CHÚA NHẬT V Tn -C-

Isaia 6: 1-2a, 3-8; Tvịnh 137; I Côrintô 15: 1-11; Luca 5: 1-11

Không phải chỉ một mình Phêrô là người duy nhất cực nhọc “làm việc suốt đêm”. Nhiều người trong chúng ta cũng đã làm việc suốt đêm. Điều gì chúng ta đã làm việc cực nhọc suốt ngày rồi làm cho chúng ta không ngủ được ban đêm. Với những hạn chế giao tiếp trong dịch Covid, nhiều người trong chúng ta đã phải “làm việc suốt đêm” từ trong nhà của họ. Chúng ta có thể cảm nhận được hình ảnh của mình trong sự mệt mỏi và thất vọng trong cuộc sống giống như Phêrô. Có những lần trong đời sống chúng ta khi chúng ta nói lên những lời như Phêrô trong phúc âm hôm nay "Chúng con không được gì cả...".

Chúng ta đã: Hết sức cố gắng gìn giữ mối quan hệ với nhau, rồi chỉ để thấy tan rã; chúng ta đã cố gắng phụ giúp gia đình trong những lúc mất việc làm; chúng ta đã cố gắng dạy con cái sống đức tin, rồi tới một lúc nào đó, khi chúng ra khỏi nhà đi làm thì chúng nó bỏ đức tin; chúng ta vẫn cố gắng làm việc cho đến cuối cuộc đời thì vẩn thấy chúng ta bị thiếu sức khỏe, thiếu hụt vật lực hay tài lực v.v... Với Phêrô và các bạn của ông, chúng ta thấy có rất nhiều yếu tố tâm lý cần phải quan tâm.

Phêrô không còn không có giờ để nghỉ ngơi thì làm gì có thời giờ rảnh để nghe lời Chúa Giêsu giảng trên sườn núi, hay trong hội đường. Ông ta có nhiều việc quan trọng cần phải lo trong ngày. Ông ta có một gia đình cần phải nuôi sống và một công việc cần phải làm. Bởi thế, Phêrô không thể đến để gặp Chúa Giêsu được, nên Chúa Giêsu đến với Phêrô. Chúa Giêsu chọn thuyền của Phêrô làm “bục giảng” cho mình. Từ nơi đó Chúa Giêsu rao giảng cho dân chúng. Thánh Luca mô tả hình ảnh những người đó là “họ chen lấn nhau khi gặp Chúa Giêsu để nghe lời của Thiên Chúa...” Chúng ta, những người rao giảng cũng rất muốn gặp những hình ảnh như thế, là có đám đông dân chúng chen nhau để nghe chúng ta giảng! Có lẽ Chúa Giêsu đã nói điều gì mà họ cho là quan trọng và có thể áp dụng vào đời sống của họ. Phêrô có thể chưa nghe được những gì Chúa Giêsu đang nói mặc dù ông đang cùng ở trên thuyền với Ngài. Lời Chúa Giêsu nói cảm động đến nỗi Phêrô sẵn lòng làm trái với kinh nghiệm của ông đã qua nhiều năm đánh cá, và tin vào lời Chúa Giêsu khi Ngài bảo ông "đưa thuyền ra chổ sâu và thả lưới xuống để đánh bắt …" Phê rô vâng lời.

Đây là lúc chúng ta chính thức bước vào câu chuyện. Chúng ta có một người đang làm việc mà cuộc sống luôn bị thất bại. Chính trong hoàn cảnh sống đó, Chúa Giêsu đã đến bằng lời mời gọi lôi kéo dân chúng về với Ngài. Phêrô nghe được lời đó và đã đáp lại, rồi ông ta khám phá ra rằng đời sống của ông phải được sinh nhiều hoa trái – Đó là cảm nhận lúc ông lưới được rất nhiều cá. Câu chuyện này không nói quá lố hay có tính không tưởng. Đó là câu chuyện Chúa Giêsu nói với người đã làm việc bận rộn cả ngày và người đó đáp lại lời Ngài. Phêrô đi từ chổ không biết định hướng và bị thất bại đến khi xác định được mục đích và được nhiều kết quả. Phêrô đã nhận ra được những gì đang xảy ra và quyết định nghe lời người có thể lưới cá cho ông, và hơn thế, lời người đó mang lại sự sống.

Nhưng Phêrô lúc đầu có những do dự. Ông ta cảm thấy không xứng đáng được đứng trước Đấng ông ta vừa được nghe và dạy ông ta; là ngư dân chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm đánh bắt cá. Bây giờ Chúa Giêsu chỉ ra những loại cá khác để đánh bắt. Bắt đầu với Phêrô và các bạn đồng nghiệp của ông, Chúa Giêsu dùng lưới mới đó chính là lời của Thiên Chúa để lưới các người này. Có thể họ không xứng đáng, nhưng, nếu họ có lòng tin, không phải tin vào bản thân họ mà vào lời của Chúa Giêsu thì họ sẽ "lưới người". Bởi thế, họ không thể dựa vào họ, nhưng phải dựa vào lời của Thiên Chúa, họ nên gạt đi những do dự và đi theo Chúa Giêsu.

Đời sống chúng ta rất bận rộn. Những điều làm chúng ta lo lắng và bận tâm suy nghĩ đến qua hết đêm không phải là những điều vô nghĩa chóng qua, đó là một phần của cuộc sống chúng ta; nó liên quan nhiều đến đời sống của chúng ta, và chúng ta cần phải tỉnh táo định hướng những lo nghĩ này hầu giúp chúng ta chú ý và xác quyết được vấn đề. Mặc dù chúng ta biết không có giải pháp nào dễ dàng và nhanh chóng cho những vấn đề quan trọng mà chúng ta phải đối mặt đó. Nhưng chúng ta vẩn muốn suy nghĩ kỹ càng. Chúng ta muốn có một ý nghĩa phân định rỏ điều gì quan trọng và theo chiều hướng nào. Nói cách khác, chúng ta muốn tiếp tục nghe lời mời gọi đi theo người của Chúa Giêsu. Và chúng ta muốn làm như thế trong khi chúng ta đang vượt qua những giai đoạn đôi khi rất đen tối trong đời sống của chúng ta.

Cuộc sống bận rộn của Phêrô đã trở thành "nơi lắng nghe" cho ông ta. Chính lúc ông đang dọn dẹp thuyền sau một ngày làm việc xuyên đêm cực nhọc mà không có kết quả; ông đã nghe được tiếng Chúa Giêsu nói. Trước hết, ông đã nghe được lời Chúa Giêsu đang hòa trộn trong những lời của những người khác đang có mặt hôm đó. Đó cũng là cách mà chúng ta đang nghe lời Chúa trong cộng đoàn này, trong lúc chúng ta cử hành phụng vụ. Tôi nghĩ tiếng của cộng đoàn đã giúp Phêrô nghe được tiếng tiếp theo – Đó là lời mời gọi riêng của ông. Những thánh lễ hằng tuần mà chúng ta chia sẻ với những người khác là một nơi lắng nghe quan trọng cho chúng ta là thành viên của cộng đoàn giáo hội. Chúng ta cùng nhau nghe Chúa Kitô nói với chúng ta. Và qua ảnh hưởng của lời Ngài, đã giúp chúng ta trở nên một "giáo hội lưới cá" của Ngài. Như Ngài đã làm, chúng ta hãy đưa tay ra cứu giúp những người đang lạc lối và bối rối, để giúp họ biết định hướng, và một nơi chấp nhận họ. Sứ vụ lời Chúa của chúng ta bây giờ là đáp lại như lời Phêrô thưa với Chúa Giêsu "chúng con đã làm việc suốt đêm mà chẳng lưới được gì..."

Nhưng, ngoài việc nghe lời Chúa Giêsu trong tổng thể sự kiện, Phêrô còn được nghe lời Chúa Giêsu nói trực tiếp với ông trong trong cuộc sống đầy bận rộn với lời mời gọi theo Chúa Giêsu. Bởi thế, trong cuộc sống hằng ngày có thể là nơi chúng ta lắng nghe lời Thiên Chúa. Như có tiếng nói "Hãy nghe đây". Hãy tập thói quen lắng nghe như những điều chúng ta đã trải nghiệm và nghe thấy mỗi ngày. Thí dụ: chúng ta có một người bạn khôn ngoan nói về sự thật thì chúng ta cần phải nghe chứ? Chúng ta có nhận được câu Kinh Thánh, mà chúng ta nghe mỗi Chúa Nhật, và rồi đem ra áp dụng nó trong đời sống của chúng ta hay không? Mỗi khi chúng ta làm xong công việc hằng ngày, chúng ta có thể tạm nghỉ, hít một hơi và hỏi "Lạy Chúa còn gì khác nữa không?", và rồi lắng nghe Chúa phản hồi chăng? Chúng ta có thể khởi đầu mỗi ngày với quyết tâm lắng nghe Chúa Kitô nói trong khi làm việc không?

Bài phúc âm hôm nay có một trình tự mà chúng ta cần lưu ý. Bắt đầu với khó khăn về nhu cầu, rồi kế đến là lời phát ngôn và dân chúng hồi đáp lại những gì họ đã nghe được. Lời họ hồi đáp lại sinh hoa quả, rồi đến một lời khác được nói lên và có lời hồi đáp khác. Đây là khởi sự chuổi hành trình của cuộc sống. Không có không có gì đảm bảo được sự thành công cho những người đã chấp nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu, ít nhất là không theo những cách thông thường mà chúng ta có thể tính toán được. Chúng ta có thể không đến bờ với chiếc thuyền đầy cá. Chúa Giêsu không nói rõ là đời sống của các môn đệ mới sẽ ra sao. Họ sẽ làm thực hiện cách "lưới người" như thế nào? Phải bao nhiêu lần "đánh lưới" mới có thành quả? Cuộc hành trình này họ sẽ bắt đầu lúc nào? Và sẽ đưa họ đến đâu? Rất nhiều câu hỏi mà tôi muốn có câu trả lời khi tôi ký giao kèo suốt đời. Trái lại, Chúa Giêsu cho Phêrô và chúng ta biết sự hiên diện của Ngài trên cuộc hành trình. Chúng ta sẽ không sinh hoạt một mình. Chúng ta sẽ đồng hành với người khác và Người đó sẽ ở giữa chúng ta. Chúng ta tin tưởng rằng trên đường đời Người đó sẽ tiếp tục nói với với chúng ta, nhất là những lúc chúng ta mất tự tin sau một đêm làm việc không có kết quả.

Phêrô trông thấy cá, nhưng ông ta còn thấy nhiều hơn thế. Đây là Đấng có thể đi vào đời sống ông và chỉ cho ông cách đánh bắt thành công, với nhiều ý nghĩa, thị kiến và hy vọng. Đấng đó sẽ làm cho ông ta ý thức là ông còn ở xa Thiên Chúa như thế nào và làm sao ông thay đổi đời sống ông nên tốt hơn. Bởi thế, ông ta nói lên cảm giác không xứng đáng của mình, không phải nói sự tội lỗi của mình một cách cưởng điệu nhưng từ kinh nghiệm là chúng ta cũng muốn được sống trong sự hiện diện của Đấng Chí Thánh.

Ngôn sứ Isaia đã có kinh nghiệm với Thiên Chúa làm cho ông ta sợ sệt và hoảng hốt. Cũng như Phêrô, Isaia quỳ xuống trước Chúa Giêsu vì kinh nghiệm ông ta không xứng đáng trước lòng thương cảm của Thiên Chúa. Chính thật ông ta là "một người không có môi miệng trong sạch". Nhưng, đối với Thiên Chúa đó không phải là một trở ngại. Sứ vụ của Isaia không dựa vào việc ông ta có xứng đáng hay không, nhưng tùy thuộc vào lời của Đấng đã gọi và sai ông đi. "Này con đây", ông ta đã đáp lại lời gọi của Đức Chúa "xin hãy sai con". Đó có thể là lời cầu nguyện của chúng ta trong suốt tuần này. Mặc dù chúng ta cảm thấy có xứng đáng hay không, trong sự bận rộn của đời sống hằng ngày, chúng ta cầu nguyện và tin tưởng vào ơn gọi của mình và thưa "Con đây, xin Chúa sai con".

Người Phi Châu có câu ngạn ngữ "Không xứng đáng đứng gần một người chủ". Ông Simon Phêrô có thể cảm thấy như thế và chúng ta cũng có thể cảm thấy như vậy. Điều gì Thiên Chúa hỏi chúng ta, một khi chúng ta chấp nhận lời mời gọi tiếp cận Ngài? Thiên Chúa muốn bao nhiêu? Và còn tốt hơn nữa là Chúa muốn cho bao nhiêu? Câu trả lời vẫn chưa có cho ông Simon Phêrô và cho ca chúng ta nữa. Điều gì chúng ta có bây giờ là lời khuyến khích "Con đừng sợ". và một lời mời gọi đi theo và hãy tin tưởng.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP