Tín lý “de fide” và lời yêu cầu tha thiết của một giáo dân về “Amoris Laetitia”
E. Christian Brugger là một giáo dân hoạt động trong lãnh vực đạo đức sinh học, từng giữ ghế Giáo Sư Thần Học Luân Lý tại Chủng Viện Thần Học Thánh John Vianey ở Denver, Colorado, Hoa Kỳ và hiện là Giáo Sư và Khoa Trưởng Trường Triết Học và Thần Học của Đại Học Notre Dame Australia, Sydney, Úc Châu.
Mới đây, ông có nêu vấn đề tại sao có sự hồ đồ lẫn lộn trong Giáo Hội hiện nay về Amoris Laetitia, và đâu là các hậu quả đối với việc hợp nhất của Giáo Hội? Và ông cho rằng sự hồ độ lẫn lộn này, xét cho cùng, là về hai tín điều “de fide” trong đức tin Kitô Giáo và một trong các hậu quả của sự hồ đồ lẫn lộn này chính là một ly giáo trên thực tế trong Giáo Hội Công Giáo.
Brugger cho rằng khi thuật ngữ “de fide” được dùng trong thần học Công Giáo để nói về một tín lý, thì nó có nghĩa một chân lý thuộc Mạc Khải Thiên Chúa. Hạn từ Mạc Khải Thiên Chúa có ý nói tới các chân lý được Thiên Chúa chọn để tự mạc khải Người và thánh ý Người cho nhân loại để hòa giải thế giới với chính Người, ngõ hầu con người nam nữ có thể sống kết hợp với Người một cách bất toàn ở đời này và, sau khi chết và phán xét, được sống hoàn toàn với Người trên thiên đàng. Như thế, Giáo Hội coi các tín lý “de fide” là cần thiết cho sự cứu rỗi. Vị thế của chúng trong giáo huấn Công Giáo là không thể sửa đổi. Và cách thế công bố chúng là vô ngộ.
Trong bài này, Brugger đề cập tới 3 vấn đề. Thứ nhất, ông dẫn nhập và giải thích ý niệm thần học “các đối tượng đệ nhị đẳng của vô ngộ” và cho thấy gần như mọi chân lý thuộc các vấn đề tính dục do Giáo Hội Công Giáo giảng dạy thuộc loại các đối tượng đệ nhị đẳng của vô ngộ này, và do đó, có thể gọi một cách chính đáng là các tín lý “de fide”. Thứ hai, bắt đầu từ sự bất đồng trong nội bộ Giáo Hội đối với thông điệp Sự Sống Con Người, Giáo Hội Công Giáo đã sống trong tình trạng thiếu hợp nhất đối với các tín lý “de fide” và sự thiếu hợp nhất này đã gia tăng hẳn do các vấn đề của Amoris Laetitia gây ra. Thứ ba, tác giả đề nghị một số gợi ý thực tiễn để cả hàng giáo phẩm lẫn hàng giáo dân có thể giải quyết cơn khủng hoảng này.
Các đối tượng đệ nhị đẳng của vô ngộ
Các văn kiện của Công Đồng Vatican II dạy rằng Chúa Giêsu muốn thẩm quyền vô ngộ của Giáo Hội Công Giáo, khi bênh vực và giảng dậy các chân lý của mạc khải Thiên Chúa (cũng gọi là “kho tàng đức tin”) phải mở rộng không những tới các chân lý mạc khải chính thức, mà cả các chân lý nhất thiết có liên hệ với các chân lý của mạc khải Thiên Chúa, cho dù các chân lý này chưa bao giờ được đề xuất như là được mạc khải một cách chính thức. Các chân lý này có thể được giảng dậy cách vô ngộ vì chúng cần thiết đối với việc bảo vệ về tôn giáo và trình bầy cách trung thành các chân lý của mạc khải Thiên Chúa (Lumen Gentium, số 25). Các chân lý này, đôi khi, được gọi là “các đối tượng đệ nhị đẳng” của vô ngộ, tương phản với “các đối tượng đệ nhất đẳng” tức các chân lý được mạc khải chính thức.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông Thư năm 1998 nói rằng Giáo Hội không những sở hữu các chân lý đệ nhất đẳng của mạc khải Thiên Chúa nhờ linh hứng của Chúa Thánh Thần, mà còn sở hữu các đối tượng đệ nhị đẳng của vô ngộ nhờ “linh hứng đặc thù của Thần Trí Thiên Chúa”. Trong lời chú giải của ngài, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, lúc ấy là bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, viết rằng khi so sánh với các tín lý được mạc khải chính thức, “không có sự khác nhau nào về đặc tính trọn vẹn và không thể thay đổi trong sự tín phục (assent) phải có đối với các giáo huấn này”. Đức Hồng Y Ratzinger quả quyết rằng sự tín phục dành cho các chân lý này “dựa vào đức tin nơi ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần đối với Huấn Quyền và dựa vào tín lý Công Giáo về ơn vô ngộ của Huấn Quyền”. Như thế, giống các chân lý được mạc khải chính thức, các chân lý này cũng phải được sự tín phục của đức tin, cho dù người ta hiểu rằng chúng không có sự trợ giúp của mạc khải Thiên Chúa.
Dù “tín lý de fide”, thông thường (chứ không luôn luôn), vốn dành cho các giáo huấn được Giáo Hội xác định là đã được mạc khải chính thức, nhưng điều không kém đúng là các giáo huấn Công Giáo chuyên biệt nói về các đối tượng đệ nhị đẳng của vô ngộ cũng là các tín lý de fide, như Đức Hồng Y Ratzinger từng gọi chúng: “các tín lý phải được tin bằng đức tin [de fide tenenda]”. Bộ Giáo Luật qui định rằng chúng “phải được chấp nhận và tin giữ một cách chắc chắn” và bất cứ ai bác bỏ chúng “là tự đặt mình vào thế chống lại giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo” (Điều 750 §2).
Các tín lý luân lý về tính dục và hôn nhân
Các qui luật luân lý về tính dục và hôn nhân được Giáo Hội Công Giáo giảng dậy thuộc cả hai loại đối tượng đệ nhất và đệ nhị đẳng của vô ngộ. Các đối tượng đệ nhất đẳng bao gồm các chân lý được giảng dậy minh nhiên trong Mạc Khải Thiên Chúa, như cấm không được ngoại tình và đặc tính bất khả tiêu của hôn nhân; các đối tượng đệ nhị đẳng bao gồm các giáo huấn về tính dục và hôn nhân vốn được Giáo Hội giảng dậy từ thời các tông đồ như là phải tin một cách định tín (definitively). Những giáo huấn này, do cung cách chúng được đề xuất, phải được coi như là được giảng dậy một cách vô ngộ bởi Huấn Quyền Thông Thường và Phổ Quát của Giáo Hội, là thẩm quyền giảng dậy một cách vô ngộ khi các giám mục “dù tản mác khắp thế giới, nhưng vẫn duy trì sợi dây hiệp thông với nhau và với vị kế nhiệm Thánh Phêrô, giảng dậy một cách chân chính về một vấn đề đức tin và luân lý (res fidei et morum), nhất trí cùng một phán đoán (về vấn đề này) và giảng dậy phán đoán này như là phải được tin giữ một cách định tín (definitive tendendam)”.
Không thể có sự hoài nghi hữu lý nào về việc các giáo huấn của Giáo Hội về bối cảnh đặc biệt của hôn nhân dành cho việc biểu lộ tính dục dục quan chính đáng và tính sai lạc của mọi hình thức tính dục phi hôn nhân tự ý chọn lựa (như thủ dâm, giao hợp ngoài hôn nhân, các hành vi đồng tính luyến ái, các hành vi ngừa thai v.v…) vốn đã được các giám mục giảng dậy trong một nhất trí phổ quát, mọi thời và mọi nơi, rằng chúng rõ ràng liên hệ tới phúc lợi mau qua và trường cửu của tín hữu, và do đó phải tin giữ một cách định tín (definitive tendendam). Sự kiện người Công Giáo, trong các thời gần đây, bác bỏ một số hay tất cả các giáo huấn không hề đánh đổ sự kiện này: các điều kiện cho việc thi hành một cách vô ngộ Huấn Quyền Thông Thường và Phổ Quát đã hội đủ gần như suốt trong lịch sử lâu đời của Giáo Hội.
Thành thử, các chân lý căn bản của đạo đức tính dục được Giáo Hội Công Giáo giảng dậy và bảo vệ đều thuộc một cách hoặc trực tiếp (như các đối tượng đệ nhất đẳng) hoặc gián tiếp (như các đối tượng đệ nhị đẳng) vào kho tàng đức tin và do đó có thể gọi là, và thực sự là, các tín lý de fide.
Một ly giáo chưa được nhìn nhận trong Giáo Hội
Brugger cho rằng, bắt đầu với việc bất thuận đối với việc Giáo Hội Công Giáo tái khẳng định giáo huấn cổ xưa của mình về sự sai lầm của việc giao hợp cố tình ngừa thai trong Humanae Vitae (1968), và diễn tiến qua việc chấp nhận rộng rãi lối lý luận thực dụng, gọi là “duy tỷ hiệu” (“proportionalist”), trong thần học luân lý Công Giáo của thập niên 1970, nhiều người Công Giáo bắt đầu bác bỏ sự hiện hữu của các hành động vốn xấu từ bản chất (nghĩa là các hành động không bao giờ hợp pháp về phương diện luân lý vì quyết định của chúng luôn mâu thuẫn triệt để với thiện ích của con người nhân bản). Điều này, theo lý, sẽ dẫn người ta tới việc bác bỏ các giáo huấn của Giáo Hội về tính sai lầm của mọi loại sinh hoạt tính dục mà truyền thống vốn coi là xấu từ bản chất. Việc bác bỏ này hiện hữu trong mọi bình diện của Giáo Hội Công Giáo, từ hàng giáo dân tới hàng giáo phẩm, và tỏ ra vừa cương quyết vừa ương ngạnh.
Giáo Hội Công Giáo, do đó, trong nhiều thập niên qua, đã hiện hữu trong một tình huống thiếu hợp nhất khách quan và trầm trọng về các vấn đề tín lý de fide. Nói cách khác, theo Brugger, Giáo Hội Công Giáo đã và đang sống trong trạng thái ly giáo trên thực tế (de facto).
Mơ hồ lẫn lộn, thiếu hợp nhất, và Amoris Laetitia
Theo Brugger, có sự mơ hồ lẫn lộn trong Giáo Hội Công Giáo về Tông Huấn Amoris Laetitia vì một số vị giám mục nói và đưa ra chính sách trong giáo phận của các ngài rằng các người ly dị tái hôn, trong một số trường hợp, có thể được lãnh nhận Phép Thánh Thể mà không cần phải cương quyết sống tiết dục hoàn toàn với người bạn tình của mình. Một số vị giám mục khác, vì muốn giữ sự liên tục với truyền thống Công Giáo, nên đã chủ trương rằng điều này không hợp pháp và không thể hợp pháp được.
Các vấn đề về tín lý de fide do các lối giải thích trái ngược nhau này tạo ra là tính sai lầm từ bản chất của việc ngoại tình và tính bất khả tiêu tuyệt đối của hôn nhân Kitô Giáo; cả hai tính này đều đã được quả quyết một cách vô ngộ bởi Thánh Kinh và Thánh Truyền. Nếu các tín lý này đúng, thì người nào đã ly dị mà lại tích cực về phương diện tính dục với một người khác không phải là người phối ngẫu hợp pháp của mình trong khi người này còn sống, là phạm tội ngoại tình.
Dù Đức Hồng Y Kasper, và các vị giám mục khác bênh vực việc cho phép những người ly dị tái hôn được rước lễ, có khẳng định tính sai lầm của ngoại tình và tính bất khả tiêu của hôn nhân, nhưng xem ra việc khẳng định của các vị này bất tương hợp với việc cho phép rước lễ mà họ vốn bênh vực. Vì không ai trong tình trạng làm bậy nghiêm trọng một cách khách quan tỏ tường nhưng không chịu ăn năn lại có thể được tự do lãnh nhận Thánh Thể, từ tay một linh mục hay một giám mục hay bất cứ ai khác, vì “tình trạng và hoàn cảnh sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với sự kết hợp yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội vốn được Phép Thánh Thể biểu tượng và thể hiện” (Familiaris Consortio). Do đó, họ không được làm bất cứ điều gì sai lầm một cách khách quan.
Nhiều vị giám mục nhìn nhận sự mâu thuẫn trên và do đó chống lại việc cho phép rước lễ. Nhưng các vị khác tin rằng không có tranh chấp nào cả, nên đã cho rước lễ.
Như thế, hàng giáo phẩm hiện đang ở trong tình trạng thiếu hợp nhất một cách nghiêm trọng về các vấn đề thuộc kho tàng đức tin. Nói cách khác, Giáo Hội Công Giáo đang sống trong cảnh ly giáo trên thực tế. Sự tranh cãi chung quanh Amoris Laetitia không phải là nguyên nhân của sự thiếu hợp nhất này vì sự thiếu hợp nhất này vốn đã có từ nhiều thập niên qua. Nhưng cuộc tranh cãi này duy trì sự chia rẽ và làm cho sự chia rẽ ra sâu xa hơn một cách đáng kể. Nó làm sâu xa hơn vì Đức Giáo Hoàng đã bênh vực một lập trường ngược với giáo huấn muôn đời của Giáo Hội.
Các nghĩa vụ của Tòa Thánh
Vậy Đức Thánh Cha phải làm gì? Theo Brugger, ngài nên chỉ thị cho Đức Hồng Y Müller của thánh bộ Giáo Lý Đức Tin trả lởi năm câu hỏi do các vị Hồng Y Brandmüller, Burke, Caffara, và Meisner đệ trình. Việc này sẽ giúp làm sáng tỏ một số mơ hồ lẫn lộn có hại do chương tám của Amoris Laetitia nêu ra. Sau đó, ngài nên giảng dậy một cách rõ ràng và có thẩm quyền điều gì là đúng trong các vấn đề có liên quan tới luân lý tính dục vốn khiến người ta hoài nghi và mơ hồ kể từ lúc bắt đầu triều giáo hoàng của ngài. Ngài nên dạy rằng mỗi và mọi cuộc hôn nhân Kitô đã hoàn hợp thì tuyệt đối bất khả tiêu; mọi hình thức tự ý làm tình ngoài hôn nhân đều luôn luôn sai lầm, nhất là ngoại tình, và cả các hành vi đồng tính luyến ái, ngừa thai, thủ dâm, gian dâm; giao hợp tính dục với một người không phải là người phối ngẫu hợp pháp của mình luôn luôn là ngoại tình; ai còn bị ràng buộc bởi sợi dây hôn phối và sống với một người khác theo kiểu vợ chồng, đều rơi vào tình trạng ngoại tình; và người như thế phải tự chế đừng Rước Lễ trừ khi và cho tới khi xưng thú ăn năn các hành vi lỗi lầm của mình và quyết tâm sống thanh khiết.
Sau cùng, biết rằng hàng giám mục đang chia rẽ về các tín lý de fide thuộc luân lý, ngài nên hướng dẫn các giám mục anh em của ngài thành thực đối diện với cuộc khủng hoảng lần này trong Giáo Hội và quyết tâm nhất định vượt qua nó. Ngài nên triệu tập một Thượng Hội Đồng mật chỉ bao gồm các giám mục thế giới mà thôi ở Assisi hay Castel Gandolfo hay tại một địa điểm khác, không bị ai chú ý, không truyền thông, không chuyên viên, không quan sát viên đại kết, … với chủ đề là sự hợp nhất hàng giám mục trong các vấn đề luân lý. Không nên giới hạn thời gian cho Thượng Hội Đồng này, cứ để nó kéo dài bao lâu cần thiết. Ngài nên ngỏ lời với các anh em của ngài trong tình bác ái, không la mắng hay bóng gió, về việc sẽ tai hại biết chừng nào cho phần rỗi các linh hồn khi các vị kế nhiệm các tông đồ không hợp nhất về các vấn đề de fide.
Brugger tha thiết mong rằng vừa như một người cha đối với con cái vừa như một người anh đối với anh em, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nên khuyên nhủ mọi người bỏ qua một bên các cử chỉ nhỏ mọn và không có tinh thần Kitô Giáo, mọi tật xấu và ngu muội tự ái, và mọi biểu hiện của tinh thần bè phái, ăn năn vì các chia rẽ mà các ngài đáng lẽ nên nói tới từ lâu, và cam kết dấn thân cho mục tiêu chung là hợp nhất hàng giám mục. Ngài nên để, chứ không chỉ nói sẽ để, cho các anh em giám mục của ngài tự do đề cập tới các vấn đề bất đồng mà không sợ bị trả đũa. Ngài nên dùng tính ấm áp Á Căn Đình ngoại hạng của ngài để thuyết phục anh em giám mục của ngài thực sự mong muốn hợp nhất trong hàng giám mục; thúc giục các ngài tự do và thành thực nói với nhau; và làm dễ dàng sự đồng thuận về bất cứ thỏa thuận nào cần đạt tới. Sự hợp nhất mà ngài đang cố gắng hướng tới, sự hợp nhất mà ngài nhấn mạnh không nên mở rộng quá các vấn đề thuộc kho tàng đức tin, bằng cách nhấn mạnh rằng Giáo Hội cho phép sự đa dạng ở mọi điều khác, và ngài là người đầu tiên phải làm gương điều này cho mọi anh em của ngài.
Sau cùng, Brugger tha thiết xin ngài sẵn lòng làm bất cứ điều gì cần thiết, kể cả hy sinh tính mạng, để làm dễ dàng nơi các giám mục Công Giáo lời khẩn cầu lúc gần chết mà Chúa Giêsu đã ngỏ cùng Cha của Người: “Xin cho chúng nên một”.
Các nghĩa vụ của tín hữu giáo dân
Người giáo dân Công Giáo thì phải làm gì? Brugger nghĩ rằng họ nên đào luyện lương tâm của họ cho phù hợp với các chân lý luân lý định tín được Giáo Hội Công Giáo giảng dạy, nhất là các qui luật đạo đức tính dục và các giáo huấn về hôn nhân. Họ nên thấy rằng mọi qui luật tiêu cực (“ngươi đừng”) được Giáo Hội bênh vực nhất thiết hàm nghĩa một điều sự thiện tích cực được qui luật này bảo vệ và cổ vũ (thí dụ: ta không nên sát hại trẻ thơ vì sự sống là một sự thiện vĩ đại). Họ cần thấy hơn bao giờ hết rằng các giáo huấn về tính bất khả tiêu tuyệt đối của hôn nhân và việc ngăn cấm ngoại tình không phải là các qui luật của câu lạc bộ, mà là các chân lý luân lý hàm ý trong sự thiện vĩ đại của hôn nhân Kitô Giáo. Chúa Giêsu muốn hôn nhân là một sacramentum (dấu chỉ hay biểu tượng do Thiên Chúa thiết lập) của tình yêu tuyệt đối bất khả tiêu giữa Người và Giáo Hội; như thế, hôn nhân Kitô giáo một khi đã hoàn hợp thì tuyệt đối bất khả tiêu; ly dị không những sai, mà còn bất khả nữa: như Chúa Giêsu không thể nào ly dị khỏi Giáo Hội của Người thế nào, thì một người đàn ông cũng không thể ly dị khỏi người vợ đã thành sự của mình như vậy. Thành thử, nếu người này làm tình với bất cứ ai khác, vì bất cứ lý do gì, được xã hội chấp nhận ra sao, khi người vợ đã thành sự của họ còn sống, thì họ là người ngoại tình. Giống mọi tội khác, ngoại tình có thể tha thứ được; nhưng để được tha thứ, đòi phải ăn năn cách trọn (contrition) và cương quyết tránh xa tội lỗi. Đó là các chân lý luân lý Kitô Giáo; và chúng là các tín lý de fide của Giáo Hội Công Giáo.
Hơn nữa, theo Brugger, người Công Giáo không nên để cho nỗi lo lắng trước tình thế hiện nay làm lung lay đức tin của họ vào lời Chúa Giêsu hứa sẽ gìn giữ Giáo Hội khỏi các sai lầm đáng kết án và cung cấp cho ta con thuyền đáng tin cậy cho phần rỗi các linh hồn. Họ không nên rơi vào cơn cám dỗ của Wycliffe, Luther, hay Zwingli dùng các thất vọng của họ đối với các chức sắc của Giáo Hội, dù có lý, để chống lại chính Giáo Hội của Chúa Kitô. Họ nên hiểu ra rằng Giáo Hội từng chịu đau khổ từ bên ngoài và từ bên trong rất nhiều lần trong các thế kỷ, và so với các giai đoạn khác trong lịch sử, như thế kỷ thứ tư với lạc giáo Ariô, thế kỷ 14 với cuộc Đại Ly Giáo, Chế Độ Khủng Bố Pháp, Kulturkampf Đức, thì các nan đề của Giáo Hội hiện nay khá nhẹ.
Thêm vào đó, mọi người Công Giáo đã chịu phép rửa nên nhất quyết sống như một vị thánh. Chỉ một số rất ít các vị thánh được khắc hình trên các cửa sổ kính mầu. Số đông còn lại không bao giờ được chú ý hay nổi tiếng đủ để được bộ phong thánh của Rôma lưu tâm. Nhưng các ngài đã làm hết sức để biện phân và tuân theo ý Chúa Giêsu mỗi ngày, bằng cách quay lưng khỏi việc tự yêu mình cách sai lầm, khỏi tham vọng bác bỏ, thanh thản chấp nhận bị nhục mạ, ăn năn mọi tội lỗi biết được, nói không với mọi khuynh hướng nghĩ đến hoặc hành động dựa vào các thèm muốn tính dục ngoài hôn nhân, quay lưng khỏi những giận dữ vô chừng, và bác bỏ, bác bỏ, bác bỏ thứ ngôn ngữ xã hội phi Thiên Chúa về tính dục, phái tính, và hôn nhân do não trạng thế tục hiện đại cổ vũ.
Mọi người Công Giáo cần được xác tín rằng việc canh tân xã hội và Giáo Hội bắt đầu với chính họ. Trong lịch sử, canh tân hầu như chưa bao giờ diễn ra từ trên xuống dưới, từ ngôi vị giáo hoàng và Rôma, mà đúng hơn, từ dưới lên trên. Nó diễn ra khi các Kitô hữu nhất quyết sống thực đức tin vào Chúa Kitô và cố gắng học biết sức mạnh sự phục sinh của Người, kiên nhẫn chia sẻ các đau khổ của Người để có thể đạt tới sự phục sinh mà Người đã hứa hẹn.
Sau cùng, họ nên cầu nguyện cho sự hợp nhất của hàng giám mục.
Mới đây, ông có nêu vấn đề tại sao có sự hồ đồ lẫn lộn trong Giáo Hội hiện nay về Amoris Laetitia, và đâu là các hậu quả đối với việc hợp nhất của Giáo Hội? Và ông cho rằng sự hồ độ lẫn lộn này, xét cho cùng, là về hai tín điều “de fide” trong đức tin Kitô Giáo và một trong các hậu quả của sự hồ đồ lẫn lộn này chính là một ly giáo trên thực tế trong Giáo Hội Công Giáo.
Brugger cho rằng khi thuật ngữ “de fide” được dùng trong thần học Công Giáo để nói về một tín lý, thì nó có nghĩa một chân lý thuộc Mạc Khải Thiên Chúa. Hạn từ Mạc Khải Thiên Chúa có ý nói tới các chân lý được Thiên Chúa chọn để tự mạc khải Người và thánh ý Người cho nhân loại để hòa giải thế giới với chính Người, ngõ hầu con người nam nữ có thể sống kết hợp với Người một cách bất toàn ở đời này và, sau khi chết và phán xét, được sống hoàn toàn với Người trên thiên đàng. Như thế, Giáo Hội coi các tín lý “de fide” là cần thiết cho sự cứu rỗi. Vị thế của chúng trong giáo huấn Công Giáo là không thể sửa đổi. Và cách thế công bố chúng là vô ngộ.
Trong bài này, Brugger đề cập tới 3 vấn đề. Thứ nhất, ông dẫn nhập và giải thích ý niệm thần học “các đối tượng đệ nhị đẳng của vô ngộ” và cho thấy gần như mọi chân lý thuộc các vấn đề tính dục do Giáo Hội Công Giáo giảng dạy thuộc loại các đối tượng đệ nhị đẳng của vô ngộ này, và do đó, có thể gọi một cách chính đáng là các tín lý “de fide”. Thứ hai, bắt đầu từ sự bất đồng trong nội bộ Giáo Hội đối với thông điệp Sự Sống Con Người, Giáo Hội Công Giáo đã sống trong tình trạng thiếu hợp nhất đối với các tín lý “de fide” và sự thiếu hợp nhất này đã gia tăng hẳn do các vấn đề của Amoris Laetitia gây ra. Thứ ba, tác giả đề nghị một số gợi ý thực tiễn để cả hàng giáo phẩm lẫn hàng giáo dân có thể giải quyết cơn khủng hoảng này.
Các đối tượng đệ nhị đẳng của vô ngộ
Các văn kiện của Công Đồng Vatican II dạy rằng Chúa Giêsu muốn thẩm quyền vô ngộ của Giáo Hội Công Giáo, khi bênh vực và giảng dậy các chân lý của mạc khải Thiên Chúa (cũng gọi là “kho tàng đức tin”) phải mở rộng không những tới các chân lý mạc khải chính thức, mà cả các chân lý nhất thiết có liên hệ với các chân lý của mạc khải Thiên Chúa, cho dù các chân lý này chưa bao giờ được đề xuất như là được mạc khải một cách chính thức. Các chân lý này có thể được giảng dậy cách vô ngộ vì chúng cần thiết đối với việc bảo vệ về tôn giáo và trình bầy cách trung thành các chân lý của mạc khải Thiên Chúa (Lumen Gentium, số 25). Các chân lý này, đôi khi, được gọi là “các đối tượng đệ nhị đẳng” của vô ngộ, tương phản với “các đối tượng đệ nhất đẳng” tức các chân lý được mạc khải chính thức.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông Thư năm 1998 nói rằng Giáo Hội không những sở hữu các chân lý đệ nhất đẳng của mạc khải Thiên Chúa nhờ linh hứng của Chúa Thánh Thần, mà còn sở hữu các đối tượng đệ nhị đẳng của vô ngộ nhờ “linh hứng đặc thù của Thần Trí Thiên Chúa”. Trong lời chú giải của ngài, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, lúc ấy là bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, viết rằng khi so sánh với các tín lý được mạc khải chính thức, “không có sự khác nhau nào về đặc tính trọn vẹn và không thể thay đổi trong sự tín phục (assent) phải có đối với các giáo huấn này”. Đức Hồng Y Ratzinger quả quyết rằng sự tín phục dành cho các chân lý này “dựa vào đức tin nơi ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần đối với Huấn Quyền và dựa vào tín lý Công Giáo về ơn vô ngộ của Huấn Quyền”. Như thế, giống các chân lý được mạc khải chính thức, các chân lý này cũng phải được sự tín phục của đức tin, cho dù người ta hiểu rằng chúng không có sự trợ giúp của mạc khải Thiên Chúa.
Dù “tín lý de fide”, thông thường (chứ không luôn luôn), vốn dành cho các giáo huấn được Giáo Hội xác định là đã được mạc khải chính thức, nhưng điều không kém đúng là các giáo huấn Công Giáo chuyên biệt nói về các đối tượng đệ nhị đẳng của vô ngộ cũng là các tín lý de fide, như Đức Hồng Y Ratzinger từng gọi chúng: “các tín lý phải được tin bằng đức tin [de fide tenenda]”. Bộ Giáo Luật qui định rằng chúng “phải được chấp nhận và tin giữ một cách chắc chắn” và bất cứ ai bác bỏ chúng “là tự đặt mình vào thế chống lại giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo” (Điều 750 §2).
Các tín lý luân lý về tính dục và hôn nhân
Các qui luật luân lý về tính dục và hôn nhân được Giáo Hội Công Giáo giảng dậy thuộc cả hai loại đối tượng đệ nhất và đệ nhị đẳng của vô ngộ. Các đối tượng đệ nhất đẳng bao gồm các chân lý được giảng dậy minh nhiên trong Mạc Khải Thiên Chúa, như cấm không được ngoại tình và đặc tính bất khả tiêu của hôn nhân; các đối tượng đệ nhị đẳng bao gồm các giáo huấn về tính dục và hôn nhân vốn được Giáo Hội giảng dậy từ thời các tông đồ như là phải tin một cách định tín (definitively). Những giáo huấn này, do cung cách chúng được đề xuất, phải được coi như là được giảng dậy một cách vô ngộ bởi Huấn Quyền Thông Thường và Phổ Quát của Giáo Hội, là thẩm quyền giảng dậy một cách vô ngộ khi các giám mục “dù tản mác khắp thế giới, nhưng vẫn duy trì sợi dây hiệp thông với nhau và với vị kế nhiệm Thánh Phêrô, giảng dậy một cách chân chính về một vấn đề đức tin và luân lý (res fidei et morum), nhất trí cùng một phán đoán (về vấn đề này) và giảng dậy phán đoán này như là phải được tin giữ một cách định tín (definitive tendendam)”.
Không thể có sự hoài nghi hữu lý nào về việc các giáo huấn của Giáo Hội về bối cảnh đặc biệt của hôn nhân dành cho việc biểu lộ tính dục dục quan chính đáng và tính sai lạc của mọi hình thức tính dục phi hôn nhân tự ý chọn lựa (như thủ dâm, giao hợp ngoài hôn nhân, các hành vi đồng tính luyến ái, các hành vi ngừa thai v.v…) vốn đã được các giám mục giảng dậy trong một nhất trí phổ quát, mọi thời và mọi nơi, rằng chúng rõ ràng liên hệ tới phúc lợi mau qua và trường cửu của tín hữu, và do đó phải tin giữ một cách định tín (definitive tendendam). Sự kiện người Công Giáo, trong các thời gần đây, bác bỏ một số hay tất cả các giáo huấn không hề đánh đổ sự kiện này: các điều kiện cho việc thi hành một cách vô ngộ Huấn Quyền Thông Thường và Phổ Quát đã hội đủ gần như suốt trong lịch sử lâu đời của Giáo Hội.
Thành thử, các chân lý căn bản của đạo đức tính dục được Giáo Hội Công Giáo giảng dậy và bảo vệ đều thuộc một cách hoặc trực tiếp (như các đối tượng đệ nhất đẳng) hoặc gián tiếp (như các đối tượng đệ nhị đẳng) vào kho tàng đức tin và do đó có thể gọi là, và thực sự là, các tín lý de fide.
Một ly giáo chưa được nhìn nhận trong Giáo Hội
Brugger cho rằng, bắt đầu với việc bất thuận đối với việc Giáo Hội Công Giáo tái khẳng định giáo huấn cổ xưa của mình về sự sai lầm của việc giao hợp cố tình ngừa thai trong Humanae Vitae (1968), và diễn tiến qua việc chấp nhận rộng rãi lối lý luận thực dụng, gọi là “duy tỷ hiệu” (“proportionalist”), trong thần học luân lý Công Giáo của thập niên 1970, nhiều người Công Giáo bắt đầu bác bỏ sự hiện hữu của các hành động vốn xấu từ bản chất (nghĩa là các hành động không bao giờ hợp pháp về phương diện luân lý vì quyết định của chúng luôn mâu thuẫn triệt để với thiện ích của con người nhân bản). Điều này, theo lý, sẽ dẫn người ta tới việc bác bỏ các giáo huấn của Giáo Hội về tính sai lầm của mọi loại sinh hoạt tính dục mà truyền thống vốn coi là xấu từ bản chất. Việc bác bỏ này hiện hữu trong mọi bình diện của Giáo Hội Công Giáo, từ hàng giáo dân tới hàng giáo phẩm, và tỏ ra vừa cương quyết vừa ương ngạnh.
Giáo Hội Công Giáo, do đó, trong nhiều thập niên qua, đã hiện hữu trong một tình huống thiếu hợp nhất khách quan và trầm trọng về các vấn đề tín lý de fide. Nói cách khác, theo Brugger, Giáo Hội Công Giáo đã và đang sống trong trạng thái ly giáo trên thực tế (de facto).
Mơ hồ lẫn lộn, thiếu hợp nhất, và Amoris Laetitia
Theo Brugger, có sự mơ hồ lẫn lộn trong Giáo Hội Công Giáo về Tông Huấn Amoris Laetitia vì một số vị giám mục nói và đưa ra chính sách trong giáo phận của các ngài rằng các người ly dị tái hôn, trong một số trường hợp, có thể được lãnh nhận Phép Thánh Thể mà không cần phải cương quyết sống tiết dục hoàn toàn với người bạn tình của mình. Một số vị giám mục khác, vì muốn giữ sự liên tục với truyền thống Công Giáo, nên đã chủ trương rằng điều này không hợp pháp và không thể hợp pháp được.
Các vấn đề về tín lý de fide do các lối giải thích trái ngược nhau này tạo ra là tính sai lầm từ bản chất của việc ngoại tình và tính bất khả tiêu tuyệt đối của hôn nhân Kitô Giáo; cả hai tính này đều đã được quả quyết một cách vô ngộ bởi Thánh Kinh và Thánh Truyền. Nếu các tín lý này đúng, thì người nào đã ly dị mà lại tích cực về phương diện tính dục với một người khác không phải là người phối ngẫu hợp pháp của mình trong khi người này còn sống, là phạm tội ngoại tình.
Dù Đức Hồng Y Kasper, và các vị giám mục khác bênh vực việc cho phép những người ly dị tái hôn được rước lễ, có khẳng định tính sai lầm của ngoại tình và tính bất khả tiêu của hôn nhân, nhưng xem ra việc khẳng định của các vị này bất tương hợp với việc cho phép rước lễ mà họ vốn bênh vực. Vì không ai trong tình trạng làm bậy nghiêm trọng một cách khách quan tỏ tường nhưng không chịu ăn năn lại có thể được tự do lãnh nhận Thánh Thể, từ tay một linh mục hay một giám mục hay bất cứ ai khác, vì “tình trạng và hoàn cảnh sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với sự kết hợp yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội vốn được Phép Thánh Thể biểu tượng và thể hiện” (Familiaris Consortio). Do đó, họ không được làm bất cứ điều gì sai lầm một cách khách quan.
Nhiều vị giám mục nhìn nhận sự mâu thuẫn trên và do đó chống lại việc cho phép rước lễ. Nhưng các vị khác tin rằng không có tranh chấp nào cả, nên đã cho rước lễ.
Như thế, hàng giáo phẩm hiện đang ở trong tình trạng thiếu hợp nhất một cách nghiêm trọng về các vấn đề thuộc kho tàng đức tin. Nói cách khác, Giáo Hội Công Giáo đang sống trong cảnh ly giáo trên thực tế. Sự tranh cãi chung quanh Amoris Laetitia không phải là nguyên nhân của sự thiếu hợp nhất này vì sự thiếu hợp nhất này vốn đã có từ nhiều thập niên qua. Nhưng cuộc tranh cãi này duy trì sự chia rẽ và làm cho sự chia rẽ ra sâu xa hơn một cách đáng kể. Nó làm sâu xa hơn vì Đức Giáo Hoàng đã bênh vực một lập trường ngược với giáo huấn muôn đời của Giáo Hội.
Các nghĩa vụ của Tòa Thánh
Vậy Đức Thánh Cha phải làm gì? Theo Brugger, ngài nên chỉ thị cho Đức Hồng Y Müller của thánh bộ Giáo Lý Đức Tin trả lởi năm câu hỏi do các vị Hồng Y Brandmüller, Burke, Caffara, và Meisner đệ trình. Việc này sẽ giúp làm sáng tỏ một số mơ hồ lẫn lộn có hại do chương tám của Amoris Laetitia nêu ra. Sau đó, ngài nên giảng dậy một cách rõ ràng và có thẩm quyền điều gì là đúng trong các vấn đề có liên quan tới luân lý tính dục vốn khiến người ta hoài nghi và mơ hồ kể từ lúc bắt đầu triều giáo hoàng của ngài. Ngài nên dạy rằng mỗi và mọi cuộc hôn nhân Kitô đã hoàn hợp thì tuyệt đối bất khả tiêu; mọi hình thức tự ý làm tình ngoài hôn nhân đều luôn luôn sai lầm, nhất là ngoại tình, và cả các hành vi đồng tính luyến ái, ngừa thai, thủ dâm, gian dâm; giao hợp tính dục với một người không phải là người phối ngẫu hợp pháp của mình luôn luôn là ngoại tình; ai còn bị ràng buộc bởi sợi dây hôn phối và sống với một người khác theo kiểu vợ chồng, đều rơi vào tình trạng ngoại tình; và người như thế phải tự chế đừng Rước Lễ trừ khi và cho tới khi xưng thú ăn năn các hành vi lỗi lầm của mình và quyết tâm sống thanh khiết.
Sau cùng, biết rằng hàng giám mục đang chia rẽ về các tín lý de fide thuộc luân lý, ngài nên hướng dẫn các giám mục anh em của ngài thành thực đối diện với cuộc khủng hoảng lần này trong Giáo Hội và quyết tâm nhất định vượt qua nó. Ngài nên triệu tập một Thượng Hội Đồng mật chỉ bao gồm các giám mục thế giới mà thôi ở Assisi hay Castel Gandolfo hay tại một địa điểm khác, không bị ai chú ý, không truyền thông, không chuyên viên, không quan sát viên đại kết, … với chủ đề là sự hợp nhất hàng giám mục trong các vấn đề luân lý. Không nên giới hạn thời gian cho Thượng Hội Đồng này, cứ để nó kéo dài bao lâu cần thiết. Ngài nên ngỏ lời với các anh em của ngài trong tình bác ái, không la mắng hay bóng gió, về việc sẽ tai hại biết chừng nào cho phần rỗi các linh hồn khi các vị kế nhiệm các tông đồ không hợp nhất về các vấn đề de fide.
Brugger tha thiết mong rằng vừa như một người cha đối với con cái vừa như một người anh đối với anh em, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nên khuyên nhủ mọi người bỏ qua một bên các cử chỉ nhỏ mọn và không có tinh thần Kitô Giáo, mọi tật xấu và ngu muội tự ái, và mọi biểu hiện của tinh thần bè phái, ăn năn vì các chia rẽ mà các ngài đáng lẽ nên nói tới từ lâu, và cam kết dấn thân cho mục tiêu chung là hợp nhất hàng giám mục. Ngài nên để, chứ không chỉ nói sẽ để, cho các anh em giám mục của ngài tự do đề cập tới các vấn đề bất đồng mà không sợ bị trả đũa. Ngài nên dùng tính ấm áp Á Căn Đình ngoại hạng của ngài để thuyết phục anh em giám mục của ngài thực sự mong muốn hợp nhất trong hàng giám mục; thúc giục các ngài tự do và thành thực nói với nhau; và làm dễ dàng sự đồng thuận về bất cứ thỏa thuận nào cần đạt tới. Sự hợp nhất mà ngài đang cố gắng hướng tới, sự hợp nhất mà ngài nhấn mạnh không nên mở rộng quá các vấn đề thuộc kho tàng đức tin, bằng cách nhấn mạnh rằng Giáo Hội cho phép sự đa dạng ở mọi điều khác, và ngài là người đầu tiên phải làm gương điều này cho mọi anh em của ngài.
Sau cùng, Brugger tha thiết xin ngài sẵn lòng làm bất cứ điều gì cần thiết, kể cả hy sinh tính mạng, để làm dễ dàng nơi các giám mục Công Giáo lời khẩn cầu lúc gần chết mà Chúa Giêsu đã ngỏ cùng Cha của Người: “Xin cho chúng nên một”.
Các nghĩa vụ của tín hữu giáo dân
Người giáo dân Công Giáo thì phải làm gì? Brugger nghĩ rằng họ nên đào luyện lương tâm của họ cho phù hợp với các chân lý luân lý định tín được Giáo Hội Công Giáo giảng dạy, nhất là các qui luật đạo đức tính dục và các giáo huấn về hôn nhân. Họ nên thấy rằng mọi qui luật tiêu cực (“ngươi đừng”) được Giáo Hội bênh vực nhất thiết hàm nghĩa một điều sự thiện tích cực được qui luật này bảo vệ và cổ vũ (thí dụ: ta không nên sát hại trẻ thơ vì sự sống là một sự thiện vĩ đại). Họ cần thấy hơn bao giờ hết rằng các giáo huấn về tính bất khả tiêu tuyệt đối của hôn nhân và việc ngăn cấm ngoại tình không phải là các qui luật của câu lạc bộ, mà là các chân lý luân lý hàm ý trong sự thiện vĩ đại của hôn nhân Kitô Giáo. Chúa Giêsu muốn hôn nhân là một sacramentum (dấu chỉ hay biểu tượng do Thiên Chúa thiết lập) của tình yêu tuyệt đối bất khả tiêu giữa Người và Giáo Hội; như thế, hôn nhân Kitô giáo một khi đã hoàn hợp thì tuyệt đối bất khả tiêu; ly dị không những sai, mà còn bất khả nữa: như Chúa Giêsu không thể nào ly dị khỏi Giáo Hội của Người thế nào, thì một người đàn ông cũng không thể ly dị khỏi người vợ đã thành sự của mình như vậy. Thành thử, nếu người này làm tình với bất cứ ai khác, vì bất cứ lý do gì, được xã hội chấp nhận ra sao, khi người vợ đã thành sự của họ còn sống, thì họ là người ngoại tình. Giống mọi tội khác, ngoại tình có thể tha thứ được; nhưng để được tha thứ, đòi phải ăn năn cách trọn (contrition) và cương quyết tránh xa tội lỗi. Đó là các chân lý luân lý Kitô Giáo; và chúng là các tín lý de fide của Giáo Hội Công Giáo.
Hơn nữa, theo Brugger, người Công Giáo không nên để cho nỗi lo lắng trước tình thế hiện nay làm lung lay đức tin của họ vào lời Chúa Giêsu hứa sẽ gìn giữ Giáo Hội khỏi các sai lầm đáng kết án và cung cấp cho ta con thuyền đáng tin cậy cho phần rỗi các linh hồn. Họ không nên rơi vào cơn cám dỗ của Wycliffe, Luther, hay Zwingli dùng các thất vọng của họ đối với các chức sắc của Giáo Hội, dù có lý, để chống lại chính Giáo Hội của Chúa Kitô. Họ nên hiểu ra rằng Giáo Hội từng chịu đau khổ từ bên ngoài và từ bên trong rất nhiều lần trong các thế kỷ, và so với các giai đoạn khác trong lịch sử, như thế kỷ thứ tư với lạc giáo Ariô, thế kỷ 14 với cuộc Đại Ly Giáo, Chế Độ Khủng Bố Pháp, Kulturkampf Đức, thì các nan đề của Giáo Hội hiện nay khá nhẹ.
Thêm vào đó, mọi người Công Giáo đã chịu phép rửa nên nhất quyết sống như một vị thánh. Chỉ một số rất ít các vị thánh được khắc hình trên các cửa sổ kính mầu. Số đông còn lại không bao giờ được chú ý hay nổi tiếng đủ để được bộ phong thánh của Rôma lưu tâm. Nhưng các ngài đã làm hết sức để biện phân và tuân theo ý Chúa Giêsu mỗi ngày, bằng cách quay lưng khỏi việc tự yêu mình cách sai lầm, khỏi tham vọng bác bỏ, thanh thản chấp nhận bị nhục mạ, ăn năn mọi tội lỗi biết được, nói không với mọi khuynh hướng nghĩ đến hoặc hành động dựa vào các thèm muốn tính dục ngoài hôn nhân, quay lưng khỏi những giận dữ vô chừng, và bác bỏ, bác bỏ, bác bỏ thứ ngôn ngữ xã hội phi Thiên Chúa về tính dục, phái tính, và hôn nhân do não trạng thế tục hiện đại cổ vũ.
Mọi người Công Giáo cần được xác tín rằng việc canh tân xã hội và Giáo Hội bắt đầu với chính họ. Trong lịch sử, canh tân hầu như chưa bao giờ diễn ra từ trên xuống dưới, từ ngôi vị giáo hoàng và Rôma, mà đúng hơn, từ dưới lên trên. Nó diễn ra khi các Kitô hữu nhất quyết sống thực đức tin vào Chúa Kitô và cố gắng học biết sức mạnh sự phục sinh của Người, kiên nhẫn chia sẻ các đau khổ của Người để có thể đạt tới sự phục sinh mà Người đã hứa hẹn.
Sau cùng, họ nên cầu nguyện cho sự hợp nhất của hàng giám mục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét