Trang

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

Vui Học CN 27 TN C

 

 



Họ và tên:
Lớp:
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 27 TN C
Tin Mừng thánh Luca  17,5-10
I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề của hình này là gì?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn hãy viết lại câu TM thánh Luca 17,6

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

II. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

“Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này:
“Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời anh em.”
Tin Mừng thánh Luca 17,6



Vui Học Thánh Kinh Phụng Vụ Năm C – Gb. Nguyễn Thái Hùng


 
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 27 TN C
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề 

Sức mạnh của lòng tin
* Câu TM thánh Luca 17,6 

“Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này:
“Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”,  nó cũng sẽ vâng lời anh em.”
 
 
Nguyễn Thái Hùng
 

Tải về file PDF A4 VHTK CHÚA NHẬT 27 TN C 1 tại đây

Tải về file PDF A4 VHTK CHÚA NHẬT 27 TN C 2 tại đây

Tải về file PDF A4 VHTK CHÚA NHẬT 27 TN C 3 tại đây

Tải về file PDF A4 VHTK CHÚA NHẬT 27 TN C 4 tại đây


BÀI 56 - HAI THƯƠNG ĂN NÓI MẶN MÀ CÓ DUYÊN ?

 

BÀI 56 VĂN HOÁ GIAO TIẾP


BÀI 56 VĂN HOÁ GIAO TIẾP
BÀI 56
VĂN HOÁ GIAO TIẾP - HAI THƯƠNG ĂN NÓI MẶN MÀ CÓ DUYÊN ?
 
1. LỜI CHÚA : Thánh Gia-cô-bê dạy : “Thật vậy, tất cả chúng ta thường hay vấp ngã. Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hòan hảo, có khả năng kiềm chế bản thân” (Gc 3,2)

2. CÂU CHUYỆN : TRÚNG TUYỂN NHỜ KHÉO ĂN NÓI.
“Một thương tóc bỏ đuôi gà. Hai thương ăn nói mặn mà có duyên”. Mới đây, trong gần 30 bạn trẻ đăng ký với phòng tuyển dụng để được trở thành nhân viên làm việc cho một công ty nước ngòai tại TP.HCM, người được trúng tuyển lại là một cô bạn gái không hẳn giỏi hơn những ứng viên khác về mặt kiến thức xã hội, về sự thông minh hay về vẻ ngoại hình bên ngoài, nhưng chính là nhờ cách nói chuyện duyên dáng, tự tin, sắc sảo mà lại khiêm tốn và chừng mực, nên đã thuyết phục được hội đồng tuyển dụng khiến họ nhất trí chọn cô.
Sau đây là một số nguyên tắc ứng xử văn hoá về lời nói cần áp dụng khi giao tiếp :

3. SUY NIỆM :

1. Lời nói thể hiện nhân cách : Khi nói chuyện với ai, bạn cần nhắm mục đích tốt, luôn hướng đến điều tích cực, lạc quan, và hướng thiện. Tránh than thân trách phận nói ra những điều tiêu cực, chỉ trích người khác. Riêng các bạn gái lại càng cần phải biết cách ăn nói có duyên như người ta thường nói : “Nếu bạn thông minh, bạn sẽ được người khác quý trọng; Nếu bạn xinh đẹp, bạn sẽ được mọi người để ý; Còn nếu bạn ăn nói có duyên, bạn sẽ cuốn hút được nhiều người yêu



mến bạn”. Như vậy : Duyên là vẻ đẹp tâm hồn, nó làm cho bạn gái thêm phần hương sắc và có sức lôi cuốn được nhiều người đến với mình.

2. Nói chuyện với người mới quen : Cần dè dặt, không nên tỏ ra quá thân mật khi mới gặp lần đầu. Không nói chuyện cách suồng sã hoặc tâm sự quá nhiều về mình. Không nên nói chuyện riêng hai người trong cuộc họp hay trong bữa tiệc chung. Cũng không nên khoe khoang về kiến thức uyên bác của mình.

3. Thái độ khi nói chuyện : Bạn phải để ý thái độ của người đối diện xem họ có muốn nghe bạn không ? Trong câu chuyện, nên trả lời ngắn gọn, chính xác. Nên ôn tồn khiêm tốn khi phát biểu ý kiến. Biết cảm thông chia sẻ nỗi đau của người khác, biết động viên an ủi người đang gặp khó khăn hoạn nạn.

4. Nói ít, nghe nhiều : Chú ý nghe người đang nói, biết gợi chuyện và đề cập đến đề tài thực tế được họ quan tâm. Tránh nói to ở nơi công cộng như tại nhà thờ, chùa chiền, trên xe búyt, trong rạp hát hay viện bào tàng… Phải thành thật khen ngợi để động viên người khác. Nên năng dùng ngôn từ lịch sự như : cám ơn, xin lỗi, không có chi, không sao đâu…

5. Giao tiếp qua điện thoại : Tránh nói chuyện với giọng miễn cưỡng, nhưng cần ăn nói vui vẻ lịch thiệp để gây được thiện cảm với người đang nói chuyện. Cần nói chuyện với giọng nhỏ nhẹ để người nghe cảm thấy dễ chịu.

6. Cách gây thiện cảm khi nói chuyện : Lời nói cần rõ ràng, dễ hiểu, vừa đủ nghe, không nói nhanh hay chậm quá, không nói quá nhiều; Không chêm tiếng “lóng” hoặc chửi thề;  Không nói lời thô lỗ, cộc cằn, chua ngoa, vô lễ… vì đó là nguyên nhân làm mất thiện cảm khi giao tiếp. Cũng cần phải xưng hô phù hợp với tuổi tác và địa vị của người đối diện.

7. Cần một chút tinh tế để nói cho sự thật bớt căng thẳng : Tránh đề cập đến khiếm khuyết của cơ thể, lỗi lầm quá khứ, sự thất bại, vì sẽ chạm vào tự ái của người đối diện. Các bạn gái tránh ăn nói với nhau cách sỗ sàng, tránh ám chỉ đến bộ phận nhạy cảm của bạn trai để chọc quê họ.
8. Cách phê bình góp ý : hãy khen trước khi chê. Nên nhớ rằng : Không gì dễ lọt vào lòng người bằng một lời đề nghị giúp đỡ ngọt ngào. Khi phải từ chối một lời yêu cầu thì cũng nên từ chối cách khôn ngoan tế nhị kèm theo lời xin lỗi như người xưa dạy : “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

TÓM LẠI : Nói chuyện có duyên không chỉ do năng khiếu bẩm sinh, nhưng chính kết quả của sự tập luyện. Xã hội sẽ đẹp lên nhiều nếu mọi người đều biết ăn nói có duyên từ gia đình, đến công sở và nơi công cộng. Lời nói có duyên phải xuất phát từ tâm hồnhợp với hoàn cảnh và nhu cầu của tha nhân. Nhất là tránh tranh luận về các đề tài tôn giáo và chính trị vì rất dễ gây ra chia rẽ ly tán.

4. SINH HOẠT :  Bạn tâm đắc nhất với điều nào trong bài suy niệm trên ? Tại sao ?

5. LỜI CẦU :
Lạy Chúa Giê-su. Xin giúp chúng con biết cách ăn nói có duyên; Biết nói ra sự thật lọt vào lòng người khác; Biết tránh đụng chạm đến tự ái của tha nhân; Cho chúng con biết nói năng nhỏ nhẹ, nhất là khi phải góp ý phê bình. Xin cho chúng con biết ăn nói khiêm tốn tế nhị là điều kiện để đạt được thành công trong mọi việc.- AMEN.
LM ĐAN VINH – HHTM

BÀI 55 - ÍCH LỢI CỦA NỤ CƯỜI

 

BÀI 55 VĂN HOÁ GIAO TIẾP


BÀI 55 VĂN HOÁ GIAO TIẾP
BÀI 55 
VĂN HOÁ GIAO TIẾP - ÍCH LỢI CỦA NỤ CƯỜI
 
1. LỜI CHÚA : Thánh Phaolô viết : “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại : Vui lên anh em ! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi, Chúa đã gần đến” (Pl 4,4-5).

2. CÂU CHUYỆN : NỤ CƯỜI MANG LẠI HẠNH PHÚC.
Trong một trại phong kia, hầu hết các bệnh nhân đều sống âm thầm trong sự đau đớn thể xác và cô đơn tâm hồn, duy chỉ có một người đàn ông là luôn vui tươi cười nói hạnh phúc. Chị nữ tu phụ trách phục vụ bệnh nhân thắc mắc không biết do đâu mà bệnh nhân này lại có được tâm hồn vui tươi an bình như vậy. Một hôm chị nữ tu tình cờ chứng kiến một phụ nữ đứng thập thò ở phía bên ngòai hàng rào khu trại. Một lúc sau người đàn ông từ trong nhà đi đến gần hàng rào thì chị kia gật đầu chào và nở nụ cười với ánh mắt thân thương. Từ đó mỗi ngày cứ vào khỏang 8 giờ sáng, chị nữ tu đều thấy người đàn ông ra gần hàng rào để đón nhận nụ cười và nói chuyện vài câu. Chính sự gặp gỡ đã làm tăng thêm sức mạnh giúp ông vui vẻ cả ngày. Một hôm nữ tu đã đến gần hai người nói chuyện và người đàn ông đã giới thiệu như sau : “Vợ tôi đấy”. Rồi ông tiếp tục chia sẻ : “Trước khi tôi vào đây, vợ tôi đã cố tìm thày chạy thuốc chữa bệnh cho tôi. Một thầy lang đã đưa cho tôi một lọ dầu chữa bệnh lở lóet và mỗi ngày vợ tôi đều thoa dầu đó lên da mặt của tôi và bao giờ nàng cũng chừa ra một khỏang nhỏ để đặt lên đó một nụ hôn. Nhưng mọi thứ thuốc men đều vô hiệu và người ta đã phát hiện ra căn bệnh nan y phong cùi của tôi. Họ bắt tôi phải cách ly vào trại phong này để tránh lây lan cộng đồng. Từ khi bị buộc vào đây, tôi vẫn không thấy cô đơn buồn tủi, vì mỗi ngày khi đi làm ngang qua đây, vợ tôi đều dành ít phút để mỉm cười và nói chuyện với tôi. Chính nhờ những nụ cười hằng ngày của nàng mà tôi luôn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc.

3. SUY NIỆM :
1) Câu chuyện trên cho thấy nụ cười có giá trị như một liều thuốc chữa bệnh hiệu quả, như người ta thường nói : “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Nụ cười cũng là một thứ thuốc giúp giảm đau hữu hiệu vì nó làm cho nhịp tim của người ta giảm xuống, hơi thở trở nên điều hòa và các cơ bắp trên khuôn mặt cũng được thỏai mái thư giãn.

2) Về mặt tâm lý, nụ cười đem lại cho người ta niềm vui sống để dễ dàng vượt qua nỗi đau thể xác do bệnh tật gây ra. Bác sĩ David Maye Trưởng Khoa Tâm Lý của Đại Học Michigan đã viết trong tác phẩm “Đeo đuổi hạnh phúc” như sau : “Bạn muốn được vui vẻ hạnh phúc ư ? Hãy mỉm cười và mang bộ mặt tươi vui với mọi người có dịp tiếp xúc”. Nụ cười cũng là một phương cách hữu hiệu để gây thiện cảm trong giao tiếp với tha nhân. Trong việc làm ăn buôn bán, nụ cười đặc biệt quan trọng giúp hai bên giao dịch lâu dài về sau. Do đó có người đã nói : “Nếu bạn không biết cười thì bạn đừng làm nghề buôn bán”.    

3) Riêng các tín hữu hãy tập luôn nở nụ cười, ngay cả những khi đang gặp thử thách. Vì ý thức rằng mọi điều xảy đến cho mình sau khi đã cố gắng hết sức đều không ngòai thánh ý Thiên Chúa quan phòng và đều có ích cho phần rỗi đời đời của mình. Nên nhớ rằng cuộc đời của chúng ta được dệt bằng những niềm vui nỗi buồn đan xen nhau như câu người ta thường nói : “Sau cơn mưa rồi trời sẽ lại sáng” và “Sau cơn bĩ cực tới hồi thái lai”. Cuộc đời của Đức Giê-su trong Tin Mừng cũng cho thấy điều này : Hết năm sự Vui rồi đến năm sự Sáng; Hết năm sự Thương rồi đến năm sự Mừng. Do đó, sự thánh thiện thực sự phải đi đôi với một tâm hồn bình an vui tươi, luôn biết tín thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa trong mọi hòan cảnh. Tránh mang nét mặt u buồn dù thực tế bạn đang phải chịu đựng nhiều điều không vui. Đàng khác sự thánh thiện không đi đôi với bộ mặt u sầu, như câu : “Một ông thánh buồn là một ông thánh đáng buồn !”.  

4. SINH HOẠT : Bạn có kinh nghiệm gì về giá trị của nụ cười đem lại kết quả trong việc buôn bán hoặc mang lại niềm vui cho người mắc bệnh nan y ? Bạn sẽ làm gì để luôn mỉm cười trong mọi hòan cảnh, nhất là những khi bị thất bại hay gặp phải những điều trái ý cực lòng ?

5. LỜI CẦU :
 Lạy Chúa Giê-su. Xin giúp chúng con biết vui luôn trong Chúa như lời thánh Phao-lô đã dạy. Cho chúng con ý thức giá trị của nụ cười trong các giao tiếp xã hội. Xin cho chúng con luôn mang nét mặt vui tươi dù đang gặp những điều trái ý cực lòng. Xin cho chúng con biết tín thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa, và noi gương Chúa khi xưa đã sẵn sàng vâng theo ý Chúa Cha trước cuộc khổ nạn : “Lạy Cha, nếu có thể được thì xin cho con khỏi uống chén này. Nhưng đừng theo ý con, một xin vâng ý Cha” (Mt 26,39).- AMEN.
LM ĐAN VINH – HHTM

VHTK thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, ngày 01.10

 

VHTK thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, ngày 01.10

 
VHTK thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, ngày 01.10

 

Tin Mừng thánh Mátthêu 18,1-5
Ngày 1 tháng 10
 
 
 
Tin Mừng
 
Ai là người lớn nhất trong Nước Trời? (Mc 9:33 -37; Lc 9:46 -48 )
 
1 Lúc ấy, các môn đệ lại gần hỏi Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời? "2 Đức Giê-su liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông3 và bảo: "Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.
 
4 "Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời.
 
5 "Còn ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy.
 
 
1At that time the disciples approached Jesus and said, "Who is the greatest in the kingdom of heaven?"
 
2 He called a child over, placed it in their midst,3 and said, "Amen, I say to you, unless you turn and become like children,  you will not enter the kingdom of heaven.
 
4 Whoever humbles himself like this child is the greatest in the kingdom of heaven.
 
5  And whoever receives one child such as this in my name receives me.
 
 
I. HÌNH TÔ MÀU
 
* Chủ đề của hình này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 
* Bạn hãy viết câu Tin Mừng  Mátthêu 18,3b
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 
II. TRẮC NGHIỆM
 
A.
a1. Ai hỏi Đức Giêsu ‘Thưa thày ai là người lớn nhất trong Nước Trời? (Mt 18,1)
a. Người Pharisêu.
b. Các bà mẹ.
c. Các môn đệ.
d. Các trẻ nhỏ.
 
a2. Đức Giêsu nói với các ông ‘Nếu các ông không trở nên như gì thì không được vào Nước Trời’? (Mt 18,3)
a. Người nghèo.
b. Người phục vụ.
c. Người công chính.
d. Trẻ nhỏ.
 
a3. Nếu anh em không trở nên như trẻ nhỏ thì chẳng được vào đâu ? (Mt 18,4)
a. Thiên đàng.
b. Dự tiệc cưới.
c. Nước Trời.
d. Cả a, b và c đúng.
 
a4. ‘Ai tự hạ mình, coi mình như trẻ nhỏ, người ấy sẽ là người lớn nhất ở đâu?’ (Mt 18,4)
a. Cộng đoàn.
b. Giáo Hội.
c. Gia đình.
d. Nước Trời.
 
a5. Ai đón tiếp một em nhỏ này vì danh Thầy là đón tiếp ai? (Mt 18,5)
a. Thầy.
b. Chúa Cha.
c. Người công chính.
d. Môn đệ.
 
 
B.Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu
 
b1.  Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu được sinh ra ở đâu?
a.   Provence.
b.   Alencon.
c.   Lisieux.
d.   Loudre.
 
b2. Song thân của thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu tên là gì ?
a.   Ông Louis Martin và bà Zélie Guérin.
b.   Ông Louis Martin và bà Anna Guérin.
c.   Ông Louis Dacaria và bà Maria Guérin.
d.   Ông Gioan Martin và bà Zélie Guérin.
 
 
b3. Chị Têrêxa Hài Đồng Giêsu sống trong dòng tu nào?
a.   Dòng Phaolô.
b.   Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn.
c.   Dòng Cát Minh.
d.   Dòng Tiểu Muội.
 
b4. Chị Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã xin Đức Giáo Hoàng nào cho phép chị vào Dòng trước tuổi qui định?
a.   Ðức Giáo hoàng Piô X.
b.   Ðức Giáo hoàng Piô XII.
c.   Ðức Giáo hoàng Lêô XIII.
d.   Đức Giáo hoàng Bênêđictô XV.
 
b5. Đức Giáo Hoàng nào đã tôn phong thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu là Tiến sĩ Hội Thánh?
a.   Ðức Giáo hoàng Piô XII.
b.   Ðức Giáo hoàng Gioan XXIII.
c.   Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
d.   Ðức Giáo hoàng Bênêdictô XVI.
 
 
III. Ô CHỮ 
 
 
 
Những gợi ý
 
 
01. Ai hỏi Đức Giêsu ‘Thưa Thầy ai là người lớn nhất trong Nước Trời’? (Mt 18,1)
 
02. Vậy ai làm gì, coi mình như trẻ nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời? (Mt 18,4)
 
03. Đức Giêsu nói với các ông ‘Nếu các ông không trở nên như gì thì không được vào Nước Trời’? (Mt 18,3)
 
04. Các môn đệ hỏi ai về việc ‘Ai là người lớn nhất trong Nước Trời’ ? (Mt 18,1)
 
05. Ai đón tiếp một em nhỏ này vì danh Thầy là đón tiếp ai? (Mt 18,5)
 
06. Nếu anh em không trở nên như trẻ nhỏ thì chẳng được vào đâu ? (Mt 18,4)
 
07. ‘Ai tự hạ mình, coi mình như trẻ nhỏ, người ấy sẽ là người lớn nhất ở đâu?’ (Mt 18,4)
 
08.  ‘Ai làm gì một em nhỏ như em này vì danh Thầy là tiếp đón chính Thầy’? (Mt 18,5)
 
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?
 
 
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
 
 "Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này,
người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời."
Tin Mừng thánh Mátthêu 18,4
 
 
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊSU
Tin Mừng thánh Mátthêu 18,1-5
Ngày 1 tháng 10
I. HÌNH TÔ
 
 
 
* Chủ đề :
Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu
 
* Tin Mừng  Mátthêu 18,3b
 
“Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”.
 
II. TRẮC NGHIỆM
 
A.
a1. c. Các môn đệ (Mt 18,1)
a2. d. Trẻ nhỏ (Mt 18,3)
a3. c. Nước Trời (Mt 18,4)
a4. d. Nước Trời (Mt 18,4)
a5. a. Thầy (Mt 18,5)
 
B.
b1. Alencon, nướcPháp.
b2. Ông Louis Martin và bà Zélie Guérin.
b3. Dòng Cát Minh.
b4. Ðức Giáo hoàng Lêô XIII.
b5. Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
 
 
III. Ô CHỮ 
 
01. Môn đệ (Mt 18,1)
02. Tự hạ (Mt 18,4)
03. Trẻ nhỏ (Mt 18,3)
04. Đức Giêsu (Mt 18,1)
05. Thầy (Mt 18,5)
06. Nước Trời (Mt 18,4)
07. Nước Trời (Mt 18,4)
08.  Tiếp đón (Mt 18,5)
 
Hàng dọc : Nước Trời
 
GB. NGUYỄN THÁI HÙNG
 
 
 
 
 
 
 
 
Lễ Kính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu
Tiểu sử thánh Têrêsa
 
 
  Tiểu sử "Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu"
 
      Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (2 tháng 1 năm 1873 - 30 tháng 9 năm 1897), là một nữ tu Công giáo được phong hiển Thánh và được ghi nhận là một Tiến sĩ Hội Thánh.
 
  Thời thơ ấu
 
      Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu chào đời tại Alencon, Pháp. Têrêsa là con của Louis Martin - một thợ đồng hồ và Zelie-Marie Guérin - một người dệt đăng-ten. Cha mẹ của Têrêsa rất đạo đức. Louis đã từng muốn làm thầy tu nhưng lại bị từ chối vì không biết tiếng Latin. Zelie-Marie đã từng muốn làm nữ tu nhưng bị cho biết là bà không có ơn gọi. Thay vào đó, bà khấn là nếu kết hôn, bà sẽ dâng hết các con mình cho Giáo hội. Louis và Zelie-Marie gặp nhau vào năm 1858 và lấy nhau chỉ ba tháng sau đó. Họ có chín người con, nhưng chỉ có năm cô con gái - Marie, Pauline, Leonie, Celine và Therese (Têrêsa) - là sống sót đến tuổi trưởng thành. Têrêsa là con út trong nhà. Việc đan đăng-ten của Zelie thành công đến nỗi Louis bán tiệm sửa đồng hồ của mình để giúp bà.
 
Zelie chết vì bệnh ung thư vú năm 1877 khi Têrêsa chỉ mới bốn tuổi. Louis bán cửa tiệm đăng-ten và dọn đến Lisieux, vùng Calvados, trực thuộc Normandie, nơi người em vợ là Isidore Guerin, một dược sĩ, sống với vợ và hai con gái.
 
      Têrêsa theo học tại Tu viện Notre Dame due Pre của dòng Bênêđictô. Khi người được chín tuổi, chị Pauline, người đã đảm nhận vai trò là "người mẹ thứ hai" của cô, gia nhập một tu viện dòng Camêlô tại Lisieux. Têrêsa cũng muốn vào dòng Camêlô như chị, nhưng khổ nỗi vẫn còn nhỏ quá. Ở tuổi 15, sau khi chị Marie cũng gia nhập tu viện ấy, Têrêsa lại thử xin vào dòng một lần nữa, nhưng cha bề trên của tu viện lại không cho vì Têrêsa còn quá trẻ. Cha Têrêsa đem cô con gái 15 tuổi của mình đi hành hương Rôma. Trong một buổi tiếp kiến chung với Giáo hoàng Leo XII, Têrêsa đã xin người cho phép mình nhập dòng ở tuổi 15. Nhưng Giáo hoàng Leo XII lại nói: "Này con, hãy làm theo ý bề trên quyết định".
 
      Ít lâu sau, Giám mục Bayeux ra quyền cho bề trên dòng nhận Têrêsa. Tháng 4 năm 1888, Têrêsa trở thành một nữ tu dòng Camêlô. Năm 1889, cha Têrêsa lên cơn đột quỵ và phải vào nhà thương tư Bon Sauveur tại Caen, nơi ông ở ba năm. Ông trở lại Lisieux vào năm 1892 và qua đời năm 1894. Với cái chết của cha mình, Celine, người đã lo cho ông, gia nhập tu viện mà các chị em kia đang sống. Năm 1895, người chị em bà con là Marie Guerin cũng gia nhập cùng dòng. Còn Leonie, sau nhiều lần thất bại với dòng Camêlô, trở thành nữ tu Francoise-Therese của dòng Đức Bà Thăm viếng ở Caen.
 
  Đường Thơ Ấu
 
      Thánh Têrêsa được biết đến nhiều nhất bởi linh đạo "Đường Thơ ấu" của mình. Trong việc tìm kiếm sự thánh thiện, Têrêsa đã thấu hiểu rằng để đạt được đều ấy và bày tỏ tình yêu của mình đối với Chúa, thì không cần phải thực hiện những việc làm anh hùng hoặc "cao siêu". Têrêsa viết: "Tình yêu chứng tỏ chính nó bởi việc làm, vì vậy làm sao con có thể chứng tỏ tình yêu của mình được? Con không thể làm những việc cao siêu được. Cách duy nhất để con chứng tỏ tình yêu của mình là bằng cách rắc hoa; những bông hoa này là tất cả những hy sinh bé nhỏ, mỗi cái nhìn, mỗi lời nói và thực hiện mọi việc làm bé nhỏ nhất với tình yêu". Linh đạo "Đường Thơ ấu" này cũng xuất hiện trong con đường người nữ tu trẻ tiến đến đời sống thiêng liêng: "Đôi lúc, khi con đọc các bài viết thiêng liêng, nơi mà sự hoàn hảo được cho thấy với một ngàn cản trở cũng như những ảo tưởng xung quanh nó, tâm trí bé nhỏ tội nghiệp của con trở nên mệt mỏi, con đóng cuốn sách, để lại đầu óc con như bị cắt ra làm đôi và trái tim con như bị co rút lại. Con mở Kinh Thánh ra. Và ngay lúc đó, tất cả đều trông thật là rực rỡ, một chữ duy nhất đã mở ra những chân trời vô tận cho linh hồn của con. Sự hoàn hảo trông thật là dễ dàng. Con thấy đó là đủ để nhận ra sự hi hữu của mình và vì như vậy, dâng trọn bản thân mình, như một đứa trẻ, vô cánh tay của Chúa nhân lành. Để lại cho những tâm hồn vĩ đại, những trí óc vị đại những cuốn sách to tát con không thể hiểu nổi, con vui mừng hớn về sự bé nhỏ của mình bởi vì "chỉ có trẻ nhỏ và những ai có đầu óc như vậy sẽ được nhận vào bữa tiệc Thiên Đàng". Những đoạn văn như cái ở trên cũng cho thấy Têrêsa chứa nhiều tình cảm và cũng rất ngây thơ. Điều này được thể hiện rõ qua cách người nữ tu tiến đến sự cầu nguyện: "Đối với con, cầu nguyện là sự dấy lên của trái tim, nó là một cái nhìn đơn sơ về Thiên Đàng, nó là tiếng kêu của nhận diện và tình yêu, ôm ấp cả khổ cực lẫn niềm vui. Nói một cách khác, nó là một cái gì đó cao quý, siêu nhiên, mở rộng tâm hồn con ra và kết hợp nên một với Chúa... Con đã không có dũng cảm để tìm trong sách các lời kinh đẹp đẽ... Con giống như một đứa con nít chưa biết đọc, chỉ nói với Chúa tất cả những gì con muốn và Ngài sẽ hiểu thấu.”Sức khỏe suy yếu và qua đời”
 
Những năm cuối cùng của Têrêsa được đánh dấu với sự suy sụt được chịu đựng một cách kiên trì, không lời than thở. Sáng Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1896, Têrêsa bắt đầu ho ra máu. Căn bệnh lao phổi đã đi đến hồi nghiêm trọng. Têrêsa đã có liên lạc với một cơ sở truyền giáo của dòng Camêlô ở bên Đông Dương thuộc Pháp và đã được mời đi, nhưng vì bệnh tình, nên đã không đi được. Tháng 7 năm 1897, Têrêsa được chuyển đến bệnh xá của tu viện, nơi người nữ tu trẻ trút hơi thở cuối cùng vào ngày 30 tháng 9 năm 1897, ở tuổi 24. Trên giường bệnh, người ta nói rằng Têrêsa đã trối: "Con đã đạt đến mức mà không thể nào chịu đau khổ được nữa, bởi vì đau khổ đã trở nên quá ngọt ngào đối với con."