Trang

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

DIỄN TỪ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ DÀNH CHO CÁC THAM DỰ VIÊN TRONG CUỘC GẶP GỠ ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG CỔ VŨ VIỆC TÂN PHÚC ÂM HÓA


BanGiaoLy Vietnam

DIỄN TỪ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
DÀNH CHO CÁC THAM DỰ VIÊN TRONG CUỘC GẶP GỠ
ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG  
CỔ VŨ VIỆC TÂN PHÚC ÂM HÓA
Tại Phòng họp Thượng Hội Đồng
Thứ Tư, ngày 11 tháng 10 năm 2017.

Kính thưa quí Đức Hồng Y,
Những người anh em quý mến trong chức vụ Giám mục và trong chức vụ linh mục,
Kính thưa quí ngài Đại sứ,
Kính thưa quí vị Giáo sư,
Quí anh chị em,

Tôi xin thân ái chào mừng quí vị và xin cảm ơn Đức Tổng Fisichella về những lời nồng nhiệt dành cho tôi.

Dịp kỷ niệm 25 năm ngày ban hành Tông hiến Fidei Depositum, qua đó Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho phổ biến Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo, 30 năm kể từ ngày khai mạc Công đồng Đại kết Vaticanô II, là một cơ may để nhìn lại hành trình đã qua. Nếu như Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII đã ước ao và mong muốn có Công đồng, thì tiên vàn không phải để lên án các lầm lạc, nhưng nhất là để tạo cơ hội cho Hội Thánh trình bày vẻ đẹp đức tin của mình nơi Đức Giêsu Kitô bằng một ngôn ngữ được đổi mới. Trong Diễn văn khai mạc Công đồng, Đức Thánh Cha đã khẳng định: “Điều cần thiết trước nhất là Hội Thánh không bao giờ được ngoảnh mặt với di sản sự thật thánh thiêng mà Hội Thánh đã lãnh nhận từ các bậc tiền nhân. Nhưng, Hội Thánh cũng phải hướng nhìn về thời hiện tại, vốn đang nảy sinh những hoàn cảnh mới, những hình thức sống mới và đang mở ra những con đường mới cho sứ vụ loan truyền đức tin công giáo” (ngày 11 tháng 10 năm 1962). Đức Thánh Cha phát biểu tiếp: “Chúng ta không thể chỉ bảo tồn kho tàng quí báu này như thể chúng ta chỉ biết quan tâm đến quá khứ, nhưng chúng ta còn phải vui sướng và không sợ hãi, tiến hành công việc mà thời đại chúng ta đang đòi hỏi, bằng cách tiếp nối con đường mà Hội Thánh đã đi suốt gần 20 thế kỷ qua” (Ibid.).

“Bảo tồn” và “tiếp nối” đó là mục đích mà Hội Thánh nhắm tới do tự bản chất của mình, để làm cho sự thật về Tin Mừng Đức Giêsu loan báo đạt đến tình trạng viên mãn cho tới ngày tận thế. Đó chính là ân sủng đã được trao ban cho Dân Chúa, nhưng đó cũng chính là bổn phận và là sứ vụ mà chúng ta có trách nhiệm, để loan báo Tin Mừng muôn thuở cho những người đang sống cùng thời với chúng ta, với một cách thức mới mẻ và ngày càng triệt để hơn. Chính trong niềm vui phát xuất từ niềm hy vọng kitô giáo, và được thêm sức mạnh “nhờ phương dược lòng thương xót” (Ibid.), chúng ta đến với những người nam và những người nữ trong thời đại chúng ta, để giúp họ khám phá ra sự giàu có vô tận của con người Đức Giêsu Kitô.

Khi giới thiệu Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo, Thánh Gioan Phaolô II đã khẳng định rằng “Sách Giáo lý phải lưu ý đến những giải thích giáo huấn mà Chúa Thánh Thần đã gợi hứng cho Hội Thánh trong giòng thời gian. Sách Giáo lý cũng giúp soi sáng những hoàn cảnh mới mẻ và những vấn đề còn chưa được đặt ra trong quá khứ, nhờ ánh sáng đức tin” (Tông hiến Fidei Depositum, số 3). Vì thế, Sách Giáo lý này là một công cụ quan trọng, không chỉ nhằm trình bày cho các tín hữu giáo huấn muôn thuở hầu giúp họ lớn lên trong sự hiểu biết đức tin, nhưng còn là và nhất là vì Sách Giáo lý nhắm đến những người đương thời, với những vấn nạn vừa khác biệt vừa mới mẻ của họ. Chính vì thế mà Hội Thánh nỗ lực trình bày đức tin như một giải đáp đầy ý nghĩa cho đời sống con người, trong thời khắc đặc thù của lịch sử mà chúng ta đang sống. Vì thế, sẽ là không đủ nếu chỉ muốn tìm ra một thứ ngôn ngữ mới mẻ để diễn tả đức tin của muôn thuở. Đối diện với những thách thức mới và những nhãn quan mới đang mở ra trước mặt nhân loại, việc cần thiết và khẩn trương là Hội Thánh phải trình bày tính mới mẻ của Tin Mừng Đức Kitô, vốn ẩn chứa trong Lời Chúa, nhưng vẫn chưa được đưa ra ánh sáng. Đó chính là kho tàng, vốn “chứa cả cái mới và cái cũ” mà Đức Giêsu đã nói tới, khi Người tập cho các môn đệ của Người biết dạy cái mới vốn phát sinh từ Người, nhưng không được bỏ đi cái cũ (x. Mt 13, 52).

Thánh sử Gioan giới thiệu với chúng ta một trong những trang Tin Mừng đẹp nhất của ngài, khi tường thuật lại điều mà người ta vẫn gọi là “lời nguyện linh mục” của Đức Giêsu. Trước khi phải đối diện với Cuộc Thương Khó và cái chết, Người đã ngỏ lời với Chúa Cha, tỏ bày niềm vâng phục trong việc hoàn tất sứ vụ đã lãnh nhận. Những lời của Người là một bài ngợi ca tình yêu và cũng hàm chứa ước nguyện cho các môn đệ của Người sẽ được gìn giữ và bảo vệ (x. Ga 17, 12-15). Đồng thời, Đức Giêsu cũng cầu nguyện cho những ai sẽ tin vào Người, trong tương lai, nhờ lời rao giảng của các môn đệ của Người, để những người này cũng được qui tụ lại và được gìn giữ trong sự hiệp nhất (x. Ga 17, 20-23). Thành ngữ “Sự sống đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giêsu Kitô” (Ga 17, 3) diễn tả tuyệt đỉnh sứ vụ của Đức Giêsu.

Như chúng ta biết, hiểu biết Thiên Chúa trước tiên không phải là việc luyện tập thuần lý thuyết của lý trí nhân loại, nhưng là một nỗi khao khát vô tận vẫn hằng hiện diện nơi tâm khảm của mỗi con người. Đó chính là sự hiểu biết đến từ tình yêu, bởi vì chúng ta đã gặp gỡ Con Thiên Chúa trên đường đời của chúng ta (x. Thông điệp Lumen Fidei, số 28). Đức Giêsu Nadaret vẫn đang đồng hành bên cạnh chúng ta, để dẫn đưa chúng ta vào mầu nhiệm tình yêu thẳm sâu của Chúa Cha, nhờ lời của Người và những dấu chỉ được thể hiện. Ngày lại ngày, sự hiểu biết này được củng cố qua niềm xác tín của đức tin, rằng chúng ta vẫn đang được yêu thương, và như vậy, đang được tháp nhập vào trong một kế hoạch tràn đầy ý nghĩa. Kẻ đang yêu luôn muốn biết nhiều hơn nữa về người mình yêu, hầu khám phá ra sự phong phú ẩn tàng nơi người mình yêu, người mà mỗi ngày vẫn tự tỏ hiện như một thực tại luôn luôn mới mẻ.

Chính vì thế, cần phải nhìn Sách Giáo lý của chúng ta dưới ánh sáng của tình yêu, tức là như một kinh nghiệm hiểu biết, tin tưởng và phó thác cho mầu nhiệm. Để xác định cấu trúc riêng biệt, Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo đã trích lại nguyên văn của Sách Giáo lý Rôma và đề nghị xem bản văn này như chìa khóa để đọc và thực hành: “Mọi cùng đích của đạo lý và giáo huấn đều phải được định vị trong tình yêu vốn không có tận cùng. Vì thế, chúng ta có thể trình bày điều phải tin, phải hy vọng hay phải làm; nhưng nhất là phải luôn làm nổi bật tình yêu của Chúa chúng ta, ngõ hầu mỗi người đều hiểu được rằng mọi hành vi nhân đức trọn hảo Kitô giáo không có một nguồn gốc nào khác ngoài tình yêu và không có mục đích nào khác ngoài tình yêu” (Giáo lý của Hội thánh Công giáo, số 25).

Khởi đi từ đó, tôi muốn gợi ra đây một đề tài cần được tìm thấy trong Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo một vị trí thích đáng hơn và tương hợp hơn với mục đích này. Tôi nghĩ đến án tử hình. Vấn đề này không thể được giải quyết chỉ nhờ vào việc nhắc lại giáo huấn đã có trong lịch sử, mà không làm nổi bật lên cả sự tiến triển trong giáo huấn của các vị Giáo Hoàng gần đây, lẫn sự tiến triển nơi lương tâm của dân Kitô giáo, vốn không đồng tình với một hình phạt xúc phạm nặng nề phẩm giá của con người. Chúng ta cần phải mạnh mẽ khẳng định rằng việc kết án tử hình là một biện pháp phi nhân tính làm tổn hại phẩm giá của con người, dù dưới bất cứ hình thức thực thi nào. Khi quyết định cách chủ ý tước đoạt mạng sống của một con người, vốn thánh thiêng trong mắt Đấng Tạo Hóa, và suy cho cùng chỉ Thiên Chúa mới là vị Thẩm phán đích thật và là Đấng bảo trợ cho mạng sống này, thì án tử hình tự nó nghịch lại với Tin Mừng. Không bao giờ, không một người nào “kể cả kẻ giết người lại mất đi phẩm giá nhân vị của mình” (Thư gửi Ông Chủ tịch Ủy ban quốc tế chống lại án tử hình, ngày 20 tháng 3 năm 2015), bởi vì Thiên Chúa vốn là một người Cha luôn luôn trông đợi người con trở về, một khi người con này ý thức được những lỗi lầm của bản thân, xin được tha thứ và bắt đầu một cuộc đời mới. Chính vì thế, không ai có thể bị tước đoạt mạng sống, lẫn khả năng hối cải về mặt luân lý và hiện sinh giúp họ tái hội nhập với cộng đoàn.

Trong những thế kỷ trước đây, vì thiếu những khả năng phòng vệ, và ý thức xã hội chưa được trưởng thành đầy đủ, việc cậy dựa vào án tử hình được xem như hệ quả hợp lý trong việc bảo vệ công lý. Quả là đáng tiếc, ngay trong các Nhà Nước thuộc quyền Giáo hoàng, người ta cũng đã từng sử dụng phương thế quá đáng và phi nhân tính này, và như vậy làm tiêu tan đi tính ưu việt của lòng thương xót so với lẽ công bình. Chúng ta chịu trách nhiệm đối với quá khứ, và chúng ta thừa nhận rằng những phương thế đó vốn bị áp đặt bởi một não trạng vụ luật hơn là mang tính kitô giáo. Lòng khát khao bảo toàn cho bằng được tất cả quyền lực và những khối tài sản vật chất đã dẫn đưa người ta đến chỗ đề cao quá đáng giá trị của lề luật, và như vậy ngăn cản người ta tiến sâu hơn trong việc hiểu thấu được Tin Mừng. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta sẽ càng có lỗi, nếu cứ giữ mãi thái độ dửng dưng khi phải đối diện với những đòi hỏi mới mẻ gắn liền với việc khẳng định lại phẩm giá của con người.

Ở đây, chẳng có gì là mâu thuẫn với giáo huấn của quá khứ: việc bảo vệ phẩm giá của sự sống con người từ lúc mới thụ thai cho đến khi chết cách tự nhiên đã luôn được bàn thảo trong giáo huấn của Hội Thánh, bằng một cung giọng nhất quán và có thẩm quyền. Tuy nhiên, sự phát triển hài hoà của giáo huấn đòi phải dám bỏ đi những lập trường bám chặt vào những luận chứng từ nay xem ra thật sự đi ngược với sự hiểu biết mới về chân lý Kitô giáo. Vả lại, đây cũng chính là điều mà thánh Vincent de Lérins đã nhắc nhở: “Nhưng, có lẽ người ta sẽ nói: Trong Hội Thánh của Chúa Kitô, phải chăng lại chẳng có một sự tiến bộ nào về mặt tôn giáo? – Có chứ, cần phải có sự tiến bộ, và quả là đáng kể! Ai đủ thù hằn đối với nhân loại và đủ thù nghịch đối với Thiên Chúa, để dám chống lại điều này?” (Commonitorium, 23.1: PL 50). Vì thế, cần phải lặp lại rằng dù lỗi phạm của người ta có nặng nề đến cỡ nào đi nữa, án tử hình vẫn là điều không thể chấp nhận, bởi vì hình phạt này xâm phạm vào tính không thể xâm phạm cũng như phẩm giá của con người.

“Qua giáo lý, đời sống và việc phụng tự, Hội Thánh gìn giữ và lưu truyền cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình và tất cả những gì mình tin” (Dei Verbum, số 8). Các Nghị phụ của Công đồng đã không thể tìm thấy một diễn trình có tính hệ thống nào hay hơn thế để trình bày bản tính và sứ mạng của Hội Thánh. Không chỉ trong “giáo lý”, mà còn cả trong “đời sống” và trong “phụng tự”, các tín hữu có thể trở thành Dân Thiên Chúa. Khởi đi từ đó, Hiến chế tín lý về Mặc Khải của Thiên Chúa đã diễn đạt tính năng động nội tại của tiến trình này: “Truyền Thống này tiến triển (…)tăng trưởng, (…) không ngừng hướng tới sự viên mãn của chân lý thần linh, cho đến khi các lời của Thiên Chúa được hoàn tất nơi chính Giáo hội” (Ibid.).

Truyền Thống là một thực tại sống động, và chỉ có cái nhìn cục bộ mới có thể nghĩ “kho tàng đức tin” như một cái gì đó tĩnh tại. Lời của Thiên Chúa không thể được bảo quản trong băng phiến, như kiểu người ta bảo quản một cái chăn mền cũ nhằm chống lại những vật ký sinh! Không. Lời Thiên Chúa là một thực tại năng động, luôn sống động, luôn tiến triển, luôn tăng trưởng hướng đến một tình trạng viên mãn mà con người không thể nào ngăn cản được. Qui luật tiến triển này, nói theo ngôn ngữ của Thánh Vincent de Lérins: “được củng cố với tháng năm, được triển nở với thời gian, được thăng hoa với tuổi tác” (Commonitorium, 23.9 : PL 50), là điều kiện đặc thù của chân lý mặc khải, như chân lý này vẫn được Hội Thánh truyền lại, và tuyệt đối không có nghĩa là thay đổi giáo huấn.

Chúng ta không thể gìn giữ giáo huấn mà lại không làm cho giáo huấn tiến triển. Chúng ta càng không thể đóng khung giáo huấn trong một lối đọc cứng nhắc và bất di bất dịch, trừ khi chúng ta xem thường hành động của Chúa Thánh Thần. “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Dt 1,1), Ngài “vẫn không ngừng ngỏ lời với Hiền Thê của Con yêu dấu mình” (Dei Verbum, số 8). Đó chính là lời mà chúng ta cần phải lấy làm của mình, trong tâm thái “lắng nghe với tâm tình tôn giáo” (Ibid., số 1), để Hội Thánh của chúng ta tiến về những chân trời mới, nơi Chúa đang mời gọi chúng ta, với niềm cảm hứng từ những cội nguồn quá khứ của mình.

Tôi xin cảm ơn quí vị vì cuộc gặp gỡ này và vì công việc của quí vị; tôi cũng xin quí vị cầu nguyện cho tôi, và tận đáy lòng tôi chúc phúc cho quí vị. Xin cảm ơn.

Lm. Phêrô Nguyễn Thiên Cung chuyển ngữ.
Lm. Phaolô Nguyễn Thành Sang hiệu đính.

GDPV : Có thể dùng lại cây nến Phục Sinh cũ không?

Giải đáp phụng vụ: Có thể dùng lại cây nến Phục Sinh cũ không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Con có một câu hỏi liên quan đến cây nến Phục Sinh. Con đang ở trong một tu viện nhỏ, do đó chúng con không có cây nến Phục Sinh để dùng trong khi đọc Các Giờ Kinh Phụng vụ. Con nghĩ rằng cây nến Phục Sinh là một biểu tượng đặc biệt cho một nhà thờ hoặc một tu viện lớn, nơi mà giáo dân đến cùng đọc Giờ Kinh Phụng vụ với các nữ tu. Đó là lý do tại sao chúng con không cần một cây nến Phục Sinh trong Thánh Lễ, hay trong Giờ Kinh Phụng vụ trong tu viện. Nhưng các nữ tu khác của con khăng khăng đòi có một cây Nến Phục Sinh, vì vậy các chị xin sử dụng cây nến Phục Sinh cũ của một nhà thờ từ năm trước. Các chị cạo số và sử dụng một miếng dán để thay đổi số của năm. Thưa cha, liệu có được phép sử dụng một cây nến Phục Sinh cũ theo cách này không? Nến này đã được làm phép, nhưng không phải cho năm nay. - T. M., Crosby, Texas, Hoa Kỳ.


Đáp: Đã có một số hướng dẫn gần đây, vốn cung cấp cách thức để giải quyết tình huống cụ thể này. Sự cần thiết phải có một vài cây nến Phục Sinh, dù cho chỉ có một buổi cử hành Vọng Phục sinh mà thôi, đang trở nên phổ biến hơn trong các trường hợp, thí dụ, khi một linh mục có vài nhà thờ thuộc quyền ngài quản lý. Trong trường hợp này, mỗi giáo xứ cần có một cây nến Phục Sinh để dùng trong các dịp rửa tội và lễ an táng, nhưng linh mục chỉ có thể làm phép một cây nến trong Lễ Vọng Phục Sinh mà thôi.

Thí dụ: Ủy ban Phượng tự của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đưa ra các gợi ý như sau trong tập “Eighteen Questions on the Paschal Triduum” (Mười tám câu hỏi về Tam Nhật Thánh):

"Trong trường hợp các nhà thờ truyền giáo và các giáo xứ cụm, có thể dùng nhiều cây nến Phục Sinh cho lễ Vọng Phục sinh không? Sách Lễ Rôma, không tiên liệu tình hình mục vụ của các nhà thờ truyền giáo hay các giáo xứ cụm, nói rõ rằng chỉ dùng một cây nến Phục Sinh cho lễ Vọng Phục Sinh mà thôi. Để đáp ứng các tình hình đặc biệt, Ban Thư ký của Ủy ban Phượng tự có thể gợi ý rằng, các cây nến của các nhà thờ truyền giáo hoặc các nhà thờ giáo xứ khác có thể hiện diện trong lễ Vọng Phục sinh, được chuẩn bị trước, và được làm phép cùng một lần với cây nến chính Phục sinh (có thể Phó tế hoặc các đại diện khác cầm các nến ấy). Nhằm phù hợp với chữ đỏ, để dành cho việc thắp các nến nhỏ và đám rước, chỉ một cây nến Phục sinh được thắp sáng mà thôi (tức cây nến chính, hoặc cây nến sẽ ở lại trong nhà thờ đó). Khi các ngọn nến khác trong cộng đoàn được thắp sáng, các cây nến Phục Sinh khác có thể được thắp sáng, và được cầm (nhưng không đưa lên cao, để duy trì sự nổi bật của cây nến chính Phục Sinh) bởi một người trong cộng đoàn. Sau khi mọi ngọn nến được tắt đi, sau bài ca Exsultet (Mừng vui lên), các cây nến Phục Sinh khác được đặt sang một bên. Vào sáng Chúa Nhật Phục Sinh, các cây nến này có thể được đưa về các nhà thờ truyền giáo, và được cầm, thắp sáng trong đám rước đầu lễ nhất tại mỗi nhà thờ, và đặt vào vị trí trên cung thánh”.

Như tài liệu này nhắc nhở chúng ta, các sách phụng vụ và các hướng dẫn nhấn mạnh rất nhiểu rằng, chỉ có một cây nến Phục Sinh được chuẩn bị cho lễ Vọng mà thôi. Chẳng hạn, Thư luân lưu năm 1988 về việc chuẩn bị cho lễ Phục sinh do Thánh Bộ Phượng Tự công bố nói:

"Cây nến Phục Sinh cần được chuẩn bị, do là biểu tượng hiệu quả, phải được làm bằng sáp, không bao giờ là nhân tạo, phải thay mới mỗi năm, và chỉ có một cây nến như thế, có kích thước đủ lớn, để nó có thể gợi lên chân lý rằng Chúa Kitô là Ánh sáng trần gian. Nó được làm phép với các dấu hiệu và các chữ được quy định trong Sách Lễ, hay bởi Hội đồng Giám Mục".

Sự nhấn mạnh này phải làm với biểu tượng liên quan đến ánh sáng duy nhất của Chúa Kitô, mà từ đó tất cả các ngọn nến khác được thắp sáng.

Giải pháp được đề xuất trên đây không có hiệu lực pháp lý, nhưng trình bày một giải pháp cảm thức chung cho một vấn đề mục vụ đích thực. Tuy nhiên, nó không giải quyết được tất cả các vấn đề, và chúng ta cũng có thể lấy sự ra hiệu cho chúng ta từ các qui định có hiệu lực trước Công đồng chung Vatican II.

Vào thời điểm đó, nếu Thánh lễ hay Giờ Kinh Phụng Vụ được cử hành ở một bàn thờ cạnh trong mùa Phục Sinh, người ta được phép sử dụng cây nến Phục Sinh thứ hai, miễn là nó đã được làm phép, và có năm hạt trầm thơm.

Do đó, cũng như giải pháp được đề xuất ở trên, có thể rằng một linh mục sẽ làm phép nến riêng, và chuẩn bị các cây nến khác, vào một thời điểm thuận tiện sau Thánh lễ Vọng Phục Sinh, và chỉ đơn giản đặt chúng trong nhà thờ giáo xứ khác, trước lễ nhất của ngày Chúa Nhật, và không có các nghi thức đặc biệt nào.

Xét cho cùng, ngay cả khi Thánh Lễ Vọng đã được cử hành vào đêm trước, các người tham dự Thánh Lễ vào sáng Chúa Nhật Phục Sinh thường thấy cây nến Phục Sinh đã được đặt vào vị trí trên cung thánh, và không có nghi thức đặc biệt nào được thực hiện nữa.

Tuy nhiên, thật là thích hợp để xông hương cho cây nến và bàn thờ ở đầu Thánh lễ.

Một tình huống tương tự cũng có thể áp dụng cho một tu viện hoặc một nhà nguyện nhỏ, nơi mà Thánh lễ Vọng không được cử hành. Tốt hơn là nên có một cây nến mới, ngay cả khi nó có kích thước tương đối ngắn, vì nó hầu như hiếm khi được tiêu thụ hết, trong các Thánh lễ và Giờ Kinh của mùa Phục Sinh.

Việc sử dụng cây nến cũ không phải là lý tưởng, mặc dù nó có thể chấp nhận được, nếu nó được điều chỉnh theo một cách nào đó, để gần như trở thành một cây nến mới. Điều này sẽ đòi hỏi một công việc nhiều hơn, so với chỉ cạo bỏ các con số năm cũ; ít nhất nó sẽ yêu cầu gỡ bỏ phần được sử dụng nhiều nhất, để một bấc nến sạch có thể được thắp sáng vào ngày Phục Sinh. Nếu cần, đồ vật trang trí cho cây nến cần được thay mới hoàn toàn. (Zenit.org 2-5-2017)

Nguyễn Trọng Đa

Đức Phanxicô: kỷ niệm năm thứ tư, tạp chí Rolling Stone và thế hệ thiên niên kỷ

Đc Phanxicô: k nim năm th tư, tp chí Rolling Stone và thế h thiên niên k
Vũ Văn An 


Với Đức Phanxicô, dĩ nhiên vui bao giờ cũng nhiều hơn buồn, đối với cả ngài lẫn các tín hữu và thế giới nói chung. Nhưng nhất là thế hệ những người mà người ta vốn gọi là thiên niên kỷ. Claire Giangravè của tạp chí Crux, ngày 10 tháng Ba vừa qua, quả quyết như thế, nhân dịp Tạp Chí Rolling Stone của Ý đăng hình ngài ở trang bìa, một vinh dự mà vị tiền nhiệm có tiếng được lòng truyền thông của ngài là Đức Gioan Phaolô II cũng không có.

"Pop Pope" của Tạp Chí Rolling Stone

Tập chí trên đặt tựa cho tờ bìa là FRANCIS, POP POPE (Đức Phanxicô, Vị Giáo Hoàng Được Người Ta Ưa Thích). Thực ra chữ “pop”, theo Từ Điển Cambridge, có nghĩa đầy đủ là “người được nhiều người ưa thích và được họ hiểu dễ dàng”. Định nghĩa này rất thích hợp với Đức Phanxicô nhất là đối với thế hệ thiên niên kỷ, một thế hệ vốn có đặc điểm ngờ vực quyền lực và các định chế nói chung, nhất là Đạo Công Giáo.

Cũng nên biết, tạp chí Rolling Stone của Hoa Kỳ vốn đã đăng hình Đức Phanxicô năm 2013, lúc ngài mới lên ngôi giáo hoàng. Thành thử, có thể kết luận độc giả của tạp chí này vốn có cảm tình với vị giáo hoàng độc đáo theo quan điểm của họ.

Theo một cuộc thăm dò năm 2016 của chính tạp chí này, gần 50% độc giả của họ thuộc lứa tuổi từ 18 tới 34. Đây chính là thế hệ thiên niên kỷ, những người sinh ra giữa đầu thập niên 1980 và đầu thập niên 2000, thế hệ mà cha mẹ họ không để lại cho họ điều gì để tin. Người ta gọi họ là thế hệ “bông tuyết” (snowflakes). Họ đưọc dưỡng dục để tin rằng mình độc đáo, cực kỳ nhậy cảm và đi tìm an ủi nơi các màn hình sáng loáng và được nối kết với nhau.

Chỉ có thời gian mới nói được thực ra thế hệ thiên niên kỷ là ai. Tuy nhiên, theo Giangravè, ít người có thể nói chuyện với thế hệ này một cách có khả năng bằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Theo cuộc Nghiên Cứu của Trung Tâm Pew năm 2016, thế hệ thiên niên kỷ ít cầu nguyện hơn, ít tham dự Thánh Lễ hơn và nói chung ít tin hơn các thế hệ trước. Tuy nhiên, họ tin cuộc sống đời sau và thiên đàng, hỏa ngục và phép lạ, giống như các thế hệ đàn anh.

Phương pháp thông đạt độc đáo của Đức Phanxicô nói với thế hệ thiên niên kỷ một cách rất đặc biệt qua tính “có thật” (realness) của ngài, qua con người bất chấp những gì đã được thiết lập (anti-establishment) của ngài, qua việc ngài tập chú vào lòng thương xót hiểu như một thực hành bao trùm mọi người, và qua việc ngài sử dụng kỹ thuật một cách thành thạo.

Một con người bình thường

Theo Giangravè, thực ra, ngay từ lúc Đức Phanxicô, lần đầu tiên, từ mật nghị hội bầu giáo hoàng bước ra ban-công nhà thờ Thánh Phêrô ngày 13 tháng Ba, năm 2013 và lên tiếng chào đám đông đang tụ tập dưới quảng trường “Fratelli e sorelle, buonasera!” (chào mừng anh chị em một buổi tối tốt lành), thì không những đám đông hân hoan đến như điên như dại mà cả báo chí và các cơ sở truyền thông khắp thế giới đều phải giới thiệu ngài như là Vị Giáo Hoàng của Dân.

Chính ngài, năm 2014, đã nói với tờ báo Ý Corriere della Sera rằng: “Giáo hoàng là người biết cười, biết khóc, biết ngủ an lành và có bằng hữu y như mọi người khác, một con người bình thường”.

Hồi còn trẻ, ngài vốn là một nhân viên an ninh (bouncer) trong một quán ba ở Á Căn Đình, có bạn gái, thưởng thức âm nhạc và thể thao. Tất cả những điều này làm ngài trở thành người dễ bắt liên lạc (relatable), “người có thật”. Ngài chụp hình tự xướng, sống tại một khách sạn tệ nhất ở Vatican và dễ dàng nhận giải “giáo hoàng lôi thôi nhất”.

Nhưng những điều trên chưa đủ đối với thế hệ thiên niên kỷ, một thế hệ quá quen thuộc với các thủ thuật quảng bá các nhân vật công cộng và thù nghịch các định chế, nhất là Giáo Hội Công Giáo.

Biến những điều không mấy liên hệ trở thành liên hệ

Điều thực sự làm Đức Phanxicô trở thành “pop pope” chính là khả năng “minh tinh truyền hình sống” (reality TV star) của ngài: một khả năng biến cả các hoàn cảnh ít liên hệ nhất trở thành có liên hệ, một điều khiến một số người Công Giáo cao niên cảm thấy bối rối nhưng thế hệ thiên niên kỷ thì chỉ mong sao được thấy nhiều hơn.

Theo một cuộc nghiên cứu của Morley Winograd và Michael Hais, hơn 80% người thiên niên kỷ tin rằng quá nhiều quyền lực đã bị tập trung trong tay một số ít công ty vĩ đại. Và Bernie Sanders, người đấu tranh cho 99%, đã chiếm được 2 triệu phiếu của những người dưới 30 tuổi, hơn cả Clinton và Trump cộng lại.

Thế hệ này làm mọi người thấy rõ: họ không có một chút niềm tin nào vào các công ty, chính phủ và Giáo Hội. Nếu để ý đến việc thế hệ thiên niên kỷ gia nhập lực lượng lao động vào khoảng năm 2008, trong các hoàn cảnh giống hệt các hoàn cảnh của thời Đại Suy Thoái năm 1930, thì điều vừa nói không gây ngạc nhiên chi.

Đức Phanxicô, như mọi người đều biết, rất lưu tâm tới những người không có việc làm. Trương mục Tweeter @Pontifex năm 2013 của ngài từng viết rằng “Tâm tư tôi hướng về tất cả những ai không có việc làm, thường là kết quả của một não trạng tự lấy mình làm tâm điểm chỉ biết lợi nhuận bằng bất cứ giá nào”.

Ngài nói đến tiền bạc như “phân thối của ma qủi” và từng nặng nề chỉ trích thị trường tự do, chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế nhỏ giọt.

Lên tiếng chỉ trích con người mà vẫn dễ bắt liên lạc, Đức Phanxicô quả đã trở thành “kẻ phản loạn” mà người thiên niên kỷ thích được yêu mến.

Rồi tới sự kiện trên chuyến bay từ Brazil trở lại Rôma năm 2013, câu nói “Nếu một người nào đó là đồng tính nhưng biết tìm kiếm Thiên Chúa và có thiện chí, thì tôi là ai mà dám phê phán họ?” của Đức Phanxicô đã để lại một sứ điệp lâu dài, cho thấy sự cởi mở của ngài đối với đồng tính luyến ái trong Giáo Hội Công Giáo, nhất là nơi người thiên niên kỷ.
Theo một cuộc thăm dò về tôn giáo năm 2007, so với các thế hệ đi trước, con số người thiên niên kỷ ủng hộ hôn nhân đồng tính đã tăng gấp đôi.

Bảo vệ môi trường 

Chưa hết. Một cuộc thăm dò năm 2016 của Nghị Hội Kinh Tế Thế Giới (World Economic Forum), từng phỏng vấn hơn 26,000 người thiên niên kỷ của 181 nước, cho thấy 45.2% những người trả lời nói rằng thay đổi khí hậu và việc hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên là các quan tâm hàng đầu của họ.

Trong thông điệp Laudato Si và trong nhiều lần xuất hiện trước công chúng của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng về việc bảo vệ địa cầu và nhiệm vụ của chúng ta phải che chở nó.

Về các vấn đề xã hội khác rất thân thiết đối với sự nhậy cảm của thế hệ thiên niên kỷ như di dân, sự bài ngoại và bất bình đẳng phái tính, Đức Phanxico cũng vốn là một tác nhân đáng tin cậy và lớn tiếng cho sự thay đổi.

Sử dụng kỹ thuật

Trong một tuyên bố vào năm 2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi Internet là một “ơn phúc của Thiên Chúa” và tiến xa hơn bằng cách mời gọi tín hữu “mạnh dạn trở thành công dân của thế giới kỹ thuật số”.

Dù không phải là vị giáo hoàng đầu tiên sử dụng Twitter, vì Đức Bênêđíctô XVI chính là vị này, Đức Phanxicô là vị đầu tiên dấn thân vào thế giới Instagram, hiện có 3 triệu 6 trăm ngàn người theo dõi.

Nhưng trong một cuộc nghiên cứu gần đây của Tập San Y Khoa Phòng Ngừa Hoa Kỳ, các nhà tìm tòi của Đại Học Pittsburgh thấy rằng những người trẻ nào năng sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội có nguy cơ 3 lần cảm thấy bị cô lập về phương diện xã hội nhiều hơn.

Thành thử chính Đức Phanxicô cũng đã lớn tiếng đề cập tới sự quan trọng của việc đừng đi tìm tình yêu hay hạnh phúc trong các dụng cụ hay thiết bị của ta; thậm chí, ngài còn đặt câu hỏi không biết chúng ta có lưu ý đến việc cũng mang theo Thánh Kinh như mang theo điện thoại di động hay không.

Người ta cũng cần phải nhớ rằng phần lớn những người thiên niên kỷ không theo dõi sinh hoạt nội bộ của Tòa Thánh và các năng động tính phức tạp của Giáo Triều. Thành thử khi Đức Phanxicô thu hút được cảm tình của họ, thì hẳn là nhờ khả năng thông đạt của ngài.

Theo một cuộc nghiên cứu của Viện Giuseppe Toniolo, 90 phần trăm người Ý thuộc thế hệ thiên niên kỷ tin rằng ngài có các kỹ năng thông đạt vĩ đại, 80% thích ngài và 70% cho rằng ngài gợi hứng cho họ. Không lạ gì, tạp chí Rolling Stone của họ đã cùng lên toa tầu hợp lòng họ.




Phaolô kể lại cho vua Agrippa nghe cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô phục sinh

Phaolô kể lại cho vua Agrippa nghe cuộc gp gỡ đổi đời với Chúa Kitô phục sinh
Phao-lô  bị giam giữ

** Các chương cuối cùng của sách Tông Đồ Công Vụ cho thấy lời Chúa Giêsu nói với ông Khanania sau khi kêu gọi Phaolô từ từ được hiện thực: “"Con cứ đi, vì người ấy là lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Ít-ra-en. Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu vì danh Ta.". Sau bao năm bôn ba truyền giáo và làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh và Tin Mừng của Chúa giờ đây Phaolô bị bắt bớ và phải ra trước Hội đồng Do thái và chính quyền Roma. Các chương 24 -26 sách Công Vụ kể rằng: “Năm ngày sau, thượng tế Kha-na-ni-a xuống Xê-da-rê cùng với một số kỳ mục và một trạng sư tên là Téc-tu-lô. Họ đến kiện ông Phao-lô trước toà tổng trấn. Ông Phao-lô bị gọi ra toà, và ông Téc-tu-lô bắt đầu tố cáo như sau: "Thưa ngài Phê-lích đáng kính, nhờ ngài chúng tôi được sống trong cảnh thái bình; nhờ ngài ân cần săn sóc, dân tộc này được hưởng nhiều cải cách. Ở đâu và lúc nào chúng tôi cũng đón nhận những ân huệ ấy với tất cả lòng biết ơn. Nhưng để khỏi quấy rầy ngài thêm, chúng tôi sẽ trình bày vắn tắt vụ việc như sau, xin ngài nghe với tấm lòng khoan hậu sẵn có. Số là chúng tôi đã bắt gặp tên này, một thứ ôn dịch, chuyên gây bạo loạn giữa mọi người Do-thái trong thiên hạ, và là đầu sỏ phái Na-da-rét. Y còn mưu toan xúc phạm đến Đền Thờ, và chúng tôi đã bắt y. Chúng tôi muốn xử y chiếu theo Luật của chúng tôi, nhưng viên chỉ huy Ly-xi-a đã can thiệp, dùng bạo lực mà giật y khỏi tay chúng tôi, và truyền cho những người tố cáo y phải đến trước toà ngài.Tra hỏi y, ngài sẽ có thể biết rõ về mọi điều chúng tôi tố cáo y." Người Do-thái tán đồng và quả quyết là đúng như vậy.
Tổng trấn ra hiệu bảo ông Phao-lô nói, ông liền đáp: "Tôi biết rằng đã từ nhiều năm, ngài cầm cân nảy mực cho dân tộc này, nên tôi sung sướng biện hộ cho mình. Chính ngài có thể biết rõ: tôi lên Giê-ru-sa-lem hành hương đến nay chưa quá mười hai ngày. Trong Đền Thờ, trong các hội đường cũng như trong thành phố, người ta đã không bắt gặp được tôi thảo luận với ai hay sách động đám đông. Họ cũng không thể đưa ra cho ngài bằng chứng về những điều bây giờ họ tố cáo tôi.
** "Tuy nhiên, tôi xin công nhận với ngài điều này: tôi phụng thờ Thiên Chúa của cha ông chúng tôi theo Đạo mà họ gọi là bè phái; tôi tin mọi điều chép trong sách Luật Mô-sê và sách Các Ngôn Sứ. Tôi đặt nơi Thiên Chúa niềm hy vọng này, như chính họ cũng hy vọng, là người lành và kẻ dữ sẽ sống lại. Vì thế, cả tôi nữa, tôi cố gắng để trước mặt Thiên Chúa và người ta, lương tâm tôi không có gì đáng chê trách.
"Sau nhiều năm, tôi về Giê-ru-sa-lem để đem tiền cứu trợ cho dân tộc tôi và để dâng lễ phẩm lên Thiên Chúa. Chính lúc đó họ bắt gặp tôi trong Đền Thờ, sau khi tôi làm nghi lễ tẩy uế, không có tụ tập đám đông, cũng không gây ồn ào chi cả. Có mấy người Do-thái từ A-xi-a đến. Đáng lẽ họ phải ra trình diện với ngài mà tố cáo tôi, nếu như họ có điều gì chống tôi. Hoặc những người đang có mặt đây cứ nói xem: khi tôi ra trước Thượng Hội Đồng, họ đã tìm thấy điều gì phạm pháp? Phải chăng là lời duy nhất tôi đã hô lên khi đứng giữa họ: chính vì sự phục sinh của kẻ chết mà hôm nay tôi bị các ông đưa ra xét xử? "
Ông Phê-lích là người biết rất chính xác về Đạo, ông hoãn vụ án lại và nói: "Khi nào viên chỉ huy Ly-xi-a xuống, tôi sẽ xét vụ kiện của các người." Ông truyền cho viên đại đội trưởng giam ông Phao-lô, nhưng cho ông hưởng chế độ dễ dãi và không ngăn cấm thân nhân nào đến giúp đỡ ông.
Ít ngày sau, ông Phê-lích cùng đến với vợ là bà Đơ-ru-xi-la, người Do-thái. Ông cho vời ông Phao-lô đến và nghe ông nói về lòng tin vào Đức Ki-tô Giê-su. Nhưng khi ông Phao-lô biện luận về đức công chính, sự tiết độ và cuộc phán xét mai sau, thì ông Phê-lích phát sợ nên nói: "Bây giờ ông có thể lui ra. Khi nào tiện dịp, tôi sẽ cho gọi ông đến." Một trật, ông cũng hy vọng ông Phao-lô đút lót; vì thế ông năng cho vời ông Phao-lô đến nói chuyện.
Mãn hạn hai năm, ông Phê-lích được ông Po-ki-ô Phét-tô đến thay thế. Vì muốn được lòng người Do-thái, ông Phê-lích cứ để ông Phao-lô ở lại trong tù.
Ba ngày sau khi nhậm chức, tổng trấn Phét-tô từ Xê-da-rê lên Giê-ru-sa-lem. Các thượng tế và thân hào Do-thái đến kiện ông Phao-lô. Họ khẩn khoản xin tổng trấn một ân huệ để hại ông Phao-lô, là đưa ông về Giê-ru-sa-lem, vì họ đang chuẩn bị một cuộc mai phục để giết ông dọc đường. Nhưng ông Phét-tô đáp rằng ông Phao-lô đang bị giam giữ ở Xê-da-rê, còn chính ông cũng sắp sửa về đó ngay. Ông lại thêm: "Những ai trong các ông có đủ tư cách, hãy cùng xuống đó với tôi, và nếu đương sự có gì sai trái thì cứ việc tố."
** Sau khi ở lại Giê-ru-sa-lem không quá tám hay mười ngày, ông xuống Xê-da-rê. Hôm sau ông ra ngồi toà và truyền điệu ông Phao-lô đến. Ông Phao-lô vừa tới, thì những người Do-thái từ Giê-ru-sa-lem xuống đã vây quanh ông: họ tố cáo ông nhiều tội, mà toàn là tội nặng, nhưng họ không thể minh chứng. Ông Phao-lô tự biện hộ: "Tôi không có tội gì đối với Lề Luật Do-thái, đối với Đền Thờ hay hoàng đế Xê-da." Ông Phét-tô muốn được lòng người Do-thái nên đề nghị với ông Phao-lô: "Ông có muốn lên Giê-ru-sa-lem để được xử tại đó trước mặt tôi về những lời tố cáo này không? " Nhưng ông Phao-lô đáp: "Tôi đang đứng trước toà án của hoàng đế Xê-da, tôi phải được xử tại đó. Tôi đã không làm gì hại người Do-thái, như chính ngài thừa biết. Nếu quả thật tôi có tội, nếu tôi đã làm điều gì đáng chết, thì tôi không xin tha chết. Nhưng nếu những điều tố cáo của các người này là vô căn cứ, thì không ai có quyền nộp tôi cho họ. Tôi kháng cáo lên hoàng đế Xê-da! " Bấy giờ ông Phét-tô bàn với hội đồng tư vấn, rồi trả lời: "Ông đã kháng cáo lên hoàng đế Xê-da, thì ông sẽ lên hoàng đế Xê-da."
Ít ngày sau, vua Ác-ríp-pa và bà Béc-ni-kê đến Xê-da-rê chào mừng ông Phét-tô. Vì hai người ở lại đó nhiều ngày, ông Phét-tô mới đem vụ ông Phao-lô ra trình bày với nhà vua. Ông nói: "Ở đây có một người tù ông Phê-lích để lại. Khi tôi tới Giê-ru-sa-lem, các thượng tế và các kỳ mục Do-thái đến kiện và xin tôi kết án người ấy. Tôi đã trả lời họ rằng người Rô-ma không có lệ nộp bị cáo nào, trước khi đương sự ra đối chất với nguyên cáo, và được cơ hội biện hộ về lời tố cáo. Vậy họ cùng đến đây với tôi, và không chút trì hoãn, ngày hôm sau tôi ra ngồi toà và truyền điệu đương sự đến. Đứng quanh đương sự, các nguyên cáo đã không đưa ra một tội trạng nào như tôi tưởng. Họ chỉ tranh luận với ông ta về một số vấn đề liên quan đến tôn giáo riêng của họ, và liên quan đến một ông Giê-su nào đó đã chết, mà Phao-lô quả quyết là vẫn sống. Phần tôi, phân vân trước cuộc tranh luận về những chuyện ấy, tôi hỏi xem ông ta có muốn đi Giê-ru-sa-lem để được xử tại đó về vụ này không. Nhưng Phao-lô đã kháng cáo, xin dành vụ này cho Thánh Thượng xét xử, nên tôi đã ra lệnh giữ ông ta lại cho đến khi giải lên hoàng đế." Bấy giờ vua Ác-ríp-pa nói với ông Phét-tô: "Tôi cũng muốn được nghe ông ta nói." Ông Phét-tô trả lời: "Ngày mai ngài sẽ được nghe."
Vậy hôm sau vua Ác-ríp-pa và bà Béc-ni-kê tiến vào công đường cách rất long trọng, cùng với các sĩ quan chỉ huy cơ đội và các người có chức vị trong thành phố. Theo lệnh của ông Phét-tô, người ta điệu ông Phao-lô đến. Ông Phét-tô nói: "Kính thưa đức vua Ác-ríp-pa và toàn thể quý vị có mặt ở đây với chúng tôi, quý vị thấy người này: toàn thể cộng đồng Do-thái đã đến gặp tôi, ở Giê-ru-sa-lem cũng như ở đây, về việc của đương sự. Họ la lên rằng đương sự không được phép sống nữa. Phần tôi, tôi không thấy đương sự đã làm gì đáng chết; nhưng vì chính đương sự đã kháng cáo lên thánh thượng, nên tôi đã quyết định giải về kinh. Về vụ của đương sự, tôi không có gì chắc chắn để tâu lên chúa thượng. Vì thế tôi đã đưa đương sự ra trình diện quý vị, và nhất là ngài, kính thưa đức vua Ác-ríp-pa, để sau lần tra hỏi này, tôi sẽ có gì để tâu. Vì thiết tưởng giải tù nhân lên, mà không nói rõ đương sự bị tố cáo về những tội gì, thì thật là vô lý."
** Vua Ác-ríp-pa nói với ông Phao-lô: "Ông được phép tự bào chữa." Ông Phao-lô bèn giơ tay ra tự biện hộ:
 "Kính thưa đức vua Ác-ríp-pa, tôi lấy làm sung sướng vì hôm nay sắp được tự biện hộ trước mặt ngài, về mọi điều người Do-thái tố cáo tôi, nhất là vì ngài am hiểu tất cả những tục lệ và những chuyện tranh luận giữa người Do-thái. Bởi thế, xin ngài kiên nhẫn nghe tôi nói.
"Tôi đã sống như thế nào từ hồi niên thiếu, ngay từ đầu, giữa dân tộc tôi và tại Giê-ru-sa-lem, điều đó mọi người Do-thái đều rõ. Từ lâu họ đã biết, và nếu muốn, họ có thể làm chứng rằng tôi đã sống theo phái nghiêm nhặt nhất trong tôn giáo chúng tôi, tức là phái Pha-ri-sêu. Và giờ đây tôi bị đưa ra toà chính là vì hy vọng điều Thiên Chúa đã hứa cho cha ông chúng tôi. Mười hai chi tộc chúng tôi ngày đêm kiên trì thờ phượng Chúa, hy vọng thấy lời hứa ấy được thực hiện. Kính thưa đức vua, chính vì niềm hy vọng đó mà tôi bị người Do-thái tố cáo. Sao trong quý vị lại có người cho rằng việc Thiên Chúa làm cho kẻ chết sống lại là chuyện không thể tin được?

"Về phần tôi, trước kia tôi nghĩ rằng phải dùng mọi cách để chống lại danh Giê-su người Na-da-rét. Đó là điều tôi đã làm tại Giê-ru-sa-lem. Được các thượng tế uỷ quyền, chính tôi đã bỏ tù nhiều người trong dân thánh; và khi họ bị xử tử, tôi đã bỏ phiếu tán thành. Nhiều lần tôi đã rảo khắp các hội đường, dùng cực hình cưỡng bức họ phải nói lộng ngôn. Tôi đã giận dữ quá mức đến nỗi sang cả các thành nước ngoài mà bắt bớ họ.
"Thế là sau khi được các thượng tế trao quyền và uỷ nhiệm, tôi lên đường đi Đa-mát. Kính thưa đức vua, đang khi đi đường, vào lúc trưa, tôi đã thấy một luồng ánh sáng chói lọi hơn mặt trời, từ trời chiếu toả xuống chung quanh tôi và các bạn đồng hành. Tất cả chúng tôi đều ngã nhào xuống đất, và tôi nghe có tiếng nói với tôi bằng tiếng Híp-ri: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Đá lại mũi nhọn thì khốn cho ngươi! Tôi hỏi: "Thưa Ngài, Ngài là ai? Chúa đáp: "Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ. Nhưng ngươi hãy chỗi dậy, đứng thẳng lên. Ta hiện ra với ngươi là để chọn ngươi làm đầy tớ và làm chứng nhân về những điều ngươi đã thấy, cũng như những điều Ta sẽ hiện ra mà tỏ cho ngươi biết. Ta sẽ cứu ngươi thoát khỏi tay dân Do-thái và các dân ngoại: Ta sai ngươi đến với chúng để mở mắt cho chúng, khiến chúng rời bóng tối mà trở về cùng ánh sáng, thoát khỏi quyền lực Xa-tan mà trở về cùng Thiên Chúa. Như vậy, nhờ tin vào Ta, chúng sẽ được ơn tha tội và được hưởng phần gia tài cùng với các người đã được thánh hiến."
TMH 516
Linh Tiến Khải


Đặc Ngữ Công Giáo: Góp Ý Về Ba Từ Kinh Thánh, Thánh Kinh, Sách Thánh - Từ Nào Đúng

Đặc Ngữ Công Giáo: Góp Ý Về Ba Từ Kinh Thánh, Thánh Kinh, Sách Thánh - Từ Nào Đúng
Nguyễn Long Thao


Đặc Ngữ Công Giáo: Góp Ý Về Ba Từ Kinh Thánh, Thánh Kinh, Sách Thánh - Từ Nào Đúng

Sách viết về Thánh Kinh Công Giáo Việt Nam có vấn đề đáng chú ý là nhiều tác giả chỗ này dùng từ Thánh Kinh, chỗ khác viết là Kinh Thánh, có chỗ lại viết là Sách Thánh. Xin nêu vài thí dụ điển hình.

- Trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo của Tổng Giáo Phận Sàigòn do nhà xuất bản Tôn Giáo in năm 1997, nơi trang 59,người ta thấy tựa đề của mục 5 viết: “ Kinh Thánh Trong Đời Sống Giáo Hội”. Nhưng chỉ cách đó 15 dòng, sách giáo lý lại viết: “Toàn bộ Thánh Kinh chỉ là một cuốn sách duy nhất…”

- Các tác giả phiên dịch Thánh Kinh sang tiếng Việt có khi dùng từ Thánh Kinh, có khi dùng từ Kinh Thánh. Ví dụ: LM Albert Schlicklin thường được gọi là cố chính Linh dịch thánh kinh cựu ước lấy tựa đề: Thánh Kinh Cựu Ước. Các giáo sĩ dòng Đa Minh, LM Gerard Gagnon, LM Nguyễn Thế Thuấn, LM Trần Đức Huân đều lấy tiêu đề cho tác phẩm của mình là Thánh Kinh Tân Ước hay Thánh Kinh Tòan Bộ. Trong khi đó Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn lại đặt tiêu đề Kinh Thánh Tân Ước.

- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có một ủy ban lấy tên là Ủy Ban Kinh Thánh. Một Thành viên của ủy ban là Linh Mục Nguyễn Văn Trinh viết tác phẩm Lịch Sử Hình Thành Quyển Thánh Kinh. Chỉ đọc phần dẫn nhập của tác phẩm này, người ta đã thấy Linh Mục dùng cả ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh và Sách Thánh.

- Giáo Hội Tin Lành tại Việt Nam cũng dùng lẫn lộn hai từ Thánh Kinh và Kinh Thánh.

- Tác giả Nguyễn Đình Diễn trong tác phẩm Từ Điển Công Giáo Anh Việt, dịch từ Bible: Kinh Thánh.

- Thuật Ngữ Thần Học Anh -Việt của Học Viện Đa Minh xuất bản năm 2002 dịch từ Bible: Thánh Kinh hay Sách Thánh.

Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam cũng như Tin Lành đều dùng cả ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh và Sách Thánh để diễn tả từ mà Anh và Pháp ngữ gọi là Bible, người Tàu gọi là   [shèngjìng], và Hy Lạp, Latin là Biblia.

Vậy ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh, Sách Thánh, từ nào đúng? Vì sao lại có hiện tượng hiểu Thánh Kinh là Kinh Thánh? Đó là nội dung bài nghiên cứu này.

GIẢI NGHIÃ TỪ THÁNH KINH

Thánh Kinh   là hai từ Hán Việt. Thánh  có các nghĩa sau: (1) Người có nhân đức cao như Thánh Nhân. (2) Được tôn vinh như thần thánh: Thánh Cung, Thánh Thể, Thánh Địa (3) Thuộc về vua như Thánh Thượng, Thánh Chỉ.

Kinh được viết là  hay , phát âm là [jìng]. Kinh nếu là danh từ có nghiã là sách có giá trị đặc thù, được coi là phép tắc, khuôn mẫu như: Thi Kinh 詩經, Thư Kinh 書經, Hiếu Kinh 孝經. Với tôn giáo, Kinh cũng có nghiã là sách như Phật Giáo có Lăng Nghiêm Kinh 楞嚴經, Lăng Già Kinh 楞伽經, Bát Nhã Kinh 般若經. Hồi Giáo có Kinh Coran, Ấn Độ Giáo có Kinh Veda. Sách của một triết thuyết cũng gọi là Kinh như, Ngũ Kinh của triết học Khổng Tử. Tóm lại Kinh có nghiã là sách.

Kinh của các tôn giáo có tính chất tín ngưỡng quan trọng, nên chúng có thể mang thêm tĩnh từ Thánh: Thánh Kinh. Về mặt văn phạm, hai chữ Kinh và Thánh đều là từ Hán Việt. Nếu muốn đúng theo văn phạm tiếng Tàu thì phải đặt tĩnh từ Thánh trước danh từ Kinh sau. Vì thế phải nói Thánh Kinh   thì đúng văn phạm hơn là nói Kinh Thánh. Thần Học Từ Điển 神学辭典 của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc dịch từ Bible là  , phát âm là [shèngjìng], Hán Việt đọc là Thánh Kinh. Trong kho tàng ngôn ngữ Công Giáo Việt Nam có từ Thánh Ca, Thánh Thể. Nhưng không ai nói Ca Thánh, Thể Thánh. Trường hợp Thánh Linh có thể nói ngược lại là Linh Thánh, Thánh Thần là Thần Thánh nhưng Linh Thánh khác nghiã với Thánh Linh, Thần Thánh khác nghiã với Thánh Thần.

Còn nếu muốn nói theo tiếng Việt để chỉ Thánh Kinh thì ta có thể nói Sách Thánh. Nếu ta nói Kinh Thánh thay vì Thánh Kinh thì ý nghĩa sẽ khác đi vì Kinh Thánh có nghiã là kinh cầu các thánh. Từ điển Dictionarium Anamitico-Latinum của Đức Giám Mục AJ. L. Taberd xuất bản năm 1838 định nghĩa Kinh Thánh: Litaniae sanctorum nghiã là Kinh Cầu Các Thánh. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, ấn bản 1895-1896, định nghiã Kinh Thánh là Kinh Cầu Các Thánh. Linh Mục Anthony Trần Văn Kiệm trong mục từ Kinh của tác phẩm Từ Điển Văn Học Việt Nam, tập 1, ấn bản năm 2007 viết rằng từ Thánh Kinh đã hoá Nôm nên từ Kinh Thánh cũng chấp nhận được nhưng nên dùng từ Thánh Kinh thì hơn (trang 728). Riêng Đại Từ Điển Tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo xuất bản năm 1999 không có từ Sách Thánh nhưng đã méo mó định nghiã Thánh Kinh hay Kinh Thánh là Sách giáo lí của đạo Thiên Chúa.

Thánh Kinh là dịch từ chữ Hy lạp Ta Biblia. Ta có nghĩa là những (số nhiều); Biblia nghĩa là sách. Vậy Ta Biblia nghĩa là những sách.Thánh Kinh là bộ sách chứa đựng lời Chúa nói với con người qua các thời đại lịch sử của một dân tộc (Israel), được viết dưới nhiều hình thức khác nhau, do nhiều tác giả được sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. Thánh Kinh gồm 2 bộ: Bộ Cựu Ước gồm 46 quyển, viết về giao ước Chúa ký kết với Dân tộc Israel. Bộ Tân Ước, gồm 27 quyển, viết về giao ước giữa Chúa và loài người, qua Chúa Giêsu. Có 4 sách Phúc Âm là quan trọng nhất, vì ghi lại đời sống và lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Từ Cựu Ước và Tân Ước mới có gần đây. Từ điển Dictionarium Anamitico-Latinum ghi Cổ Thánh Kinh: Vestus Testamentum và Tân Thánh Kinh: Novum Testamentum tức Cựu Ước và Tân Ước. Trước khi có từ Thánh Kinh, người Công Giáo dùng từ Sấm Truyền: Sách Sấm Truyền.

VÌ SAO THÁNH KINH TRỞ THÀNH KINH THÁNH?

Lý giải thế nào về hiện tượng ngày nay dân chúng Công Giáo cũng như Tin Lành đều hiểu Kinh Thánh đồng nghiã với Thánh Kinh? Chưa có lời giải thích nào cho vấn nạn này. Theo thiển ý, có lẽ ban đầu một vị nào đó đã lầm lẫn gọi Thánh Kinh là Kinh Thánh, rồi từ đó từ Kinh Thánh được phổ thông, được nhiều người chấp nhận nên Linh Mục Trần Văn Kiệm mới có thể viết từ Thánh Kinh đã hóa Nôm. Một khi đã hóa Nôm thì tĩnh từ Thánh có thể đặt sau danh từ Kinh: Kinh Thánh. Một lý giải khác cũng có thể chấp nhận được là ngôn ngữ có thể biến đổi theo thời gian. Ví dụ trước đây các từ điển Tầu cũng như Hán Việt đều giải thích Tạo Vật   là Tạo Hóa (creator) nhưng ngày nay người ta hiểu Tạo Vật là vật được tạo thành, không phải Tạo Hóa.

Kết Luận: Chúng ta nên dùng từ Thánh Kinh thì đúng hơn là Kinh Thánh và nếu muốn nói theo tiếng Việt ta nên dùng từ Sách Thánh.



NỀN TẢNG KINH THÁNH của KINH MÂN CÔI


NỀN TẢNG KINH THÁNH của KINH MÂN CÔI

“Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà…Ave Maria, gratia plena, Dominus tecum… Hail Mary, full of grace, the Lord is with thee…”. Hằng ngày, chúng ta nhiều lần chúc tụng Đức Maria như vậy. Thật là hạnh phúc, nhất là khi Tháng Mười về, tháng biệt kính Đức Mẹ Mân Côi…

Vài năm trước,tạp chí TIME đã in hình Đức Mẹ trên bìa và có câu chuyện về cách mà nhiều người Thệ phản đã tái khám phá Đức Mẹ. Đây không phải là lần đầu tiên Đức Mẹ xuất hiện trên một bìa báo đời.Thật vậy, Đức Mẹ đã xuất hiện trên bìa tạp chí TIME nhiều lần. Nhưng đó là lần đầu tiên một tờ báo đời cho người ta thêm nhận thức vềĐức Mẹ và phát triển Thánh Mẫu học trong hậu duệ của Thời Cải cách,những người đã coi Kinh Thánh là sức mạnh duy nhất của họ.

Martin Luther đã làm căng thẳng mối quan hệ với Rôma và chỉ đặt đức tin của mình vào Kinh Thánh, từ chối 15 thế kỷ về giáo quyền dưới sự lãnh đạo của Đức giáo hoàng đối với giáo lý mới của chủ trương Sola Scriptura (Chỉ Có Kinh Thánh). Kitô giáo giữa thế kỷ XVI bị tách thành Công giáo và Tin lành. Việc phân rẽ giáo lý sớm phát triển trong các nhà cải cách mà các vị lãnh đạo của họ, cho rằng đó là cẩn trọng để đoàn kết ổn định, nhóm họp tại Marlburg (Đức)năm 1529. Trong cuộc họp sôi nổi tiếp theo,họ không đạt được mục đích của họ nhưng lại phân thành bốn giáo phái chính của Luther, Zwingli, Calvin và những người rửa tội lại (Anabaptists), và họ lại tách với chủ trương “Chỉ Có Kinh Thánh”.

Khi Luther qua đời,cuộc cải cách đã tách thành 75 nhóm khác nhau. Các nhóm lại tiếp tục phân chia; ngày nay Tin lành có tới 35.000 giáo phái và phi giáo phái tự phát. Hậu duệ xa rời Tông truyền, xa rời cách hiểu Kinh Thánh và tước quyền phong phú của di sản Kitô giáo từ xưa và qua nhiều thế kỷ. Chiều kích Thánh Mẫu học cũng bị mất.

Cũng nên lưu ý rằng các nhà cải cách bám vào giáo lý về Đức Mẹ và vẫn là những người sùng kính Đức Mẹ cho tới lúc chết mặc dù họ không vâng phục giáo hoàng và khác với nhau. Thật vậy, Luther, Zwingli và Calvin vẫn là những người đáng tin cậy trong việc bảo vệ Tín điều Đức Mẹ Trọn Đời Đồng Trinh mà họ lý luận từ Kinh Thánh. Hơn nữa, họ cũng viết những lời cầu nguyện với Đức Mẹ. Nhưng ngày nay, người ta có thể gặp các Kitô hữu ly khai vẫn sùng kính và chân thành nhưng cho rằng việc sùng kính Đức Mẹ là cách sáng tạo dư thừa của Công giáo hồi cuối thời Trung cổ. Một số người thậm chí còn không thân thiện; đặc biệt là Chuỗi Mân Côi khiến những người theo trào lưu chính thống đã nổi giận,họ coi đó là sự phạm thánh. Đâu là những trang Kinh Thánh về Chuỗi Mân Côi? Không có gì không thấy trong Kinh Thánh đều không là Kinh Thánh.

Các tín đồ Tân giáo đã tái khám phá Đức Mẹ và Chuỗi Mân Côi. Nhóm chủ trương “chỉ có Kinh Thánh”cũng đã chợt nhận ra rằng Chuỗi Mân Côi chứa đựng Kinh Thánh – Kinh Thánh trong Chuỗi Mân Côi và Chuỗi Mân Côi trong Kinh Thánh. Hết khuynh hướng chống Công giáo, họ phát hiện Chuỗi Mân Côi là lời cầu nguyện theo Kinh Thánh nhiều nhất, chấp nhận giá trị trong Chuỗi Mân Côi theo Kinh Thánh, và bắt đầu hiểu tại sao người Công giáo cầu nguyện bằng Chuỗi Mân Côi.

Chân phước GH Phaolô VI đã gọi Kinh Mân Côi là “Bản Tóm Lược Phúc Âm” (Compendium of the Gospels). Chúng ta suy niệm về Đức Kitô qua các mầu nhiệm khi chúng ta lần hạt và đọc Kinh Kính Mừng, lặp đi lặp lại lời chào của Sứ thần Gabriel và Thánh Elizabeth, đồng thời suy niệm theo Kinh Thánh. Mỗi chục được mở đầu bằng Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện chính Chúa Giêsu dạy chúng ta, và kết bằng Kinh Sáng Danh là lời các Thiên Thần tôn vinh Chúa Ba Ngôi.

Suy niệm là linh hồn của Kinh Mân Côi. Chúng ta không bị hạn chế bởi ngôn từ chúng ta đọc mà là Phúc Âm sống động trong từng lời suy niệm.

Đức Kitô là trung tâm của Kinh Thánh và Kinh Mân Côi. Trong giai đoạn phát triển hồi đầu, phần thứ nhất kết bằng một giai đoạn nào đó trongTân ước, như thế này: …và phúc cho Con lòng Mẹ là Đấng đã cho Ladarô sống lại, hoặc Đấng đã xua đuổi ma quỷ ra khỏi những người bị ám ở Gadarenes – hoặc chữa người cùi ở hồ Bethsaida – hoặc tha thứ cho người đàn bà ngoại tình... v.v..., với các đoạn Kinh Thánh được gắn vào xuyên suốt 150 Kinh Kính Mừng. Tại một số nơi ở Đức, Kinh Mân Côi vẫn được cầu nguyện như vậy. Qua thời gian,Kinh Mân Côi được phát triển thành 5 mầu nhiệm Vui, 5 mầu nhiệm Thương, và 5 mầu nhiệm Mừng. Và rồi Thánh GH Gioan Phaolô II đã thêm 5 Mầu Nhiệm Sáng để tập trung vào“sứ vụ công khai” của Đức Kitô.

Mỗi phần Phúc Âm được suy niệm. Thánh Gioan Phaolô II nói: “Đọc Kinh Mân Côi là cùng với Đức Mẹ chiêm ngắm khuôn mặt Đức Kitô”. Việc suy niệm Phúc Âm mở ra cho chúng ta cách hiểu đúng về Cựu ước. Thánh Augustinô nhấn mạnh: “Tân ước ẩn giấu trong Cựu ước,và Cựu ước được mặc khải trong Tân ước”.

Chúa Giêsu, cũng nhưnhân loại và các sự kiệnkết hợp với Ngài, có những kiểuđược mô tả trước trong Cựu ước. Các Giáo phụ đã nhận thấyvà hiểuLời Chúa được Chúa Thánh Thần linh hứngtập trung vào Đức Kitô. Ví dụ: Isaac, con trai duy nhất [của lời hứa] đembó củi lênNúiMô-ri-gia (Muriah)đểhiến tế, tiên báoChúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa, vác Thập giá lên đồi Can-vê để hiến tế. Tổ phụ Abraham, khi bằng lònghiến tế con trai, làhình bóngcủaChúa Cha Hằng Sinhvui lòngđể Con Một Giêsu làmhiến lễ cứu độ.

Theo tự nhiên, điều này có nghĩa là chúng ta nên biết Kinh Thánh. Việc thực hành tốt là đặt ra thời gian cầu nguyện bằng cách đọc Kinh Thánh hằng ngày, suy niệm bằng cách đọc một, hai hoặc năm mầu nhiệm theo Kinh Mân Côi. Việc suy niệm theo Lịch sử Cứu độ được làm nổi bật bằng các sự kiện chính và Ngôi nhà Vĩnh cửu được hứa ban cho những người thi hành Thánh Ý Chúa Cha. Chúa Thánh Thần sẽ thúc đẩy chúng ta suy niệm các mầu nhiệm theo Kinh Mân Côi với cách thức phù hợp.

Thánh Tiến Sĩ Giêrônimô(347-420) nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô”.Như vậy,hãy đọc Kinh Thánh và cùng với Đức Mẹ cầu nguyện bằng Kinh Thánh qua Kinh Mân Côi,vì Thánh Augustinô gọi Đức Mẹ là khuôn đúc của Thiên Chúa.Chính nơi Mẹ mà Con Một Yêu Dấu của Chúa Cha đã xuống thế làm người nhờ quyền phép Chúa Thánh Thần, nhờ Mẹ mà chúng ta được đúc khuôn theo lời cầu nguyện bằng Kinh Thánh. Bậc Đáng Kính TGM Fulton Sheen (1895-1979) nói:“Đức Mẹ đã hình thành Chúa Giêsu trong cung lòng nên Đức Mẹ cũng hình thành Chúa Giêsu trong linh hồn chúng ta”.

JOSE MARIA FERNANDEZ
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)


Đức Hồng Y Muller: Cái hiểu của Kitô Giáo về con người nhân bản

Đức Hồng Y Muller: Cái hiểu của Kitô Giáo về con người nhân bản
Vũ Văn An
 

Ngày 13 tháng Măm vừa qua, tại Cao Đẳng Christendom ở Front Royal, Virginia, Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Muller đã đọc một bài diễn văn khai mạc, nói về cái hiểu của Kitô giáo đối với con người nhân bản.

Như đã thấy Đức Tổng Giám Mục Gerhard Müller được Đức Phanxicô nâng lên hàng Hồng Y năm 2014 và duy trì ở chức vụ bộ trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin, một chức vụ ngài nắm giữ từ năm 2012 tới năm 2017. Đức Hồng Y tích cực tham gia trong ngành giáo dục gần như suốt đời. Ngài từng giữ chức giáo sư thần học tín lý tại Đại Học Ludwig-Maximilian ở Munich trong các năm từ 1986 tới năm 2002. Ngài được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm giám mục Regensburg năm 2002, và trở thành thành viên của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo và Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo năm 2012. Ngài thành lập Viện Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI năm 2008, để thu thập và xuất bản toàn bộ các công trình của Joseph Ratzinger. Cho tới nay, ngài có hơn 500 ấn phẩm học thuật.

Sau đây là tóm lược bài diễn văn của ngài
:

Với Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, tựa là Gaudium et Spes, Công Đồng Vatican II đã đưa ra một “Đại Hiến Chương” cho việc phát triển trọn vẹn con người. Giáo Hội tự coi mình như một phần của nhân loại, nối kết chặt chẽ với “các vui mừng và hy vọng, sầu buồn và lắng lo của con người nhân bản ngày nay” (GS 1). Bạn không thể nào tách biệt “các vấn đề về xu hướng hiện nay của thế giới, về vị trí và vai trò của con người trong vũ trụ, về ý nghĩa của cá nhân và các cố gắng tập thể, và về số phận tối hậu của thực tại và của nhân loại” (GS 3).

Con đời đời của Thiên Chúa, Đấng “vì chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi đã sinh ra làm người” là tiên mẫu của con người vì các người khác. Cũng thế, như Dietrich Bonhoeffer từng nói, Giáo Hội “chỉ là Giáo Hội bao lâu là Giáo Hội vì các người khác”. Các Nghị Phụ Công Đồng, sau khi giải thích nguồn gốc, yếu tính và sứ mệnh của Giáo Hội trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium, đã nói tới việc Giáo Hội phục vụ một cách cứu vớt đối với việc phát triển toàn bộ con người nhân bản trong Gaudium et Spes.

“Con người nhân bản xứng đáng được duy trì; xã hội nhân bản xứng đáng được đổi mới. Do đó, trọng điểm trình bầy của chúng tôi sẽ là chính con người, trọn vẹn và toàn bộ, thân xác và linh hồn, trái tim và lương tâm, trí khôn và ý chí” (GS 3). Như thế, tập chú của Công Đồng là “thế giới con người;… một thế giới vốn là sân khấu của lịch sử con người, và người thừa hưởng các năng lực, các thảm kịch và các chiến thắng của họ; một thế giới được người Kitô Giáo coi như được tạo nên và được duy trì bằng tình yêu của Đấng Hóa Công, quả thực đã sa vào vòng nô lệ của tội lỗi, nhưng nay đã được giải thoát nhờ Chúa Kitô, Đấng chịu đóng đinh nhưng đã chỗi dậy để bẻ gẫy gọng kìm của thần ác, để thế giới được tái tạo theo kế sách của Thiên Chúa và đạt tới thành tựu của nó” (GS 2).

Các Vấn Đề Cấp Thiết Nhất Thời Ta

Đây là chủ đề đối thoại của nhiều người thuộc thế giới hiện đại. Giáo Hội tự hiến mình cho toàn thể nhân loại có thiện chí để hợp tác tìm ra các giải pháp cho các vấn đề cấp thiết nhất của thời ta: phẩm giá bất khả xâm phạm của mọi sự sống con người, công bằng xã hội, hòa bình giữa gia đình các quốc gia, và đấu tranh chống các sức mạnh và thế lực phá hoại và các kẻ thù của nhân loại.

Bất cứ ai đề xuất một cùng đích cũng phải biết phương tiện để đạt cùng đích ấy. Nếu phương tiện vô luân, thì cùng đích sẽ bị tổn thương và bác bỏ. Nếu chiều hướng hiện hữu và mục đích của lịch sử được hiểu theo lối cộng sản (tạo ra một thiên đường ngay ở trần gian), hay theo lối thực dụng (hạnh phúc ở mức cao nhất cho lượng người ở mức lớn nhất) hay theo lối của Thuyết Darwin xã hội (thể hiện việc sống còn của những sinh vật khỏe mạnh nhất), hay theo lối chủ nghĩa đế quốc (sự thống trị của một quốc gia lên các dân tộc khác), hay theo lối chủ nghĩa tư bản không bị kiềm chế (luật khai thác các tài nguyên thế giới và phẩm giá công nhân để phục vụ sự giầu có), thì phương tiện sử dụng sẽ vi phạm phẩm giá con người và cản trở viêc phát triển trọn vẹn con người.

Lịch sử chứng tỏ rằng cái nhân của hiện hữu và phát triển con người nằm ở chỗ nhìn nhận Thiên Chúa như là nguyên nhân đệ nhất và là cùng đích của mọi tạo thế. Toàn bộ phạm vi lịch sử con người là Nước Thiên Chúa ở trên trời và ở dưới đất.

Chúng ta không thể ý niệm hóa một cách suy lý Nước Thiên Chúa hay tạo ra nó từ bàn tay ta, từ sức mạnh của riêng ta. Nước Thiên Chúa là ơn thánh, và ơn thánh đem Chúa Thánh Thần vào trần gian, Thánh Thần đức ái, Đấng thánh hóa và trợ giúp, Thánh Thần hiểu biết và yêu thương, thay đổi tâm hồn ta và dẫn đưa cả một phong trào tự do vào mọi mối tương quan nhân bản. Thánh Thần ban các nhân đức đối thần tin cậy mến, các nhân đức trụ cột khôn ngoan, công bình, can đảm và tiết độ, cũng như mọi ơn phúc và đặc sủng khác, ban cho ta vì các người khác, biến ta thành các cộng tác viên của Thiên Chúa trong việc xây dựng Nước Trời. Nước này đã bắt đầu ngay bây giờ và ở đây, khi, với sự xuất hiện của Đấng Xức Dầu, Giáo Hội thi hành sứ mệnh của mình trong Chúa Thánh Thần, tức “mang tin vui đến cho người nghèo, công bố tự do cho người bị giam cầm và phục hồi thị lực cho người mù, giải phóng người bị áp bức, và công bố một năm đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 4:18-19). Trong tinh thần các Mối Phúc của Bài Giảng Trên Núi, ta phải phục vụ các anh chị em đang đau khổ của ta bằng những việc thương người phần hồn và phần xác, nhận ra chính Chúa Kitô ở trong họ.

Kitô Giáo Trọn Vẹn 

Kitô Giáo không thể bị giản lược vào việc thích ứng sứ điệp của Đức Kitô theo kiểu tiểu tư sản nghĩa là chỉ bao gồm nội tâm tính, yêu thương người lân cận và bác ái cá nhân. Nước Thiên Chúa không phải chỉ ở trên và ở ngoài thế giới, cũng không phải là sự cứu rỗi cho đời này mà thôi, theo nghĩa một Cơ Quan Phi Chính Phủ về xã hội và chỉ có tính nhân đạo.

Việc tôn kính đối với Thiên Chúa và trách nhiệm đối với thế giới luôn liên kết chặt chẽ, bất khả phân, trong Chúa Kitô, Đấng không đến thế giới này để giải phóng ta khỏi thế giới, nhưng để dẫn dắt con người và thế giới tới cùng đích chân chính của họ, theo kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa. Thực thế, bao lâu còn là một tạo vật, trong trọn hiện sinh của họ, con người luôn đứng trước mặt Thiên Chúa, Đấng dựng nên họ, cứu chuộc họ và làm họ thoả mãn hoàn toàn. Tuy nhiên, rõ ràng là con người nhân bản, với mọi giới hạn tinh thần của nó, có khả năng đánh mất các ơn phúc, làm đủ thứ sai phạm về luân lý, và không thể tự cứu được mình.Tất cả những điều tốt lành thoáng qua và của cải đời này đều không thể thỏa mãn lòng thèm khát vô hạn đối với hạnh phúc trong tâm hồn con người nhân bản. Mọi kiến thức và suy nghĩ phát xuất từ lý trí hữu hạn không bao giờ có khả năng bật mí được bức màn mầu nhiệm của hiện hữu. Ngay các việc có tính vị tha nhất đều vô dụng “nếu không có đức ái” (1Cr 13:1) và nếu cùng đích của chúng không ở trong tình yêu mà Thiên Chúa đã “đổ tràn vào trái tim ta qua Chúa Thánh Thần” (Rm 5:5).

Do đó, lý trí con người phải luôn được xem xét trong bối cảnh đức tin siêu nhiên vốn hằng soi sáng để ta có được cái hiểu thích đáng về tự do.

Các Giới Hạn của Ý Thức Hệ và Tính Hiện Đại 

Các ý thức hệ chính trị mà ta vốn là nạn nhân và phải chịu đựng trong thế kỷ 20 và ngày nay, vẫn còn tiếp tục cải trang, đều chỉ quan tâm tới việc lớn mạnh của chủ nghĩa toàn trị của chúng, với quyền lực tuyệt đối của con người trên con người. Đàng sau chủ nghĩa toàn trị là mưu toan chiếm giữ, bằng tư tưởng và hành động, các khía cạnh nền tảng của việc làm người, của con người nhân bản trong thế giới, và thay thế sáng thế của Thiên Chúa bằng sáng thế của tay người. Các nhà thống trị toàn trị tự coi mình khôn ngoan và có khả năng hơn Thiên Chúa. Chương trình của chủ nghĩa toàn trị là một chủ nghĩa nhân bản không có Thiên Chúa và chống lại Thiên Chúa. Nó là một dự án ngược hẳn lại việc phát triển con người toàn diện mà Giáo Hội vốn đề nghị cho thế giới bằng Tin Mừng của Chúa Kitô. Viễn kiến của Giáo Hội xây dựng trên việc tổng hợp tạo thế và cứu thế, đức tin và lý trí, ơn thánh và tự do, sự viên mãn của hiệu năng Thiên Chúa và sự hợp tác chân thực của con người trong việc thể hiện ý chí phổ quát và cứu rỗi của Thiên Chúa.

Chúng ta cũng thấy các hình thức mới của chủ nghĩa thực dân, nhằm hiện đại hóa mà thực ra chỉ hung hăng đem tới một hình ảnh méo mó về con người nhân bản, hình ảnh tự gọi là xã hội phúc lợi (xem Populorum Progressio, 52).

Tiêu chuẩn của một xã hội phúc lợi như trên phải xem xét các quốc gia trong thế giới đang phát triển chứ không thể chỉ xem xét tới Âu Châu và Bắc Mỹ. Nếu không, chắc chắn sẽ có vấn đề bác bỏ các nền văn hóa khác như là thiếu chân chính và thiếu pháp lý.

Hình Ảnh Con Người Nhân Bản 

Sự khác nhau giữa việc phát triển con người toàn diện theo quan điểm xã hội, vật chất, kinh tế và chính trị và việc phát triển toàn trị với các chương trình tự cứu chuộc của nó nằm ở hình ảnh con người nhân bản, nằm ở khoa nhân học.

Con người nhân bản, từ nền tảng, vốn là một tạo vật của Thiên Chúa chứ không phải là một sản phẩm tình cờ của vật chất mù quáng và tùy hứng hay là một cấu trúc của các kỹ sư xã hội.

Trong yếu tính, con người nhân bản phát xuất từ ý niệm Thiên Chúa vốn có về họ và Người khai triển ý niệm này trong bối cảnh thời gian và lịch sử. Bằng nhận thức và ý chí, con người suy tư và trình bầy trong thế giới sự thật và sự tốt lành của Thiên Chúa. Như thế, con người nhân bản lớn lên bằng tư duy và việc làm, bằng các thái độ tâm linh và xác tín luân lý. Do đó, từ khởi thủy, con người đã là một hữu thể văn hóa, hữu thể khoa học, và hữu thể nghệ thuật lý thuyết và thực hành. Không có nguyên tội, chắc chắn chỉ có việc phát triển toàn diện; tuy nhiên, sau và phù hợp với việc cứu chuộc ta trong Chúa Kitô, vẫn tiếp tục còn cuộc chiến đấu liên tục chống lại quyền lực và tội lỗi phá hoại.

Nhờ Mạc Khải, ta biết rằng Thiên Chúa tạo dựng con người trong trạng thái toàn vẹn. Sẽ là một hiểu lầm khi nhìn trạng thái nguyên thủy của bản nhiên toàn vẹn như một câu truyện thần tiên hay như một điều có thể chứng minh được một cách thực nghiệm, vào lúc khởi đầu theo thứ tự thời gian của lịch sử nhân loại. Đúng hơn, tạo dựng có ý nói đến nguồn gốc và yếu tính của tạo vật trong ý niệm coi Thiên Chúa như khởi nguyên và cùng đích của toàn thể nhân loại. Do đó, Thiên Chúa là thước đo và qui phạm của việc hiện hữu làm người thực sự. Con người nhân bản, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa, tham dự vào và tượng trưng cho sự chân và sự thiện có tính yếu tính của Thiên Chúa. “Thiên Chúa thấy điều Người đã tạo nên, và thấy nó tốt lành” (St 1:31).

Bất cứ ai làm điều tốt, dù chưa minh nhiên nhận biết Thiên Chúa, đều là một trung gian của sự tốt lành của Thiên Chúa. Con người tôn vinh Thiên Chúa và làm cho sự tốt lành của Thiên Chúa trở thành hữu hình. Do đó, ta có thể cộng tác với mọi người thiện chí vì lợi ích của nhân loại; ta có thể học hỏi từ triết lý, từ khoa học, từ những người không phải là Kitô hữu. Lấy Aristốt và Mahatma Gandhi, chẳng hạn, sẽ là điều sai lầm khi ta phân chia quá đáng các Kitô hữu và những người khác trong nhân loại, như thể quả quyết rằng “mọi đức hạnh của người ngoại đạo đều xấu xa, và mọi nhận thức của họ đều chỉ là sai lạc và lầm lẫn”. Ơn thánh và tự nhiên, đức tin và lý trí, phải khác biệt nhưng không tách biệt, để mối liên hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước, giữa tôn giáo và xã hội, được ấn định bởi việc hợp tác vì ích chung, chứ không phải bởi việc kình chống nhau. Bởi thế, Gaudium et Spes nói tới sự trợ giúp mà Giáo Hội vốn nhận được từ thế giới hiện nay (số 44), sau khi giải thích điều Giáo Hội hiến tặng cho thế giới.

Đối Chất với Sự Ác Một Cách Xây Dựng

Tuy nhiên, nhờ Mạc Khải ta cũng biết nguồn gốc của sự ác. Sự ác không phát khởi từ việc thiếu sót trong công trình tạo dựng hay từ một Thiên Chúa ma mãnh, nhưng từ hành động tiêu cực của con người trong tương quan với Thiên Chúa. Với nguyên tội của Ađam và các hậu quả của nó, tan rã đã nhập vào mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người, vào mối tương quan giữa các con người nhân bản, vào mối tương quan của con người với thế giới động vật và môi trường, và vào vai trò của nó trong lịch sử sống. Việc nhân thừa các sự ác thể lý chỉ là một biểu hiện của sự ác luân lý. Ta không thể tách biệt ta ra khỏi vũng sâu nước mắt này. Không ai tự mình có thể quyết định trở thành vị cứu chuộc cho người lân cận của mình. Mọi thử nghiệm để tạo ra một nhà nước lý tưởng qua các hệ thống triết lý và các phương tiện của quyền lực chính trị đều đã thất bại một cách thảm hại và chỉ để lại đàng sau các tai họa mà thôi.

Mà cả diễn trình bất tận của việc tối đa hóa nhân loại cũng không hề có, vì khả thể lạm dụng luôn đi đôi với tiến bộ khoa học. Các mạng lưới xã hội đều có thể được sử dụng một cách xây dựng lẫn phá hoại. Việc trồng cấy các bộ phận, tuy cứu được mạng sống, cũng đã đem lại nhiều khả thể mới cho tội ác chống nhân loại qua việc mua bán các bộ phận đầy tính thương mại. Tiến bộ kỹ thuật vẫn lưỡng nghĩa về phương diện đạo đức. Việc chọn lựa giữa tốt và xấu không còn được trân trọng, tất cả đều vì tiến bộ và nhân danh tiến bộ. Bao lâu tinh thần con người còn đặt câu hỏi về sự thật của hiện hữu và về giá trị luân lý của một hành vi, nó vẫn không tránh khỏi việc phải có một lập trường, với lựa chọn sau đây đã được thiết lập trên một nền tảng vững chắc: coi Thiên Chúa như nguyên ủy và cùng đích của con người nhân bản.

Chỉ có Đấng Tạo Hóa mới có thể là Đấng Cứu Chuộc. Không như một không tưởng của nhân loại, Chúa Kitô mang đến cho họ Nước Thiên Chúa. Chỉ ở nơi Thiên Chúa thống trị bằng tình yêu, con người nhân bản mới thực sự tự do. Trong Phép Rửa, ta trở nên một tạo thế mới, được trang bị để cộng tác vào công trình của Thiên Chúa, bằng mọi sức lực, tài năng, và các đặc sủng tâm linh và thể xác của ta, để cuối cùng, dự án trong thánh ý cứu rỗi của Thiên Chúa được hoàn tất ở trời mới đất mới. “Vì ta là công trình của tay Người, được dựng nên trong Chúa Giêsu Kitô vì các việc làm tốt lành mà Thiên Chúa đã chuẩn bị từ trước và chúng ta nên sống trong đó” (Ep 2:10). Việc công chính hóa người có tội đem đến sự phục hồi toàn vẹn con người nhân bản, nay được nhận làm con trai con gái của Thiên Chúa. Như thế, ta được mời gọi thắng vượt thế giới cũ của tội lỗi, của vị kỷ, và của các thù nghịch cả ở trong mình lẫn ở ngoài thế giới.

Thay vì làm việc một cách phá hoại, ta muốn cộng tác vào việc lớn mạnh của Nước Thiên Chúa một cách xây dựng, bất chấp các vấp phạm và thất vọng. Chúa Kitô đã thiết lập ra Nước Thiên Chúa, dù vẫn còn dấu ẩn; Giáo Hội, nếu muốn trung thành với Người, có nhiệm vụ phải công bố Tin Mừng, chuyển tải ơn thánh của Chúa Thánh Thần qua các bí tích, và hỗ trợ dự án cứu rỗi toàn diện của Thiên Chúa, qua việc tham dự vào việc phát triển toàn diện con người nhân bản. Mỗi con người nhân bản là một cùng đích trong chính họ, và người ta không bao giờ được biến một người khác thành phương tiện cho một cùng đích thấp hèn hơn là cùng đích cao cả này: thể hiện thánh ý Thiên Chúa cho con người đặc thù này.

Người Kitô hữu chiến đấu chống lại các sự ác thể lý và tinh thần và góp phần xây dựng các điều kiện sống có liên hệ tới phẩm giá của con người nhân bản. Ở nền tảng của phẩm giá này, là các quyền có nơi ở, có thực phẩm và quần áo, cũng như quyền kiếm sống cho mình và cho phúc lợi gia đình mình, và trong việc làm, quyền tăng tiến và phát triển về khả năng và ngược lại, quyền đóng góp vào việc thâm hậu hóa ý thức đối với bản sắc riêng của mình. Vì con người nhân bản là một hữu thể tâm linh và hoàn toàn được phú bẩm tự do, nên họ bước vào thách thức được tham dự vào đời sống chính trị, vào xã hội, và vào mọi thực tại thế trần, và quyền tự lập tương đối của họ ở đấy được Giáo Hội và huấn quyền Giáo Hội nhìn nhận.

Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay được ngỏ với mọi người, kể cả người vô thần, với mục đích đề nghị với mọi người nam nữ có thiện chí một cuộc đối thoại thành thực về các chủ đề quan trọng nhất liên quan tới hòa bình và chiến tranh, phát triển các vũ khí hiện đại và khả năng tiêu diệt toàn thể nhân loại của chúng, và liên quan tới các khả thể lạ lùng của khoa học và kỹ thuật vốn làm cho tương lai phẩm giá trở thành khả hữu đối với gia đình nhân loại.

Chúng ta không được quay mặt, khi càng ngày càng có nhiều người hơn đói khát, bị tước đoạt quyền lợi, và bị giản lược vào nạn nô lệ; khi bi kịch tỵ nạn tới các bãi biển Âu Châu và ngay tại biên giới Hoa Kỳ đang gia tăng; và khi các nguy cơ và thách đố của việc hoàn cầu hóa hiện diện ở khắp nơi.

Giáo Hội đang tham dự vào thế giới đương thời không phải như một cơ quan “vận động hậu trường”, chỉ lưu tâm tới các quyền lợi đặc thù của mình. Toàn bộ Gaudium et Spes hướng về phía phẩm giá con người nhân bản, cộng đồng nhân bản, và ý nghĩa tối hậu của hiện hữu và hành động của con người; nó “đặt nền tảng cho mối tương quan giữa Giáo Hội và thế giới, và cung cấp căn bản cho cuộc đối thoại giữa đôi bên” (số 46). Nó không chỉ đề xuất một cuộc đối thoại, mà còn cả sự hợp tác nữa, “cho đến khi đạt được tình anh em giữa mọi người” (số 3). Xin trích dẫn phần kết luận của nó:

“Trong khi trung thành gắn bó với Phúc Âm và thừa hưởng những năng lực của Phúc Âm, cũng như liên kết với mọi người yêu chuộng và thực hiện công bình, người Kitô hữu nhận lãnh một sứ mệnh lớn lao phải chu toàn ở trần gian này và phải trả lẽ với Ðấng sẽ phán xét mọi người trong ngày sau hết. Không phải những ai nói ‘lạy Chúa, lạy Chúa’ sẽ được vào nước trời, nhưng chỉ có những ai thực hiện ý Chúa Cha và can đảm làm việc. Thực thế, Chúa Cha muốn chúng ta nhìn nhận Chúa Kitô là anh cả trong tất cả mọi người và yêu mến Người cách cụ thể bằng lời nói cũng như bằng việc làm. Như vậy, chúng ta làm nhân chứng cho Chân Lý và truyền thông cho kẻ khác mầu nhiệm tình yêu của Chúa Cha trên trời. Nhờ đó, mọi người trên khắp địa cầu sẽ thấy nẩy sinh một niềm hy vọng mãnh liệt, đó là ân huệ của Chúa Thánh Thần, để sau cùng được hưởng hòa bình và hạnh phúc tuyệt vời trong quê hương rạng ngời vinh quang Chúa”.