Lòng mộ đạo bình dân, nét đặc biệt của Châu Mỹ La Tinh
Trích sách Thế giới theo Phanxicô, Bernadette Sauvaget
Hàng năm cứ đến ngày 7 tháng 8, trong thời gian còn làm Tổng giám mục địa phận Buenos Aires, Đức Bergoglio đều đến Đền thánh San Cayetano (thánh Gaétan), ở khu vực Liniers phía Tây Buenos Aires để cử hành lễ bổn mạng “Bánh mì và Việc làm”. Đây là một trong những nơi hành hương quan trọng nhất của Argentina. Vào ngày lễ thánh, có hàng triệu giáo dân ở khắp nước đổ dồn về và sắp hàng hàng giờ để sờ một chút vào bình cầu thủy tinh tròn bao bọc tượng thánh. Sờ để được ơn, ơn có được việc làm thích đáng để nuôi sống gia đình. Mỗi năm. Trong bài giảng của mình, Tổng giám mục địa phận kêu gọi đoàn kết xứ sở, một trong những chủ đề chính của ngài và phẫn nộ trước sự bất công của nạn thất nghiệp. Năm 2013, vì đã là giáo hoàng, ngài không thể ở gần giáo dân đi hành hương nên đã gởi thông điệp của mình qua vidéo.
Giống như toàn Châu Mỹ La Tinh, Argentina là mãnh đất của lòng mộ đạo bình dân. Lòng mộ đạo này bắt nguồn từ Thánh Expedito ở Ba Tây, thánh nhân nổi tiếng là người lính La Mã trong thời Dioclétien, ngài trở lại đạo Kitô giáo và là một trong những hình ảnh tiêu biểu của thời đó, ngài đến cứu giúp những ai đang sống trong cảnh tuyệt vọng. Năm 2006, trong bài diễn văn tưởng niệm linh mục Rafael Tello (1917-2002), Đức Bergoglio giải thích: “Châu Mỹ La Tinh được đánh dấu bởi hai thực tại lớn, đạo Kitô giáo và nạn nghèo đói, có rất nhiều người nghèo và có rất nhiều tín hữu Kitô. Trên đất nước chúng ta, điều đó làm cho niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô có những nét đặc biệt, các cuộc rước kiệu, các lễ tôn kính các thánh, một tấm lòng tôn kính Đức Mẹ đặc biệt và nhiều cách biểu lộ lòng mộ đạo bình dân khác, một chứng tá hùng hậu (…). Đây không những là lòng mộ đạo bình dân mà chúng ta phải có lòng bao dung, mà đây đích thực là con đường thiêng liêng bình dân được vững mạnh bởi chính con đường riêng của mình. Lòng mộ đạo bình dân là biểu hiệu ký ức của một dân tộc.”
Theo thần học của giáo dân, có một sự rao giảng Tin Mừng thích ứng theo từng văn hóa địa phương, chủ đề này là chủ đề rất quan trọng đối với Dòng Tên. Nét đặc biệt của Châu Mỹ La Tinh như Đức Bergoglio đã nhấn mạnh trong bài diễn văn là sức sống của lòng mộ đạo bình dân, phải tôn trọng lòng mộ đạo này và tôn giá trị của nó lên, phải ‘thương” với tấm lòng của một mục tử nhân hậu, ngài nói. Chính xác ngài nói, đó là một “đặc nét lịch sử văn hóa” của dân tộc. Nhưng nhất là, vì được cảm nghiệm, lòng mộ đạo bình dân này, chính nó đã mang tiềm năng Phúc Âm hóa rất lớn. Tiếp cận này cắt đứt hẳn với thái độ được ghi nhận ở Âu châu, nhất là ở Pháp và Đức, đối với họ, các nghi thức mộ đạo này bị nghi là dị đoan, sống bên lề nếu không muốn nói là sống ngoài tinh thần Kitô giáo.
Các thần học gia của trường phái thần học Buenos Aires đã tiếp tục suy tư trong chiều hướng này về hành động mục vụ tại địa phương. Năm 1975, linh mục Rafael Tello tổ chức một cuộc hành hương cho giới trẻ ở Đền thờ Đức Mẹ Lujân ở Buenos Aires, cách trung tâm thủ đô 60 cây số. Bốn mươi năm sau, cuộc hành hương này được rất nhiều người tham dự: một triệu rưỡi người đi hành hương, rất nhiều người sống trong các khu phố nghèo, họ đến từ đầu tháng mười, ngày lễ chính thức là ngày thứ bảy đầu tháng mười. Đức Mẹ Lujân cũng là quan thầy của nước Argentina. Tượng Đức Mẹ Lujân có mặt khắp nơi cả ở những công thự quốc gia như Nghị viện hay ở Bộ Kinh tế. Lòng sùng kính Đức Mẹ ở Châu Mỹ La Tinh mang dấu ấn rất mạnh của tầm mức dính với căn tính quốc gia này.
Vì thế Đức Tổng giám mục địa phận Buenos Aires, Bergoglio không bao giờ quên buổi lễ này, giảng lễ, cầu nguyện, kết nối đức tin và dấn thân với xã hội. “Chúng ta cầu xin Đức Mẹ ban cho chúng ta sức mạnh để làm việc cho công chính”, ngài giảng trong lần cuối cùng ngài đi hành hương ở đây, ngày 6 tháng 10 năm 2012. Rất kín đáo, vào dịp này ngài thường ở trong nhà thờ để giải tội. Ngày nay, ở Lujân, chiếc mũ trắng Đức Bergoglio đội ngày tấn phong giáo hoàng được để trong một bình cầu thủy tinh.
Ngoài tượng Đức Mẹ ở Đền thờ San Expedito, Buenos Aires còn có một bức tượng khác cũng rất được sùng mộ, đó là tượng “Đức Bà tháo gỡ nút thắt”. Chính Đức Bergoglio đã đem tượng này từ Đức về. Năm 1986, sau những ngày tháng sống khó khăn ở Đức trở về, ngài mang theo bức ảnh Đức Bà tháo gỡ nút thắt về Argentina. Đứng trước bức tranh có từ thế kỷ XVII của họa sĩ Johann Georg Melchior ở trong nhà thờ Sankt-Peter-am-Perlach, Augsbourg, ngài nghiệm ra lòng mộ đạo này đã đánh động đến mình rất nhiều, đã giúp ngài đi qua được những giai đoạn khó khăn trong cuộc đời. Trong các thư từ liên lạc của ngài, ngài có thói quen viết vài hàng trên tấm ảnh này. Ngài đã gởi rất nhiều tấm ảnh và cũng đã phân phát rất nhiều ảnh Đức Bà tháo gỡ nút thắt này”, linh mục giáo sư tiến sĩ thần học Carlos Galli kể lại, cha cũng là một trong những người nhận thiệp này của Đức Phanxicô.
Trong nhà thờ San José del Tallar ở Buenos Aires, có một bức sao lại bức tranh ở Đức được thiết đặt vào năm 1996. Từ đó có hàng ngàn tín hữu đến viếng, nơi này đã trở thành nơi hành hương. Các giáo xứ khác của thủ đô cũng cho chưng bức tranh sao này. “Đức Bergoglio cảm nhận các tân hình thức mộ đạo ở thành phố có một nét gì liên hệ với các xung đột tâm lý và thiêng liêng, với lo âu, với tình trạng cô đơn, với các vấn đề của gia đình…”, giáo sư Carlos Galli giải thích.
Đối với Tổng giám mục Buenos Aires, điều này cũng ở trong chiến thuật mục vụ. Thành phố khổng lồ đang trên đường thế tục hóa và các nhà thờ mới của Giáo phái Hiện xuống cho đến ít nhất đầu những năm 2000 mang một sức hấp dẫn nào đó với những người thuộc thành phần kém may mắn nhất. “Phải thánh hóa, hồng y nói với các giáo xứ”, linh mục Pepe, cha xứ của giáo xứ trong khu vực nghèo giải thích. Vì tinh thần Công giáo bình dân vẫn có sức sống rất mạnh trong các ngày lễ bổn mạng, các ngày lễ kính các thánh.
Marta An Nguyễn dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét