Trang

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

TÍNH LỊCH SỬ CỦA CÁC SÁCH PHÚC ÂM Thắc Mắc KT 21

TÍNH LỊCH SỬ CỦA CÁC SÁCH PHÚC ÂM





Hỏi: Tính lịch sử của các Phúc Âm? Chân dung của Đức Giêsu được phác hoạ một cách đáng tin cậy?

Trả lời: Sau đây là câu trả lời của Cha Raymond Brown. 

Câu trả lời nói chung là các Phúc Âm không viết về tiểu sử, và một cách tổng quát điều đó đúng. Bình thường, ý định chính của người viết tiểu sử là viết về toàn thể cuộc đời của một nhân vật, ghi nhận tất cả những gì có thể biết về nhân vật ấy. Hai cuốn Phúc Âm (Máccô và Gioan) không cho chúng ta biết gì về nguồn gốc, sự sinh hạ, hay thời thơ ấu của Đức Giêsu trước khi Người gặp ông Gioan Tẩy Giả. T. Máccô còn không đề cập gì đến tên cha nuôi của Đức Giêsu (T. Giuse) và T. Gioan không bao giờ nhắc đến tên mẹ của Người (là Maria – phải, thánh nhân có nói về “mẹ của Đức Giêsu” nhưng không cho biết tên; nếu chúng ta chỉ có phúc âm Gioan, chúng ta không biết đến tên Đức Maria). Những thiếu sót đó tiêu biểu cho số tài liệu tiểu sử còn thiếu rất nhiều trong các Phúc Âm mà lẽ ra phải bao gồm nếu các thánh sử viết về tiểu sử của Đức Giêsu.

Tuy nhiên tôi muốn vạch ra rằng, trong khi một cách tổng quát, các Phúc Âm không phải là loại tiểu sử, Phúc Âm theo T. Luca, vì nó có liên hệ đến Công Vụ Tông Đồ, tường thuật một loại lịch sử lỏng lẻo về Kitô Hữu thời tiên khởi, và vì trong đó có câu chuyện về sự thụ thai, sinh hạ, và thời niên thiếu của Đức Giêsu, cuốn này có hình thức gần với loại tiểu sử hơn các Phúc Âm khác. Ngoài ra, trong khi không có Phúc Âm nào đem cho chúng ta một tường thuật đầy đủ hoặc không thiên vị về cuộc đời Đức Giêsu, mọi Phúc Âm đều có một số dữ kiện lịch sử về những hoàn cảnh của cuộc đời, lời nói, và hành động của Đức Giêsu. Do đó, khi nói rằng các Phúc Âm không phải là loại tiểu sử, điều đó không có nghĩa chúng chỉ có giá trị về thần học – đó là những giải thích về một cuộc đời thực sự, những lời nói có thật, và những hành động có thật.

Nguồn: http://www.nguoitinhuu.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét