Trang

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Tại sao linh mục kết hôn lại không thực sự khắc phục sự thiếu hụt?

Tại sao linh mục kết hôn lại không thực sự khắc phục sự thiếu hụt?
Các chủng sinh
Năm 1970, mỗi linh mục phục vụ cho 800 người Công giáo ở Hoa Kỳ. Ngày nay, số đó đã tăng hơn gấp đôi, với một linh mục cho mỗi 1.800 người Công giáo. Trên phương diện toàn cầu, tình hình còn tồi tệ hơn. Số người Công giáo cho mỗi linh mục tăng từ 1.895 năm 1980 lên 3.126 người vào năm 2012, theo một báo cáo của CARA tại Đại học Georgetown. Giáo hội Công giáo ở nhiều nơi trên thế giới đang trải qua những gì được gọi là "thiếu linh mục" hoặc "cuộc khủng hoảng linh mục".

Tháng trước, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã trả lời câu hỏi về sự thiếu hụt linh mục trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 8 tháng 3 được đăng trong tuần báo Die Zeit của Đức. Phần tiêu đề, tất nhiên, là về các linh mục đã kết hôn. "Đức Giáo hoàng Phanxicô mở ngỏ việc cho phép các linh mục đã kết hôn trong Giáo hội Công giáo" là một tiêu đề trên báo UAS Today (Hoa Kỳ ngày nay). "Đức giáo hoàng báo hiệu rằng ngài sẵn sàng đón nhận những người Công giáo kết hôn trở thành linh mục. Nhưng mọi thứ dường như không là như vậy. Đọc bản tin kỹ hơn một chút, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã không nói rằng Cha A tại giáo xứ B có thể bỏ tình trạng độc thân và đi tìm một người vợ. Điều Đức Thánh Cha nói là ngài sẵn lòng khám phá khả năng những người đàn ông được chuẩn thuận ('viri probati'), những người đã kết hôn, được truyền chức linh mục. Hiện nay, những người như vậy thường trên 35 tuổi, đủ điều kiện được phong chức Phó tế vĩnh viễn, nhưng không phải là hàng linh mục. Tuy nhiên, hôn nhân không phải là giải pháp đầu tiên cho sự thiếu hụt linh mục mà Đức Thánh cha Phanxicô đề xuất. Trên thực tế, đó là giải pháp cuối cùng.

Nhấn mạnh đặc biệt về việc linh mục lập gia đình, Đức giáo hoàng nói: "Việc chọn đời sống độc thân được thảo luận, trên hết đó là việc cần thiết của các linh mục. Nhưng việc chọn độc thân không phải là giải pháp". Trong khi Đức Giáo hoàng Phanxicô cho thấy sự cởi mở hơn về khả năng những linh mục đã kết hôn trong những hoàn cảnh đặc biệt, sự ngần ngại của ngài về việc mở rộng vần đề đang lan rộng về việc linh mục đã lập gia đình phù hợp với những vị tiền nhiệm gần đây là Thánh Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng như truyền thống lâu đời của Giáo hội Công giáo La Mã.

Thế thì tại sao Giáo Hội ở phương Tây, ngay cả khi phải đối mặt với sự thiếu hụt linh mục đáng kể, lại thiếu kiên nhẫn nhằm thoát khỏi truyền thống linh mục độc thân, nếu điều đó có khả năng cản trở các ứng viên cho hàng linh mục?

Tại sao độc thân là tiêu chuẩn của Giáo hội phương Tây?

Cha Gary Selin là linh mục Công giáo La Mã và giáo sư tại Chủng viện Thánh John Vianney ở Denver. Tác phẩm của ngài "Sự Độc Thân Linh mục: Cơ sở Thần học" được cơ quan báo chí CUA xuất bản năm ngoái. Trong khi cuộc tranh luận về độc thân thường bị giảm đi theo lối sống thực tế - sự khó khăn trong việc trả lương thêm cho các linh mục đã kết hôn, câu hỏi về sự sẵn sàng trọn vẹn của họ - điều này bỏ qua nền tảng thần học phong phú của truyền thống độc thân. Một trong những lý do chính cho truyền thống 2.000 năm này là Kitô học, bởi vì nó dựa trên vị linh mục độc thân đầu tiên - Chúa Jêsus. "Chính Chúa Giêsu Kitô đã không bao giờ lập gia đình, và có điều gì đó về việc chúng ta bắt chước trọn vẹn cuộc sống của Chúa Giêsu rất hấp dẫn. Thật thú vị, Chúa Jêsus không bao giờ được đề cập như là lý do cho độc thân. Lần sau nếu bạn đọc các tài liệu về việc độc thân, hãy thử xem liệu chúng có nhắc đến Chúa của chúng ta hay không; Đôi khi Người bị bỏ ra khỏi toàn bối cảnh".

Đời sống độc thân của Chúa Kitô, mặc dù phù hợp với sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Người, nhưng không phù hợp với hôn nhân, bởi vì "ngài đã rời nhà cửa và gia đình của mình ở Nazareth để sống như một nhà truyền giáo lưu động, có ý thức từ bỏ một nơi ở vĩnh viễn: "Con Người không có chỗ gối đầu" (Mt. 8:20). Nhiều lần trong Tân Ước, Chúa Kitô ca ngợi tình trạng độc thân. Trong Matthêu 19: 11-12, Ngài trả lời câu hỏi của các môn đệ về hôn nhân, và nói rằng những người vì nước Trời mà từ bỏ hôn ước và quan hệ tình dục thì nên làm như vậy.

Cha Selin giải thích "Trong ba cách thức mà người ta không có khả năng hoạt động tình dục, thì cách thứ ba là tự nguyện: Những hoạn quan đã làm cho họ trở thành thái giám. Những người này làm như vậy vì nước thiên đàng, đó là, vì vương quốc mà Chúa Giêsu đã tuyên bố và khởi sự". Tuy nhiên, phải mất một thời gian cho "văn hoá độc thân" bắt kịp trong Giáo Hội sơ khai.

Chúa Kitô đến trần gian giữa dân tộc dân Do Thái với nền văn hoá đã được dạy dỗ từ nguyên tổ Adam và Eva "đã đơm bông và nhân rộng" (Sáng Thế 1:28, 9: 7) và được hứa rằng con cháu của họ sẽ "Như những vì sao trên trời và như cát trên bờ biển"(Sáng Thế 22:17). Là người chưa lập gia đình hoặc vô sinh thì bị loại trừ cho cả hai lý do thực tế và tôn giáo, và được xem như là một lời nguyền, hoặc ít nhất là thiếu sự ủng hộ của Thiên Chúa.

Các tông đồ cũng là những người Do thái, những người sẽ là một phần của nền văn hoá này. Được biết trong số đó, ít nhất Thánh Phêrô đã có vợ trong một thời gian, vì Kinh thánh đề cập đến mẹ vợ (Mt 8: 14-15). Thánh Gioan được các giáo phụ nghĩ là một trong số 12 tông đồ độc thân, đó là lý do tại sao Chúa Kitô có một tình yêu đặc biệt đối với vị tông đồ này. Một số tông đồ khác có thể đã kết hôn, phù hợp với phong tục Do Thái, nhưng cho rằng các vị đã thực hành sự kiên trì vĩnh cửu (lựa chọn kiêng cữ quan hệ tình dục) khi họ trở thành các tông đồ trong suốt cuộc đời còn lại của họ. Thánh Phaolô Tông Đồ khai mở rộng tình trạng độc thân, mà ngài cũng tuân thủ, trong I Côrintô 7: 7-8.

Vì hôn nhân là một phần không thể tách rời của nền văn hoá Do thái, thậm chí đối với các tông đồ, giáo sĩ của Giáo Hội sơ khai thường, nhưng không phải lúc nào cũng kết hôn. Tuy nhiên, những bằng chứng cho thấy các linh mục này được yêu cầu thực hành sự khôn ngoan hoàn hảo khi họ đã được phong chức. Các linh mục sau khi thụ phong mà có vợ mang thai thậm chí có thể bị trừng phạt bằng cách đình chỉ. Ngay từ đầu trong Giáo Hội, các giám mục được lựa chọn từ các linh mục độc thân, một truyền thống bắt buộc phải là linh mục độc thân. Ngay cả ngày nay, các Giáo hội Công giáo Nghi lễ Đông Phương, hầu hết cho phép các linh mục kết hôn, đã chọn các giám mục từ các linh mục độc thân. Khi "văn hoá độc thân" trở nên vững chãi, ngày càng trở thành tiêu chuẩn trong Giáo hội, cho đến khi những người đàn ông đã lập gia đình nộp đơn xin tấn phong thỉnh cầu lên Đức Giáo Hoàng để xin phép đặc biệt.

Hồi thế kỷ 11, Thánh Giáo hoàng Gregory VII ban hành một nghị định yêu cầu tất cả các linh mục phải độc thân và yêu cầu các giám mục thực hiện việc này. Độc thân đã trở thành một chuẩn mực kể từ thời Nghi Lễ Latinh, với những trường hợp ngoại lệ đặc biệt dành cho một số người theo đạo Anh giáo và Tin Lành chuyển đổi sang đạo Công giáo.

Dấu hiệu của vương quốc

Cha Selin giải thích rằng, một lý do khác mà chức linh mục độc thân có giá trị trong Giáo Hội là vì nó làm chứng nhân cho một điều gì đó lớn hơn thế giới này. Đức Bênêđictô XVI đã từng nói với các linh mục rằng độc thân kích động thế giới vì đó là dấu hiệu của vương quốc sẽ đến. "Thật đúng là đối với thế giới vô tri vô giác, thế giới mà trong đó Thiên Chúa không bước vào, thì độc thân là một vụ bê bối lớn, bởi vì nó cho thấy chính xác rằng Thiên Chúa được coi là và kinh nghiệm như hiện thực. Với chiều kích cánh chung của độc thân, thế giới tương lai của Thiên Chúa sẽ bước vào hiện thực của thời đại chúng ta. Và nếu điều này biến mất?", Đức Bênêđictô XVI nói hồi năm 2010.

Chính Chúa Kitô đã nói rằng không ai có thể kết hôn hoặc được kết hôn trên thiên đàng, và vì vậy độc thân là dấu hiệu của thị kiến ​​chân thật (xem Mt 22: 30-32). Cha Selin nói rằng "Cuộc sống hôn nhân sẽ qua đi khi chúng ta đối mặt với Thiên Chúa và tất cả chúng ta trở thành một phần của Giáo Hội hiền thê. Người độc thân là một biểu tượng trực tiếp của điều này".

Một giá trị khác của độc thân là nó cho phép các linh mục gần gũi hơn với Chúa Kitô trong việc bắt chước Người đầy đủ hơn. "Linh mục được truyền chức là Chúa Jêsus cho người khác, vì vậy linh mục có thể cống hiến hết thân xác và linh hồn cho chính Thiên Chúa, và từ sự hiệp nhất với Chúa Giêsu, linh mục có thể phục vụ Giáo hội. Chúng ta không thể đảo ngược điều này". Thông thường, tình trạng độc thân được trình bày vì lý do thực tế về tiền bạc và thời gian, nhưng không đủ lý do là để duy trì truyền thống. Điều đó không đủ và điều đó không làm tràn ngập trái tim của một người độc thân, bởi vì trước hết linh mục độc thân muốn có sự thân mật với Thiên Chúa. Độc thân trước hết là một sự gần gũi tuyệt vời, sâu sắc với Chúa Kitô"

Quan điểm của linh mục đã kết hôn: Đừng thay tình trạng Linh mục độc thân

Cha Douglas Grandon là một trong những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi đó - một linh mục Công giáo đã kết hôn. Ông là linh mục thuộc giáo phái Episcopalian đã kết hôn khi ông và gia đình quyết định vào Giáo hội Công giáo cách nay 14 năm và được sự cho phép của Đức Bênêđictô XVI để trở thành linh mục Công giáo. Dù vậy Cha Grandon thừa nhận sự thiếu hụt linh mục, việc mở ngỏ cho linh mục lập gia đình sẽ không giải quyết vấn đề gốc của sự thiếu hụt này. "Theo tôi, chìa khóa để giải quyết sự thiếu hụt linh mục là cam kết nhiều hơn đối với những gì mà George Weigel gọi là Công giáo truyền giáo. Dù bạn là người Tin lành hay Công giáo, ơn gọi đến từ một cam kết rất mạnh mẽ đối với những mệnh lệnh cơ bản của Chúa Giêsu để rao giảng Phúc Âm và làm môn đệ. Bất cứ nơi nào có sự cam kết mạnh mẽ của Tin Mừng, bất cứ nơi nào các linh mục cam kết làm phong phú thêm đức tin cho con người và làm cho họ thành những môn đồ nghiêm chỉnh, thì bạn có ơn gọi. Đó thực sự là chìa khoá".

Ông cũng nói rằng mặc dù ông "hết lòng biết ơn" Thánh Gioan Phaolô II cho phép ngoại lệ được nhận lãnh chức linh mục độc thân vào năm 1980 - cho phép các mục sư Tin Lành trở thành linh mục - ông cũng thấy giá trị của việc linh mục độc thân và không bênh vực để loại bỏ nó. "... Chúng tôi thực sự tin rằng ơn gọi độc thân là một điều tuyệt vời đáng trân trọng, và chúng tôi không muốn bất cứ điều gì phá hoại nơi đặc biệt này của chức linh mục độc thân. Chúa Giêsu độc thân, Phaolô độc thân, một số trong số 12 tông đồ độc thân, vì vậy đó là một món quà đặc biệt mà Thiên
Chúa ban cho Giáo hội Công giáo".

Cha Joshua J. Whitfield, một linh mục khác đã kết hôn, cư trú tại Dallas và là một nhà bình luận cho Thông tấn xã The Dallas Morning News gần đây đã viết về kinh nghiệm của mình là một linh mục đã lập gia đình, nhưng cũng nói rằng ông sẽ không muốn Giáo hội thay đổi chuẩn mực cuộc sống độc thân. "Những gì chúng ta cần là một Lễ Hiện Xuống mới. Đó là cách đầu tiên giải quyết sự 'thiếu hụt'. Mười hai tông đồ đợi Chúa Thánh Thần, và Người đã đến. "Nhìn thấy cuộc khủng hoảng này theo tinh thần là điều thực tế. Và đó là cách duy nhất chúng ta sẽ giải quyết đúng cách... Tôi đơn giản không tin rằng kinh tế (linh mục kết hôn) sẽ tăng trưởng trong hàng giáo sĩ hoặc Giáo hội".

Một cái nhìn về sự thiếu hụt linh mục ở Hoa Kỳ

Tổng giáo phận Los Angeles là giáo phận lớn nhất ở Hoa Kỳ, với số lượng người Công giáo 4.029.336, theo Niên giám Công giáo Kenedy và Sons. Với tổng cộng 1.051 linh mục triều và dòng, tổng giáo phận có tỉ lệ một linh mục cho mỗi 3.833 người Công giáo - gấp đôi tỷ lệ quốc gia. Mặc dù dân số Công giáo lớn, là "một phước lành vĩ đại và cũng là một thử thách lớn lao", Cha Samuel Ward, phó giám đốc của Tổng Giáo phận về ơn gọi, nói với CNA rằng ngài không hy vọng hoặc không lường trước được bất kỳ thay đổi lớn nào trong việc thực hiện tình trạng độc thân linh mục. Cha nói "Tôi tin tưởng vào giá trị độc thân tuyệt vời của chức linh mục Công giáo La Mã". Cha cũng thấy lý do tuyệt vời cho hy vọng. Những thành tựu gần đây về số lượng chủng sinh và thanh niên xem xét chức linh mục dường như đang tạo đà tích cực cho ơn gọi trong các thế hệ tương lai. Xu hướng này cũng mang tính quốc gia - CARA báo cáo rằng thêm khoảng 100 người được phong chức linh mục vào năm 2016 so với năm 2010. Trong khoảng từ năm 2005 đến năm 2010, chỉ khác biệt có 4 người.

Trong Tổng Giáo phận New York, giáo phận lớn thứ hai ở Hoa Kỳ, có dân số Công giáo là 2.642.740 và 1.198 linh mục triều và dòng, có nghĩa là một linh mục cho mỗi 2.205 người Công giáo. "Tôi nghĩ chúng ta có lẽ giống như hầu hết các giáo phận khác ở trong nước, vì trong 40-50 năm qua, số người được truyền chức không theo kịp số linh mục nghỉ hưu hay qua đời". Joseph Zwilling, giám đốc truyền thông của Tổng giáo phận cho biết. Đó là một phần lý do tại sao gần đây họ đã trải qua một quá trình tái tổ chức rộng rãi, bao gồm việc đóng cửa và tái hợp nhiều giáo xứ, trong
đó nhiều người đã thấy họ không có cha sở trong những năm gần đây. Zwilling cho biết: "Thay vì chờ đợi cho khủng hoảng xảy ra, chúng tôi muốn thận trọng và lên kế hoạch cho tương lai sẽ như thế nào trong Tổng Giáo Phận New York.

Đức ông Peter Finn là linh mục ở New York trong 52 năm, và là hiệu trưởng Chủng viện Thánh Giuse trong 6 năm đầu những năm 2000, ngài đã có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo linh mục. Mặc dù thừa nhận có một sự thiếu hụt, ngài không tin rằng việc loại bỏ tình trạng độc thân sẽ giải quyết được bất cứ điều gì. "Sau 52 năm làm linh mục, tôi thực sự không chắc việc đó (độc thân) sẽ tạo ra sự khác biệt lớn". Vì cuộc khủng hoảng không phải là điều duy nhất đối với ơn gọi linh mục, vấn đề rộng hơn là thiếu sự cam kết - không chỉ đối với đời sống linh mục mà cả về ơn gọi hôn nhân và những ơn gọi khác của đời sống tận hiến.

Cha Selin cũng phản ảnh những cảm xúc đó. "Nó sâu hơn, nó đi sâu vào khủng hoảng đức tin, một chủ nghĩa duy vật tràn lan, và đôi khi cũng gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Vì vậy, nếu hôn nhân không giải quyết được vấn đề, điều gì sẽ giải quyết?

Trường học, chủng viện, và một nền văn hoá ơn gọi

Mặt khác, Tổng Giáo phận St. Louis đã không bị thiếu hụt nghiêm trọng như vậy. Khi so sánh với các giáo phận lớn khác (Những giáo phận có 300.000 người Công Giáo trở lên), Tổng Giáo phận St. Louis có nhiều linh mục nhất tính trên đầu người: chỉ có 959 người Công giáo cho mỗi linh mục hồi năm 2014.

John Schwob, giám đốc kế hoạch mục vụ cho tổng giáo phận, nói rằng điều này có thể được quy cho một số điều - Những trường học Công giáo lớn và năng động, chủng viện địa phương, và các tổng giám mục làm cho ơn gọi trở thành mục tiêu hàng đầu. "... trở lại lúc khai sinh giáo phận của chúng ta vào năm 1826, các vị giám mục đầu tiên đã thực hiện nhiều chuyến đi đến châu Âu để mang về các linh mục dòng và triều và các tu sĩ là những người đã xây dựng các giáo xứ và trường học Công giáo cách mạnh mẽ. Điều đó đã tạo ra khí thế tiếp tục gần 200 năm."

Ba điều này cũng đúng với Giáo phận Lincoln, nơi có dân số nhỏ hơn và tỷ lệ: một linh mục cho 577 người Công giáo, ít hơn một phần ba tỷ lệ quốc gia. Giống như ở St. Louis, giám đốc ơn gọi của Lincoln Cha Robert Matya ghi nhận nhiều ơn gọi của giáo phận là từ các trường Công giáo có các linh mục và nữ tu.

"Phần lớn ơn gọi của chúng tôi đến từ những đứa trẻ trong hệ thống trường học Công giáo của chúng tôi", Cha Matya nói. "Điều duy nhất về Lincoln là các lớp học về tôn giáo trong tất cả các trường trung học Công giáo được các linh mục hay nữ tu dạy, và đó thường không phải là trường hợp... các học sinh chỉ tiếp xúc nhiều với các linh mục và nữ tu hơn là một đứa trẻ học trung học ở một nơi khác không có linh mục dạy cho họ hoặc không có sự tương tác với một linh mục hay một nữ tu". Giáo phận cũng có hai Dòng nữ - Dòng Mến Thánh Linh (Holy Spirit Adoration - hay còn gọi là các Nữ tu Áo Hồng) và Dòng Kín - những người cầu nguyện đặc biệt cho các linh mục và ơn gọi.

Đức Ông Timothy Thorburn, Chưởng Ấn Tòa giám mục Giáo phận Lincoln, nói rằng khi các nữ tu Carmelite chuyển đến giáo phận vào cuối những năm 90, hai chủng viện địa phương mọc lên "gần như qua đêm" - một chủng viện nhỏ của giáo phận và một chủng viện cho Huynh đệ đoàn Chư hầu của Thánh Phêrô. "Bất cứ khi nào các linh mục được đào tạo, ma quỷ sẽ làm việc, và tu sĩ Dòng Kín là những gì chúng ta coi như các quân nhân thủy quân lục chiến trong cuộc chiến đấu chống lại quyền năng của bóng tối, các nữ tu là những người trên tuyến đầu. Vì vậy, ngay giữa lúc thành lập hai chủng viện này, các nữ tu Carmelite... hỏi họ có thể được xem xét để xây dựng một tu viện trong giáo phận chúng tôi".

Một cam kết về giáo huấn Công giáo tông truyền và chính thống cũng rất quan trọng đối với ơn gọi, Đức ông Thorburn lưu ý. "Tôi lớn lên trong những năm 60, 70 và 80, và nhiều người trong Giáo hội nghĩ rằng nếu chúng ta trở nên hiền hơn, những người trẻ tuổi sẽ bị thu hút bởi đời sống giáo sĩ và tu sĩ... và điều ngược lại xảy ra. Những người trẻ tuổi đã bị đẩy lùi bởi điều đó. Chúng muốn làm một cam kết, họ muốn được dạy dỗ chính xác Công giáo, đức tin Công giáo đích thực, họ không muốn nửa vời, một phiên bản đức tin được tưới gội; nó không hấp dẫn đối với họ chút nào cả. Và tôi nói sự thật cũng như vậy ngày nay. Chức linh mục sẽ không trở nên hấp dẫn hơn nếu vì cách nào đó Giáo Hội nói rằng những người kết hôn có thể được thụ phong."

Các giải pháp của ĐGH Phanxicô: Cầu nguyện, bồi dưỡng ơn gọi và tỉ lệ sinh sản

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng không tin rằng việc linh mục kết hôn là giải pháp cho sự thiếu hụt linh mục. Trước khi ngài nhắc đến việc những người kết hôn cho chức linh mục với hãng tin Die Zeit, Đức Giáo hoàng đã nói về cầu nguyện. "Giải quyết đầu tiên - bởi vì tôi nói như một người tin Chúa - Chúa đã bảo chúng ta hãy cầu nguyện. Cầu nguyện, cầu nguyện đã bị mất tích", ngài nói với tờ báo.

Rose Sullivan, Giám đốc Hội nghị Quốc gia của các Giám đốc Ơn gọi Giáo phận, và là mẹ của một chủng sinh sắp sửa được thụ phong linh mục, đồng ý với Đức Giáo hoàng. "Chúng ta sẽ không đề cập đến nó như là 'thiếu hụt linh mục' hay 'khủng hoảng ơn gọi'. Chúng ta sẽ đề cập đến nó là cuộc khủng hoảng cầu nguyện. Thiên Chúa đã không ngừng gọi mọi người đáp lại tiếng gọi của họ, chúng ta đã ngừng lắng nghe; Tiếng ồn của nền văn hoá đã xoán chỗ. Kinh Thánh nói: 'Lạy Chúa xin hãy nói vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe.' Vậy câu hỏi sẽ là, chúng ta đang lắng nghe không? Và tôi nói chúng ta có thể làm được nhiều việc tốt hơn khi biết lắng nghe."

Một giải pháp khác do ĐGH Phanxicô đề xuất: tăng tỉ lệ sinh, vốn đã giảm mạnh ở nhiều nơi của Giáo hội, đặc biệt ở Phương Tây. Ở một số nước Châu Âu, vốn là cái nôi của Công giáo thế giới, tỉ lệ sinh đã giảm xuống mức thấp đến mức các chính phủ đang lên kế hoạch độc đáo để khuyến khích sinh em bé. "Nếu không có thanh niên, không thể có linh mục", Đức Giáo hoàng nói. Ơn gọi hôn nhân và linh mục do đó liên quan đến nhau. "Chúng hỗ tương nhau, và phụ thuộc vào nhau. Nếu chúng ta không lập gia đình, chúng ta không có gì để đào tạo linh mục, và các gia đình cần các linh mục để rao giảng và ban các bí tích."

Giải pháp thứ ba do Đức Giáo hoàng Phanxicô đề xuất đã kích hoạt những bạn trẻ và nói trực tiếp với họ về ơn gọi. Nhiều linh mục có thể lần theo bước đường ơn gọi của họ khởi đầu với lời mời cá nhân, thường được thực hiện bởi một linh mục, cũng như chứng nhân của các linh mục thánh thiện và tốt lành đã là một phần quan trọng trong cuộc đời của họ.

Một cựu giám đốc ơn gọi đã tiến hành một cuộc thăm dò không chính thức, và ông ta hỏi, "Các bạn nghĩ gì về chức linh mục?" Và hầu hết họ nói "vì cha sở đã tiếp cận tôi. Đó là điều tương tự đối với tôi. Khi linh mục sống chức tư tế của mình với niềm vui và lòng trung thành lớn lao, ông là người quảng bá hiệu quả nhất cho ơn gọi, bởi vì một người trẻ có thể nhìn thấy mình trong vị linh mục đó". Đức ông Thorburn nói thêm: "Không có việc thiếu hụt ơn gọi. Thiên Chúa gọi đủ số người trong Giáo hội phương Tây, theo truyền thống của chúng ta, Ngài ban cho một món quà độc thân bằng ơn gọi. Chúng ta chỉ phải tạo ra chỗ cho những hạt giống đó rơi trên đất màu mỡ."

 

Trung Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét