Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 30)
Các giáo phận tạo được bao nhiêu tiền bạc?
Phần lớn các giáo phận nhờ vào tiền đóng góp đều đặn của các giáo xứ để trang trải các ngân sách điều hành hàng năm của mình, phần còn lại thường phải nhờ vào các cuộc kêu gọi hàng năm của vị giám mục và các đóng góp của nhiều nhóm Công Giáo, như Hội Hiệp Sĩ Columbus chảng hạn, hay các cá nhân, cũng như thỉnh thoảng nhờ các chiến dịch gây vốn để tài trợ các dự án đặc biệt. Ở Hoa Kỳ, 15 phần trăm trong số 195 giáo phận có ngân sách hơn 20 triệu dollars, 15 phần trăm khác có ngân sách từ 10 triệu tới 20 triệu dollars, 40 phần trăm từ 5 triệu tới 10 triệu, và 30 phần trăm dưới 5 triệu dollars. Năm 2010, tổng giáo phận Chicago có ngân sách 120 triệu dollars; giáo phận Juneau, nhỏ nhất về dân số, có ngân sách 1.5 triệu dollars.
Như thế, mỗi năm các giáo phận Hoa Kỳ chi tiêu ước chừng 2 tỷ dollars. Phần lớn chi cho việc điều hành các phòng sở khác nhau tại trụ sở chính của giáo phận, như tòa hôn phối và phòng nhân viên, và trả lương cho các viên chức của giáo phận. Trong một số trường hợp, các giáo phận còn phải trợ cấp cho các giáo xứ và trường học gặp khó khăn về ngân sách.
Trong thập niên qua, nền tài chánh của giáo phận tại một số nơi trên thế giới gặp nhiều khó khăn, do hai nhân tố sau đây: cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục và việc suy thoái kinh tế hoàn cầu. Ở Hoa Kỳ, ước lượng hiện nay là: các giáo phận Công Giáo, các dòng tu và các cơ quan bảo hiểm họ đã chi ra gần 3 tỷ dollars để thanh thỏa các vụ kiện lạm dụng tình dục. Khi cuốn sách này đang được viết ra, 8 giáo phận Hoa Kỳ đã nạp đơn xin được che chở vì phá sản do chi phí kiện cáo lạm dụng tình dục và bồi thường: đó là các giáo phận Portland (Oregon), San Diego, Tucson, Davenport, Spokane, Fairbanks, Wilmington, và Milwaukee. Năm 2007, tổng giáo phận Los Angeles thoả thuận một khoản bồi thường lớn nhất lên đến 600 triệu dollars. Một số giáo phận buộc phải bán tài sản, giảm bớt nhân viên, hoặc giảm chi tiêu để có thể trang trải chi phí của các vụ tai tiếng tình dục. Nhưng cùng một lúc, phần lớn các cuộc nghiên cứu cũng cho thấy: các vụ tai tiếng này không làm cho phần lớn người Công Giáo ngưng việc quyên góp cho Giáo Hội. Hồi tháng Năm, năm 2010, tức lúc cao điểm nhất của các phúc trình về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục này, một cuộc thăm dò của CBS News/New York Times cho thấy 80 phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ nói rằng cuộc khủng hoảng này không ảnh hưởng gì tới sự sẵn lòng quyên góp của họ.
Việc suy thoái hoàn cầu bắt đầu từ năm 2008 có gây thiệt hại tới việc quyên tiền cho các chính nghĩa bác ái và các nhóm vô vị lợi nói chung, trong đó, có Giáo Hội Công Giáo. Cuộc nghiên cứu của Đại Học Villanova cho thấy giữa các năm 2008 và 2010, hơn một nửa các giáo xứ Công Giáo ở Hoa Kỳ bị giảm tiền dâng cúng do bầu khí kinh tế nói chung gây ra, và việc suy giảm này dĩ nhiên ảnh hưởng tới các đóng góp cho giáo phận. Như luôn xẩy ra, các tổ chức tôn giáo như Giáo Hội Công Giáo rõ ràng vượt qua sóng gió tốt hơn mọi tổ chức khác trong khu vực vô vị lợi. Một cuộc nghiên cứu năm 2010 của Giving USA cho thấy các đóng góp bác ái nói chung giảm đi 3.6 phần trăm từ năm 2008 tới năm 2010, nhưng tiền dâng cúng cho các nhóm tôn giáo chỉ giảm non 1 phần trăm.
Ai quản lý các ngân qũy của giáo phận?
Xét cho cùng, vị giám mục có thẩm quyền tối cao trong giáo phận của ngài, với thật ít giám sát và duyệt xét từ bên ngoài. Không như các công ty, những định chế phải cung cấp các báo cáo tài chánh cho Ủy Ban Chứng Khoán và Hối Đoái (Securities and Excanges Commission), một giáo phận không bị luật buộc phải chịu sự kiểm soát tài chánh từ bên ngoài. Ở Hoa Kỳ, các giáo phận nhỏ thường đệ trình việc thanh lý hàng năm lên vị tổng giám mục ở giáo tỉnh của mình, còn các vị tổng giám mục thì thường đệ trình việc thanh lý của mình cho nhau. Nhiều giáo phận cũng cho đăng tải các cuộc thanh lý lên trang mạng của mình, và cung cấp các bản báo cáo tài chánh cuối năm để đăng lên các tờ báo của giáo phận hay gửi cho các giáo xứ. Tuy nhiên, nói chung, các giáo phận phần lớn tự kiểm soát lấy các ngân qũy do mình quản lý. Phần lớn các giáo phận ở Hoa Kỳ đăng ký theo dân luật như là một “tập đoàn đơn độc” (corporation sole) nghĩa là một thực thể pháp lý chỉ bao gồm một văn phòng, trong đó, thẩm quyền nằm ở một người duy nhất, trong trường hợp này, là giám mục giáo phận.
Giáo luật đòi mỗi giáo phận phải có một hội đồng tài chánh, với ít nhất ba thành viên với nhiệm kỳ 5 năm. Bộ giáo luật phác họa các chức năng của hội đồng này như sau:
• Chuẩn bị ngân sách hàng năm của giáo phận;
• Xem xét phúc trình thu nhập và chi tiêu hàng năm hay việc thanh lý hàng năm;
• Cố vấn Đức Giám Mục về việc bổ nhiệm (và nếu cần, bãi nhiệm) viên chức tài chánh của giáo phận;
• Phụ giúp Đức Giám Mục trong việc duyệt xét các báo cáo hàng năm do các quản trị viên giáo phận chuẩn bị liên quan tới phòng sở của họ;
• Cố vấn cho Đức Giám Mục về các đầu tư địa ốc và tài chánh;
• Chấp thuận, trên một số tiền được ấn định trước, việc “chuyển nhượng tài sản” (alienation of property), một thuật ngữ của giáo luật chỉ bất cứ quyết định nào đặt tài sản của giáo phận vào thế rủi ro, như bán chúng đi hay cầm cố chúng. Ở Hoa Kỳ, mức tối đa là 1 triệu dollars đối với các giáo phận có hơn 500,000 tín hữu Công Giáo, và 500,000 dollars đối với các giáo phận nhỏ hơn.
Dù các điều khoản trên nhằm đem lại cho các hoạt động tài chánh của Giáo Hội nguyên tắc kiểm soát và cân bằng, các thành viên của hội đồng tài chánh thẩy đều do Đức Giám Mục bổ nhiệm và Đức Giám Mục hay vị đại diện ngài chủ tọa bộ phận này. Nói cho công bằng, phần lớn các giám mục coi trọng việc cần tới tài chuyên môn và kiểm phẩm từ bên ngoài. Ở Hoa Kỳ, gần như 90 phần trăm các hội đồng tài chánh giáo phận có ít nhất một kế toán viên có bằng cấp công cộng (certified public accountant), và gần như 70 phần trăm có một giám đốc ngân hàng. Thế nhưng, theo giáo luật, không điều gì có thể ngăn cản vị giám mục chỉ cử nhiệm vào hội đồng tài chánh những người sẵn sàng tuân thủ các quyết định của ngài, thay vì cử nhiệm những người vô tư, khách quan.
Những ai có tiền thực sự trong Giáo Hội Công Giáo?
Để bắt đầu, thiển nghĩ nên biết rõ những ai không có tiền thực sự: đó là các cơ cấu chính thức như các giáo xứ và giáo phận. Muốn hiểu điều này, một số so sánh sau đây là điều hữu ích:
Mười Đại Học Công Giáo lớn nhất ở Hoa Kỳ, căn cứ vào số sinh viên ghi danh, là DePaul, St John, Đại Học Loyola Chicago, Saint Louis, Georgetown, Boston College, Fordham, Villanova, Notre Dame, và Marquette. Năm 2011, ngân sách điều hành của các đại học này cộng lại là 6 tỷ 270 triệu dollars. Như thế, 10 trường này đã chi tiêu tới 2 phần 3 tổng số chi của 17,000 giáo xứ, và 3 lần nhiều hơn các giáo phận khắp nước. Theo Hiệp Hội Các Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo, tại Hoa Kỳ có 251 định chế Công Giáo thuộc cấp giáo dục cao đẳng có quyền cấp bằng cử nhân. Về tài chánh mà nói, phần lớn chỉ là những củ khoai nhỏ, nhưng tổng số tài sản của chúng dễ dàng vượt xa các cơ cấu thuộc định chế chính thức.
Còn về các bệnh viện, chỉ một hệ thống Công Giáo mà thôi là Ascension Health, hệ thống lớn nhất của cả nước, với 1,400 địa điểm thuộc 21 tiểu bang và Quận Colombia, đã có thu nhập 15 tỷ dollars trong năm 2011, vượt xa thu nhập của mọi giáo xứ trong cả nước cộng lại. Có tất cả 56 hệ thống chăm sóc sức khỏe Công Giáo ở Hoa Kỳ, và năm 2010, Hiệp Hội Y Tế Công Giáo tường trình rằng tổng số chi tiêu của họ là 98 tỷ 600 triệu dollars. Con số này gần gấp 10 lần tổng số chi của các giáo xứ, và gần gấp 50 lần tổng số chi của các giáo phận.
Năm 2010, Catholic Charities USA, một trong các mạng lưới bác ái tư ở Hoa Kỳ, có thu nhập 4 tỷ 670 triệu dollars, trong đó, 2 tỷ 900 triệu dollars xuất phát từ chính phủ, phần còn lại là do các đóng góp tư. Nói cách khác, một mình cơ quan bác ái này thu được nhiều ngân khoản từ các qũy công cộng hơn số tiền chi tiêu của mọi giáo phận trong nước cộng lại.
Điều cốt yếu muốn nói ở đây là: có tiền bạc thực đấy trong Giáo Hội Công Giáo, nhưng nếu bạn muốn tìm ra những chỗ vai vế hay cự phách về tiền bạc, thì thường không phải là các vị giám mục.
Đâu là sự thật về sự giầu có của Vatican?
Trong các mẩu huyền thoại bao quanh Vatican, có lẽ không mẩu nào có sức lôi cuốn lâu dài bằng các mẩu nói đến sự giầu có khiếp đảm của nó. Nếu không biết gì về lịch sử Vatican, thì chỉ mới thoáng thấy vẻ tráng lệ của Nhà Thờ Thánh Phêrô, hay các bức bích họa của Rafael trang hoàng các bức tường trong Tông Điện, hay bức tranh hùng vĩ của Michelangelo vẽ cảnh phán xét sau cùng ở Nhà Nguyện Sistine cũng đủ để thuyết phục bất cứ người nào rằng nơi đây ắt phải có két tiền to lắm. Thực tế không phải như thế.
Theo tiêu chuẩn có tính ước lệ, Vatican không phải là nhà giầu. Năm 2010, Vatican có số thu nhập khoảng 308 triệu dollars và tổng số chi vào khoảng 300 triệu dollars. Con số sau chỉ hơn hai lần một chút tổng chi phí điều hành các cơ sở trung ương của tổng giáo phận Chicago mà thôi, nếu muốn lấy đó là điểm qui chiếu, nhưng so với ngân sách hàng năm của Đại Học Notre Dame, thì nó kém tới gần 4 lần! Nói cách khác, trường này có thể trả thay cho Vatican 4 lần mỗi năm mà vẫn còn dư để sắm quần áo đồng phục cho đội banh của mình! Nếu lại đi vào thế giới kinh doanh, thì riêng Microsoft, năm 2011, cũng đã có ngân sách điều hành gần 27 tỷ dollars và tổng thu nhập gần 70 tỷ dollars. Điểm chính ở đây là: ngay trên bàn cân của các định chế vô vị lợi cỡ lớn, chứ chưa nói tới các định chế kiếm lợi, Vatican đã không hề có chỗ đứng rồi.
Sở dĩ Vatican có thể hoạt động được với một số tiền tương đối nhỏ như thế, so với tiêu chuẩn các định chế lớn trên hoàn cầu, là bởi hai lý do. Lý do thứ nhất, lực lượng lao động của nó tương đối nhỏ; như đã ghi nhận trên đây, có 2,200 nhân viên trong Giáo Triều Rôma, tức cơ quan quản trị trung ương của Đạo Công Giáo, để lo toan công việc cho một Giáo Hội với số tín hữu lên đến 1 tỷ 2 khắp thế giới. Thứ hai, Vatican trả lương nhân viên không cao lắm. Một giới chức trung cấp trong Giáo Triều Rôma may mắn lắm mới lãnh được 18,000 dollars tiền lương một năm, bất chấp phải đảm nhiệm một công việc có tay nghề mà trong giới kinh doanh, việc đòi tới sáu con số tiền lương hàng năm là chuyện thường, cả giới công chức chính phủ cũng thế. Đã đành, hầu hết các viên chức này là linh mục hay tu sĩ, những người có lối sống đơn giản, nhưng vấn đề vẫn là: giống nhiều định chế vô vị lợi, chi phí lớn nhất của Vatican là lương bổng và sở dĩ Tòa Thánh giữ cho chi phí thấp là nhờ trả lương không cao.
Còn về việc tiền bạc do đâu mà có, thì Tòa Thánh có ba nguồn thu nhập chính:
• Đầu tư và hoạt động tài chánh, một phần gồm các khoản kiếm được nhờ số tiền trả một lần của chính phủ Ý năm 1922 để bồi thường việc Tòa Thánh mất các lãnh thổ giáo hoàng. (các khoản tiền kiếm được nhờ đầu tư hàng năm được ước lượng vào khoảng từ 90 tới 100 triệu dollars).
• Các khoản kiếm được nhờ cổ phần địa ốc, trong đó, có tiền cho thuê các căn hộ và các tòa nhà của Tòa Thánh tại Rôma và nhiều nơi khác ở Ý.
• Tiền đóng góp của các giáo phận, các tổ chức Công Giáo, và các cá nhân.
Phần lớn ngân sách hàng năm của Vatican là nhờ nguồn thứ ba vừa kể. Mỗi giáo xứ được yêu cầu đóng góp để trang trải các chi phí của giáo phận thế nào, thì mỗi giáo phận khắp thế giới cũng được yêu cầu đóng góp chút ít cho Tòa Thánh như vậy. Khắp thế giới có chưa tới 3,000 giáo phận thuộc đủ mọi quyền tài phán trong Giáo Hội. Điều 1271 Bộ Giáo Luật buộc các giám mục gửi tiền về Tòa Thánh “vì mối dây hợp nhất và bác ái của họ”.
Ngoài ngân sách hàng năm, Tòa Thánh còn có một “gia sản” (patrimony), gần như tương đương với điều các định chế vô vị lợi ở Hoa Kỳ gọi là “endowment” (của hiến tặng), nghĩa là các tài sản để riêng ra cho những ngày mưa gió thay vì được dùng cho các chi phí điều hành. Gia sản này bao gồm các tài sản đất đai, các danh mục cổ phần hay cổ phiếu, và bất cứ tài sản luẩn chuyển nào được để riêng ra. Năm 2010, trị giá của gia sản này được ước tính vào khoảng 1 tỷ dollars. (Tổng tài sản được phúc trình của Vatican là gần 2 tỷ dollars, nhưng cần trừ đi các khoản nợ và chi phí điều hành). Để thấy rõ bối cảnh, của hiến tặng của Đại Học Havard được đánh giá khoảng 32 tỷ dollars trong cùng năm 2010, biến nó thành gần như lớn hơn gia sản của Vatican tới 30 lần!
Còn tiếp
Phần lớn các giáo phận nhờ vào tiền đóng góp đều đặn của các giáo xứ để trang trải các ngân sách điều hành hàng năm của mình, phần còn lại thường phải nhờ vào các cuộc kêu gọi hàng năm của vị giám mục và các đóng góp của nhiều nhóm Công Giáo, như Hội Hiệp Sĩ Columbus chảng hạn, hay các cá nhân, cũng như thỉnh thoảng nhờ các chiến dịch gây vốn để tài trợ các dự án đặc biệt. Ở Hoa Kỳ, 15 phần trăm trong số 195 giáo phận có ngân sách hơn 20 triệu dollars, 15 phần trăm khác có ngân sách từ 10 triệu tới 20 triệu dollars, 40 phần trăm từ 5 triệu tới 10 triệu, và 30 phần trăm dưới 5 triệu dollars. Năm 2010, tổng giáo phận Chicago có ngân sách 120 triệu dollars; giáo phận Juneau, nhỏ nhất về dân số, có ngân sách 1.5 triệu dollars.
Như thế, mỗi năm các giáo phận Hoa Kỳ chi tiêu ước chừng 2 tỷ dollars. Phần lớn chi cho việc điều hành các phòng sở khác nhau tại trụ sở chính của giáo phận, như tòa hôn phối và phòng nhân viên, và trả lương cho các viên chức của giáo phận. Trong một số trường hợp, các giáo phận còn phải trợ cấp cho các giáo xứ và trường học gặp khó khăn về ngân sách.
Trong thập niên qua, nền tài chánh của giáo phận tại một số nơi trên thế giới gặp nhiều khó khăn, do hai nhân tố sau đây: cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục và việc suy thoái kinh tế hoàn cầu. Ở Hoa Kỳ, ước lượng hiện nay là: các giáo phận Công Giáo, các dòng tu và các cơ quan bảo hiểm họ đã chi ra gần 3 tỷ dollars để thanh thỏa các vụ kiện lạm dụng tình dục. Khi cuốn sách này đang được viết ra, 8 giáo phận Hoa Kỳ đã nạp đơn xin được che chở vì phá sản do chi phí kiện cáo lạm dụng tình dục và bồi thường: đó là các giáo phận Portland (Oregon), San Diego, Tucson, Davenport, Spokane, Fairbanks, Wilmington, và Milwaukee. Năm 2007, tổng giáo phận Los Angeles thoả thuận một khoản bồi thường lớn nhất lên đến 600 triệu dollars. Một số giáo phận buộc phải bán tài sản, giảm bớt nhân viên, hoặc giảm chi tiêu để có thể trang trải chi phí của các vụ tai tiếng tình dục. Nhưng cùng một lúc, phần lớn các cuộc nghiên cứu cũng cho thấy: các vụ tai tiếng này không làm cho phần lớn người Công Giáo ngưng việc quyên góp cho Giáo Hội. Hồi tháng Năm, năm 2010, tức lúc cao điểm nhất của các phúc trình về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục này, một cuộc thăm dò của CBS News/New York Times cho thấy 80 phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ nói rằng cuộc khủng hoảng này không ảnh hưởng gì tới sự sẵn lòng quyên góp của họ.
Việc suy thoái hoàn cầu bắt đầu từ năm 2008 có gây thiệt hại tới việc quyên tiền cho các chính nghĩa bác ái và các nhóm vô vị lợi nói chung, trong đó, có Giáo Hội Công Giáo. Cuộc nghiên cứu của Đại Học Villanova cho thấy giữa các năm 2008 và 2010, hơn một nửa các giáo xứ Công Giáo ở Hoa Kỳ bị giảm tiền dâng cúng do bầu khí kinh tế nói chung gây ra, và việc suy giảm này dĩ nhiên ảnh hưởng tới các đóng góp cho giáo phận. Như luôn xẩy ra, các tổ chức tôn giáo như Giáo Hội Công Giáo rõ ràng vượt qua sóng gió tốt hơn mọi tổ chức khác trong khu vực vô vị lợi. Một cuộc nghiên cứu năm 2010 của Giving USA cho thấy các đóng góp bác ái nói chung giảm đi 3.6 phần trăm từ năm 2008 tới năm 2010, nhưng tiền dâng cúng cho các nhóm tôn giáo chỉ giảm non 1 phần trăm.
Ai quản lý các ngân qũy của giáo phận?
Xét cho cùng, vị giám mục có thẩm quyền tối cao trong giáo phận của ngài, với thật ít giám sát và duyệt xét từ bên ngoài. Không như các công ty, những định chế phải cung cấp các báo cáo tài chánh cho Ủy Ban Chứng Khoán và Hối Đoái (Securities and Excanges Commission), một giáo phận không bị luật buộc phải chịu sự kiểm soát tài chánh từ bên ngoài. Ở Hoa Kỳ, các giáo phận nhỏ thường đệ trình việc thanh lý hàng năm lên vị tổng giám mục ở giáo tỉnh của mình, còn các vị tổng giám mục thì thường đệ trình việc thanh lý của mình cho nhau. Nhiều giáo phận cũng cho đăng tải các cuộc thanh lý lên trang mạng của mình, và cung cấp các bản báo cáo tài chánh cuối năm để đăng lên các tờ báo của giáo phận hay gửi cho các giáo xứ. Tuy nhiên, nói chung, các giáo phận phần lớn tự kiểm soát lấy các ngân qũy do mình quản lý. Phần lớn các giáo phận ở Hoa Kỳ đăng ký theo dân luật như là một “tập đoàn đơn độc” (corporation sole) nghĩa là một thực thể pháp lý chỉ bao gồm một văn phòng, trong đó, thẩm quyền nằm ở một người duy nhất, trong trường hợp này, là giám mục giáo phận.
Giáo luật đòi mỗi giáo phận phải có một hội đồng tài chánh, với ít nhất ba thành viên với nhiệm kỳ 5 năm. Bộ giáo luật phác họa các chức năng của hội đồng này như sau:
• Chuẩn bị ngân sách hàng năm của giáo phận;
• Xem xét phúc trình thu nhập và chi tiêu hàng năm hay việc thanh lý hàng năm;
• Cố vấn Đức Giám Mục về việc bổ nhiệm (và nếu cần, bãi nhiệm) viên chức tài chánh của giáo phận;
• Phụ giúp Đức Giám Mục trong việc duyệt xét các báo cáo hàng năm do các quản trị viên giáo phận chuẩn bị liên quan tới phòng sở của họ;
• Cố vấn cho Đức Giám Mục về các đầu tư địa ốc và tài chánh;
• Chấp thuận, trên một số tiền được ấn định trước, việc “chuyển nhượng tài sản” (alienation of property), một thuật ngữ của giáo luật chỉ bất cứ quyết định nào đặt tài sản của giáo phận vào thế rủi ro, như bán chúng đi hay cầm cố chúng. Ở Hoa Kỳ, mức tối đa là 1 triệu dollars đối với các giáo phận có hơn 500,000 tín hữu Công Giáo, và 500,000 dollars đối với các giáo phận nhỏ hơn.
Dù các điều khoản trên nhằm đem lại cho các hoạt động tài chánh của Giáo Hội nguyên tắc kiểm soát và cân bằng, các thành viên của hội đồng tài chánh thẩy đều do Đức Giám Mục bổ nhiệm và Đức Giám Mục hay vị đại diện ngài chủ tọa bộ phận này. Nói cho công bằng, phần lớn các giám mục coi trọng việc cần tới tài chuyên môn và kiểm phẩm từ bên ngoài. Ở Hoa Kỳ, gần như 90 phần trăm các hội đồng tài chánh giáo phận có ít nhất một kế toán viên có bằng cấp công cộng (certified public accountant), và gần như 70 phần trăm có một giám đốc ngân hàng. Thế nhưng, theo giáo luật, không điều gì có thể ngăn cản vị giám mục chỉ cử nhiệm vào hội đồng tài chánh những người sẵn sàng tuân thủ các quyết định của ngài, thay vì cử nhiệm những người vô tư, khách quan.
Những ai có tiền thực sự trong Giáo Hội Công Giáo?
Để bắt đầu, thiển nghĩ nên biết rõ những ai không có tiền thực sự: đó là các cơ cấu chính thức như các giáo xứ và giáo phận. Muốn hiểu điều này, một số so sánh sau đây là điều hữu ích:
Mười Đại Học Công Giáo lớn nhất ở Hoa Kỳ, căn cứ vào số sinh viên ghi danh, là DePaul, St John, Đại Học Loyola Chicago, Saint Louis, Georgetown, Boston College, Fordham, Villanova, Notre Dame, và Marquette. Năm 2011, ngân sách điều hành của các đại học này cộng lại là 6 tỷ 270 triệu dollars. Như thế, 10 trường này đã chi tiêu tới 2 phần 3 tổng số chi của 17,000 giáo xứ, và 3 lần nhiều hơn các giáo phận khắp nước. Theo Hiệp Hội Các Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo, tại Hoa Kỳ có 251 định chế Công Giáo thuộc cấp giáo dục cao đẳng có quyền cấp bằng cử nhân. Về tài chánh mà nói, phần lớn chỉ là những củ khoai nhỏ, nhưng tổng số tài sản của chúng dễ dàng vượt xa các cơ cấu thuộc định chế chính thức.
Còn về các bệnh viện, chỉ một hệ thống Công Giáo mà thôi là Ascension Health, hệ thống lớn nhất của cả nước, với 1,400 địa điểm thuộc 21 tiểu bang và Quận Colombia, đã có thu nhập 15 tỷ dollars trong năm 2011, vượt xa thu nhập của mọi giáo xứ trong cả nước cộng lại. Có tất cả 56 hệ thống chăm sóc sức khỏe Công Giáo ở Hoa Kỳ, và năm 2010, Hiệp Hội Y Tế Công Giáo tường trình rằng tổng số chi tiêu của họ là 98 tỷ 600 triệu dollars. Con số này gần gấp 10 lần tổng số chi của các giáo xứ, và gần gấp 50 lần tổng số chi của các giáo phận.
Năm 2010, Catholic Charities USA, một trong các mạng lưới bác ái tư ở Hoa Kỳ, có thu nhập 4 tỷ 670 triệu dollars, trong đó, 2 tỷ 900 triệu dollars xuất phát từ chính phủ, phần còn lại là do các đóng góp tư. Nói cách khác, một mình cơ quan bác ái này thu được nhiều ngân khoản từ các qũy công cộng hơn số tiền chi tiêu của mọi giáo phận trong nước cộng lại.
Điều cốt yếu muốn nói ở đây là: có tiền bạc thực đấy trong Giáo Hội Công Giáo, nhưng nếu bạn muốn tìm ra những chỗ vai vế hay cự phách về tiền bạc, thì thường không phải là các vị giám mục.
Đâu là sự thật về sự giầu có của Vatican?
Trong các mẩu huyền thoại bao quanh Vatican, có lẽ không mẩu nào có sức lôi cuốn lâu dài bằng các mẩu nói đến sự giầu có khiếp đảm của nó. Nếu không biết gì về lịch sử Vatican, thì chỉ mới thoáng thấy vẻ tráng lệ của Nhà Thờ Thánh Phêrô, hay các bức bích họa của Rafael trang hoàng các bức tường trong Tông Điện, hay bức tranh hùng vĩ của Michelangelo vẽ cảnh phán xét sau cùng ở Nhà Nguyện Sistine cũng đủ để thuyết phục bất cứ người nào rằng nơi đây ắt phải có két tiền to lắm. Thực tế không phải như thế.
Theo tiêu chuẩn có tính ước lệ, Vatican không phải là nhà giầu. Năm 2010, Vatican có số thu nhập khoảng 308 triệu dollars và tổng số chi vào khoảng 300 triệu dollars. Con số sau chỉ hơn hai lần một chút tổng chi phí điều hành các cơ sở trung ương của tổng giáo phận Chicago mà thôi, nếu muốn lấy đó là điểm qui chiếu, nhưng so với ngân sách hàng năm của Đại Học Notre Dame, thì nó kém tới gần 4 lần! Nói cách khác, trường này có thể trả thay cho Vatican 4 lần mỗi năm mà vẫn còn dư để sắm quần áo đồng phục cho đội banh của mình! Nếu lại đi vào thế giới kinh doanh, thì riêng Microsoft, năm 2011, cũng đã có ngân sách điều hành gần 27 tỷ dollars và tổng thu nhập gần 70 tỷ dollars. Điểm chính ở đây là: ngay trên bàn cân của các định chế vô vị lợi cỡ lớn, chứ chưa nói tới các định chế kiếm lợi, Vatican đã không hề có chỗ đứng rồi.
Sở dĩ Vatican có thể hoạt động được với một số tiền tương đối nhỏ như thế, so với tiêu chuẩn các định chế lớn trên hoàn cầu, là bởi hai lý do. Lý do thứ nhất, lực lượng lao động của nó tương đối nhỏ; như đã ghi nhận trên đây, có 2,200 nhân viên trong Giáo Triều Rôma, tức cơ quan quản trị trung ương của Đạo Công Giáo, để lo toan công việc cho một Giáo Hội với số tín hữu lên đến 1 tỷ 2 khắp thế giới. Thứ hai, Vatican trả lương nhân viên không cao lắm. Một giới chức trung cấp trong Giáo Triều Rôma may mắn lắm mới lãnh được 18,000 dollars tiền lương một năm, bất chấp phải đảm nhiệm một công việc có tay nghề mà trong giới kinh doanh, việc đòi tới sáu con số tiền lương hàng năm là chuyện thường, cả giới công chức chính phủ cũng thế. Đã đành, hầu hết các viên chức này là linh mục hay tu sĩ, những người có lối sống đơn giản, nhưng vấn đề vẫn là: giống nhiều định chế vô vị lợi, chi phí lớn nhất của Vatican là lương bổng và sở dĩ Tòa Thánh giữ cho chi phí thấp là nhờ trả lương không cao.
Còn về việc tiền bạc do đâu mà có, thì Tòa Thánh có ba nguồn thu nhập chính:
• Đầu tư và hoạt động tài chánh, một phần gồm các khoản kiếm được nhờ số tiền trả một lần của chính phủ Ý năm 1922 để bồi thường việc Tòa Thánh mất các lãnh thổ giáo hoàng. (các khoản tiền kiếm được nhờ đầu tư hàng năm được ước lượng vào khoảng từ 90 tới 100 triệu dollars).
• Các khoản kiếm được nhờ cổ phần địa ốc, trong đó, có tiền cho thuê các căn hộ và các tòa nhà của Tòa Thánh tại Rôma và nhiều nơi khác ở Ý.
• Tiền đóng góp của các giáo phận, các tổ chức Công Giáo, và các cá nhân.
Phần lớn ngân sách hàng năm của Vatican là nhờ nguồn thứ ba vừa kể. Mỗi giáo xứ được yêu cầu đóng góp để trang trải các chi phí của giáo phận thế nào, thì mỗi giáo phận khắp thế giới cũng được yêu cầu đóng góp chút ít cho Tòa Thánh như vậy. Khắp thế giới có chưa tới 3,000 giáo phận thuộc đủ mọi quyền tài phán trong Giáo Hội. Điều 1271 Bộ Giáo Luật buộc các giám mục gửi tiền về Tòa Thánh “vì mối dây hợp nhất và bác ái của họ”.
Ngoài ngân sách hàng năm, Tòa Thánh còn có một “gia sản” (patrimony), gần như tương đương với điều các định chế vô vị lợi ở Hoa Kỳ gọi là “endowment” (của hiến tặng), nghĩa là các tài sản để riêng ra cho những ngày mưa gió thay vì được dùng cho các chi phí điều hành. Gia sản này bao gồm các tài sản đất đai, các danh mục cổ phần hay cổ phiếu, và bất cứ tài sản luẩn chuyển nào được để riêng ra. Năm 2010, trị giá của gia sản này được ước tính vào khoảng 1 tỷ dollars. (Tổng tài sản được phúc trình của Vatican là gần 2 tỷ dollars, nhưng cần trừ đi các khoản nợ và chi phí điều hành). Để thấy rõ bối cảnh, của hiến tặng của Đại Học Havard được đánh giá khoảng 32 tỷ dollars trong cùng năm 2010, biến nó thành gần như lớn hơn gia sản của Vatican tới 30 lần!
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét