Trang

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Tại sao ngày 1/9 hằng năm là ngày thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc thiên nhiên?

 

Tại sao ngày 1/9 hằng năm là ngày thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc thiên nhiên?

 
  •  
  •  

kram-9 | Shutterstock

TẠI SAO NGÀY 1/9 HẰNG NĂM LÀ NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO VIỆC CHĂM SÓC THIÊN NHIÊN?

Tác giả: Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Jos. Đăng Vũ
Từ: aleteia.org (31.8.2021)

WHĐ (01.9.2021) - Ngày 1 tháng 9 trùng với ngày bắt đầu của Năm mới của Chính thống giáo Đông phương.

Vào năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định thiết lập “Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc thiên nhiên”; ngày này được ấn định cử hành vào 01 tháng 9 hằng năm.

Ngày này được chọn để trùng với ngày đã được ấn định trong lịch phụng vụ của các tín hữu Chính thống giáo Đông phương.

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích điều này trong lá thư dịp thiết lập lễ kỷ niệm này trong Giáo hội Công giáo.

“Việc cử hành ngày này, cùng ngày với Giáo hội Chính thống, sẽ là một cơ hội quý báu để làm chứng cho tình liên đới tốt đẹp của chúng ta với các anh chị em Chính thống giáo. Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà tất cả các tín hữu đều phải đối mặt với những thử thách mang tính quyết định, mà chúng ta phải cùng nhau giải đáp, để trở nên đáng tin cậy và hiệu quả hơn. Tôi hy vọng rằng một cách nào đó, ngày này cũng sẽ có được sự tham dự của các cộng đoàn và giáo hội khác, và sẽ được tổ chức cùng một với các sáng kiến tương tự của Liên hiệp các giáo hội thế giới.”.

Năm 1989, nguyên thượng phụ đại kết Demetrios I đã viết một bức thư về môi trường, đánh dấu “Ngày cầu nguyện cho thiên nhiên” đầu tiên vào ngày 1 tháng 9 hàng năm.

Ngày này được chọn vì một lý do cụ thể đối với những người theo đạo Chính thống. Theo truyền thống, đây là ngày đầu tiên của năm phụng vụ mới theo Giáo Hội Chính thống giáo.

Theo Giáo Hội Chính thống giáo ở Mỹ, “trước khi lịch Julian ra đời, thì ở Roma đã bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 9.”

Sự khởi đầu của một năm mới phản ánh biểu tượng của cuộc sống mới cũng như các chủ đề về mùa màng, thường xảy ra vào tháng 9 ở Bắc bán cầu.

Ngày này cũng trùng hợp với một ngày theo truyền thống được liên kết với việc Chúa Giêsu vào Hội đường để công bố sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Ngài.

“Và Ngài đứng lên để đọc; họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”. (Lc 4,17-19)

Chính trong bối cảnh đó, Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc Chăm sóc thiên nhiên đã được thành lập trong Giáo hội Công giáo.

https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/tai-sao-ngay-1-9-hang-nam-la-ngay-the-gioi-cau-nguyen-cho-viec-cham-soc-thien-nhien--42601

75 câu HỎI - THƯA CỦA TÔNG THƯ TỰ SẮC "PORTA FIDEI"

 

Tông thư tự sắc "Porta Fidei" về Năm Ðức Tin

75 câu HỎI - THƯA CỦA TÔNG THƯ TỰ SẮC  "PORTA FIDEI"



LỜI GIỚI THIỆU
của Đức Giám Mục Giáo Phận


Kính thưa Đức Ông Tổng Đại Diện
Kính thưa Quý Cha, Quý Tu Sĩ và
toàn thể Anh chị Em Giáo Dân

Thông tin từ Vatican cho biết, sáng ngày 17 tháng 10 năm 2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cho công bố Tông thư tự sắc “Porta Fidei” về Năm Đức Tin, Trong đó, Ngài trình bày lý do, mục đích và những đường hướng chỉ đạo về việc cử hành năm này.
Giáo Hội Việt Nam sẽ khai mạc Năm Đức Tin vào ngày 12 tháng 10 năm 2012, và các Giáo Phận sẽ khai mạc năm Đức Tin vào ngày Lễ Thánh Luca tông Đồ, ngày 18 tháng 10 năm 2012, trong đó có Giáo Phận Ban Mê Thuột chúng ta.

Trong tình hiệp thông với toàn thể Giáo Hội bước vào Năm Đức Tin, Tôi muốn cho mọi thành phần trong Giáo Phận, trước tiên học hỏi sâu rộng Tông Thư Tự Sắc Porta Fidei của Đức Thánh Cha (đã được soạn thảo dưới dạng những câu HỎI-ĐÁP), là cơ hội duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta trong đó có mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi, để tuyên xưng ngoài miệng, làm chứng và dấn thân công khai, và dẫn tới “việc Loan Báo Tin Mừng cách mới mẻ”.

Xin Qúy Cha, tùy hoàn cảnh và thời giờ, giúp cho mọi thành phần Dân Chúa tích cực học hỏi Tông thư tự sắc này sao cho có lợi ích thiết thực cho đời sống đức tin của họ giữa lòng xã hội hôm nay.

Kính xin Chúa Ba Ngôi, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ Maria, chúc lành cho chúng ta.
"Ước gì Lời Chúa hoàn tất hành trình của mình và được tôn vinh" (x. 2 Tx 3,1)
 


01. Hỏi: Năm Đức Tin lần thứ I diễn ra dưới triều đại Đức Giáo Hoàng nào?
Thưa: Năm Đức Tin lần thứ I diễn ra dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.

02. Hỏi: Năm Đức Tin lần thứ I diễn ra vào năm nào?
Thưa: Năm Đức Tin lần thứ I diễn ra vào năm  1967.

03. Hỏi: Năm Đức Tin lần thứ I kỷ niệm sự kiện gì?
Thưa: Năm Đức Tin lần thứ I kỷ niệm 1900 năm tử đạo của 2 thánh Phêrô và Phaolô tông đồ.

04. Hỏi: Năm Đức Tin lần thứ II diễn ra dưới triều đại Đức Giáo Hoàng nào?
 Thưa: Năm Đức Tin lần thứ II diễn ra dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.

05. Hỏi: Năm Đức Tin lần thứ II kỷ niệm sự kiện gì?
Thưa: Năm Đức Tin thứ II kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng chung Vatican II; và 20 năm ban hành sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo.

06. Hỏi: Năm Đức Tin sẽ kết thúc vào ngày lễ gì?
Thưa: Năm Đức Tin sẽ kết  thúc vào ngày lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ năm 2013.

07. Hỏi: Công đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng nào khai mạc?
Thưa: Công đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII khai mạc.

08. Hỏi: Công đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng nào bế mạc?
Thưa: Công đồng Vatican II được  Đức Giáo Hoàng Phaolô VI bế mạc.

09. Hỏi: Công đồng Vatican II được khai mạc vào ngày nào?
Thưa: Công đồng Vatican II được khai mạc vào ngày 11 tháng mười năm 1962.

10. Hỏi: Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định triệu tập Công Ðồng Vatican II, bằng văn kiện nào?
Thưa: Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định triệu tập Công Ðồng Vatican II bằng Tông huấn Ơn Cứu Ðộ Loài Người ("Humanae Salutis”).

11. Hỏi: Công đồng Vatican II có bao nhiêu văn kiện?
Thưa: Công đồng Vatican II có 16 văn kiện.

12. Hỏi: Công đồng Vatican II có những Hiến Chế nào?
Thưa: - Một là Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium)
- Hai là Hiến chế tín lý về Giáo Hội (Lumen Gentium)
- Ba là Hiến chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa (Dei Verbum)
- Bốn là Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et Spes)

13. Hỏi: Công đồng Vatican II có những Tuyên ngôn nào?
Thưa: - Một là Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo (Gravissimum Educationis)
- Hai là Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra Aetate)
- Ba là Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis Humanae)

14. Hỏi: Hiến chế là gì?
Thưa: Hiến chế là Bản văn của Công Đồng chung về Tín lý hay Mục vụ. Hiến chế có hiệu lực như một sắc luật cho cả Giáo Hội.

15. Hỏi: Tuyên ngôn là gì?
Thưa: Tuyên ngôn là văn kiện của Tòa Thánh giải thích một đạo luật ban hành hay quảng diễn một vấn đề.

16. Hỏi: Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được Đức Giáo Hoàng nào công bố?
Thưa: Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố.

17. Hỏi: Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được công bố năm nào?
Thưa: Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được công bố năm 1992.

18. Hỏi: Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được công bố với văn kiện gì?
Thưa: Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công giáo được công bố với Tông Hiến ‘Kho Tàng Đức Tin’ (Fidei Depositum ).

19. Hỏi: Hội Thánh toàn cầu sẽ khai mạc Năm Đức Tin vào ngày 11 tháng Mười năm 2012, nhân kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vatican II, tại Việt Nam ngày khai mạc Năm Đức Tin chung ở Giáo Hội Việt Nam sẽ cử hành vào ngày nào?
Thưa: Ở cấp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Năm Đức Tin sẽ được khai mạc vào ngày 12 tháng Mười năm 2012.

20. Hỏi: Ngày khai mạc Năm Đức Tin ở các Giáo Phận là ngày nào?
Thưa: Ngày khai mạc Năm Đức Tin cấp giáo phận là vào ngày Lễ thánh Luca Tông đồ (Ngày 18 tháng 10 năm 2012)

21. Hỏi: Ngày khai mạc Năm Đức Tin tại các Giáo xứ là ngày nào?
Thưa: Ngày khai mạc Năm Đức Tin trong toàn thể các giáo xứ toàn quốc là vào ngày Lễ Khánh nhật truyền giáo (Ngày 21 tháng 10 năm 2012).

22. Hỏi: Theo tài liệu Hướng dẫn Mục Vụ Cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin thì đối với mọi tín hữu, Năm Đức Tin sẽ đem lại một cơ hội tốt để làm gì?
Thưa: - Một là học hỏi kỹ lưỡng những văn kiện chính của Công đồng Vatican II
- Hai là nghiên cứu sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo.

23. Hỏi: Theo tài liệu Hướng dẫn Mục Vụ Cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin ở cấp giáo xứ, mọi tín hữu được mời gọi làm gì?
Thưa: Mọi tín hữu được mời gọi chuẩn bị Năm Đức Tin bằng cách chuyên chú đọc và suy ngẫm Tự sắc Cánh cửa đức Tin (Porta Fidei) của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

24. Hỏi: Theo tài liệu Hướng dẫn Mục Vụ Cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin các giáo lý viên cần phải làm gì?
Thưa: Các giáo lý viên cần khai thác hơn nữa giáo thuyết phong phú của sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo, đồng thời dưới sự hướng dẫn của cha sở, giúp các nhóm tín hữu đọc / và cùng tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của văn kiện quý báu này, để hình thành những cộng đoàn đức tin nhỏ, làm chứng về Chúa Giêsu.

25. Hỏi: Theo tài liệu Hướng dẫn Mục Vụ Cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin, trong Năm Đức Tin, tu sĩ các Hội dòng và hội viên các Tu đoàn tông đồ được mời gọi làm gì?
Thưa : Họ được mời gọi dấn thân vào công cuộc tân Phúc âm hóa qua việc gắn bó mật thiết hơn nữa với Chúa Giêsu, theo đặc sủng riêng của mình / và trung thành với Đức Thánh Cha cũng như với giáo lý đúng đắn.

26. Hỏi: Trong cuộc hội thảo từ ngày mồng 10 đến 13 tháng 7 năm 2012, Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam / đã chọn chủ đề nào cho người trẻ sống Năm Đức Tin?
Thưa: Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam / đã chọn chủ đề cho người trẻ sống Năm Đức Tin là : ‘Cho niềm tin tươi sáng’.

27. Hỏi: Câu Thánh Kinh của  Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam /
đã chọn cho người trẻ sống Năm Đức Tin này là gì?

Thưa: Câu Thánh Kinh của Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam / đã chọn cho người trẻ sống Năm Đức Tin là : “Tôi biết tôi tin vào ai” (2 Tm 1,12).

28. Hỏi: Ủy ban mục vụ Giới trẻ của HĐGM Việt Nam đã chọn cử hành ngày giới trẻ trong Năm Đức Tin tại các Giáo Phận, Giáo xứ vào ngày nào?
Thưa: Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ đã chọn ngày 13 tháng 3 năm 2013.

29. Hỏi. Trong cuộc Hội thảo do Uỷ ban Mục Vụ Giới trẻ tổ chức tại Hải Phòng (từ 10 đến 12-7-2012) Đức Gm. Giuse Vũ Văn Thiên nhắc lại lời của  Đức Thánh Cha đã viết là: “Một điều quan trọng trong Năm Đức Tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ để làm tăng trưởng và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ, còn lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người hoán cải chân thành và trường kỳ để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha Đấng đến gặp tất cả mọi người” (Porta Fidei, số 13). Duyệt lại đức tin có nghĩa là gì?
Thưa :
-  Một là học hỏi giáo lý.
- Hai là việc nhận ra vị trí của Chúa trong đời mình.
- Ba là việc thể hiện đức tin trong cuộc sống thường ngày.

30. Hỏi. “Duyệt lại đức tin” trước hết là học hỏi giáo lý nghĩa là gì?
Thưa: Vì kiến thức “chắp vá” và rời rạc nên nhiều bạn trẻ dễ mất đức tin. Những bạn trẻ xa quê thường rơi vào hai tình huống: một là mất hẳn đức tin; hai là mang một đức tin biến dạng, tổng hợp pha lẫn mê tín dị đoan. Chính vì đức tin lung lạc, mà bạn trẻ quan niệm lệch lạc về tính dục, về luân lý và về thực hành đức tin (đi lễ, lãnh nhận các bí tích…)

31. Hỏi: “Duyệt lại đức tin” còn là việc nhận ra vị trí của Chúa trong đời mình nghĩa là thế nào?
Thưa: Câu hỏi mà Chúa Giêsu đặt ra cho các môn đệ: “Các anh bảo Thầy là ai?” luôn mang tính hiện tại đối với các tín hữu. Khi nghiêm túc nhìn lại cách sống đức tin của mình, bạn trẻ nhận ra Chúa luôn hiện diện trong cuộc sống. Sự hiện diện của Chúa giúp cho bạn trẻ niềm vui và niềm hăng say phấn khởi phụng sự Ngài. Khi cố gắng trả lời câu hỏi “Đức Giêsu là ai?’, người tín hữu cũng cần xác định mình là ai trong mối tương quan với Chúa và với anh chị em, để nhờ đức tin thấm đượm vào cuộc đời, họ được biến đổi nên giống Đấng mà họ tin theo.

32. Hỏi: “Duyệt lại đức tin” còn là việc thể hiện đức tin trong cuộc sống thường ngày nghĩa là gì?
Thưa: Như thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,17). Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống ích kỷ, khép kín, thiếu tinh thần trách nhiệm nên nhiều tệ nạn xã hội gia tăng … và trong đó thi thoảng cũng có những bạn trẻ là Kitô hữu.

33. Hỏi: Trong Tông thư Năm Đức Tin, Đức Giáo Hoàng đã dùng từ "Cánh cửa đức tin". Từ này được trích từ sách nào? (Porta Fidei Số 1)  
Thưa: Từ "Cánh cửa đức tin" được trích từ Sách Công vụ tông đồ (Xc Cv 14,27).

34. Hỏi: "Cánh cửa đức tin" dẫn vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và vào Giáo Hội vẫn luôn mở rộng cho chúng ta. Việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự gì? (Porta Fidei Số 1)
Thưa: Việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự dấn thân trong một hành trình kéo dài suốt đời.

35. Hỏi: Đức Giáo Hoàng luôn nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin / để ngày càng làm nổi bật niềm vui / và lòng hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ được gặp gỡ ai? (Porta Fidei Số 2)
Thưa: Gặp gỡ Chúa Giêsu

36. Hỏi: Giáo Hội và các vị Mục Tử phải giống như ai, để dẫn đưa con người ra khỏi sa mạc, tiến đến sự sống, hướng về tình bạn với Con Thiên Chúa, về Ðấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống sung mãn? (Porta Fidei Số 2)
 Thưa: "Giáo Hội và các vị Mục Tử trong Giáo Hội, giống như Chúa Kitô, phải lên đường, để dẫn đưa con người ra khỏi sa mạc, tiến đến sự sống, hướng về tình bạn với Con Thiên Chúa, về Ðấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống sung mãn".

37. Hỏi: Chúng ta không thể chấp nhận để cho muối trở nên nhạt / và ánh sáng bị che kín (Xc Mt 5,13-16). Cả con người ngày nay cũng có thể tái cảm thấy nhu cầu như người phụ nữ xứ Samaria đến giếng nước để làm gì? (Porta Fidei Số 3)
Thưa: - Một là lắng nghe Chúa Giêsu, Ðấng mời gọi
- Hai là hãy tin nơi Chúa Giêsu
- Ba là kín múc nơi nguồn mạch của Chúa Giêsu vọt lên dòng nước sự sống.

38. Hỏi: Chúng ta phải tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng điều gì? (PF Số 3)
Thưa: Chúng ta phải tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng Lời Chúa và Bánh Sự Sống.

39. Hỏi: Giáo huấn của Chúa Giêsu vẫn còn vang dội mạnh mẽ ngày nay như trước đây: "Các con hãy cố gắng làm việc không phải để được lương thực mau qua, nhưng là lương thực tồn tại mãi mãi" (Ga 6,27). Câu hỏi mà những người nghe Chúa nêu lên cũng là thắc mắc đối với chúng ta ngày nay và chúng ta biết câu trả lời của Chúa Giêsu: "Công việc của Thiên Chúa là: Anh em hãy tin nơi Ðấng mà Ngài đã sai đến" (Ga 6,29). Vì thế, tin nơi Chúa Giêsu Kitô đó là gì? (Porta Fidei Số 3)
Thưa: Tin nơi Chúa Giêsu Kitô / đó là con đường để có thể đạt tới ơn cứu độ một cách vĩnh viễn.

40. Hỏi: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI quyết định ấn định Năm Ðức Tin sẽ bắt đầu từ ngày nào? (Porta Fidei Số 4)
Thưa: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI quyết định ấn định Năm Ðức Tin sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng Mười năm 2012.

41. Hỏi: Trong Năm Đức Tin này / Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI sẽ triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng 10 năm 2012 với đề tài gì? (Porta Fidei Số 4)
Thưa: Trong Năm Đức Tin này / Đức Giáo Hoàng Bênêdíctô XVI sẽ triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng 10 năm 2012 với đề tài là / ‘Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô’.

42. Hỏi: Khởi sự Năm Ðức Tin trùng với dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II / có thể là một cơ hội thích hợp để chúng ta làm gì? (Porta Fidei Số 5)
Thưa: Để chúng ta hiểu rằng / các văn kiện Công đồng, được các Nghị Phụ để lại như gia sản, "không bị mất giá trị, cũng như vẻ tươi sáng".

43. Hỏi: Để hiểu các văn kiện của Công đồng, chúng ta cần đọc các văn kiện ấy thế nào? (Porta Fidei Số 5)
Thưa: Để hiểu các văn kiện của Công đồng, chúng ta cần đọc các văn kiện ấy một cách thích hợp, cần biết rõ và hấp thụ các văn kiện ấy / như những văn bản giá trị / và có tính chất qui phạm của Huấn Quyền Hội Thánh, giữa lòng Truyền Thống của Giáo Hội.

44. Hỏi: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao Công đồng như là gì? (Porta Fidei Số 5)
Thưa: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao Công đồng / như là hồng ân lớn lao mà Giáo Hội được hưởng trong thế kỷ 20 : trong đó chúng ta được một địa bàn chắc chắn / để định hướng trong con đường của thế kỷ đang mở ra.

45. Hỏi: Chính cuộc sống giữa trần thế, các tín hữu được mời gọi làm cho Lời Chân lý mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta được thế nào?(Porta Fidei Số 6)
Thưa: Được chiếu sáng rạng ngời.

46. Hỏi: Từ sức mạnh của Chúa phục sinh, Giáo Hội kín múc năng lực để làm gì? (Porta Fidei Số 6)
Thưa: Từ sức mạnh của Chúa phục sinh, Giáo Hội kín múc năng lực / để kiên trì và yêu thương / khắc phục những sầu muộn và khó khăn / và để tỏ lộ mầu nhiệm về Chúa, giữa lòng thế giới, một cách trung thực cho đến khi mầu nhiệm ấy được tỏ lộ / trong ánh sáng sung mãn vào cuối thời gian.

47. Hỏi: Năm Ðức Tin là một lời mời gọi thực hiện một cuộc trở về cùng Chúa là ai? (Porta Fidei Số 6)
Thưa: Năm Ðức Tin là một lời mời gọi thực hiện một cuộc trở về cùng Chúa / là Ðấng duy nhất cứu độ thế giới

48. Hỏi: Tình yêu của ai thúc bách chúng ta? (Porta Fidei Số 7)
Thưa: Tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta (2 Cr 5,14).

49. Hỏi: "Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta" : chính tình yêu Chúa Kitô làm đầy tâm hồn chúng ta và thúc đẩy chúng ta làm gì?(Porta Fidei Số 7)
Thưa: "Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta" : chính tình yêu Chúa Kitô làm đầy tâm hồn chúng ta và thúc đẩy chúng ta Loan báo Tin Mừng.

50. Hỏi: Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta hãy đọc những tác phẩm của ai để tiến tới "cánh cửa đức tin".(Porta Fidei Số 7)
Thưa: Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta hãy đọc những tác phẩm của Thánh Augustinô để tiến tới "cánh cửa đức tin".

51. Hỏi: Trong dịp kỷ niệm tốt đẹp này, Đức Giáo Hoàng muốn mời gọi các Giám Mục trên toàn thế giới / hãy hiệp với Người Kế Vị Thánh Phêrô, trong thời điểm ân phúc thiêng liêng mà Chúa ban cho chúng ta, để tưởng niệm điều gì?(Porta Fidei Số 8)
Thưa: Để tưởng niệm Hồng ân đức tin quí giá.

52. Hỏi: Đức Giáo Hoàng kêu gọi cần gia tăng suy tư về đức tin để giúp tất cả các tín hữu của Chúa Kitô ý thức hơn và củng cố lòng gắn bó với với điều gì?(PF Số 8)
Thưa: Đức Giáo Hoàng kêu gọi cần gia tăng suy tư về đức tin / để giúp tất cả các tín hữu của Chúa Kitô ý thức hơn và củng cố lòng gắn bó với Tin Mừng.

53. Hỏi: Trong Năm Ðức Tin này, Đức Giáo Hoàng kêu gọi các cộng đoàn dòng tu cũng như các giáo xứ, và toàn thể các tổ chức Giáo Hội / hãy tìm cách làm cho việc tuyên xưng kinh gì một cách công khai? (Porta Fidei Số 8)
Thưa: Tuyên xưng Kinh Tin Kính.

54. Hỏi: Chúng ta mong muốn rằng Năm Ðức Tin khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng gì? (Porta Fidei Số 9)
Thưa: Chúng ta mong muốn rằng / Năm Ðức Tin khơi dậy nơi mỗi tín hữu / khát vọng Tuyên xưng đức tin trọn vẹn / và với xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng.

55. Hỏi: Năm Đức Tin sẽ là một cơ hội thích hợp / để tăng cường việc cử hành đức tin trong phụng vụ, đặc biệt là trong Bí tích gì? (Porta Fidei Số 9)
Thưa: Trong Thánh Thể, vốn là 'tột đỉnh mà hoạt động của Giáo Hội hướng tới / và đồng thời cũng là nguồn mạch /  từ đó phát sinh toàn thể năng lực của Giáo Hội"

56. Hỏi: Trong Năm Ðức Tin này / sự quyết tâm mà mỗi tín hữu phải biến thành của mình khi tái khám phá điều gì? (PF Số 9)
Thưa: Trong Năm Ðức Tin này / sự quyết tâm mà mỗi tín hữu phải biến thành của mình /  khi tái khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, cử hành, sống và cầu nguyện / và suy tư về chính hành động đức tin.

57. Hỏi: Điều gì chỉ rằng hành vi đầu tiên ta đạt đến đức tin là một hồng ân của Thiên Chúa / và tác động của ơn thánh hành động  / và biến đổi con người ngay từ nội tâm? (Porta Fidei Số 10)
Thưa: Đó là con tim.

58. Hỏi: Việc tuyên xưng ngoài miệng cho thấy đức tin bao gồm những việc gì? (Porta Fidei Số 10)
Thưa: Việc tuyên xưng ngoài miệng / cho thấy đức tin bao gồm việc làm chứng và sự dấn thân công khai.

59. Hỏi: Việc hiểu biết đức tin dẫn chúng ta vào đâu? (Porta Fidei Số 10)
Thưa: Việc hiểu biết đức tin dẫn chúng ta vào toàn bộ mầu nhiệm cứu độ được Thiên Chúa mạc khải.

60. Hỏi: Ðể hiểu biết một cách hệ thống về nội dung đức tin, tất cả mọi người đều có thể tìm thấy ở đâu? (Porta Fidei Số 11)
Thưa: Ðể hiểu biết một cách hệ thống về nội dung đức tin, tất cả mọi người đều có thể tìm thấy trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo.

61. Hỏi: Ðức Chân Phước Gioan Phaolô II đã viết : Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo này sẽ mang lại một đóng góp quan trọng cho công trình gì? (Porta Fidei Số 11)
Thưa: Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo này sẽ mang lại một đóng góp quan trọng cho công trình Canh tân toàn thể đời sống Giáo Hội.

62. Hỏi: Khi tìm hiểu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo / chúng ta khám phá thấy rằng / đức tin được trình bày trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo không phải là một lý thuyết, nhưng là gì? (PF  11)
Thưa: Là một cuộc gặp gỡ với Ðấng sống trong Giáo Hội.

63. Hỏi: Trong Năm Ðức Tin, Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ điều gì? (Porta Fidei Số 12)
Thưa: Trong Năm Ðức Tin, Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ đức tin.

64. Hỏi: Đức tin ngày nay đang phải chịu một loạt những vấn nạn đến từ não trạng thay đổi, đặc biệt là những lãnh vực nào? (Porta Fidei Số 12)
Thưa: Là lãnh vực những chinh phục của khoa học và kỹ thuật.

65. Hỏi: Giáo Hội không bao giờ sợ chứng minh rằng giữa đức tin và khoa học chân chính không hề có xung đột, vì cả hai đều hướng về sự gì? (Porta Fidei Số 12)
Thưa: Vì cả hai đều hướng về sự thật tuy là bằng những con đường khác nhau.

66. Hỏi: Một điều quan trọng trong Năm Ðức Tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ là gì? (Porta Fidei Số 13)
Thưa: Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ / để làm tăng trưởng / và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ.

67. Hỏi: Một điều quan trọng trong Năm Ðức tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người phải làm gì? (Porta Fidei Số 13)
Thưa: Lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người hoán cải chân thành và trường kỳ  / để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha  /  Ðấng đến gặp tất cả mọi người.

68. Hỏi: Trong Năm Đức Tin này, chúng ta hãy luôn hướng nhìn về ai, "là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin" ?(PF Số 13)
Thưa: Trong Năm Đức Tin này, chúng ta hãy luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu Kitô, "là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin".

69. Hỏi: Năm Ðức Tin cũng sẽ là cơ hội thuận tiện để tăng cường chứng tá điều gì? (Porta Fidei Số 14)
Thưa: Năm Ðức Tin cũng sẽ là cơ hội thuận tiện để tăng cường chứng tá Bác ái.

70. Hỏi: Ðức tin và đức mến có liên hệ gì với nhau? (Porta Fidei Số 14)
Thưa: Ðức tin không có đức mến thì không mang lại thành quả / và đức mến không có đức tin thì sẽ là một tình cảm luôn tùy thuộc sự nghi ngờ. Ðức tin và đức mến cần có nhau, đức này giúp đức kia thực hiện hành trình của mình.

71. Hỏi: Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra điều gì nơi những người đang xin tình thương của chúng ta? (Porta Fidei Số 14)
Thưa: Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra Tôn nhan Chúa phục sinh / nơi những người đang xin tình thương của chúng ta. 

72. Hỏi: Thánh Phaolô tông đồ yêu cầu môn đệ Timôthê hãy "tìm kiếm đức tin" (Xc 1 Tm 2,22) và chúng ta cảm thấy lời mời gọi này được gửi đến mỗi người chúng ta để làm gì? (Porta Fidei Số 15)
Thưa: Để không ai trong chúng ta trở nên lười biếng trong đức tin.

73. Hỏi: Ðức tin là bạn đồng hành trong cuộc sống, giúp chúng ta làm gì? (Porta Fidei Số 15)
Thưa: - Một là giúp chúng ta nhận thức với một cái nhìn luôn mới mẻ / về những kỳ công mà Thiên Chúa thực hiện nơi chúng ta.
- Hai là giúp chúng ta đón nhận những dấu chỉ thời đại trong hiện tại của lịch sử.
- Ba là thúc đẩy mỗi người chúng ta  / trở thành dấu chỉ sinh động / về sự hiện diện của Ðấng Phục Sinh trong thế giới.

74. Hỏi: Cuộc sống của các tín hữu Kitô cảm nghiệm điều gì? (Porta Fidei Số 15)
Thưa: Cuộc sống của các tín hữu Kitô cảm nghiệm cả niềm vui lẫn đau khổ.

75. Hỏi: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI mời gọi chúng ta hãy phó thác thời điểm hồng phúc này cho ai? (Porta Fidei Số 15)
Thưa: Cho Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, được tuyên xưng là "người có phúc" vì Mẹ 'đã tin' (Lc 1,45).

GB. NGUYỄN THÁI HÙNG

Năm Đời sống thánh hiến

 

                      NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

+++++++++++++++++++++++++

Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tất cả Các người Tận hiến nhân dịp Năm Đời sống thánh hiến. Hỏi Thưa 


Kính Dâng Mẹ Tình Yêu

Xin Mẹ chúc lành cho tình yêu của chúng con
Hôm Nay và Mãi Mãi

Kỷ Niệm
25 Năm Hôn Phối
4.1.1991- 4.1.2015

  

I.  Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tất cả Các người Tận hiến nhân dịp Năm Đời sống thánh hiến.
HỎI THƯA

 01. Hỏi : Năm Sống Đời Thánh Hiến (Year of Consecrated Life) lần đầu tiên của Giáo Hội hoàn vũ được thực hiện theo ý của Đức Giáo Hoàng nào?

- Thưa : Năm Sống Đời Thánh Hiến (Year of Consecrated Life) lần đầu tiên của Giáo Hội hoàn vũ được thực hiện theo ý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

02. Hỏi : Năm Sống Đời Thánh Hiến kéo dài 14 tháng, từ ngày 30/11/2014, Chúa Nhật Thứ I Mùa Vọng, mở đầu cho một tân phụng niên, và kết thúc vào ngày lễ gì ?
- Thưa : Kết thúc vào ngày 2 tháng 2 năm 2016, Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh.

03. Hỏi - Ngày 2/2/2016, Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh, gọi là ngày gì đối với những người tận hiến?
-Thưa : Ngày Thế Giới Sống Đời Thánh Hiến

04. Hỏi : Ngày Thế Giới Sống Đời Thánh Hiến (World Day of Consecrated Life) truyền thống hằng năm của Đời Thánh Hiến, một biến cố được Đức Giáo Hoàng nào thiết lập ?
- Thưa : Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

05. Hỏi : Ngày Thế Giới Đời Thánh Hiến (World Day of Consecrated Life) truyền thống hằng năm của Đời Thánh Hiến, một biến cố được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập từ năm nào?
- Thưa : Được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập từ năm 1997.

06. Hỏi : Năm Sống Đời Thánh Hiến được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Sắc Lệnh gì được Công Đồng Chung Vaticanô II ban hành ngày 28/10/1965, 50 năm trước?
- Thưa : Sắc Lệnh Perfectae Caritatis Canh Tân Đổi Mới Đời Sống Tu Trì.

07. Hỏi : Công Đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng nào khai mạc?
- Thưa : Công Đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII khai mạc.

 

08. Hỏi : Công Đồng Vatican II được Đức Giáo Hoàng nào bế mạc?
- Thưa : Công Đồng Vatican II được  Đức Giáo Hoàng Phaolô VI bế mạc.

09. Hỏi : Công Đồng Vatican II được khai mạc vào ngày nào?
- Thưa : Công Đồng Vatican II được khai mạc vào ngày 11 tháng mười năm 1962.

10. Hỏi : Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định triệu tập Công Ðồng Vatican II, bằng văn kiện nào?
- Thưa : Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định triệu tập Công Ðồng Vatican II bằng Tông huấn Ơn Cứu Ðộ Loài Người ("Humanae Salutis”).

11. Hỏi : Công Đồng Vatican II có bao nhiêu văn kiện?
- Thưa : Công Đồng Vatican II có 16 văn kiện.

12. Hỏi : Hiến chế là gì?
- Thưa : Hiến chế là Bản văn của Công Đồng chung về Tín lý hay Mục vụ. Hiến chế có hiệu lực như một sắc luật cho cả Giáo Hội.

13. Hỏi : Công Đồng Vatican II có những Hiến Chế nào?
Thưa : - Một là Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium)
- Hai là Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội (Lumen Gentium)
- Ba là Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa   (Dei Verbum)
- Bốn là Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội
  trong thế giới ngày nay (Gaudium et Spes)

14. Hỏi :  Sắc lệnh là gì?
-Thưa : Sắc Lệnh là tập hợp những quyết định có tính chất thực hành, mục vụ hay kỷ luật dành cho thời đại chúng ta.

15. Hỏi : Công Đồng Vatican II có những Sắc lệnh nào?
- Thưa :
- Một là Sắc Lệnh về các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội (Inter Mirifica)
- Hai là Sắc Lệnh về các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương (Orientalium Ecclesiarum)
- Ba là Sắc Lệnh về Hiệp Nhất (Unitatis Redintegratio)
- Bốn là Sắc Lệnh về Nhiệm Vụ Mục Vụ của các Giám Mục trong Giáo Hội (Christus Dominus)
- Năm là Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Ðời Sống Dòng Tu (Perfectae Caritatis)
- Sáu là Sắc Lệnh về Ðào Tạo Linh Mục (Optatam Totius)
- Bảy là Sắc Lệnh về Tông Ðồ Giáo Dân (Apostolicam Actuositatem)
- Tám là Sắc Lệnh về Hoạt Ðộng Truyền Giáo của Giáo Hội (Ad Gentes)
- Chín Sắc Lệnh về Chức Vụ và Ðời Sống các Linh Mục (Presbyterorum Ordinis)

16. Hỏi : Tuyên ngôn là gì?
- Thưa : Tuyên ngôn là văn kiện của Tòa Thánh giải thích một đạo luật ban hành hay quảng diễn một vấn đề.

17. Hỏi : Công đồng Vatican II có những Tuyên ngôn nào?
- Thưa: - Một là Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo (Gravissimum Educationis)
- Hai là Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các    tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra Aetate)
- Ba là Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis Humanae)

18. Hỏi : Năm Sống Đời Thánh Hiến lần đầu tiên này của Giáo Hội, cũng được Đức Thánh Cha ban cho hưởng Ơn Toàn Xá cũng gọi là Ơn Đại Xá (plenary indulgences) trong suốt thời khoảng 14 tháng của năm này, với các điều kiện bình thường là xưng tội + rước lễ + cầu theo ý chỉ của Đức Thánh Cha, và có thể chỉ cho ai?
- Thưa : Cho các linh hồn trong luyện ngục.

19. Hỏi : Những dịp và những nơi nào có thể lãnh nhận Ơn Toàn Xá hay Ơn Đại Xá trong Năm Sống Đời Thánh Hiến ?
- Thưa : * Một là - Ở Rôma, bằng việc tham dự các cuộc họp quốc tế và cử hành quốc tế theo lịch trình của Thánh Bộ Các Dòng Tu Sống Đời Thánh Hiến và Các Hội Sống Đời Tông Đồ
* Hai là - Ở tất cả các Thánh Đường đặc biệt, trong những ngày được giáo phận địa phương dành cho đời tận hiến và trong các cuộc cử hành của giáo phận cho Năm Đời Tận Hiến, đến thăm viếng vương cung thánh đường của giáo phận hay các nơi thánh được ấn định bởi Đấng Bản Quyền địa phương, hoặc một nhà thờ tu viện (a convent church) hay một nguyện đường đan viện
* Ba là - Các tu sĩ bị bệnh hay có những lý do trầm trọng, (nhưng sạch tội và có ý hoàn tất các điều kiện xưng tội rước lễ sớm bao nhiêu có thể), không thể viếng thăm các nơi thánh này cũng có thể lãnh nhận Ơn Toàn Xá cũng là Ơn Đại Xá, bằng việc viếng thăm thiêng liêng (the spiritual visit)

20. Hỏi : Ở Rôma, ngoài việc tham dự các cuộc họp quốc tế và cử hành quốc tế theo lịch trình của Thánh Bộ Các Dòng Tu Sống Đời Thánh Hiến và Các Hội Sống Đời Tông Đồ (the Congregation for the Institutes of Consecrated Life and the Societies of Apostolic Life), người tín hữu còn phải làm gì nữa ?
- Thưa : + Suy niệm đạo đức trong một thời khoảng thích hợp + kết thúc bằng 1 Kinh Lạy Cha + 1 Kinh Tin Kính + Lời Nguyện Cầu Trinh Nữ Maria.

21. Hỏi : Ở tất cả các Thánh Đường đặc biệt, trong những ngày được giáo phận địa phương dành cho đời tận hiến và trong các cuộc cử hành của giáo phận cho Năm Sống Đời Thánh Hiến, đến thăm viếng vương cung thánh đường của giáo phận hay các nơi thánh được ấn định bởi Đấng Bản Quyền địa phương, hoặc một nhà thờ tu viện (a convent church) hay một nguyện đường đan viện (oratory of a cloistered monastery) các tu sĩ còn phải làm gì nữa ?
- Thưa : Nguyện Kinh Thần Vụ chung (publicly reciting the Liturgy of the Hours) hay bằng việc suy niệm đạo đức một thời khoảng thích hợp + kết thúc bằng 1 Kinh Lạy Cha + 1 Kinh Tin Kính + Lời Nguyện Cầu Trinh Nữ Maria.

22. Hỏi : Các tu sĩ bị bệnh hay có những lý do trầm trọng, (nhưng sạch tội và có ý hoàn tất các điều kiện xưng tội rước lễ sớm bao nhiêu có thể), không thể viếng thăm các nơi thánh này cũng có thể lãnh nhận Ơn Toàn Xá cũng là Ơn Đại Xá, bằng việc viếng thăm thiêng liêng (the spiritual visit) và phải làm gì nữa ?
-Thưa : Nhờ Mẹ Maria hiến dâng bệnh hoạn cùng khốn khó của mình cho Thiên Chúa nhân hậu + kết thúc bằng 1 Kinh Lạy Cha + 1 Kinh Tin Kính + Lời Nguyện Cầu Trinh Nữ Maria. 

23. Hỏi : Tại Giáo phận Ban Mê Thuột, ĐGM công bố ơn toàn xá cho những ai tham dự Thánh Lễ hoặc đọc kinh Phụng Vụ công khai vào những ngày nào?
- Thưa : Trong những ngày này :
- Một là Ngày 06. 12. 2014 (Nhà thờ Chính Tòa)
- Hai là Ngày 02. 02. 2015 (Nhà thờ Chính tòa;
nhà nguyện NVHB; GX. Hòa An và Long Điền)
- Ba là Ngày 26. 04.  2015  (TGM, Hòa An & Long Điền)
- Bốn là Ngày họp mặt Ban Tu sỹ nam nữ
  theo cụm Giáo hạt.
- Năm là Ngày 02. 02. 2016 (Bế mạc năm Đời sống
  Thánh hiến, tại Nhà thờ Chính tòa)
- Sáu là Ngày bổn mạng của các Dòng Carmel; Thiên Hòa;
  và Nữ Vương Hòa Bình)

 

Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tất cả Các người Tận hiến nhân dịp Năm Đời Sống Thánh Hiến

Các người nam nữ tận hiến thân mến,
Tôi viết cho anh chị em với tư cách là Người Kế vị thánh Phêrô, đã được Chúa Giêsu uỷ thác nhiệm vụ củng cố anh em trong đức tin (x. Lc 22,32), và tôi cũng viết cho anh chị em như một người tận hiến giống như anh chị em.

Chúng ta hãy tạ ơn Chúa Cha, Đấng đã kêu gọi chúng ta đi theo Đức Giêsu trong việc gắn bó trọn vẹn với Tin mừng và trong việc phục vụ Giáo hội, Đấng đã đổ xuống tâm hồn chúng ta Thánh Linh mang lại niềm vui và biến chúng ta thành những chứng nhân cho tình yêu và lòng thương xót của Chúa trước mặt thế giới.
 

(Sau đây là phần
Học hỏi Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô
gửi tất cả Các người Tận hiến nhân dịp
Năm Đời Sống Thánh Hiến)

24. Hỏi : Đáp lại ước nguyện của nhiều anh chị em và của Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn tông đồ, nhân dịp kỷ niệm việc gì, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã quyết định mở ra một Năm Đời Sống Thánh Hiến, bắt đầu vào ngày 30 tháng 11 năm nay, Chúa nhật thứ I Mùa Vọng, và kết thúc vào lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền thờ, ngày 2 tháng 2 năm 2016 ?
- Thưa : Kỷ niệm 50 năm Hiến chế tín lý Lumen gentium về Hội thánh đề cập đến các tu sĩ ở chương VI, cũng như Sắc Lệnh Perfectae caritatis về việc canh tân đời sống tu trì.

25. Hỏi : Mục tiêu Năm Đời Sống Thánh Hiến như đã đề ra cho Giáo Hội vào lúc bắt đầu ngàn năm thứ ba, phần nào lấy lại điều đã đề cập trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Vita consecrata : “Các con không chỉ có một lịch sử huy hoàng để nhớ lại và tường thuật, mà còn có một lịch sử oai hùng cần viết nên! Hãy nhìn về tương lai, nơi mà Thánh Linh đã dự định thực hiện cùng với các con những điều trọng đại hơn nữa” (số 110). Câu này là của ai?
- Thưa : Của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

26. Hỏi : Mỗi Dòng của chúng ta đều đến từ một lịch sử phong phú của đặc sủng. Khởi đầu là tác động của Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi trong Thánh Linh một số người đi theo sát gót Đức Kitô, để làm gì ? (I,1)
- Thưa : Để chuyển dịch Tin Mừng ra một lối sống đặc thù, để đọc các dấu chỉ thời đại với cặp mắt đức tin, để đáp ứng với những nhu cầu của Giáo hội một cách sáng tạo. (I,1)

27. Hỏi : Trong Năm nay, mỗi gia đình đặc sủng hãy nhớ lại buổi khởi đầu của mình và những chặng phát triển trải qua lịch sử, để tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã ban cho Hội thánh biết bao hồng ân để trang điểm cho Hội thánh và chuẩn bị sẵn sàng để làm gì? (I,1)
- Thưa : Để thi hành mọi công cuộc tốt lành.

28. Hỏi : Ước chi Năm Đời Sống Thánh Hiến cũng là một cơ hội để làm gì ? (I,1)
- Thưa : Để thú nhận sự mỏng dòn của mình, với lòng khiêm tốn cùng với lòng tín thác vào Thiên Chúa Tình yêu (x. 1 Ga 4,8), và để sống kinh nghiệm về tình thương lân tuất của Chúa, một cơ hội để thôi thúc mạnh mẽ và vui vẻ làm chứng về sự thánh thiện và sức sống đang hiện diện nơi phần lớn những kẻ được kêu gọi đi theo Đức Kitô trong đời sống thánh hiến.

29. Hỏi : Việc ôn lại quá khứ thúc đẩy chúng ta hãy thể hiện những khía cạnh cấu tạo đời sống thánh hiến của mình, nhờ điều gì ? (I,2)
- Thưa : Chú ý lắng nghe điều mà Thần khí nói với Hội Thánh ngày hôm nay.

30. Hỏi : Từ những buổi khai nguyên của đời đan tu cho đến những “cộng đoàn mới” thời nay, mỗi hình thức tu trì được nảy sinh do tiếng gọi của Thánh Linh hãy đi theo Đức Kitô theo như Tin Mừng đã dạy (x. Perfectae caritatis, 2). Đối với các vị sáng lập, Tin Mừng luôn là quy luật tuyệt đối, những luật lệ khác chỉ là gì ? (I,2)
- Thưa : Chỉ là cách thức diễn đạt Tin Mừng và dụng cụ để sống Tin Mừng cách súc tích.

31. Hỏi : Câu hỏi mà chúng ta được mời hãy đặt lên trong Năm nay là : chúng ta có để cho Tin Mừng làm gì ? (I,2)
- Thưa : Chúng ta có để cho Tin Mừng chất vấn không; Tin Mừng có phải là “sổ tuỳ thân” cho cuộc sống hằng ngày và cho những lựa chọn của mình không.

32. Hỏi : Tin Mừng thật là nghiêm khắc và đòi hỏi phải sống triệt để và chân thực. Đọc Tin Mừng thì chưa đủ (mặc dù việc đọc và học luôn cần thiết), suy gẫm cũng chưa đủ (và chúng ta cần thích thú suy gẫm mỗi ngày). Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta hãy làm gì ? (I,2)
- Thưa : Hãy làm cho Tin Mừng hiện thực, hãy sống lời của Chúa.

33. Hỏi : Chúng ta hãy tự hỏi : Ai có còn là tình yêu thứ nhất và độc nhất, như chúng ta đã quyết tâm khi tuyên khấn không? Chỉ khi nào được như vậy, thì chúng ta mới có thể và buộc phải thương yêu trong sự thật và lòng lân tuất hết mọi người mà ta gặp trên đường, bởi vì chúng ta đã học biết nơi Người tình yêu là gì và yêu như thế nào : chúng ta sẽ biết yêu bởi vì chúng ta có chính trái tìm của Người.
- Thưa :  Chính Chúa Giêsu.

34. Hỏi : Cũng như Chúa Giêsu động lòng trắc ẩn đã trao ban lời của mình, đã chữa lành những kẻ bệnh tật, đã phát bánh cho ăn, thì các vị sáng lập cũng đặt mình phục vụ nhân loại mà Thánh Linh đã sai họ đến, dưới những thể thức đa dạng nào ? (I,2)
- Thưa : Chuyển cầu, rao giảng Tin Mừng, huấn giáo, giáo dục, phục vụ người nghèo và người bệnh...

35. Hỏi : Óc tưởng tượng của điều gì không có giới hạn và luôn mở ra vô vàn con đường mới để mang sinh khí của Tin Mừng vào các nền văn hóa và các môi trường xã hội khác nhau ? (I,2)
- Thưa : Lòng bác ái

36. Hỏi : “Lòng quảng đại và hy sinh đã thúc đẩy các vị sáng lập cũng phải thúc đẩy các con, là những người con cái tinh thần của họ, hãy duy trì các đặc sủng cách sinh động để cho chúng được phong phú và thích nghi mà không giảm bớt tính cách độc đáo, với cùng một sức mạnh mà Thánh Linh đã gợi lên, để phục vụ Giáo hội và góp phần vào việc thiết lập Nước Thiên Chúa”. Đây là lời của ai? (I,2)
-Thưa : Của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

37. Hỏi : Việc tưởng nhớ nguồn gốc cũng làm sáng tỏ một yếu tố khác của dự án đời sống thánh hiến. Các vị sáng lập đã bị thu hút bởi sự đoàn kết của nhóm Mười Hai chung quanh Chúa Giêsu, bởi sự hiệp thông độc đáo của cộng đoàn tiên khởi ở Giêrusalem. Khi gầy dựng nên cộng đoàn, mỗi vị sáng lập đều nhằm điều gì? (I,2)
- Thưa :  Hoạ lại những khuôn mẫu Tin Mừng, đó là sống một trái tim và một linh hồn, vui hưởng sự hiện diện của Chúa.

38. Hỏi : Sống hiện tại cách say mê có nghĩa là gì? (I,2)
- Thưa : Trở nên “những chuyên viên hiệp thông”, “những kẻ làm chứng và kiến tạo “dự án hiệp thông” là chóp đỉnh của lịch sử loài người theo ý định của Thiên Chúa.

39. Hỏi : Trong một xã hội thế nào chúng ta được kêu gọi trở nên khuôn mẫu cụ thể của cộng đoàn có khả năng sống tương quan huynh đệ, nhờ biết nhìn nhận phẩm giá của mỗi người và chia sẻ các ân huệ mà mỗi người đã lãnh được ? (I,2)
- Thưa : Trong một xã hội xung đột, một xã hội khó chung sống giữa những nền văn hóa với nhau, một xã hội chèn ép những kẻ cô thế, xã hội bất bình đẳng, chúng ta được kêu gọi trở nên khuôn mẫu cụ thể của cộng đoàn có khả năng sống tương quan huynh đệ, nhờ biết nhìn nhận phẩm giá của mỗi người và chia sẻ các ân huệ mà mỗi người đã lãnh được.

40. Hỏi : Vì thế anh chị em hãy là gì của sự hiện diện của Thánh Linh, Đấng đổ tràn xuống các tâm hồn niềm say mê cho hết mọi người được trở nên một ? (I,2)
- Thưa : Hãy là những con người của sự hiệp thông, hãy can đảm hiện diện tại những nơi có đố kị và tranh chấp, và anh chị em hãy trở nên dấu chỉ khả tín sự hiện diện của Thánh Linh, Đấng đổ tràn xuống các tâm hồn niềm say mê cho hết mọi người được trở nên một (x. Ga 17,21).

41. Hỏi :  Chúng ta biết rằng đời sống thánh hiến đang gặp nhiều khó khăn dưới mọi hình thức... Giữa những hoang mang mà chúng ta cùng chia sẻ với bao nhiêu người đương thời, bừng lên niềm hy vọng của chúng ta, là hoa trái của đức tin vào Đấng làm chủ lịch sử và không ngừng lặp lại với chúng ta điều gì ? (I,3)
- Thưa : “Đừng sợ... Ta đang ở với con” (Gr 1,8).

42. Hỏi : Niềm hy vọng nói đây không dựa trên số lượng hoặc các cơ sở, nhưng ở đâu ? (I,3)
- Thưa : Ở trên Đấng mà chúng ta đã đặt lòng tín thác (x. 2 Tm 1,12), Đấng mà “không có gì mà không thể làm được” (Lc 1,37).

43. Hỏi : Cùng với Đức Bênêđictô XVI, tôi xin lặp lại : “Anh chị em đừng liên minh với những ngôn sứ yếm thế dự đoán sự chấm dứt đời sống thánh hiến vì mất ý nghĩa ở thời đại này. Trái lại, anh chị em hãy mặc lấy Đức Giêsu Kitô và khoác vào binh giáp của ánh sáng – như thánh Phaolô đã khuyên nhủ – trong thái độ tỉnh thức mong chờ”. Chúng ta hãy làm gì? (I,3)
- Thưa : Chúng ta hãy tiếp tục và luôn luôn tiến bước với niềm tín thác vào Chúa.

44. Hỏi : Tôi muốn ngỏ lời đặc biệt với các bạn trẻ. Trong tình hiệp thông huynh đệ, các bạn có thể học hỏi kinh nghiệm và sự khôn ngoan của họ để trau dồi hiểu biết, và đồng thời, các bạn có thể đề nghị với họ lý tưởng của Dòng thuở ban đầu, mang lại sức năng động tươi trẻ nhờ lòng phấn khởi của các bạn, ngõ hầu thảo ra những phương hướng mới để sống Tin Mừng, và mang lại điều gì ? (I,3)
- Thưa : Mang lại những giải đáp cân xứng cho nghĩa vụ phải làm chứng và loan báo.

45. Hỏi : Đức Giáo Hoàng Phanxicô ước mong rằng luôn luôn thực hiện được điều mà ngài có lần nói: “Đâu có các tu sĩ thì có niềm vui”. Chúng ta được mời gọi cảm nghiệm và chứng tỏ điều gì ? (II,1)
- Thưa : Cảm nghiệm và chứng tỏ rằng Thiên Chúa có khả năng lấp đầy con tim của chúng ta và làm cho chúng ta được hạnh phúc, không cần phải đi tìm hạnh phúc ở đâu khác; chứng tỏ rằng tình huynh đệ chân chính sống trong các cộng đoàn của chúng ta nuôi dưỡng niềm vui; chứng tỏ rằng sự tận hiến để phục vụ Giáo Hội, các gia đình, các người trẻ, các người già, các người nghèo giúp cho chúng ta đạt được sự thành tựu bản thân và mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc đời.

46. Hỏi : Cũng như bao sinh linh khác, chúng ta cũng trải nghiệm những khó khăn, những đêm tối tinh thần, những thất vọng, bệnh tật, kiệt sức do tuổi tác. Chính trong hoàn cảnh đó mà chúng ta cần phải khám phá “sự hoan hỉ hoàn hảo”, học cho biết cách nhận ra khuôn mặt của ai, Đấng đã trở nên giống như chúng ta mọi đàng, và vì thế cảm nghiệm sự vui mừng vì biết rằng mình được nên giống kẻ vì yêu thương ta đã không khước từ thập giá? (II,1)
- Thưa : Khuôn mặt của Đức Kitô.

47. Hỏi : Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nói : “Giáo Hội tăng gia không bởi chiêu mộ nhưng bởi thu hút” (Tông huấn Evangelii gaudium số 14)... Phải làm sao cho chính cuộc đời của anh chị em trở thành tiếng nói, cuộc đời chiếu tỏa niềm vui và vẻ đẹp của việc gì? (II,1)
- Thưa : Của việc sống Tin Mừng và của việc đi theo Đức Kitô.

48. Hỏi : Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại cho anh em chị em điều ngài đã nói với các Phong trào giáo hội vào lễ Vọng lễ Chúa Hiện Xuống: “Giá trị căn bản của Giáo Hội nằm ở chỗ sống Tin Mừng và làm chứng cho đức tin. Giáo Hội là muối của đất, là ánh sáng của đời, Giáo Hội được kêu gọi làm cho men của Vương quốc Thiên Chúa hiện diện trong xã hội, và Giáo Hội thực hiện ơn gọi này tiên vàn bằng sự chứng tá nào ? (II,1)
- Thưa : Bằng sự chứng tá của tình yêu huynh đệ, của tình liên đới, của sự chia sẻ” (18-5-2013).

49. Hỏi : Đức Giáo Hoàng Phanxicô ước mong rằng anh chị em sẽ “đánh thức thế giới”, bởi vì đặc trưng của đời sống thánh hiến là gì? (II,2)
-Thưa : Đặc trưng của đời sống thánh hiến là tính ngôn sứ.

50. Hỏi : Ngôn sứ được Chúa ban khả năng truy tầm lịch sử mình đang sống và giải thích những biến cố, tựa hồ người lính canh ban đêm và biết được khi nào hừng đông đến (x. Is 21,11-12). Hiểu biết Thiên Chúa và hiểu biết những người anh chị em của mình. Ngôn sứ có khả năng gì? (II,2)
- Thưa : Ngôn sứ có khả năng phân định và tố giác tội ác và những bất công.

51. Hỏi : Ngôn sứ thường đứng về phía những người nghèo và những người cô thân cô thế, bởi vì ông biết điều gì ? (II,2)
- Thưa : Bởi vì ông biết rằng chính Thiên Chúa đứng về phía họ.

52. Hỏi : Đôi khi ngôn sứ cũng cảm thấy sự cám dỗ, giống như ai, muốn bỏ trốn, thoái thác trách nhiệm, bởi vì thấy quá nặng nề, bởi vì mình đã mệt mỏi, chán nản vì không được kết quả ? Nhưng ngôn sứ biết rằng mình không cô đơn. Thiên Chúa trấn an chúng ta cũng tựa như với ông Giêrêmia: “Đừng sợ, Ta ở với con để che chở con” (Gr 1,8). (II,2)
- Thưa : Như ông Êlia và ông Giôna.

53. Hỏi : Các tu sĩ và những người tận hiến được mời gọi trở nên những ai? (II,3)
- Thưa : Những “chuyên viên hiệp thông”.

54. Hỏi : Tiên vàn sự hiệp thông được thực hành ngay tại các cộng đoàn trong Dòng. Tôi mời anh chị em hãy đọc lại điều mà tôi không ngừng lặp đi lặp lại nhiều lần rằng những điều gì không được phép cư ngụ ở trong nhà của anh chị em ? (II,3)
- Thưa : Lời chỉ trích, đàm tiếu, ghen tương, tị hiềm, đố kỵ không được phép cư ngụ ở trong nhà của anh chị em.

55. Hỏi : Chính “huyền nhiệm chung sống với nhau” làm cho cuộc đời trở nên gì ? (II,3)
- Thưa : Một cuộc “lữ hành thánh thiện”.

56. Hỏi : Sự hiệp thông và gặp gỡ giữa các đặc sủng và ơn gọi khác nhau là một con đường hy vọng. Không ai xây dựng tương lai một cách biệt lập, hoặc với sức lực riêng của mình, nhưng cần biết nhận ra chân lý của sự thông hiệp khiến ta mở rộng đến gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe, giúp đỡ lẫn nhau, và như vậy giúp chúng ta phòng ngừa khỏi điều gì? (II,3)
- Thưa : Bệnh tự kỷ

57. Hỏi : Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng mong đợi nơi anh chị em điều mà ngài yêu cầu tất cả mọi thành phần của Giáo Hội: đó là gì ? (II,4)
- Thưa : Ra khỏi chính mình và đi về những vùng ngoại ô của cuộc đời.

58. Hỏi : Anh chị em sẽ tìm thấy sự sống khi trao ban sự sống, tìm thấy hy vọng khi trao ban hy vọng, tìm thấy tình thương bằng cách nào ? (II,4)
- Thưa : Bằng cách yêu thương.

59. Hỏi : Đức Giáo Hoàng Phanxicô mong đợi nơi anh chị em những điều gì ? (II,4)
- Thưa : Những cử chỉ cụ thể của việc đón tiếp người di dân, gần gũi những người nghèo, những cử chỉ sáng tạo trong việc huấn giáo, rao giảng Tin Mừng, hướng dẫn cầu nguyện.

60. Hỏi : Các đan viện và những nhóm có khuynh hướng chiêm niệm có thể gặp gỡ nhau, hoặc liên kết với nhau để trao đổi những kinh nghiệm về những điều gì? (II,5)
- Thưa : Về đời cầu nguyện, về cách thức tăng trưởng sự hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, về cách thức nâng đỡ các Kitô hữu bị bách hại, về cách thức đón tiếp và đồng hành với những ai đang tìm kiếm một đời sống thiêng liêng sâu xa hơn hoặc đang cần sự nâng đỡ tinh thần hay vật chất.

61. Hỏi : Các Dòng tu chuyên lo việc bác ái, giáo dục, cổ động văn hóa cũng có thể làm như vậy, cũng như những Dòng dấn thân vào việc loan báo Tin Mừng, hay thi hành những tác vụ mục vụ chuyên biệt, những tu hội đời đang hoạt động bằng sự hiện diện trong các cơ cấu xã hội... Tuy vậy, trong Năm nay, đừng ai tránh né việc kiểm tra nghiêm túc về sự hiện diện của mình trong Giáo Hội và về điều gì nữa ? (II,5)
- Thưa : Về cách thức đáp ứng những yêu cầu liên tục và mới mẻ đang vang lên chung quanh chúng ta, đáp ứng với tiếng kêu của người nghèo.

62. Hỏi : Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyến khích các anh chị em, những giáo dân, hãy sống Năm Đời Sống Thánh Hiến như thế nào ? (III,1)
- Thưa : Như là một hồng ân có thể giúp cho mình ý thức hơn về ân huệ đã lãnh nhận.

63. Hỏi : Năm Đời Sống Thánh Hiến không chỉ liên quan đến những người tận hiến mà còn đến toàn thể Giáo Hội. Vì thế tôi ngỏ lời với toàn dân Kitô giáo để ý thức hơn điều gì ? (III,2)
- Thưa : Để ý thức hơn ân huệ của sự hiện diện của biết bao người tận hiến, thừa kế của những đại thánh đã làm nên lịch sử của Kitô giáo.

64. Hỏi : Giáo Hội sẽ ra thế nào nếu không có các thánh nào? (III,2)
- Thưa : Thánh Bênêđictô và thánh Basiliô, thánh Augustinô và thánh Bênađô, thánh Phanxicô và thánh Đaminh, thánh Inhaxiô Loyola và thánh Têrêsa Avila, thánh Angela Merici và thánh Vinhsơn Phaolô. Danh sách hầu như bất tận, cho đến thánh Gioan Bosco, chân phước Têrêsa Avila.

65. Hỏi : Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi hết mọi người hãy kề sát những người tận hiến, để làm gì? (III,2)
- Thưa : Để chia vui với họ, để san sẻ những khó khăn của họ, để hợp tác với họ, trong tầm mức có thể được, trong việc thực thi tác vụ và công việc của họ mà cũng là của toàn thể Giáo Hội. Hãy giúp họ cảm nhận được lòng ưu ái và thiện cảm của toàn thể dân Chúa.

66. Hỏi : Đức Giáo Hoàng Phanxicô chúc tụng Chúa vì sự trùng hợp may mắn giữa Năm Đời Sống Thánh Hiến với Thượng Hội Đồng về gia đình. Gia đình và đời sống thánh hiến là gì ? (III,2)
- Thưa : Là những ơn gọi mang lại sự phong phú và ân điển cho mọi người, những không gian kiến thiết các tương quan nhân bản, những nơi loan truyền Tin Mừng.

67. Hỏi : Bộ các Hội dòng tận hiến và Tu đoàn tông đồ đã phác thảo chương trình gặp gỡ giữa các phần tử thuộc đời sống thánh hiến và huynh đệ thuộc về các Giáo Hội khác nhau. Đức Giáo Hoàng Phanxicô hết lòng khuyến khích những cuộc gặp gỡ này, ngõ hầu điều gì xảy ra ? (III,3)
- Thưa : Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, sự quý trọng và hợp tác hỗ tương, nhờ vậy sự đại kết của đời sống thánh hiến sẽ giúp cho con đường hợp nhất giữa tất cả các Giáo Hội.

68. Hỏi : Chúng tôi không thể quên rằng hiện tượng tu trì cũng hiện hữu trong tất cả các tôn giáo lớn. Không thiếu những kinh nghiệm đối thoại liên tôn về đời đan tu giữa Giáo Hội Công giáo và một vài truyền thống tôn giáo lớn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu chúc cho Năm Đời Sống Thánh Hiến trở thành cơ hội để làm gì ? (III,4)
- Thưa : Để lượng định con đường đã đi, để gây ý thức nơi các người tận hiến về lĩnh vực này, để tự vấn về những bước kế tiếp phải làm ngõ hầu tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau sâu xa hơn, và hợp tác trong khá nhiều môi trường chung nhằm phục vụ đời sống nhân loại.

69. Hỏi : Trong bối cảnh này, Đức Giáo Hoàng mời hàng Giám mục, những mục tử của các Giáo Hội địa phương, hãy ân cần cổ động trong cộng đồng của anh em, các đặc sủng khác nhau, dù cũ hay mới, bằng cách nào ? (III,5)
- Thưa : Bằng cách nâng đỡ, linh hoạt, giúp đỡ trong việc phân định, âu yếm gần gũi họ trong những hoàn cảnh đau đớn và yếu đuối mà một vài người tận hiến có thể gặp phải, và nhất là bằng cách dạy dỗ để soi sáng cho dân Chúa biết giá trị của đời sống thánh hiến nhờ vậy làm nổi bật vẻ đẹp và sự thánh thiện của Giáo Hội.

70. Hỏi : Đức Giáo Hoàng ký thác Năm Đời Sống Thánh Hiến cho ai? (III,5)
- Thưa : Cho Đức Maria, Trinh nữ của lắng nghe và chiêm niệm, môn sinh tiên khởi của người Con yêu dấu của mình.

Ngày 1.1.2015
Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
GB. NGUYỄN THÁI HÙNG