượu của Thiên Chúa dành cho mọi người. Nhưng ai là người thực sự đói và khát? Người ta thu lại những miếng thừa. Tôi tưởng tượng những giỏ đầy (12 giỏ). Ai đã có thể có mặt ở đó để ăn những giỏ bánh này, và ai đã không có ở đấy?
Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giêsu làm thì nói: "Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian".
Con người ở mọi thời đại vẫn mong chờ một người “được Chúa sai đến", chờ một "giải pháp lạ lùng" có thể miễn trách nhiệm cho họ. Trong thâm tâm, chúng ta vẫn còn tư tưởng của những người thời sơ khai, hy vọng rằng những "công thức ma thuật" sẽ giải quyết khó khăn của chúng ta. Người ta không còn thi hành những nghi lễ hủ tục nhưng lại là nạn nhân của nhưng khẩu hiệu, những lời hứa điên rồ những ý thức hệ mang tính ma thuật của “tiến bộ", của "ngày mai vui tưới". Chúng ta hãy đổi cơ cấu và tất cả sẽ được giải quyết Những nhà ma thuật nói như vậy Chúa thì bảo: "Hãy thay đổi lòng dạ các ngươi ". Lúc bấy giờ những sự thay đổi cơ cấu sẽ là một cái gì khác hơn là một sự thay đổi chế độ nô lệ.
Nhưng, Đức Giêsu biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm Vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.
Cơn cám dỗ "chính trị" của những người đồng thời với Chúa không có gì là không hợp thời. Nó không phải là một hiện tượng thuộc quá khứ. Biết đến bao giờ chúng ta mới hết những cơn sốt mong đợi Đấng Mêsia giả? Bao giờ chúng mới hiểu rằng, Chúa đã luôn luôn từ chối không để cho người ta "đóng khung" Người trong những quan điểm trần thế? Không phải vì những việc trần thế không có giá trị, nhưng người ta không thể giảm thiểu con người trong chiều kích đó. Chúa vẫn không ngừng kêu lên, như triết gia Diogène, rằng: "Các người sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu chỉ là những con heo được ăn no bụng". Cái đói cơ bản của con người không phải là đói lương thực. Các bạn đừng bỏ bê công việc trần thế, hay những quyết định chính trị, xã hội, kinh tế mà các bạn phải thể hiện. Nhưng xin làm ăn đừng quên rằng phẩm giá cao quý nhất của con người là khả năng kỳ diệu mở rộng lòng hướng tới siêu việt hướng đến Thiên Chúa. Chúa nói: Xin làm ơn cho Ta đóng vai của Ta, vai trò mà chỉ có Ta mới đóng được để “giúp các con", để xóa cơn đói cho các con. Chúa khước từ kế đồ "giải phóng" chính trị mà không người đương thời với Chúa đã muốn lôi kéo Chúa vào. Bên bờ vinh quang và thành công, "Người lui vào thanh vắng một mình", Người nghĩ về vai trò khác mà Người sẽ phải làm tròn. Sáng mai cũng với đám đông này, Người sẽ cố gắng giúp cho họ hiểu "Người là ai", là Bánh ban sự sống đích thực. Nhưng ai "đói Thiên Chúa"? Chương VI của Thánh Gioan sẽ kết thúc với nỗi cô đơn bi thiết của Chúa trước nhóm Mười Hai (Ga 6,66-71).

Chú giải của Fiches Dominicales

ĐỨC GIÊSU HOÁ BÁNH VÀ CÁ RA NHIỀU CHO ĐÁM ĐÔNG ĂN
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Bánh hóa nhiều dư dật.
Tạm rời bỏ Tin Mừng Máccô, sách Bài đọc năm B hôm nay lấy ở Tin Mừng gian câu chuyện Chúa hóa bánh ra nhiều, rồi tiếp liền đó là "diễn từ về Bánh trường sinh" được phân chia để đọc liền trong bốn Chúa nhật tiếp theo.
Chỉ có phép lạ hóa bánh là được cả bốn Tin Mừng cùng tường thuật (Máccô còn tường thuật tới 2 lần ở 6,35-44 và 8,1-9). Khi tường thuật việc hóa bánh, tác giả Tin Mừng bốn đã tập trung vào Đức Giêsu như con người lèo lái hành động từ đầu đến cuối.
"Sang bên kia Biển Hồ Galilê, Đức Giêsu "lên núi " và “ngồi" đó với các môn đệ.
Người "nước mắt lên" và nhìn "thấy đông đảo dân chúng" đến với mình.
- Hoàn toàn biết mình sắp làm gì rồi, Người hỏi ông Philípphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây”. Câu hỏi thật lấp lửng: "Thưa có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”.
- Dù chẳng có sự tương xứng (5 cái bánh và 2 con cá thì thấm vào đâu với đám đông chừng 5000 người), Người vẫn nói: "Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi”.
Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn và phân phát thật sự bánh đã hóa ra rất nhiều. Người bảo các môn đệ thu lại những miếng thừa.
- Sau cùng biết được ý đồ và sự hồ hởi của dân chúng sau khi đã được ăn no, Người lại lánh mặt đi lên núi một mình.
2. Manna mới trên đường xuất hành mới…
Trình thuật này tập trung vào Đức Giêsu, lại mang âm hưởng sâu xa của thời dĩ vãng xa xưa trong Cựu ước mà nay đang ứng nghiệm nơi Đức Giêsu; trình thuật cũng loan báo bí tích Thánh Thể.
Chuyện kể lấy hậu cảnh là Thánh Kinh (Cựu ước) nên cần được khai thông để có thể thấu triệt được tất cả ý nghĩa phong phú của câu chuyện.
+ Tác giả trình thuật lấy hứng từ việc hóa bánh xảy ra trong thời ngôn sứ Êlisê.
Cũng không có sự cân xứng 20 bánh lúa mạch cho 100 người, trong trường hợp của ngôn sứ Êlisê; 5 cái bánh và 2 con cá cho chừng 5000 người đàn ông, trong Tin Mừng.
Các người chứng kiến cùng tỏ vẻ lo lắng:
- "Làm sao mà đủ cho 100 người được? " người đầy tớ của ngôn sứ Êlisê hỏi.
- Thưa, có mua đến 200 đồng bạc bánh cũng chẳng đủ...", ông Phipphê trả lời.
Cùng ra lệnh bảo làm:
“Cứ cho hết mọi người ăn”, Ngôn sứ Êlisê nhấn mạnh.
"Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi". Đức Giêsu bảo.
Bánh ăn rồi đều cùng có dư thừa:
"Họ ăn rồi mà còn dư lại”, trình thuật của sách Các Vua quyển hai.
"Họ chất đầy được rnười hai thúng miếng bánh vụn”, Tin Mừng Gioan viết.
Như vậy, thánh Gioan muốn cho thấy rằng việc làm của Đức Giêsu vượt trội hơn hình ảnh mờ nhạt của Cựu ước tiên báo về thời của Đấng Thiên Sai nhiều. Và nếu bánh thừa nhiều vô vàn hơn thời kỳ ngôn sứ Êlisê còn thừa, thì chính là để ngụ ý rằng hôm đó Đức Giêsu không những bẻ bánh cho đám đông ăn, mà còn cho hết thảy mọi người nữa.
+ Trình thuật của Gioan cũng ám chỉ nhiều đến những biến cố của thời Xuất hành.
Đức Giêsu đã lên “núi”, núi Sinai mới nơi đó Người là Môsê mới, sẽ ban Lời Chúa và Manna mới cho dân Người.
Tác giả xếp đặt cho cảnh xảy ra vào "ít ngày trước Lễ Vượt Qua”, đặt biến cố vào bối cảnh cuộc giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập có ngụ ý đây chính là một cuộc xuất Hành mới đang mở màn, một cuộc Vượt qua mới được loan báo, lễ vượt qua của Đức Giêsu (cf. Ga 2,13-20; 11,55-57).
Còn về câu Chúa hỏi Philípphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây" chính là tiếng vang vọng lại lời của Môsê hỏi Thiên Chúa khi dân Do thái lẩm bẩm kêu trách ông trong hoang mạc: "Con sẽ kiếm đâu ra thịt mà cho dân này đây? (Ds 11,3).
Nhưng X.Léon-dufour nhận xét thêm: "Khác với Môsê có vẻ lo lắng, Đức Giêsu đã biết người sắp làm gì rồi”. Việc Đức Giêsu sắp "làm" đây sẽ không chỉ là một việc lạ lùng sắp diễn ra mà còn bao gồm luôn chính thực tại mà phép lạ ấy là dấu chỉ nưa: để cho muôn người được sống, Đức Giêsu sẽ ban không chỉ những lời nghe được từ Cha, mà cả chính bản thân Người qua cái chết nữa. Điều này còn quí trọng hơn cả những tấm bánh hứa nhau lạ lùng hôrn nay ("Lecture de l'Evangile selon saint Jean", cuốn 11, Seuil, trang 107).
Nếu Gioan thêm câu "Người nói thế là để thử ông”, thì cũng là để ám chỉ những thử thách dân Do Thái đã trải qua xưa trong cuộc hành trình qua hoang mạc vậy.
Ngần ấy hình ảnh ám chỉ như vậy, khiến tấm bánh hóa nhiều chính là Manna mới dành để dưỡng nuôi một dân mới do Đức Giêsu là Môsê mới lãnh đạo.
Nhưng nếu trình thuật này mang âm hưởng sâu xa của thời Cựu ước xa xưa, thì đồng thời cũng báo trước Bí tích Thánh Thể.
A.Marchadour nhận xét: "Lời lẽ của trình thuật, Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn (c.11) chính là những lời cộng đoàn Gioan vẫn thường nghe trong những buổi cứ hành Thánh Thể.
Như ta được biết, trong bữa ăn tối trước khi chia tay, chính Đức Giêsu làm cử chỉ phân phát, (chứ không phải các môn đệ đã làm việc này theo như tường thuật của ba Tin Mừng nhất lãm). "Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí” (c.12) lời nhận xét này ngụ ý diễn tả thời điểm lịch sử của Đức Giêsu là trổi vượt, rất đáng trân trọng, nên đừng để uổng phí. Người ban dư đầy ăn huệ, để chính Giáo Hội cũng được thụ hưởng dồi dào. Đức Giêsu đến cho người ta được sống và sống dồi dào (10, 10). Phải dồi dào đủ cho hết thảy các thế hệ Kitô giáo" ("L'evangile de Jean", Centurion, trang 101)
3. Đức Giêsu là Môsê mới lãnh đạo cuộc Xuất hành mới.
Đây là trường hợp hi hữu trong Tin Mừng Gioan: Đấng làm phép lạ ấy được dân chúng hoan hô, vì họ nhận thấy Người còn hơn là vị ngôn sứ; Người là nhân vật Thiên Chúa hứa trong Nhị Luật 18,15 giống như Môsê; dân chúng nói: "Hẳn ông này là vị ngôn sứ Đấng phải đến thế gian ".
Nhưng thay vì lấy lòng tin để mở lòng ra đón nhận Đấng mà phép lạ ấy nói cho biết, thì dân chúng lại chỉ nghĩ đến cơm bánh mà họ đã được no nê. Họ còn ra sức giam hãm Đức Giêsu trong quan niệm quá phàm trần họ vốn có về Đấng Mêsia: "Họ sắp đến bắt Người đem đi mà tôn làm vua”.
Vì thế Đức Giêsu lánh mặt đi "lên núi một mình”. Người không phải là "vi ngôn sứ" đúng như họ mong muốn khi trông đợi một Đấng Mêsia trần tục.
A.Marchadour kết luận: "Thánh Gioan đã khéo léo lồng vào câu chuyện này ba thời điểm khác nhau: thời xuất hành lúc dân Israel đã bắt đầu rong ruổi trong sa mạc, thời gặp gỡ lịch sử với Đức Giêsu làm khung cho câu chuyện, và thời của Giáo Hội. Điều đó phải muốn nói lên rằng qua ba hoàn cảnh lịch sử khác nhau này vẫn một câu hỏi căn bản còn phải được đặt ra là: Làm thế nào để sống tin tưởng vào Chúa khi ở trong sa mạc (manna)? trong lúc Chúa nhập thể ở giữa con người (Đức Giêsu)? và trong Giáo Hội (Thánh Thể)?
Trong tư tưởng của Gioan, Đức Giêsu không nhắm mục tiêu tỏ bày lòng thương xót của Người đối với đám đông đang đói cho rằng muốn mạc khải nhân tính đích thực của mình vì thế Gioan đã đẩy các môn-đệ lui vào hậu cảnh, để tâm cả câu chuyên tập trung vào con người toàn năng là Đức Giêsu, Đấng lèo lái các biến cố và làm cho các biến cố có ý nghĩa. trình thuật kết thúc bằng một thất bại, nhưng phần sau câu chuyện lại sẽ cố gắng làm cho mạc khải được sáng tỏ khi đào sâu ý nghĩa biểu tưởng của bánh vốn đã có ngay trong dấu chỉ rồi. Người ta sẽ nhận ra ngay được rằng Đấng ban lương thực, thì chính Người cũng là lương thực nuôi sống mọi người" (O.C. trang 101)
BÀI ĐỌC THÊM.
1. "Một dấu" chỉ cần tìm ra ý nghĩa, một mầu nhiệm cần phải hiểu biết"
Trong tâm tưởng của Đức Giêsu Nagiarét, đây chính là một kiểu chia sẻ lương thực mới lạ. Một dấu lạ gây được niềm hồ hởi, nhưng sẽ bị ngộ nhận. Một dấu lạ cần tìm ra ý nghĩa, một mầu nhiệm cần phải hiểu biết, mà chỉ có đức tin mới tiếp cận được. Một Bánh Trường sinh cần khám phá. Nhưng Bánh nào và sự sống nào?
Chắc hẳn chúng ta đều bị lôi cuốn muốn đọc những biến cố này một cách quá ư duy vật khi chỉ cho đó là phép lạ. Nên không đòi hỏi nhiều đức tin. Trái lại điều "người môn đệ Chúa yêu" trình bày, là thuộc lãnh vực thiêng liêng. Nên coi như phải đòi hỏi nhiều đến đức tin, bởi lẽ, đàng sau hình ảnh hay dấu chỉ là chân lý sâu xa phải đạt tới, là giáo lý Chúa dạy, là kho tàng phong phú Chúa ban cho.
Dân chúng thích được ăn “bánh ngọt" mà không quan tâm đến Đấng muốn nhân đấy tỏ mình ra là Đấng Mêsia mà đức tin cho biết là Đấng ban tặng lương thực và là chính lương thực. "Các ông đi tìm tôi, không phải vì các ông đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê" (Ga 6,26). Manna trong sa mạc xưa đã nên như biểu tượng nói lên tính cách chân thật của Lề Luật vì rằng khi Thiên Chúa thử thách dân người và thực hiện vô số những dấu lạ, thì người muốn dạy cho họ biết rằng: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh. nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra" (NL 8.3b).
Lương thực của kẻ nghèo và vài con cá nhỏ cũng đã được coi như một Manna mới. Nhưng đàng sau những thực tại khiêm tốn của con người. Đức tin sẽ phải dần dần tìm thấy ở đấy là nghi lễ "Bẻ Bánh" tên ban đầu được dùng để chỉ cử hành Thánh Thể. Đức Giêsu là Lời và Bánh, ban mình làm lương thực cho dân mới, nơi Người đã qui tự lại để khai trương và xây dựng một vương quốc sung túc mọi bề.
Giờ đây hẳn chúng ta cũng đang ở trước "một phép lạ lịch sử gây ngỡ ngàng cảm phục, khiến chúng sẽ phải vỗ tay ca ngợi Đấng làm phép lạ và gợi cho lòng ta ước muốn tôn Người làm Vua-cứu-tinh vậy".
2. “Từ Mười Hai Thúng, chúng ta nhận lấy bánh Thánh Thể”
(Mgr. L. Daloz, trong "Nous avons vu sa gloire". DDB, trang 130).
Những kiểu nói này dùng trong kinh nguyện Thánh Thể ngày nay: Cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho, hẳn phải làm ta nghĩ ngay đến mối liên hệ giữa bữa ăn đột xuất ngoài trời khi xưa và Bữa Tiệc Ly. Chính Đức Giêsu trao bánh cho mọi người; một cử chỉ hoàn toàn khó tin, bởi lẽ làm sao mà chính Người có thể phân phát bánh cho cả năm ngàn người? Điều đó cũng khiến ta phải nghĩ rằng tấm bánh hóa nhiều đó là dấu chỉ của Thánh Thể. Sau cùng, còn lại mười hai thúng đầy, số mười hai chỉ mười hai chi tộc Israel có nghĩa là ân huệ Chúa ban sẽ luôn dư dật cho Israel mới. Mười hai thúng cũng nói lên sự dồi dào phong phú của Chúa. Chính trong mười hai thúng này mà chúng ta được múc lấy tình yêu vô tận, không bao giờ cạn kiệt. được nhận lấy bánh, bánh từ bàn tiệc Thánh Thể, bánh đem lại phúc trường sinh.
3. “Phải vừa là người của lương thực hằng ngày, vừa là người Thánh Thể”.
(H.Vulliez, trong "Dieu si proche. Năm B", Desclée de Brouwer, tr.76-77).
Dấu lạ Đức Giêsu làm diễn ra thật vĩ đại. Nên sau đó những kẻ mục kích nhìn nhận Người là vị ngôn sứ phải đến và muốn tôn Người làm vua, âu cũng là điều dễ hiểu!
Nhưng rõ ràng cũng chính bởi tại đó nên mới xảy ra đổ vỡ. Đức Giêsu phải lánh ra và rút lui. Khi gặp lại họ ở phía bên kia Biển Hồ, Người phải giải thích nhiều để họ hiểu rằng sự sống Người đến để ban cho họ không phải là chuyện ăn uống sinh sống ở đời này. Đó là sự sống đời đời. Bánh Người chia cho ăn hôm ấy chỉ là thứ đồ ăn mau hư nát. Thực ra, đó chính là dấu chỉ của một lương thực khác, thứ lương thực "trường tồn đem lại phúc trường sinh" (6,27). Phải có được sự tỉnh táo của Đức Giêsu thì những dấu lạ Người làm cho con người mới không bị thu hẹp vào chỉ một vấn đề tìm thỏa mãn những nhu cầu trần thế mà thôi. Phải được Người gắn bó ta với sứ mệnh Chúa Cha đã trao phó cho Người.
Chúng ta cũng sẽ gặp phải cơn cám dỗ này, mối nguy hiểm này là khuynh hướng thích thu hẹp lại. Những nhu cầu cấp bách vốn dằn vặt con người khiến chúng ta phải trăn trở. Chúng ta đành phải dấn thân như Đức Giêsu để đối phó với những nhu cầu của họ. Thái độ dấn thân này, đối với lòng tin của ta, là dấu chỉ tình yêu của Chúa muốn cho con cái Người được hạnh phúc. Chúng ta không thể vô tình trước các nỗi bệnh tật, đói khát, bất công. Ta phải không ngừng mở rộng con tim và bàn tay, không ngừng bắt tay vào việc chia sẻ và xây dựng một thế giới công bằng và có tình liên đới. Việc làm ấy tham dự vào sứ mệnh của ta. Đồng thời ta phải tỉnh thực để không chỉ thu hẹp tầm nhìn vào những nhu cầu vật chất mà thôi, không say sưa vì khao khát cho công việc thành tựu, hoặc ngây ngất trước vẻ cao cả lớn lao của công trình đang thực hiện. Ta phải mở mắt nhìn vào một nhu cầu khác kín đáo hơn? vì sâu xa hơn: đó chính là sự sống đời đời, chỉ sự sống đó mới làm cho con người được phỉ chí toại nguyện. An uống no nê, con người chưa lấy làm đủ. Đây là một thế quân bình khó giữ. Chúng ta vừa phải là những con người đem lại cơm no áo ấm, vừa phải là những con người đem đến Thánh 'Thể".



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét