Trang

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

7.8.9 TỪ TRÊN THÁNH GIÁ NHÌN XUỐNG

T TRÊN THÁNH GIÁ NHÌN XUNG
Nguyên bn tiếng Pháp: Ceux que Jésus voyait du haut de la Croix


Lm Carôlô H Bc Xái chuyn ng

7. TNG TRN PHILATÔ
Từ trên Thánh Giá nhìn xuống, Chúa Giêsu thấy Tổng trấn Philatô.

Vào giờ này, ông đang ở pháo đài Antônia tại Grêrusalem. Từ pháo đài này ông theo dõi và chỉ huy quân đội Rôma xâm lược.

Ông nghĩ gì? Chắc ông đang nghĩ lại về vụ xử án Chúa Giêsu tại tòa của ông. Chưa bao giờ trong đời ông phải gặp một vụ án rắc rối đến vậy.  Chưa bao giờ ông bị ấn tượng mạnh trước một bị cáo như thế. Cho tới bây giờ ông vẫn còn băn khoăn bối rối trước những diễn biến của vụ án, và nhất là về thái độ hèn nhát của ông. Quả thực đây là một vụ án nổi tiếng nhất lịch sử và người ta sẽ còn nhắc tới hoài cho đến tận thế.

Người ta điệu đến tòa án của tổng trấn Philatô một bị cáo tên Giêsu. Phong thái bị cáo giống như một Ngôn sứ, một kẻ được Thiên Chúa sai đến. Philatô thì không tin Thiên Chúa, ông chỉ tin vào Đế quốc Rôma. Đế quốc Rôma chính là thần thánh của ông. Đế quốc Rôma đang thống trị cả thế giới, và ông tin rằng sẽ còn thống trị mãi mãi. Chống lại Rôma là một tội nặng, đáng chết.

Philatô nắm quyền lên án tử. Vậy để Philatô lên án xử tử Chúa Giêsu, Thượng tế Caipha và các thành viện Thượng hội đồng do thái giáo đã tố cáo Chúa Giêsu là phản loạn, là dám tự xưng là vua, là xách động dân chúng nổi loạn đánh đuổi quân Rôma xâm lược. Toàn là những tội danh rất nặng.

Nhưng Philatô thắc mắc: Tại sao Thượng hội đồng do thái dẫn Chúa Giêsu đến tòa của ông? Philatô hiểu ngay là họ muốn ông chuẩn y bản án tử hình mà họ đã kết sẵn nhưng chưa thi hành được nếu không được ông chuẩn y.

Vậy Philatô truyền đưa Chúa Giêsu ra trước tòa để ông thẩm vấn. Ông hỏi: “Ông có coi mình là vua không?” Chúa Giêsu trả lời rằng Người chính là vua nhưng không như người đời nghĩ. Người là vua tâm hồn người ta, vì thế cho nên Người chẳng cần đến quân đội và lãnh thổ. Nghe vậy, Philatô hiểu ngay Chúa Giêsu không phải là một kẻ âm mưu chính trị và cũng không nguy hiểm gì cho ách đô hộ Rôma. Vụ án này chỉ có tính cách tôn giáo. Mà ông thì không quan tâm đến tôn giáo, cho nên ông có ý muốn thả Người.



Thế nhưng những kẻ thù Chúa Giêsu thì không chịu vậy. Họ đã kết án xử tử Chúa Giêsu, và bằng mọi giá họ phải thực hiện được điều này. Phản ứng của họ lại cho Philatô hiểu lý do họ kết án Chúa Giêsu chỉ là vì ganh ghét… Philatô bối rối quá: Một mặt ông không muốn kết án người vô tội, mặt khác ông không muốn bị rắc với các lãnh đạo tôn giáo do thái. Để rút khỏi vụ việc khó khăn này, ông đã làm đủ cách: Trước hết ông chuyển Chúa Giêsu sang vua Hêrôđê, viện cớ Chúa Giêsu là người Galilê thuộc lãnh thổ của Hêrôđê. Nhưng Hêrôđể lại trả Chúa Giêsu lại cho ông… Kế đến ông bám vào thông lệ thả một tù nhân trong dịp Đại lễ Vượt qua theo yêu cầu của dân. Vậy ông đem ra trước công chúng một tên cướp khét tiếng đáng sợ tên là Baraba để so sánh với Chúa Giêsu và yêu cầu dân chúng chọn một trong hai. Ông hy vọng dân sẽ xin tha Chúa Giêsu. Nào ngờ dân chúng bị các thượng tế xúi dục đã xin tha cho Baraba. Philatô chới với. Ông nghĩ đến khổ nhục kế: Ra lệnh đánh đòn Chúa Giêsu. Khi Chúa Giêsu đã bị đánh đòn quần áo tả tơi, mình mẩy bê bết máu, ông cho dẫn Người ra trước dân chúng và nói “Đây là người”, ngụ ý “Các ngươi bằng lòng chưa? Hắn đã bị trừng trị đích đáng rồi đó. Sau này hắn sẽ không dám tái phạm nữa đâu…”. Thế nhưng một lần nữa Phiolatô bị bất ngờ: “Đóng đinh nó đi… Đóng đinh nó đi…”. Đến lúc đó những kẻ thù Chúa Giêsu đưa ra một đòn tấn công quyết định: Họ nói thẳng với Philatô: “Chúng tôi dẫn hắn đến đây vì hắn là một tên phản loạn chống lại Hoàng đế Xêsa. Nếu ngài thả hắn thì ngài phản bội hoàng đế. Chúng tôi sẽ thưa ngài lên hoàng đế…” Đến đây Philatô hiểu rằng ông có thể gặp rắc rối lớn, thậm chí mất cả chức Tổng trấn Giuđêa. Thế là ông buông tay. Ông sai đem nước ra, rửa tay trước mặt mọi người và tuyên bố: “Tôi vô can trong việc đổ máu người vô tội này. Các ngươi phải gánh trách nhiệm”. Và ông giao Chúa Giêsu cho họ đem đi đóng đinh.

Từ trên Thánh Giá nhìn xuống, Chúa Giêsu cũng nhìn thấy tôi.

1.       Phải chăng đôi khi tôi cũng hèn nhát không dám bênh vực những người vô tội yếu đuối, thấp hèn trước sự chèn ép bất công của những người mạnh thế, giàu có?

2.      Phải chăng đôi khi có người khác vì tôi mà phải bị kết án và trừng phạt, thế mà tôi lại hèn nhát không dám bênh vực họ, thậm chí còn hùa theo dư luận mà kết án họ?

3.       Phải chăng đôi khi tôi hèn nhát vì dễ dàng đứng về phía những kẻ mạnh thế nhưng khôn khéo xảo quyệt hơn để gây thiệt hại cho những kẻ yếu thế hiền lành, chứ không chịu khó tìm hiểu kỹ xem phần phải thuộc về ai?



T TRÊN THÁNH GIÁ NHÌN XUNG
Nguyên bn tiếng Pháp: Ceux que Jésus voyait du haut de la Croix


Lm Carôlô H Bc Xái chuyn ng

8. VUA HÊRÔĐÊ

Từ trên Thánh Giá nhìn xuống, Chúa Giêsu thấy vua Hêrôđê.

Vào giờ nầy, vua Hêrôđê đang ở trong cung điện cùng với triều thần của mình. Ông bỏ nhiều thời giờ để tiếp khách, ăn chơi, giải trí… đang khi Chúa Giêsu hấp hối trên Thập giá. Ông có nhớ chút gì về Người chăng? Có lẽ cũng nhớ đôi chút… Nhưng ông không bận tâm…


Chuyện gì đã xảy ra?

Trong khi vụ án Giêsu đang diễn biến, Tổng trấn Philatô biết được Chúa Giêsu là người miền Galilê. Đúng vậy quê Chúa Giêsu là Nadarét, mà Nadarét thuộc miền Galilê. Philatô trực tiếp cai trị miền Giuđê, còn miền Galilê thì được giao cho vua Hêrôđê. Ông Hêrôđê là là con của vua Hêrôđê Cả lả kẻ đã tìm giết Chúa Giêsu khi Người vừa mới sinh nhưng giết không được vì Thánh Giuse và Đức Mẹ đã đưa Người trốn sang Ai cập.

Vì Philatô bối rối không biết xử vụ án Chúa Giêsu thế nào nên Philatô đã quyết định gửi Chúa Giêsu qua vua Hêrôđê vì đúng lúc đó Hêrôđê đang có mặt ở Giêrusalem dịp đại lễ Vượt Qua. Thế là quân lính giải Chúa Giêsu đi. Người vẫn bị trói.

Vua Hêrôđê rất tò mò mong được thấy mặt Chúa Giêsu. Ông đã nghe nói rất nhiều về Người, nhất là ông nghe kể Người làm nhiều phép lạ và được dân chúng rất ngưỡng mộ. Thực ra Chúa Giêsu cũng khiến ông hơi lo sợ, vì ông rất mê tín dị đoan… Ông sợ Chúa Giêsu chính là Gioan Tẩy giả sống lại. Câu chuyện thế này: Gioan tẩy giả là một ngôn sứ nổi tiếng khắp vùng sông Giođan. Gioan đã cả gan khiển trách vua Hêrôđê vì tội đoạt vợ của em mình. Hêrôđể đã nổi giận bắt giam Gioan. Còn Hêrôđiađê, người đàn bà lăng loàn mà Hêrôđê chiếm đoạt, thì nuôi lòng căm thù Gioan và tìm dịp thủ tiêu. Và dịp may đã đến: Trong một bữa tiệc, Salômê con gái của bà này biểu diễn một điệu múa khiến vua Hêrôđê mê mẩn và buộc miệng hứa là sẽ thưởng cho cô bất cứ thứ gì mà cô muốn. Bà Hêrôđiađê chộp ngay cơ hội tốt ấy xúi con gái xin cái đầu của Gioan Tẩy Giả. Hêrôđê tuy không muốn nhưng vì đã lỡ hứa truớc mặt đông đảo quan khách nên không dám nuốt lời. Ông miễn cưỡng sai lính vào tù chém đầu Gioan Tẩy gia đặt trên đĩa đưa ra cho cô gái… Câu chuyện thật khủng khiếp luôn ám ảnh Hêrôđê. Ông luôn phập phồng lo sợ Gioan sẽ sống lại tìm ông báo thù. Khi nằm ngủ, Hêrôđê cũng mơ thấy Gioan… Bởi vậy khi biết tổng trấn Philatô chuyển Chúa Giêsu sang cho ông xử, ông rất muốn thấy mặt Chúa Giêsu để coi xem mặt Chúa Giêsu có giống Gioan Tẩy giả không.



Khi Chúa Giêsu được đưa đến, vua Hêrôđê triệu tập triều đình và truyền dẫn Chúa Giêsu ra. Ông tưởng Chúa Giêsu sẽ làm một phép lạ cho ông vui để lấy lòng ông, và các quan trong triều cũng vui nữa. Thế nhưng Chúa Giêsu chẳng hề mở mệng nói với ông một tiếng nào. Ông rất giận. Và để hả giận, ông trả đũa bằng cách khoác cho Người một chiếc áo trắng, ý nói Chúa Giêsu là một kẻ khùng điên. Rồi ông gửi Người lại cho Philatô.

Từ trên Thánh Giá nhìn xuống, Chúa Giêsu cũng thấy tôi.

1.       Phải chăng đối với tôi, tôn giáo chỉ là chuyện tình cảm với những nghi lễ, thánh ca, trang trí… được tổ chức để đánh dấu những kỷ niệm trong đời như rửa tội, rước lễ lần đầu, thêm sức, hôn phối… Hoặc là những dịp người ta ăn xinh mặc đẹp đến gặp gỡ nhau…?

2.      Phải chăng tôi giữ đạo vì sợ : sợ Chúa phạt, sợ xuống hỏa ngục, sợ xui xẻo ? Tôi có hiểu rằng chính vì kính mến Chúa và yêu thương người nên tôi mới trở thành kitô hữu không?

3.       Tôi có cố gắng giữ đạo chỉ vì để được Chúa ban ơn không : làm việc tốt để được thưởng, tránh việc xấu để khỏi bị phạt, đọc kinh cầu nguyện để được làm ăn khá, thi đậu, khỏi bệnh v.v..?


T TRÊN THÁNH GIÁ NHÌN XUNG
Nguyên bn tiếng Pháp: Ceux que Jésus voyait du haut de la Croix


Lm Carôlô H Bc Xái chuyn ng

9. QUÂN LÍNH LÝ HÌNH

Từ trên Thánh Giá nhìn xuống, Chúa Giêsu thấy đám binh lính lý hình đang bao quanh Người và những tử tội khác.

Trong lòng họ, họ nghĩ gì khi hành hạ và đóng đinh Chúa Giêsu? Chắc chắn họ rất ngạc nhiên trước cách Chúa Giêsu chịu đựng đau khổ. Thật là can đảm! Tuy nhiên họ chỉ quan tâm đến mỗi một điều. Đó là thi hành lệnh trên. Chúa Giêsu có tội hay không? Đó không phải là việc của họ. Người có phải là Đấng Thiên Chúa sai đến hay không? Họ cũng chẳng cần biết. Cấp trên đã ra lệnh bảo họ tra tấn và đóng đinh Người thì họ tuân lệnh. Thế thôi.

Trong đám họ có những tên rất thô lỗ. Họ đã quen nhìn thấy những tội nhân phải chịu khổ, nhất là những tội nhân của các dân bị đế quốc Rôma của họ đô hộ. Dù các tội nhân ấy đau đớn kêu la đến đâu họ cũng dửng dưng không chút xúc động.

Chúa Giêsu bắt đầu bị bọn lính ấy hành hạ bằng nhục hình đánh đòn. Đây là một hình khổ hết sức khủng khiếp. Có những người đã chết gục ngay dưới những làn roi.

Tiếp đến là trò chế nhạo. Bọn họ đã nghe người ta tố cáo Chúa Giêsu tự xưng là vua. Đúng hay sai, đối với họ điều đó không quan trọng. Họ chỉ coi đây là cơ hội vui đùa chế nhạo Người như một ông vua hề. Họ lấy dây gai kết thành một vòng tròn rồi ấn lên đầu Người và làm bộ cung kính thưa: “Muôn tâu Bệ Hạ, vương miệng của ngài đây”. Để cho “chiếc vương miệng ấy dính chặt vào đầu Người, họ lấy gậy đóng xuống… Những chiếc gai cắm sâu vào da đầu Chúa Giêsu… Những dòng máu ròng ròng chảy xuống ướt đỏ mặt Người… “Và đây là cẩm bào của ngài”. Họ vất một tấm vải rách màu đỏ lên vai Người. Còn thiếu gì nữa? À, vua thì phải có vương trượng chứ! Họ tìm được một cây sậy ấn vào tay Người. Thế là tạm xong. Họ bắt Chúa Giêsu ngồi trên một bậc thềm và bắt đầu tung hô: họ đi vòng vòng quanh Người, vừa đi vừa hô “Hoan hô vua dân Do Thái”. Lần lượt những kẻ đi ngang trước mặt dừng lại khạc nước miếng vào mặt Người.

Khi đã lên đến đồi Can vê, bọn lính cởi áo Chúa Giêsu ra. Vải đã dính vào các vết thương khắp mình Chúa Giêsu nên khi bị cởi áo, Người đau đớn chẳng khác gì bị lột da. Rồi họ đè Người nằm xuống trên cây Thập giá. Họ kéo hai tay hai chân Người ra cho đến chỗ làm dấu sẵn đề đóng đinh…

Đóng đinh xong, họ dựng Người cùng cây Thập giá đứng thẳng lên. Rồi họ ngồi xuống nghỉ mệt, thẩy xúc xắc để xem ai được lấy tấm áo không đường khâu của Chúa Giêsu.

Tuy nhiên trong đám họ cũng có một người còn chút lòng nhân đạo. Anh này đưa cho Chúa Giêsu một ly mật đắng pha mật ong. Đây là một thứ thuốc giảm đau. Nhưng Chúa Giêsu đã từ chối không uống.

Và cũng có một cử chỉ nhân đạo khác: Chúa Giêsu trên thập giá kêu lên “Tôi khát”. Nghe vậy, một anh lính đi lấy một tấm bọt biển thấm một chút giấm rồi đưa lên cho Người. Chúa Giêsu đã nếm một chút. Ta có thể tưởng tượng Chúa Giêsu đưa mắt nhìn anh tỏ dấu cám ơn. Vá có lẽ ánh mắt đó đã thấu tận đáy lòng anh, suốt đời anh không thể nào quên.

Nhưng đáng để ý nhất là viên sĩ quan chỉ huy đội lý hình. Ngay từ đầu cuộc xét xử tại tòa án, ông đã có ấn tượng về phong cách của Chúa Giêsu: rất can đảm, bình thản và oai nghiêm. Ông hiểu Chúa Giêsu không phải là một người bình thường. Vì thế,mặc dù được lệnh phải hành quyết Chúa Giêsu, nhưng ông vẫn dành cho Người một sự tôn trọng. Trên đường đi đến pháp trường, khi thấy Người đã kiệt sức, ông đã yêu cầu một kẻ qua đường vác thập giá giúp Người. Rồi khi Chúa Giêsu đã bị treo trên thập giá, nhiều người bên dưới lớn tiếng chế nhạo, xỉ vả Người. Ông rất ngạc nhiên khi nghe Chúa Giêsu chỉ đáp lại bằng những lời tha thứ. Cuối cùng, lúc Chúa Giêsu tắt thở, khi trời tối bỗng sầm lại và đất rung chuyển, thiên nhiên như muốn để tang Chúa Giêsu, viên sĩ quan này thốt lên: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa”.

Từ trên Thánh Giá nhìn xuống, Chúa Giêsu cũng thấy tôi.

1.      Trên đời này vẫn còn những vụ hành hạ, tra tấn… Vẫn còn những trại tập trung… vẫn còn hàng triệu người phải bỏ nước trốn đi… Khi biết tình trạng này, tôi có suy nghĩ gì không ? Hay là tôi dửng dưng ? Tôi có ý nghĩ rằng sau này khi có thể, tôi sẽ đấu tranh cách nào đó để thế giới bớt đi những sự dữ và thêm nhiều tình thương không?

2.      Phải chăng đôi khi tôi cũng hung dữ, cay độc, xỉa xói những người khác kém cỏi hơn tôi, nghèo hèn hơn tôi… Phải chăng đôi khi tôi ỷ thế để ức hiếp kẻ yếu thế hơn tôi?



3.      Phải chăng tôi có óc kỳ thị: kỳ thị màu da, kỳ thị giai cấp xã hội, kỳ thị khả năng…. Khinh dể những kẻ không giống tôi, không bằng tôi?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét