Trang

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Phương pháp LECTIO DIVINA đọc và sống Lời Chúa

Phương pháp LECTIO DIVINA đọc và sống Lời Chúa



Phương pháp nầy có năm chặng (bước, bậc thang) :  I/ Lectio : đọc; 2/ Meditatio : suy niệm; 3/ Oratio : cầu nguyện; 4/ Contemplatio : chiêm ngưỡng; 5/ Actio : hành động
Phương pháp LECTIO DIVINA đọc và sống Lời Chúa


Tông huấn Verbum Domini số 87 dạy : "Người ta đã lưu ý nhiều nhất đến phương pháp Lectio Divina, là lối đọc có khả năng mở các kho táng Lời Thiên Chúa ra cho tín hữu , và như thế cũng tạo ra cuộc gặp gỡ với Chúa Kytô , Lời hằng sống của Thiên Chúa".

Phương pháp nầy có năm chặng (bước, bậc thang) :

I/ Lectio : đọc

2/ Meditatio : suy niệm

3/ Oratio : cầu nguyện

4/ Contemplatio : chiêm ngưỡng

5/ Actio : hành động

1 - Lectio (đọc) . Khởi đầu là việc đọc (lectio) bản văn Kinh Thánh , việc nầy giúp ta đi đến câu hỏi liên quan tới sự hiểu biết trung thực nội dung của bản văn : bản văn kinh thánh nầy muốn nói gì ? ( Nếu không có chặng nầy, bản văn rất có thể lá một duyên cớ để không bao giờ thoát khỏi các tư tưởng của chúng ta, có thể là chia trí …..)

2- Meditatio (suy niệm) Tiếp đến là suy niệm (meditatio) bằng câu hỏi : bản văn Kinh Thánh nầy muốn nói gì với chúng ta ? ( ở đây câu hỏi đặt ra có tính riêng tư , nhưng cũng có tính thiết thực cho cộng đoàn, cố cho ta chạm và đặt thành điều sống hiện tại cho mình và cho cộng đoàn bời vì vấn đề sinh sống đang sắp hoặc đang liên quan tới hiện tại chứ không phải vấn đề quá khứ}.

3- Oratio (cầu nguyện) . Rồi tiếp đến là cầu nguyện (oratio) với tâm tình khẩn xin, chuyển cầu , tạ ơn và ngợi khen trong bầu khí nói chuyện với Chúa như con thưa chuyện với Cha để đáp lại Lời Chúa đã vừa nói vói ta vừa muốn biến đổi ta .

4- Contemplatio) . Tiếp đến là chiêm ngưỡng (contemplatio) nghĩa là ta đón cái nhìn của Chúa ban cho ta (Cha/con) và ta tìm ra từ cái nhìn của Chúa : Chúa muốn ta hoán cải con tim dời sống tinh thần và vật chất của ta như thế nào ?

5 ( Actio ) Cuối cùng là hành động (actio) bằng việc bác ái như Chúa đã dâng hiến đới mình cho tha nhân .

( Viết theo Tông huấn Verbum Domini )

THỰC HÀNH

Kinh Thánh : tay ta cầm quyển sách không phải là sách thưởng nhưng đây là sách THÁNH , là sách LỜI CHÚA nói với chúng ta, dạy chúng ta biết sống với Chúa lá Cha chúng ta , là công trình của Chúa Kytô đã hiến thân trên thập giá nói và bảo đảm cho nhân loại biết Thiên Chúa Cha là Ông Trời đã yêu thương loài người đến nỗi tặng cho loài người quà quý giá nhất là Con của Chúa Cha là Chúa Giêsu Kytô và ai tin vào Ngài thì đươc sống dời đời , là sách dạy Con Đường đi chân thật , là sách dạy Chân lý vĩnh cửu , là sách đem lại sự sống đời đời .

Đọc Kinh Thánh là dọc Lới Chúa nhưng thực sự là lắng nghe Lời Chúa . Cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa (do một người đọc, không phải nghe người đọc, nhưng là nghe Lời Chúa đang nói với ta ) . Nếu làm một mình tức là miệng ta đọc , nhưng trí ta đang đón nhận, đang nghe Lởi Chúa. Đó là lúc ta đang đối diện với Chúa , đang được Chúa Giêsu Kytô đang nói với ta , với riêng một minh ta . Thật là giây phút tuyệt hảo ! Nếu miệng ta đọc Kinh thánh , trí ta nghĩ về công việc buôn bán, tiền tài thì chỉ có lời tiền tài nói với ta thôi . Nếu Lời Chúa đang đọc, tôi đã thuộc rồi , không cần nghe hoặc đọc nữa thì Lời Chua chỉ là bài học thuộc lòng, còn tôi là con vẹt , Thuộc rồi, biết rồi cũng cần phải nghe, phải đọc vì

Chúa sẽ cho ta hiểu thêm vì tư tưởng của Chúa không ai hiểu thấu được …. Vì càng đọc càng yêu mến Chúa hơn .

Tiếp đến là suy đi nghĩ lại Lời Chúa vừa nói với ta theo bản văn . Thí dụ : Ta là ánh sáng thế gian ( không có ánh sáng mặt trời , trời tối, mắt ta không thấy gì . Không qua Chúa như ánh sáng , ta không thấy, không biết gì về Chúa, không biết gì về sự hiện hữu và cứu cánh của toàn thể vũ trụ và của chính ta . ta sẽ đi trong tối tăm …) . Tôi thấy hết sức cần Lời Chúa đến mức tôi dùng Lời Chúa như lý tưởng, như kim chỉ nam đời cùa tôi (gọi là sở hữu Lời Chúa như sở hữu của cải, nhà đất của tôi) ,

Và tiến lên một bực nữa là cầu nguyện nghĩa là thưa chuyện với Chúa như con thưa chuyện với cha, như học trò thưa chuyện với thầy giáo nhất là như với Chúa đang yêu thương ta một cách đặc biệt. Xin trích lời cầu của em bé 8 tuổi trong lớp Giáo lý :” Lạy Chúa, nhà con nghèo, ba con bị đau, má con mua bán ve chai, trưa hôm nay nhà con có gì ăn không ? thưa Chúa .(…)

Lên bậc nữa : chiêm niệm nghĩa là nhìn và nhìn, Chúa không nói nữa, tôi cũng không nói nữa giống như hai ngưởi gặp nhau nói rồi nhìn nhau và ôm chầm lấy nhau . Sự chiêm ngưỡng nầy không cốt tại một cảm nhận như hai người ôm lấy nhau , nhưng cốt tại lòng mến , chỉ có mền Chúa trong thinh lặng .

Cuối cùng là hành động như Chúa đã làm, như Chúa đã dạy . Đây là công việc của hai chân phải đi, hai tay phải làm (factio) theo như Chúa đã làm cho tha nhân (cứu độ , bac ái v.v) ,như vậy ,mới có ý nghĩa sứ vụ (missio) nghia là công việc Chúa trao cho ta và ta phải làm thành công .

Ghi nhớ Tĩnh Tâm Linh mục Sg hằng năm ( 16-8-11 đến 18-8-11)




Linh mục Fx Nguyễn hùng Oánh

http://www.kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=9244

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét