Trang

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

BẢN GHI NHỚ: NHỮNG TIÊU CHÍ THỰC HIỆN VÀ LƯỢNG GIÁ - Điều 4

BẢN GHI NHỚ: NHỮNG TIÊU CHÍ THỰC HIỆN VÀ LƯỢNG GIÁ - Điều 4




BẢN GHI NHỚ
NHỮNG TIÊU CHÍ THỰC HIỆN VÀ LƯỢNG GIÁ
(tiếp theo)

ĐIỀU 4

Trong việc dạy giáo lý, giáo lý viên phải thoát ra khỏi khuôn khổ của một “lớp” học. Cần hướng dẫn học viên giáo lý cầu nguyện bằng cách thưa chuyện với Chúa nhờ lắng nghe và đón nhận Lời Chúa. Ngoài ra, cần có sự gặp gỡ cá nhân, lắng nghe và đồng hành.

YÊU CẦU I

Nhìn lại việc giúp học viên cầu nguyện và nội tâm hóa sứ điệp Lời Chúa khi dạy giáo lý.

GIÁO HUẤN GIÁO HỘI:
HDTQ 85

Sự hiệp thông với CGS đưa các môn đệ đến việc nhận lấy chính thái độ cầu nguyện và chiêm niệm của Tôn Sư. Học cầu nguyện với CGS là cầu nguyện bằng chính những tâm tình mà Ngài đã bày tỏ khi thân thưa với Chúa Cha: thờ lạy, ngợi khen, tạ ơn, tâm tình phó thác của người con, van nài, ngưỡng mộ vinh quang của Cha. Những tâm tình ấy được phản ánh trong kinh Lạy Cha.

NVTM 3

“Tôi kêu mời mọi Kitô hữu khắp nơi, ngay lúc này, đi vào cuộc gặp gỡ cá vị và mới mẻ với Đức Giêsu Kitô, hay ít là mở lòng ra để cho Chúa Giêsu gặp gỡ mình; tôi xin anh chị em không ngừng làm điều này mỗi ngày”.

TIÊU CHÍ
  1. giúp học viên thuộc lòng những kinh căn bản và một vài đoạn Kinh Thánh, đặc biệt những đoạn nói về các mầu nhiệm Kitô giáo,

  2. giúp học viên cầu nguyện vào đầu, cuối và  đặc biệt giữa buổi gặp gỡ giáo lý, biết chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ, xin lỗi và xin ơn khi cầu nguyện, biết cầu nguyện tự phát và gặp gỡ Chúa cách riêng tư,

  3. giúp học viên có thói quen cầu nguyện ban sáng và ban tối, trước mỗi việc làm, trước và sau khi dùng bữa

  4. giúp học viên biết cầu nguyền với các thánh, đặc biệt là với Đức Maria (kinh Mân Côi),

  5. giúp học viên hiểu và sống kinh Lạy Cha, biết cầu nguyện cho những người chưa biết Chúa hoặc lìa xa Chúa.

YÊU CẦU II

GIÁO HUẤN GIÁO HỘI
HDTQ 140

Qua những lời nói, những dấu chỉ, những công trình của Người, suốt một đời tuy ngắn ngủi nhưng mãnh liệt, các môn đệ đã kinh nghiệm trực tiếp tất cả những gì là những nét căn bản “khoa sư phạm của CGS” và sau đó đã cho biết trong những sách Tin Mừng:

a/ Sự đón nhận người khác, nhất là người nghèo khổ, trẻ nhỏ, người tội lỗi, như một con người mà Thiên Chúa hằng yêu thương và tìm kiếm;

b/ sự loan báo rõ ràng về Vương Quốc Thiên Chúa như tin vui về chân lý và về sự an ủi của Chúa Cha: một cách thức yêu thương, vừa tế nhị vừa mạnh mẽ, để giải thoát con người khỏi sự dữ và nâng đỡ cuộc đời họ;

c/ lời mời gọi khẩn cấp cho một nếp sống được nâng đỡ bởi niềm tin vào Thiên Chúa, bởi lòng cậy trông vào Nước Trời và tình yêu thương đối với tha nhân;

d/ việc sử dụng mọi nguồn hiệp thông giữa con người, như lời nói, sự im lặng, ẩn dụ, hình ảnh, gương mẫu, biết bao nhiêu dấu chỉ khác nhau, như các tiên tri trong Thánh Kinh đã làm.

NVTM 169-173

Kitô hữu phải học biết đồng hành với người khác trong sự tôn trọng huyền nhiệm của họ: có thái độ gần gũi và cái nhìn cảm thông của Đức Kitô để giúp chữa lành và khích lệ họ tăng trưởng trong đời sống kitô giáo; biết dẫn họ đến gần Chúa hơn, nơi Ngài, họ đạt tới sự tự do đích thực; biết thận trọng, cảm thông, kiên nhẫn và ngoan ngoãn vâng theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần; biết lắng nghe người khác với lòng tôn trọng và cảm thông để có được những lời nói và cử chỉ thích hợp giúp đánh thức khát vọng lý tưởng kitô giáo, ước muốn đáp lại tình yêu của Thiên Chúa ở nơi họ và làm cho những gì Ngài gieo trong cuộc đời họ sinh hoa kết trái; cần hiểu rằng mỗi hoàn cảnh và đời sống thiêng liêng của một người là một huyền nhiệm không thể thấu triệt từ bên ngoài, do đó, khi cần phải sửa lỗi, không nên quy trách và kết tội; cuối cùng, không đầu hàng trước thất bại và sợ hãi nhưng mời gọi người khác bỏ mọi sự lại phía sau để lên đường loan báo Tin Mừng.

TIÊU CHÍ
  1. có thái độ gần gũi, thân thiện và cởi mở với học viên,
  2. tôn trọng huyền nhiệm của học viên và ngoan ngoãn vâng theo sự hướng dẫn của Chúa ThánhThần,

  3. lắng nghe học viên với lòng tôn trọng và cảm thông, khích lệ và chữa lành thay vì quy trách và kết tội, kiên nhẫn và khôn ngoan, không sợ hãi và đầu hàng trước thất bại

  4. dẫn học viên đến gần Chúa hơn và đạt tới sự tự do đích thực, đánh thức khát vọng lý tưởng Kitô giáo và ước muốn đáp trả tình yêu Thiên Chúa,

  5. giúp học viên làm cho các nén bạc đã lãnh nhận sinh hoa kết trái, mời gọi họ bỏ mọi sự lại phía sau để lên đường loan báo Tin Mừng.
Tác giả: Ban Giáo lý Toàn quốc
Nguồn: giaolyductin.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét