Trang

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Những manh mối cho biết chính xác ngày và giờ Chúa Giêsu chịu chết

Những manh mối cho biết chính xác ngày và giờ Chúa Giêsu chịu chết
Chúa Giêsu đứng trước Philatô
(TT) - Trên trang web http://www.ncregister.com có bài phân tích của Jimmy Akin khá thú vị cho biết chính xác ngày giờ Chúa Giêsu chịu chết. Điều tối quan trọng là mỗi Kitô hữu cần tin vào Thánh Truyền, Thánh Kinh và Huấn Quyền của Giáo Hội. Những phân tích chỉ cho chúng ta thấy sự thật lịch sử về cái chết và sống lại của Chúa Kitô, hầu tăng thêm và củng cố đức tin của chúng ta. "Phúc cho ai đã không thấy mà tin!"

Chúng ta vừa cử hành Lễ Phục Sinh và Thứ Sáu Tuần Thánh, lễ tưởng niệm hằng năm về cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta đều biết rằng điều này đã xảy ra ở Giêrusalem trong thế kỷ thứ nhất. Đây là 7 manh mối cho chúng ta biết chính xác khi Chúa Giêsu qua đời (năm, tháng, ngày và giờ được hé lộ). Chúng ta có thể cụ thể về cái chết của Chúa Giêsu? Chúng ta có thể xác định ngày chính xác không? Chúng ta có thể. Và đây là những manh mối đáng chú ý:

Manh mối 1: Thầy Cả Thượng phẩm Caipha

Các Phúc Âm chỉ ra rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá do sự báo thù của thầy cả thượng phẩm hồi thế kỷ thứ nhất là Caiaphas (Mt 26,3-4; Ga 11,49-53). Chúng ta biết từ những nguồn tài liệu khác là ông đã làm Thầy Cả Thượng phẩm từ năm 18 đến năm 36, thế nên cái chết của Chúa Giêsu xảy ra trong khung thời gian đó. Nhưng chúng ta có thể cụ thể hơn. Nhiều hơn nữa.

Manh mối 2: Tổng trấn Phongxiô Philatô

Cả bốn Phúc Âm đều đồng ý rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh theo mệnh lệnh của Phongxiô Philatô (Mt 27,24-26; Mc 15,15; Lc 23,24; Ga 19,15-16). Từ những nguồn tài liệu khác cho chúng ta biết Philatô làm Tổng trấn Judea từ năm 26 đến năm 36 sau Công Nguyên, vì vậy chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách được vài năm. Nhưng làm thế nào chúng ta đưa đến kết luận cụ thể vào một ngày và năm nào?

Manh mối 3: "Năm thứ mười lăm của Hoàng đế Tiberius Caesar"

Phúc Âm Luca cho chúng ta biết sứ vụ của Gioan Tẩy Giả bắt đầu: Vào năm thứ 15 của triều đại Tiberius Caesar... Lời của Đức Chúa đã đến cùng Gioan, con của Giacaria ở đồng vắng (Lc 3,1-2). Sự kiện này đưa ra một năm cụ thể: 29. Vì tất cả bốn sách Tin Mừng mô tả sứ vụ của Chúa Kitô bắt đầu sau khi sứ vụ của Gioan được khởi sự (Mt 3; Mc 1; Lc 3; Ga 1), nghĩa là chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách thêm ít năm nữa. Cái chết của Chúa Kitô phải nằm trong khoảng 7 năm: từ năm 29 đến năm 36.

Manh mối 4: Bị đóng đinh vào Thứ Sáu

Cả bốn Phúc Âm đều đồng ý rằng Chúa Giêsu đã bị đóng đinh vào ngày thứ Sáu (Mt 27,62; Mc 15,42; Lc 23,54; Ga 19,42), ngay trước ngày Sabát, là ngày trước ngày đầu tuần (Mt 28,1; Mc 16,2; Lc 24,1; Ga 20,1). Chúng ta biết rằng đó là Thứ Sáu vì nó được gọi là "ngày chuẩn bị" - nghĩa là ngày mà người Do Thái chuẩn bị cho ngày Sabát, vì họ không thể làm bất cứ công việc nào vào ngày đó. Vì vậy, họ phải nấu chín thực phẩm trước và thực hiện các chế phẩm cần thiết khác. Bách khoa toàn thư Do Thái (The Jewish Encyclopedia) minh định rằng: Thứ Sáu, là ngày đi trước ngày Shabbat, được gọi là "Ereb Shabbat" (Ngày vọng của ngày Sabát). Thuật ngữ "ereb" có hai ý nghĩa: "buổi tối" và "phụ gia" (x. xii 38); và "Ereb Shabbat" định nghĩa là ngày mà buổi tối ngày Sabát bắt đầu, hoặc ngày mà thức ăn được chuẩn bị cho cả ngày hôm nay và những ngày sau sau đó, tức là ngày Sabát. Ý tưởng về sự chuẩn bị được diễn tả trong tiếng Hy Lạp paraskeué, được Josephus nêu ra ("Ant." xvi.6, § 2) cho ngày hôm đó (so sánh với Mc 15,42; Lc 23,54; Mt 27,62; Ga 19,42). Theo Yer. Pesaḥim Bộ IV.1, ngày này được gọi là "Yoma da-'Arubta", Ngày Chuẩn bị (Jewish Encyclopedia, s.v., Lịch Do Thái). Điều này loại bỏ 6 ngày khác trong tuần, nhưng vẫn còn một số ngày thứ sáu giữa năm 29 và 36. Chúng ta có thể tìm ra thứ sáu nào đây?

Manh mối 5: Một ngày Thứ Sáu Lễ Vượt Qua

Các Phúc Âm cũng đồng ý rằng việc Đức Chúa Giêsu bị đóng đinh nối kết với Lễ Vượt Qua hằng năm (Mt 26,2; Mc 14,1; Lc 22,1; Ga 18,39). Ở đây chúng ta gặp phải một trở ngại tạm thời, bởi vì Matthêu, Maccô và Luca mô tả Bữa Tiệc Ly vào Thứ Năm Tuần Thánh như bữa ăn Lễ Vượt Qua (Mt 26,19; Mc 14,14; Lc 22,15). Điều đó có thể gợi ý rằng Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày sau Lễ Vượt Qua. Tuy nhiên, khi miêu tả sáng Thứ Sáu Tuần Thánh, Gioan cho biết rằng các quan chức Do Thái chưa ăn Lễ Vượt Qua: Rồi họ dẫn Chúa Giêsu ra khỏi nhà Caipha đến Cung Praetorium (nghĩa là, Dinh Tổng trấn Philatô). Lúc ấy trời còn sớm nên họ không vào Praetorium, để họ không bị ô uế, nhưng có thể ăn Lễ Vượt qua. Vì vậy, Philatô đến với họ (Ga 18,28-29a). Điều đó cho thấy Lễ Vượt Qua đã bắt đầu vào chiều ngày Thứ Sáu.

Có một số cách giải quyết vấn đề này. Ví dụ, một số người đã gợi ý rằng Chúa Giêsu và các tông đồ đã sử dụng một lịch khác với các nhà nước Do Thái và chúng ta biết rằng có những lịch khác nhau được sử dụng trong Do Thái giáo vào thế kỷ I. Cũng có thể là Chúa Giêsu và các tông đồ ăn Lễ Vượt Qua sớm hơn. Vì các vị đã biết Người là Đấng Messia và Con của Chúa Trời. Nếu Người nói "chúng ta ăn mừng Lễ Vượt Qua hôm nay", và đó là một ngày sớm hơn những người khác, họ chỉ theo ý định đó (lưu ý rằng Người đã làm những thay đổi khác cho buổi lễ, chẳng hạn trong đó có việc thiết lập Bí tích Thánh Thể). Và có những giải pháp khác nữa.

Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn nhận lời tuyên bố của Gioan về những kẻ bắt bớ Chúa Giêsu như một dấu hiệu cho thấy chính quyền Do Thái hay người Do Thái thực hành chủ đạo là: Họ mừng Lễ Vượt Qua bắt đầu vào ngày mà chúng ta gọi là chiều tối Thứ Sáu. Điều đó cho phép chúng ta thu hẹp phạm vi còn lại ít ngày. Đây là danh sách đầy đủ những ngày thứ Sáu (Dothái) giữa năm 29 và 36 mà buổi tối Lễ Vượt Qua bắt đầu:

Thứ hai, ngày 18 tháng 4 năm 29 
Thứ sáu, ngày 7 tháng 4 năm 30
Thứ ba, ngày 27 tháng 3 năm 31
Thứ hai, ngày 14 tháng 4 năm 32
Thứ sáu, ngày 3 tháng 4 năm 33
Thứ tư, Ngày 24 tháng 3 năm 34
Thứ ba, ngày 12 tháng 4 năm 35
Thứ bảy, ngày 31 tháng 3 năm 36

Như vậy, chúng ta chỉ còn 2 ngày rơi vào Thứ Sáu: Chúa Giêsu đã bị đóng đinh vào ngày 7 tháng 4 năm 30 hoặc ngày 3 tháng 4 năm 33. Đó là ngày nào? Theo truyền thống thì ngày đó xảy ra vào năm 33. Một số người lại ủng hộ ngày đó xảy ra vào năm 30. Kinh Thánh có cho chúng ta quyết định ngày nào trong 2 ngày đó chăng?

Manh mối 6: 3 Lễ Vượt Qua theo Gioan


Phúc âm của Gioan ghi lại 3 Lễ Vượt Qua khác nhau trong sứ vụ của Chúa Giêsu:

Lễ Vượt Qua 1: Được ghi lại trong Gioan 2,13, lúc bắt đầu sứ vụ của Chúa Giêsu.
Lễ Vượt Qua 2: Được ghi lại trong Gioan 6,4, ở giữa sứ vụ của Chúa Giêsu.
Lễ Vượt Qua 3: Được ghi lại trong Gioan 11,55 (và sau này thường được nhắc đến) vào cuối sứ vụ của Chúa Giêsu.

Điều này có nghĩa là sứ vụ của Chúa Giêsu đã phải trải qua hơn 2 năm. Một cuộc điều tra đầy đủ hơn tiết lộ rằng sứ vụ này kéo dài khoảng 3 năm rưỡi, nhưng ngay cả khi chúng ta giả định sứ vụ bắt đầu ngay Lễ Vượt Qua 1, thì việc có thêm 2 Lễ Vượt Qua nữa cho thấy rằng sứ vụ đã tối thiểu kéo dài hơn 2 năm. Điều đó có nghĩa là ngày Thứ Sáu vào năm 30 bị loại vì không có đủ thời gian giữa năm thứ 15 của Triều đại Hoàng đế Tiberius Caesar (29 A.D) và Lễ Vượt Qua năm sau thích hợp với khoảng thời gian sứ vụ ít nhất là hai năm. Do đó, ngày truyền thống về cái chết của Chúa Giêsu - Thứ Sáu, ngày 3 tháng 4 năm 33 - phải được coi là đúng.

Liệu chúng ta có thể chính xác hơn được không?

Manh mối 7: "Giờ thứ chín"


Matthêu, Maccô và Luca từng ghi rằng Chúa Giêsu chết khoảng "giờ thứ chín" (Mt 27,45-50; Mc 15,34-37; Lc 23,44-46). "Giờ thứ chín" là giờ ngày nay là 3 giờ chiều. Điều này cho phép chúng ta thu hẹp thời gian Chúa Giêsu chết vào một thời điểm rất cụ thể trong lịch sử: khoảng 3 giờ chiều Thứ Sáu, ngày 3 tháng 4 năm 33. Tất nhiên, có rất nhiều tranh luận chi tiết mà chúng ta không thể giải quyết ở đây. Nhưng đó là sự kiện đã xảy ra.

Trung Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét