Bốn hiệu quả tức khắc của đóng đinh
Mỗi phúc âm gia ghi lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu với một nhấn mạnh khác. Thánh Mátthêu khi thuật lại việc đóng đinh Chúa Giêsu, đã cho thấy bốn hiệu quả tức khắc, và mặc dù bốn hiệu quả này cho thấy các biến cố lịch sử, nhưng chúng cũng cho thấy nhiều sự thật thiêng liêng sâu sắc hơn. Ngài viết như sau:
Đức Giêsu lại kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn. Ngay lúc đó, bức màn trướng trong Đền Thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ.Mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được trỗi dậy. Sau khi Chúa trỗi dậy, các ngài ra khỏi mồ, vào thành thánh, và hiện ra với nhiều người. Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giê-su đều rất đỗi sợ hãi và nói: "Quả thật ông này là Con Thiên Chúa”(Mt 27:50-54).
Ta hãy xem bốn hiệu quả này
I. Trở về với Chúa Cha – Ngay lúc đó, bức màn trướng trong Đền Thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới.
Không nên đánh giá thấp ý nghĩa của việc bức màn trướng của Đền Thờ xé ra làm đôi và cách nó xẩy ra.Ta hãy xem Thiên Chúa từng dạo chơi một cách thân mật với Ađam và Evà trong vườn Địa Đàng giữa sự mát mẻ trong ngày (xem St 3:8), nhưng sau khi nguyên tổ phạm tội, họ không còn có thể chịu được sự hiện diện của Người; họ phải cư ngụ ở một chỗ xa địa đàng nơi có sự hiện diện khủng khiếp của Thiên Chúa. Ta cũng nên xem các vụ thần hiện khiếp đảm ra sao sau thời gian đó. Thí dụ, việc Thiên Chúa xuất hiện trên đỉnh núi Sinai đã được mô tả như sau trong Xuất Hành: “Toàn dân khi thấy sấm sét và tia lửa, cùng tiếng loa và núi bốc khói, thì rụng rời mà đứng mãi đằng xa. Họ mới nói với Môsê: 'Chính ông hãy nói với chúng tôi; chúng tôi, xin vâng nghe. Nhưng ước gì Thiên Chúa đừng nói với chúng tôi kẻo chúng tôi chết mất!'" (St 20: 18-19).
Thiên Chúa có thay đổi gì không? Người có khác hơn lúc Người còn đi dạo thân mật với Ađam và Evà không? Không. Chúng ta mới thay đổi và không còn chịu được sự hiện diện của Người nữa.
Khắp thời Cựu Ước, một màn che hiện hữu giữa Thiên Chúa và Israel. Có một đám mây vừa mạc khải vừa che dấu sự hiện diện của Người. Cũng có một tấm màn ở trong đền thờ, mà đàng sau đó, Thượng Tế chỉ được vào mỗi năm một lần, và vừa vào vừa run sợ. Tôi lỗi đã làm ra cớ sự. Những kẻ phàm nhân không còn chịu được sự hiện diện của Thiên Chúa nữa.
Nhưng với cái chết của Người trên thập giá, Chúa Giêsu đã xóa bỏ tội lỗi ta. Một lần nữa, ta lại được đến với Thiên Chúa qua Chúa Kitô, Chúa chúng ta. Máu Người đã thanh tẩy chúng ta, và sự phân cách thời xưa khỏi Chúa Cha và khỏi sự hiện diện của Thiên Chúa đã được xóa bỏ. Nhưng ta sẽ không gặp gỡ Thiên Chúa trong vườn địa đàng chỉ có tính trần gian nữa; nay, Người đã mở đường cho ta về Thiên Đàng.
Giờ đây, tùy ta muốn làm cuộc hành trình về đó hay không: đường đã được mở; bức màn đã bị xé làm đôi. Qua bức màn đã bị xé ấy, Chúa Cha nói với ta: “Các con hãy đến với Ta!”.
II. Phán xét thế gian - Đất rung đá vỡ…
Sự phán xét đã đến; thế gian sẽ bị xét xử. Điều này không chỉ áp dụng cho thế giới tạo dựng, mà cả các sức mạnh của thế giới này, các sức mạnh của thời đại này, đang được giăng ra chống lại Chúa và nước của Người. Đây là các sức mạnh không chịu thừa nhận quyền tối cao của Thiên Chúa mà đúng hơn nhấn mạnh rằng các sức mạnh chính trị, xã hội, văn hóa, và kinh tế là những sức mạnh phải nắm quyền thống trị và được chúng ta trung thành với.
Vụ động đất này, một vụ động đất được lịch sử chứng thực, chứng tỏ rằng nền tảng của thế giới ưa nổi loạn này cuối cùng không đứng vững trước mặt Thiên Chúa. Nền tảng này đã bị đập; và quyền lực của thế gian này lung lay. Thánh Kinh dạy:
1. Hãy chui vào hang tảng đá, vào lỗ dưới đất, trước sự hãi hùng do tự Giavê, trước sự huy hòang lẫm liệt của Người, khi Người đứng dậy làm khiếp vía hoàn vũ (Is 2:19).
2. Quả thế, Giavê các cơ binh phán thế này: Lại một lần nữa, một ít thôi, Ta sẽ làm chấn động trời đất, biển cả lẫn đất liền . Ta sẽ làm chấn động toàn thể các quốc gia, khiến châu báu toàn thể các quốc gia sẽ được đem đến. Và Ta sẽ chất đầy Nhà này vinh quang. Giavê các cơ binh đã phán. (Haggai 2:6-7).
3.Trong sự phẫn ghen, trong lửa chấn nộ của Ta, Ta nói: Ðã hẳn ngày ấy sẽ có động đất dữ dội trên thửa đất của Israel(Edk 38:19).
4. Vua chúa trần gian dấy binh khởi nghĩa, vương hầu liên minh một khối, chống lại Yavê và chống lại Ðức Kitô của Người: "Ta hãy giật tung dây chúng trói, và quẳng xa thừng chão chúng đi". Ðấng ngự trời cao phải phì cười,Chúa nhạo báng khinh thường bọn chúng. Bấy giờ thịnh nộ, Người phán bảo, nổi giận Người làm chúng kinh hoàng: "Chính Ta, Ta đã tra tấn phong vua Ta chọn, trên Sion núi thánh của Ta". (Tv 2:2-6).
5. Vào những ngày các vua ấy, Thần trên trời sẽ cho chỗi dậy một nước, đời đời không bị hủy diệt. Nước ấy sẽ không bao giờ chuyển cho một dân nào khác. Nó sẽ nghiền tán và làm táng tận mọi nước kia. Còn nó, nó sẽ đứng vững đời đời. (Đn 2:44).
6. Từ Sion, Yavê rống lên. Và từ Yêrusalem, Người lên tiếng. Trời đất giãy giụa. Nhưng Yavê là chốn nương ẩn cho dân Người, là đồn trú cho con cái Israel.(Ge 4:16)
7. Ðảo điên, điên đảo, Ta sẽ làm cho điên đảo. Khánh tận tất cả vào thời người được quyền phán xét đến, và Ta sẽ trao quyền ấy (cho nó) (Edk 21:32).
Đúng, thế giới lung lay; nó bị phán xét. Và điều quan trọng hơn cả, như chính Chúa Giêsu nói, “Nay là thời phán xét thế gian này; nay là lúc ông hoàng của thế gian này sẽ bị trục xuất” (Ga 12:31).
Ta đừng nghi ngại, bất chấp thế gian này xem ra mạnh mẽ đến đâu do lòng tự kiêu và vênh vang của nó, nó đã bị lung lay rồi. Thế gian đã bị chinh phục và lung lay đến tận nền. Ta đừng tin tưởng và đặt hy vọng nơi thực tại thế gian; thế gian này đã bị phán xét và lung lay; nó không thể chịu đựng thử thách của thời gian. “Vì ở đó, ta không có thành lâu bền, nhưng ta tìm kiếm thành sắp tới” (Dt 3:14).
III. Sống lại vào đời sống mới– … Mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được trỗi dậy. Sau khi Chúa trỗi dậy, các ngài ra khỏi mồ, vào thành thánh, và hiện ra với nhiều người.
“Sự chết bị đập và thiên nhiên lung lay. Toàn thể tạo vật tỉnh thức, trả lời vị phán quan của mình” (trích Kinh Dies Irae). Đúng, bằng việc chết đi, Chúa Giêsu đã tiêu diệt sự chết của chúng ta.
Ôi sự chết, chiến thắng của ngươi đâu? Ôi sự chết, nọc độc của ngươi đâu? Nọc độc sự chết là tội lỗi, và sức mạnh của tội lỗi là lề luật. Nhưng cảm tạ Thiên Chúa. Người ban cho ta chiến thắng nhờ Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (1Cr 15:55-57).
Ta nên để ý: dù bản văn nói rằng nhiều người chết hiện ra ở Giêrusalem, những cuộc hiện ra này xẩy ra sau khi Chúa Giêsu đã sống lại. Do đó, ta đừng tưởng tượng là các hồn ma hay xác chết đi lềnh khênh lúc 3 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh! Đúng hơn, họ hiện ra vào Chúa Nhật Phục Sinh hay sau đó. Trong biến cố này, họ làm chứng cho chân lý phục sinh và việc nên trọn buổi đầu lời tiên tri của Êdêkien:
Cho nên ngươi hãy tuyên sấm và nói với chúng: "Ðức Chúa Giavê phán thế này: Này Ta sẽ mở cửa mồ các ngươi! Ta sẽ đem các ngươi lên khỏi mồ, hỡi dân Ta! Ta sẽ dẫn các ngươi về lại thửa đất của Israel. Và các ngươi sẽ biết Ta là Giavê, khi Ta mở cửa mồ các ngươi và đem các ngươi lên khỏi mồ, hỡi dân Ta. Ta sẽ ban thần khí của Ta xuống trong các ngươi. Và các ngươi sẽ được sống. Ta sẽ cho các ngươi an cư nơi thửa đất của các ngươi. Và các ngươi sẽ biết chính Ta, Giavê, Ta đã nói và sẽ thi hành - Sấm của Giavê (Edk 37:12-14).
Đúng, vào Thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Giêsu đã đánh thức người chết bằng những lời này: “Hỡi kẻ đang ngủ, hãy tỉnh thức và trỗi dậy từ cõi chết, và Chúa Kitô sẽ rọi sáng trên ngươi” (Ep 5:14).
IV. Hiểu rõ Chúa Giêsu là ai – Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giê-su đều rất đỗi sợ hãi và nói: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa”.
Chúa Giêsu biểu lộ căn tính Con Thiên Chúa của Người cách rõ ràng hơn cả qua việc Người vâng lời Chúa Cha. Theo Tin Mừng Gioan, lúc Chúa Giêsu đứng dậy khỏi bàn ăn của Bữa Tiệc Ly, Người nói:
Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì Thủ lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy. Nhưng chuyện đó xảy ra là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy. Nào đứng dậy! Ta đi khỏi đây!" (Ga 14:30-31).
Khi thấy Chúa Giêsu chết cách ấy, viên bách quân phần nào nhận ra đức vâng lời của Con Thiên Chúa nơi Người, Đấng yêu mến và vâng lời Cha Người.
Bằng đức vâng lời của Người, Chúa Giêsu đã xóa bỏ sự bất tuân của chúng ta; đức vâng lời của Người đã xóa hết tính kiêu căng của chúng ta. Ấy thế nhưng, sự yếu đuối của Thiên Chúa mạnh hơn bất cứ sức mạnh nào của thế gian. Viên bách quân, người rất biết quyền lực và được huấn luyện để kính trọng nó, nhìn thấy trong trận động đất và các biến cố khác một dấu chỉ vinh quang của Thiên Chúa. Đường của Chúa tới vinh quang này không phải là đường của ta, nhưng vinh quang và tư cách Chúa Con của Người không thể dấu mãi được! Thánh Kinh dạy:
Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người. Đúng thế! A-men! (Kh 1:7).
Đức Giêsu lại kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn. Ngay lúc đó, bức màn trướng trong Đền Thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ.Mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được trỗi dậy. Sau khi Chúa trỗi dậy, các ngài ra khỏi mồ, vào thành thánh, và hiện ra với nhiều người. Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giê-su đều rất đỗi sợ hãi và nói: "Quả thật ông này là Con Thiên Chúa”(Mt 27:50-54).
Ta hãy xem bốn hiệu quả này
I. Trở về với Chúa Cha – Ngay lúc đó, bức màn trướng trong Đền Thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới.
Không nên đánh giá thấp ý nghĩa của việc bức màn trướng của Đền Thờ xé ra làm đôi và cách nó xẩy ra.Ta hãy xem Thiên Chúa từng dạo chơi một cách thân mật với Ađam và Evà trong vườn Địa Đàng giữa sự mát mẻ trong ngày (xem St 3:8), nhưng sau khi nguyên tổ phạm tội, họ không còn có thể chịu được sự hiện diện của Người; họ phải cư ngụ ở một chỗ xa địa đàng nơi có sự hiện diện khủng khiếp của Thiên Chúa. Ta cũng nên xem các vụ thần hiện khiếp đảm ra sao sau thời gian đó. Thí dụ, việc Thiên Chúa xuất hiện trên đỉnh núi Sinai đã được mô tả như sau trong Xuất Hành: “Toàn dân khi thấy sấm sét và tia lửa, cùng tiếng loa và núi bốc khói, thì rụng rời mà đứng mãi đằng xa. Họ mới nói với Môsê: 'Chính ông hãy nói với chúng tôi; chúng tôi, xin vâng nghe. Nhưng ước gì Thiên Chúa đừng nói với chúng tôi kẻo chúng tôi chết mất!'" (St 20: 18-19).
Thiên Chúa có thay đổi gì không? Người có khác hơn lúc Người còn đi dạo thân mật với Ađam và Evà không? Không. Chúng ta mới thay đổi và không còn chịu được sự hiện diện của Người nữa.
Khắp thời Cựu Ước, một màn che hiện hữu giữa Thiên Chúa và Israel. Có một đám mây vừa mạc khải vừa che dấu sự hiện diện của Người. Cũng có một tấm màn ở trong đền thờ, mà đàng sau đó, Thượng Tế chỉ được vào mỗi năm một lần, và vừa vào vừa run sợ. Tôi lỗi đã làm ra cớ sự. Những kẻ phàm nhân không còn chịu được sự hiện diện của Thiên Chúa nữa.
Nhưng với cái chết của Người trên thập giá, Chúa Giêsu đã xóa bỏ tội lỗi ta. Một lần nữa, ta lại được đến với Thiên Chúa qua Chúa Kitô, Chúa chúng ta. Máu Người đã thanh tẩy chúng ta, và sự phân cách thời xưa khỏi Chúa Cha và khỏi sự hiện diện của Thiên Chúa đã được xóa bỏ. Nhưng ta sẽ không gặp gỡ Thiên Chúa trong vườn địa đàng chỉ có tính trần gian nữa; nay, Người đã mở đường cho ta về Thiên Đàng.
Giờ đây, tùy ta muốn làm cuộc hành trình về đó hay không: đường đã được mở; bức màn đã bị xé làm đôi. Qua bức màn đã bị xé ấy, Chúa Cha nói với ta: “Các con hãy đến với Ta!”.
II. Phán xét thế gian - Đất rung đá vỡ…
Sự phán xét đã đến; thế gian sẽ bị xét xử. Điều này không chỉ áp dụng cho thế giới tạo dựng, mà cả các sức mạnh của thế giới này, các sức mạnh của thời đại này, đang được giăng ra chống lại Chúa và nước của Người. Đây là các sức mạnh không chịu thừa nhận quyền tối cao của Thiên Chúa mà đúng hơn nhấn mạnh rằng các sức mạnh chính trị, xã hội, văn hóa, và kinh tế là những sức mạnh phải nắm quyền thống trị và được chúng ta trung thành với.
Vụ động đất này, một vụ động đất được lịch sử chứng thực, chứng tỏ rằng nền tảng của thế giới ưa nổi loạn này cuối cùng không đứng vững trước mặt Thiên Chúa. Nền tảng này đã bị đập; và quyền lực của thế gian này lung lay. Thánh Kinh dạy:
1. Hãy chui vào hang tảng đá, vào lỗ dưới đất, trước sự hãi hùng do tự Giavê, trước sự huy hòang lẫm liệt của Người, khi Người đứng dậy làm khiếp vía hoàn vũ (Is 2:19).
2. Quả thế, Giavê các cơ binh phán thế này: Lại một lần nữa, một ít thôi, Ta sẽ làm chấn động trời đất, biển cả lẫn đất liền . Ta sẽ làm chấn động toàn thể các quốc gia, khiến châu báu toàn thể các quốc gia sẽ được đem đến. Và Ta sẽ chất đầy Nhà này vinh quang. Giavê các cơ binh đã phán. (Haggai 2:6-7).
3.Trong sự phẫn ghen, trong lửa chấn nộ của Ta, Ta nói: Ðã hẳn ngày ấy sẽ có động đất dữ dội trên thửa đất của Israel(Edk 38:19).
4. Vua chúa trần gian dấy binh khởi nghĩa, vương hầu liên minh một khối, chống lại Yavê và chống lại Ðức Kitô của Người: "Ta hãy giật tung dây chúng trói, và quẳng xa thừng chão chúng đi". Ðấng ngự trời cao phải phì cười,Chúa nhạo báng khinh thường bọn chúng. Bấy giờ thịnh nộ, Người phán bảo, nổi giận Người làm chúng kinh hoàng: "Chính Ta, Ta đã tra tấn phong vua Ta chọn, trên Sion núi thánh của Ta". (Tv 2:2-6).
5. Vào những ngày các vua ấy, Thần trên trời sẽ cho chỗi dậy một nước, đời đời không bị hủy diệt. Nước ấy sẽ không bao giờ chuyển cho một dân nào khác. Nó sẽ nghiền tán và làm táng tận mọi nước kia. Còn nó, nó sẽ đứng vững đời đời. (Đn 2:44).
6. Từ Sion, Yavê rống lên. Và từ Yêrusalem, Người lên tiếng. Trời đất giãy giụa. Nhưng Yavê là chốn nương ẩn cho dân Người, là đồn trú cho con cái Israel.(Ge 4:16)
7. Ðảo điên, điên đảo, Ta sẽ làm cho điên đảo. Khánh tận tất cả vào thời người được quyền phán xét đến, và Ta sẽ trao quyền ấy (cho nó) (Edk 21:32).
Đúng, thế giới lung lay; nó bị phán xét. Và điều quan trọng hơn cả, như chính Chúa Giêsu nói, “Nay là thời phán xét thế gian này; nay là lúc ông hoàng của thế gian này sẽ bị trục xuất” (Ga 12:31).
Ta đừng nghi ngại, bất chấp thế gian này xem ra mạnh mẽ đến đâu do lòng tự kiêu và vênh vang của nó, nó đã bị lung lay rồi. Thế gian đã bị chinh phục và lung lay đến tận nền. Ta đừng tin tưởng và đặt hy vọng nơi thực tại thế gian; thế gian này đã bị phán xét và lung lay; nó không thể chịu đựng thử thách của thời gian. “Vì ở đó, ta không có thành lâu bền, nhưng ta tìm kiếm thành sắp tới” (Dt 3:14).
III. Sống lại vào đời sống mới– … Mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được trỗi dậy. Sau khi Chúa trỗi dậy, các ngài ra khỏi mồ, vào thành thánh, và hiện ra với nhiều người.
“Sự chết bị đập và thiên nhiên lung lay. Toàn thể tạo vật tỉnh thức, trả lời vị phán quan của mình” (trích Kinh Dies Irae). Đúng, bằng việc chết đi, Chúa Giêsu đã tiêu diệt sự chết của chúng ta.
Ôi sự chết, chiến thắng của ngươi đâu? Ôi sự chết, nọc độc của ngươi đâu? Nọc độc sự chết là tội lỗi, và sức mạnh của tội lỗi là lề luật. Nhưng cảm tạ Thiên Chúa. Người ban cho ta chiến thắng nhờ Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (1Cr 15:55-57).
Ta nên để ý: dù bản văn nói rằng nhiều người chết hiện ra ở Giêrusalem, những cuộc hiện ra này xẩy ra sau khi Chúa Giêsu đã sống lại. Do đó, ta đừng tưởng tượng là các hồn ma hay xác chết đi lềnh khênh lúc 3 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh! Đúng hơn, họ hiện ra vào Chúa Nhật Phục Sinh hay sau đó. Trong biến cố này, họ làm chứng cho chân lý phục sinh và việc nên trọn buổi đầu lời tiên tri của Êdêkien:
Cho nên ngươi hãy tuyên sấm và nói với chúng: "Ðức Chúa Giavê phán thế này: Này Ta sẽ mở cửa mồ các ngươi! Ta sẽ đem các ngươi lên khỏi mồ, hỡi dân Ta! Ta sẽ dẫn các ngươi về lại thửa đất của Israel. Và các ngươi sẽ biết Ta là Giavê, khi Ta mở cửa mồ các ngươi và đem các ngươi lên khỏi mồ, hỡi dân Ta. Ta sẽ ban thần khí của Ta xuống trong các ngươi. Và các ngươi sẽ được sống. Ta sẽ cho các ngươi an cư nơi thửa đất của các ngươi. Và các ngươi sẽ biết chính Ta, Giavê, Ta đã nói và sẽ thi hành - Sấm của Giavê (Edk 37:12-14).
Đúng, vào Thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Giêsu đã đánh thức người chết bằng những lời này: “Hỡi kẻ đang ngủ, hãy tỉnh thức và trỗi dậy từ cõi chết, và Chúa Kitô sẽ rọi sáng trên ngươi” (Ep 5:14).
IV. Hiểu rõ Chúa Giêsu là ai – Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giê-su đều rất đỗi sợ hãi và nói: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa”.
Chúa Giêsu biểu lộ căn tính Con Thiên Chúa của Người cách rõ ràng hơn cả qua việc Người vâng lời Chúa Cha. Theo Tin Mừng Gioan, lúc Chúa Giêsu đứng dậy khỏi bàn ăn của Bữa Tiệc Ly, Người nói:
Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì Thủ lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy. Nhưng chuyện đó xảy ra là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy. Nào đứng dậy! Ta đi khỏi đây!" (Ga 14:30-31).
Khi thấy Chúa Giêsu chết cách ấy, viên bách quân phần nào nhận ra đức vâng lời của Con Thiên Chúa nơi Người, Đấng yêu mến và vâng lời Cha Người.
Bằng đức vâng lời của Người, Chúa Giêsu đã xóa bỏ sự bất tuân của chúng ta; đức vâng lời của Người đã xóa hết tính kiêu căng của chúng ta. Ấy thế nhưng, sự yếu đuối của Thiên Chúa mạnh hơn bất cứ sức mạnh nào của thế gian. Viên bách quân, người rất biết quyền lực và được huấn luyện để kính trọng nó, nhìn thấy trong trận động đất và các biến cố khác một dấu chỉ vinh quang của Thiên Chúa. Đường của Chúa tới vinh quang này không phải là đường của ta, nhưng vinh quang và tư cách Chúa Con của Người không thể dấu mãi được! Thánh Kinh dạy:
Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người. Đúng thế! A-men! (Kh 1:7).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét