Trang

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Thuật dùng người trong các quan điểm của mọi thời đại

Thuật dùng người trong các quan điểm của mọi thời đại

Con người là tài sản quý giá nhất của công ty. Nhà quản trị làm sao có thể quy tụ và sử dụng nhân tài để phát triển doanh nghiệp? Hiểu thế nào về "nhân tài"? Sử dụng nguồn lực con người và nhân tài, quản trị tối ưu bằng cách nào? "Dụng nhân như dụng mộc", là phải "dụng" làm sao? Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa và hoàn cảnh riêng, làm thế nào để vận dụng "những chiêu thức" khác nhau để được hiệu quả?

DAP chia sẻ bài viết sưu tầm một số quan điểm khác nhau để hoàn thiện năng lực quan trọng hàng đầu của công tác quản trị - Thuật dùng người:

Phương thức hiểu người của Trang Tử

Trang Tử, nhà tư tưởng cổ đại Trung Hoa, được coi là một trong những "cao nhân" trong việc "biết" người. Phương pháp tìm hiểu con người của ông cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, có tính triết lý và giá trị thực tiễn cao.
Những phương pháp Trang Tử sử dụng để hiểu người, ngày nay được đúc kết thành "đạo lý Trang Tử". Các "đạo" này đó là:
  • Cho đi xa để xem lòng Trung
  • Cho ở gần để xem Sự Cung Kính
  • Sử dụng trong khó khăn để xem Khả năng
  • Hỏi trong gấp gáp để xem Trí tuệ
  • Khẩn cấp về thời gian để xem chữ Tín
  • Giao cho tiền tài để xem Nhân
  • Qua nguy khốn để xem Khí tiết
  • Cho uống rượu say để xem Thái độ
  • Cho xử lý phức tạp để xem Sắc thái
  • Xem tốt xấu mà biết Sở trường Sở đoản
  • Xem sự giao du để biết Hiền tài
  • Quan sát biểu hiện để tìm cái đẹp bên trong
  • "Trăm nghe không bằng một thấy"
  • Giám định thành quả
  • Trắc nghiệm ý dân (người xung quanh)
Đặc trứng nhân tài kinh tế theo quan điểm của Ladry Wiljition (Mỹ)
  • Có thói quen nỗ lực làm việc
  • Có khả năng nhận dạng vấn đề và biến đổi vấn đề cho phù hợp, thích ứng
  • Có năng lực ứng phó tình hình, có những kiến giải độc đáo riêng
  • Có tài chỉ huy
  • Lấy lợi ích tổng thể vứt bỏ lợi ích cá nhân
  • Có khả năng giao tiếp, thuyết phục
  • Làm chủ bản thân
10 tiêu chuẩn đạo đức lãnh đạo doanh nghiệp của người Nhật Bản
  • Có cảm nhận sứ mạng
  • Có cảm nhận trách nhiệm
  • Có niềm tin
  • Tính tích cực
  • Trung thành, thật thà
  • Chí tiến thủ
  • Tính nhẫn nại
  • Công bằng
  • Nhiệt tình
  • Dũng khí

10 tiêu chuẩn năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản
  • Năng lực tư duy
  • Quyết đoán
  • Quy hoạch
  • Phán đoán
  • Sáng tạo
  • Quan sát
  • Thuyết phục, lý giải
  • Giải quyết vấn đề
  • Bồi dưỡng cấp dưới
  • Tập hợp tính tích cực

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét