Trang

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

VÀI GỢI Ý CHO GIÁO LÝ DỰ TÒNG

VÀI GỢI Ý CHO GIÁO LÝ DỰ TÒNG

THƯỜNG HUẤN DÀNH CHO CÁC LINH MỤC KHÓA X
TTMV SG. 14/5/2014
1. Vì tin mà người ta đến học chứ không phải vì học mà tin : CHÚA ĐI BƯỚC TRƯỚC trong cuộc gặp gỡ giữa người dự tòng với Ngài, như thấy trong câu chuyện Da-kêu, Lê-vi, người phụ nữ Sa-ma-ri vv... chúng ta chỉ là khí cụ của Ngài.
2. Không phải là dạy và học, nhưng là GẶP GỠ : gặp gỡ nhau và gặp gỡ Chúa. Không chỉ là kiến thức mà là tương quan. Tương quan ở đây không giới hạn trong tương quan với Chúa, nhưng mở ra cho tương quan giữa các tín hữu trong Hội Thánh và lan tỏa cho hết mọi người trong xã hội.
3. Khuôn mẫu của dạy giáo lý nói chung và giáo lý dự tòng nói riêng là câu chuyện Chúa Giêsu ĐỒNG HÀNH với hai môn đệ trên đường Emmau: gặp gỡ và đối thoại, gợi mở và khơi dậy, bước đến rồi biến đi.
Trong hành trình này, trước hết Chúa Giêsu đã bước đến, cùng đi, lắng nghe, chấp nhận, thấu hiểu và cảm thông với hai môn đệ. Kế đến, Ngài đã dùng Sách Thánh mà giải thích cho các ông hiểu những gì liên quan đến mình, làm cho tâm hồn các ông bừng cháy lên niềm vui và cho các ông nhận ra Ngài qua dấu chỉ bẻ bánh. Cuối cùng, Ngài biến đi để hai môn đệ có được một khoảng lặng cần thiết, cả bề ngoài lẫn bề trong, để suy đi nghĩ lại hay nội tâm hóa những lời Chúa đã nói và những việc Chúa đã làm cho mình, một không gian thể hiện tự do và trách nhiệm đối với chính mình và một khoảng cách giúp các ông nhìn lại chính mình với những cái hay cần phát huy và những cái dở cần khắc phục. Từ đó, các ông đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó để thuật lại cho họ nghe các ông đã nhận ra Chúa như thế nào.
Khi đồng hành với hai môn đệ, Chúa Giêsu hoàn toàn không quyết định thay, không áp đặt chọn lựa hay quyết định của Ngài lên các môn đệ, cũng chẳng dặn dò khuyên bảo chi, nhưng tạo điều kiện để các ông cân nhắc và quyết định. Ngài đã “bước vào và ra khỏi” cuộc đối thoại đúng thời đúng lúc, để sự hiện diện của Ngài luôn mang lại hiệu quả cao nhất. Khoảng lặng Ngài để lại, khoảng cách Ngài thiết lập hoặc không gian Ngài tạo ra, đều phục vụ cho sự triển nở đức tin nơi hai môn đệ.
1. Nền tảng của buổi gặp gỡ giáo lý là LỜI CHÚA. Bản chất của việc dạy giáo lý thiết yếu là làm cho Lời Chúa vang vọng trong tâm hồn của người thụ giáo, thôi thúc họ đổi mới bản thân và cuộc sống cho phù hợp với ý muốn của Chúa. Lời Chúa vừa là nền tảng, vừa là linh hồn của buổi gặp gỡ giáo lý. Vì thế, người thụ giáo không chỉ lắng nghe mà phải được tiếp cận với chính bản văn Thánh Kinh, để được thưởng nếm hương vị ngọt ngào của Lời Chúa.
2. Đối diện với Lời Chúa, người thụ giáo phải mở lòng ra để đón nhận; đó là điều kiện cần thiết để Chúa có thể dẫn họ vào trong sự thông hiệp với Ngài. Do đó, giúp cho người thụ giáo NỘI TÂM HÓA sứ điệp Lời Chúa là việc quan trọng để việc dạy giáo lý không mang tính giáo điều, phán dạy từ trên xuống theo kiểu gieo hạt nhưng từ dưới lên theo kiểu ươm mầm và vun đắp cho hạt giống Lời Chúa nơi người thụ giáo lớn lên.
3. Việc dạy giáo lý nói chung và giáo lý dự tòng nói riêng là hoạt động của Giáo Hội, của CỘNG ĐOÀN các tín hữu. Cả cộng đoàn phải tham gia vào công cuộc đức tin và việc giáo dục đức tin phải dẫn đến và xây dựng cộng đoàn trưởng thành. Vì thế, mà Giáo Hội muốn khôi phục lại Nghi thức Dự tòng 1972 để đặt giáo lý vào trong cộng đoàn (xem tài liệu đính kèm tại đây).
TIẾN TRÌNH BUỔI GẶP GỠ GIÁO LÝ
-----------------------------------------------------
Lm Pr Nguyễn Văn Hiền
Trưởng ban Giáo lý Giáo phận SG.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét