Một năm sau Niềm Vui Yêu Thương (tiếp theo)
Vũ Văn An
Âm thầm hay công khai
Đúng là chúng ta không biết hết mọi sự. Nhưng việc Đức Phanxicô từ khước minh xác các điều bị nghi ngại trong tông huấn của ngài vẫn tiếp tục gây thắc mắc ngỡ ngàng.
Đức Ông Nicola Bux, một giáo sư thần học và là một cố vấn phụng vụ của Tòa Thánh gần đây cho rằng các nghi ngại của bốn vị Hồng Y là dấu chỉ sự thừa nhận thừa tác vụ của Phêrô vì nó yêu cầu được Đức Giáo Hoàng minh xác, củng cố niềm tin. Thành thử nó chính đáng theo giáo luật.
Hơn nữa, nó được sự hưởng ứng của giáo dân và giáo sĩ khắp nơi, không phải chỉ của Âu Châu mà của quốc tế, những người theo giáo luật (điều 212, tiết 3) có quyền và bổn phận phát biểu ý kiến với các mục tử.
Thành thử không nên lấy làm chướng tai gai mắt bởi các nghi ngại này. Theo Đức Ông Bux, Đức Giáo Hoàng có thể triệu 4 vị Hồng Y (nay chỉ còn 3) chung quanh một chiếc bàn và nói với họ một cách huynh đệ, chứ không xúc cảm, với lý chứng đức tin và lý lẽ. Các phản ứng thù nghịch, đến độ qủy quái hóa họ và đe dọa họ, chỉ cho thấy mình đầy xúc cảm, lên mặt dạy đời và tức giận.
Đức Ông Bux tự hỏi: há họ không mong muốn “một Giáo Hội đối thoại” đó hay sao? những người nhờ có dịp may trở thành “những kẻ bảo giáo hoàng” (papists) trong khi ở quá khứ họ không từ bất cứ lời chỉ trích nào đối với các vị tiền nhiệm…
Đối với việc đáng lẽ nên âm thầm nêu nghi ngại mới đúng, Đức Ông Bux cho hay đúng là trong Tin Mừng, Chúa Giêsu có nói tới tiến trình sau khi coram duobus vel tribus testibus (trước sự hiện diện của 2 hay 3 người chứng) mà không thành thì mới nên dic ecclesiae (nói cho cả cộng đồng Giáo Hội) (xem Mt 18: 15-17). Nhưng với một tai tiếng và lạc giáo công khai, thì việc sửa sai không thể là gì khác hơn là công cộng. Đó là điều hai thánh Phêrô và Phaolô đã tiến hành ở Công Đồng Giêrusalem (xem Gl 2:11). Mà nghi ngại đã công khai thì trả lời cũng phải công khai.
Đẩy đến cực đoan, Đức Ông Bux cho rằng cuộc khủng hoảng không được giải quyết công khai này sẽ dẫn tới ly giáo trên thực tế: một thứ tư duy không Công Giáo sẽ lọt vào Giáo Hội, một tư duy coi Thánh Lễ chỉ là 1 bữa tiệc chứ chủ yếu không phải là 1 lễ hy sinh, hôn nhân như một hành vi nhân bản chứ không còn là một bí tích bất khả tiêu, nói tới tội lỗi và ơn thánh là điều lỗi thời, một tư duy rao giảng nền luân lý thương xót không cần hồi tâm và thống hối… “Há đây không phải là cách thanh toán Giáo Hội hay sao?”
Nhưng không riêng Đức Phanxicô giữ im lặng, mà Đức Bênêđíctô XVI cũng đang giữ hết sức im lặng. Ký giả Steve Skojec, ngày 13 tháng Tư năm 2017 cho hay: Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng hưu trí và đứng đầu phủ Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, nói rằng Đức Giáo Hoàng Hưu Trí “đọc Niềm Vui Yêu Thương cách thấu đáo, ghi nhận các tranh cãi chung quanh văn kiện và cách nó được mang ra thi hành, nhưng không hề bình luận gì về nó”.
Thực ra, sự im lặng của Đức Phanxicô, theo linh mục de Sousa, trong bài “Tranh luận ‘Niềm Vui Yêu Thương’: một cái nhìn về phía trước” (Debating ‘Amoris Laetitia’: A Look Ahead) còn có một phương diện khác đáng lưu ý như sau:
Ai cũng biết Niềm Vui Yêu Thương trích dẫn rất nhiều văn kiện của huấn quyền, nhưng lại phớt lờ, nghĩa là hoàn toàn im lặng đối với thông điệp rất quan trọng của Thánh Gioan Phaolô II là Thông Điệp Veritatis Splendor. Niềm Vui Yêu Thương coi Veritatis Splendor như chưa hề hiện hữu!
Khốn nỗi, 4 trong 5 điều nghi ngại của 4 vị Hồng Y là về Veritatis Splendor! Thành thử, đã im lặng, không nhắc gì tới Veritatis Splendor ở Niềm Vui Yêu Thương, thì lẽ dĩ nhiên cũng phải im lặng không trả lời trực tiếp các nghi ngại.
Không phải Đức Phanxicô mà thôi, hai Thánh Bộ đáng lý ra phải lên tiếng để giải thích Niềm Vui Yêu Thương, nhưng đã không làm thế, đó là Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và Thánh Bộ Phụng Thờ Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích.
Và ngoại trừ một số giám mục ở Malta, Á Căn Đình, Đức Quốc và Hoa Kỳ giải thích Niềm Vui Yêu Thương nghiêng về phía cho phép những người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ, phần đông các giám mục thế giới cũng im lặng, như thể chương 8 của Niềm Vui Yêu Thương không hề hiện hữu.
Trong khi ấy, những cộng sự viên thân tín của Đức Phanxicô không ngại lớn tiếng chỉ trích những người muốn được soi sáng. Linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro dùng twitter (sao giống Trump vậy, dù Sparado chẳng mấy thích Trump!) hót rằng những người nêu nghi ngại là “nhằm gây khó khăn và chia rẽ”, chứ không hẳn “tìm các câu trả lời với lòng thành thực”.
Austen Ivereigh, người viết tiểu sử Đức Phanxicô, đi xa hơn, gọi những người nêu câu hỏi không biết Niềm Vui Yêu Thương có mâu thuẫn với Veritatis Splendor không là “những kẻ bất đồng… dám nghi vấn tính hợp pháp của triều giáo hoàng”.
Nhưng họ đâu có nêu được luận điểm thuyết phục nào để cho rằng Niềm Vui Yêu Thương không đi ngược lại Veritatis Splendor mà chỉ biết nại tới thẩm quyền, chứng tỏ một chiến thuật chính trị cận thị.
Thực ra, các nghi ngại của 4 vị Hồng Y không thể bị coi là “thiếu thành thực”. Ngày 14 tháng Giêng năm 2017, nói với tờ báo Ý Il Foglio, Đức Hồng Y Caffarra, một trong 4 vị Hồng Y này cho biết: “chúng được suy nghĩ rất lâu, cả hàng tháng trời… Riêng tôi, chúng còn là đề tài cho lời cầu nguyện dài của tôi trước Bí Tích Cực Thánh”.
Về lý do ra công khai, Đức Hồng Y Caffarra cho hay: vì lòng kính trọng Đức Giáo Hoàng, các vị đã âm thầm đệ trình các nghi ngại lên Đức Phanxicô; các ngài chỉ phổ biến chúng công khai “khi chúng tôi biết chắc Đức Thánh Cha sẽ không trả lời. Chúng tôi giải thích sự im lặng này như việc cho phép tiếp tục cuộc thảo luận thần học. Và, hơn nữa, vấn đề này liên hệ cách sâu xa tới cả huấn quyền của các giám mục lẫn đời sống của tín hữu”.
Nhân dịp này Đức Hồng Y Caffarra quả quyết rằng sự chia rẽ trong Giáo Hội “là nguyên nhân của lá thư, chứ không phải hiệu quả của nó”.
Muốn nắm vững điểm vừa kể, nên đọc bài “Cha Murray nói về 1 năm sau ‘Niềm Vui Yêu Thương’: tình thế của vấn đề” của Linh Mục John Zuhlsdorf. Bài này mô tả tình hình như sau: “Ta có sự im lặng của Đức Giáo Hoàng đối với các nghi ngại; Đức Giáo Hoàng chấp thuận bản nháp lời tuyên bố của một nhóm giám mục Á Căn Đình thuộc vùng Rio de la Plata nhằm cho phép các người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ; lời quả quyết của Đức Hồng Y Müller rằng những người đang sống trong trạng thái ngoại tình không thể rước lễ; tờ báo riêng của Đức Giáo Hoàng, tức L’Osservatore Romano, cho đăng tuyên bố của các giám mục Malta nói rằng các cặp đang sống trong cuộc hôn nhân bất thành sự thứ hai có thể rước lễ nếu lương tâm họ bình an với quyết định đó; lời tái khẳng định của các giám mục Ba Lan rằng giáo huấn và kỷ luật công bố trong Familiaris Consortio của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II không thay đổi, và chỉ những cặp hôn nhân dân sự nào chịu sống như anh trai em gái mới được rước lễ; Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cũng đồng ý như thế; trong khi các giám mục Bỉ và Đức đồng ý với các giám mục Malta và Rio del La Plata, Á Căn Đình”.
Tóm lại, không phải chỉ là chia rẽ mà còn là một hỗn độn phi thần thánh (unholy mess): điều là tội ở Ba Lan đã trở thành tốt ở Đức, điều bị cấm ở Philadelphia đã thành được phép ở Malta.
Diễn trình sửa sai công khai
Chính vì thế, Đức Hồng Y Burke công khai tuyên bố sẽ “sửa sai” Đức Phanxicô. Ngày 16 tháng Tám vừa qua, trong một cuộc phỏng vấn mới của tờ The Wanderer, ngài cho rằng: vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô quyết định không trả lời câu hỏi rằng liệu tông huấn Niềm Vui Yêu Thương của ngài có phù hợp với giáo huấn Công Giáo hay không, nên “một sự sửa sai” về cách giáo huấn của ngài đi trệch ra ngoài đức tin Công Giáo là “điều cần thiết”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, ngài cho biết diễn trình sửa sai rất đơn giản: “một đàng, ta sẽ trình bầy rõ giáo huấn của Giáo Hội; đàng khác, ta sẽ xác định điều Đức Giáo Hoàng thực sự dạy. Nếu có sự mâu thuẫn, Đức Giáo Hoàng sẽ được mời gọi làm cho giáo huấn riêng của ngài phù hợp trong sự vâng lời Chúa Kitô và Huấn Quyền Giáo Hội”.
Người ta tin rằng khi sửa sai như trên, các vị Hồng Y “nghi ngại” sẽ trả lời 5 câu hỏi của các ngài như sau:
1. Theo các quả quyết của Niềm Vui Yêu Thương (các số 300-305), một cặp thường xuyên ngoại tình có được ban ơn xá tội và được rước lễ không? KHÔNG.
2. Với việc công bố Niềm Vui Yêu Thương, (xem số 304), người ta có còn phải coi là có giá trị giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II trong Veritatis Splendor rằng có “những qui phạm luân lý tuyệt đối ngăn cấm các hành vi xấu từ trong nội tại và có tính trói buộc, không hề có luật trừ?” CÓ.
3. Sau Niềm Vui Yêu Thương (số 301), ta còn có thể quả quyết rằng việc thường xuyên ngoại tình là “một hoàn cảnh khách quan của tội nặng thường xuyên không?”. CÓ.
4. Sau các quả quyết của Niềm Vui Yêu Thương (số 302), các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Veritatis Splendor có còn giá trị không khi dạy rằng “các hoàn cảnh hay ý hướng không bao giờ có thể biến đổi một hành vi xấu từ trong nội tại, nhờ đối tượng của nó, thành một hành vi tốt hay có thể bảo vệ như một chọn lựa ‘về phương diện chủ quan’?”. CÓ.
5. Sau Niềm Vui Yêu Thương (số 303), người ta có còn cần coi là có giá trị giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II trong thông điệp Veritatis Splendor khi nó “loại bỏ lối giải thích có tính sáng tạo về vai trò của lương tâm và nhấn mạnh rằng lương tâm không bao giờ được phép hợp pháp hóa các trường hợp trừ thành những qui phạm luân lý tuyệt đối ngăn cấm các hành vi xấu từ trong nội tại căn cứ vào đối tượng của chúng?”. CÓ.
Nhân dịp này, Đức Hồng Y Burke bác bỏ ý niệm ly giáo. Ngài bảo “Người ta nói tới một ly giáo trên thực tế. Tôi tuyệt đối chống lại bất cứ loại ly giáo chính thức nào, ly giáo không bao giờ đúng cả”.
“Tuy nhiên, người ta có thể sống trong một trạng thái ly giáo nếu giáo huấn của Chúa Kitô bị bác bỏ. Chữ thích đáng hơn có thể là chữ được Đức Mẹ dùng trong Sứ Điệp Fatima: bỏ đạo (apostasy). Có thể có việc bỏ đạo trong Giáo Hội và việc này, thực sự, là điều đang diễn ra. Về việc bỏ đạo, Đức Mẹ cũng nói tới sự thất bại của các mục tử trong việc đem Giáo Hội tới sự hợp nhất”.
Thay đổi giáo luật để sửa sai các sai lầm của Đức Giáo Hoàng
Cùng lúc với lời phát biểu trên đây của Đức Hồng Y Burke, một nhà thần học nổi tiếng đã đưa ra đề nghị cải tổ bộ giáo luật để có thể xác định các sai lầm tín lý của một vị giáo hoàng.
Đó là linh mục Aidan Nichols, Dòng Đa Minh, một tác giả viết rất nhiều và hiện giảng dạy tại Oxford và Cambridge cũng như Angelicum ở Rôma. Cha cho rằng tông huấn Niềm Vui Yêu Thương của Đức Phanxicô dẫn ta tới một tình thế “cực kỳ nghiêm trọng”.
Cha Nichols đề nghị: vì các tuyên bố của Đức Giáo Hoàng về các vấn đề hôn nhân và luật luân lý, Giáo Hội cần “một thủ tục để đem một vị giáo hoàng giảng dạy các sai lạc vào trật tự”.
Cha Nichols nói như trên tại một hội nghị thường niên ở Cuddesdon của một hội đại kết, tức Hội Giao Hảo Thánh Alban và Thánh Sergius, mà thính giả đa số không phải Công Giáo.
Ngài nói: diễn trình luật pháp sẽ “cản ngăn các vị giáo hoàng không có bất cứ xu hướng ương ngạnh tín lý hay xao lãng nào” và các ngài phải trả lời một số “lo lắng đại kết” của người Anh Giáo, Chính Thống và những người khác, những người vốn sợ vị giáo hoàng có toàn quyền áp đặt bất cứ giáo huấn nào.
Cha nói thêm: “Quả thực, rất có thể cuộc khủng hoảng hiện nay của huấn quyền Rôma được Chúa Quan Phòng dùng để kêu gọi người ta lưu ý tới các giới hạn của tối thượng quyền về phương diện này”.
Trước đây, Cha Nichols là một trong số 45 linh mục ký lá thư gửi Hồng Y đoàn yêu cầu có sự minh xác của Đức Giáo Hoàng để loại bỏ các lối giải thích lạc giáo và sai lầm đối với tông huấn của ngài.
Dịp này, cha bác bỏ nhận định cho rằng Đức Phanxicô xao lãng nhiệm vụ vì có tường trình cho hay Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có đề nghị một số sửa sai đối với Niềm Vui Yêu Thương, nhưng bị làm ngơ.
Về mưu toan chính thức sửa sai của Đức Hồng Y Raymond Burke, Cha Nichols cho hay: cả Bộ Giáo Luật Tây Phương cũng như Bộ Giáo Luật Đông Phương đều không có thủ tục nào “để tìm hiểu trường hợp một vị giáo hoàng bị nghi ngờ dạy điều sai lầm về tín lý, càng không có dự liệu xử án nào”.
Cha Nichols cho rằng giáo luật vốn có truyền thống nói rằng “tòa thứ nhất không bị ai phán kết cả”. Nhưng ngài nói Công Đồng Vatican I đã giới hạn quyền vô ngộ của Đức Giáo Hoàng giúp “Giáo Hội Công Giáo Rôma không có chủ trương cho rằng vị giáo hoàng không có khả năng dẫn người ta ra sai lạc bằng giáo huấn sai lầm trong tư cách 1 tiến sĩ công cộng".
“Ngài có thể là chánh án thượng thẩm tối cao của Thế Giới Kitô Giáo… nhưng điều này không làm ngài được miễn khỏi việc phạm các sai lầm lớn về tín lý…” Chính vì vậy, giáo luật nên được phép đưa ra một thủ tục chính thức để tìm hiểu xem liệu một vị giáo hoàng có giảng dạy sai lầm hay không.
Cha Nichols cho rằng có nguy cơ ly giáo, nhưng khó xẩy ra và dù sao chưa tức khắc bằng nguy cơ lạc giáo luân lý. Quan điểm của Niềm Vui Yêu Thương, nếu không được sửa sai, “càng ngày càng được coi ít nhất như một ý kiến thần học có thể chấp nhận được. Và điều này gây nhiêu tai hại không dễ gì sửa chữa được”.
Nhà giáo luật học người Mỹ Edward Peters, tuy ca ngợi sự uyên bác của Cha Nichols, nhưng dè chừng trước đề nghị của ngài. Theo ông, dù Bộ Giáo Luật là công trình của con người, nhưng một số điều khoản của nó đặt nền trên thiên luật, nên khó có thể tu chính, đó là trường hợp điều 331 về thẩm quyền trọn vẹn và tối cao của Giám Mục Rôma và điều 1404 về việc Tòa Thánh được miễn nhiễm không bị phán kết. Các điều khoản này là tuân theo quyết định của Chúa muốn để Phêrô và các vị kế nhiệm ngài được tự do hành động theo nhận định của các ngài trong việc hướng dẫn Giáo Hội, nghĩa là các điều khoản này, vì hỗ trợ cho một quyền tự do được chính Thiên Chúa qui định, nên không thể bị hủy bỏ dù các vị giáo hoàng lạm dụng quyền tự do này.
Nhưng lẽ dĩ nhiên, theo Peters, quyền tự do của Phêrô có giới hạn vì nó được ban không phải để vị giáo hoàng có thể làm những việc như ăn cắp tài sản của Giáo Hội hay ve vãn các lý thuyết thần học nguy hại, mà đúng hơn để phục vụ nhu cầu của Giáo Hội và quyền của tín hữu được có sự chắc chắn và liên tục trong việc Đạo Công Giáo làm chứng cho các giáo huấn của Chúa Kitô.
Chứng cớ giáo luật cho thấy sự giới hạn trên có thể là điều 336 là điều thừa nhận giám mục đoàn cũng là chủ thể của thẩm quyền trọn vẹn và tối cao trong Giáo Hội. Đây là một điều mầu nhiệm, khó hiểu vì làm thế nào trong Giáo Hội lại có đến hai thẩm quyền trọn vẹn và tối cao. Tuy nhiên đây là một dữ kiện Giáo Hội học mà ta phải tính đến chứ không thể bị bỏ qua.
Ngoài ra, theo Peters còn một định chế khác không kém phần quan trọng là Thánh Truyền. Mà truyền thống, như chính Cha Nichols từng nói, vốn coi: Các vị Giáo Hoàng là Nhà Làm Luật của giáo luật, nên cơ may có một nhà làm luật nào đó viết ra một đạo luật chống lại ngài quả là điều hết sức mong manh. Nhưng truyền thống cũng đã có trường hợp Đức Honorius. Nhưng Đức Honorius chỉ bị một vị giáo hoàng sau đó kết án mà thôi. Thành thử, chính Cha Nichols cũng nghĩ là việc điều tra các sai lầm của một vị giáo hoàng chỉ nên diễn ra sau khi ngài đã qua đời!
Đúng là chúng ta không biết hết mọi sự. Nhưng việc Đức Phanxicô từ khước minh xác các điều bị nghi ngại trong tông huấn của ngài vẫn tiếp tục gây thắc mắc ngỡ ngàng.
Đức Ông Nicola Bux, một giáo sư thần học và là một cố vấn phụng vụ của Tòa Thánh gần đây cho rằng các nghi ngại của bốn vị Hồng Y là dấu chỉ sự thừa nhận thừa tác vụ của Phêrô vì nó yêu cầu được Đức Giáo Hoàng minh xác, củng cố niềm tin. Thành thử nó chính đáng theo giáo luật.
Hơn nữa, nó được sự hưởng ứng của giáo dân và giáo sĩ khắp nơi, không phải chỉ của Âu Châu mà của quốc tế, những người theo giáo luật (điều 212, tiết 3) có quyền và bổn phận phát biểu ý kiến với các mục tử.
Thành thử không nên lấy làm chướng tai gai mắt bởi các nghi ngại này. Theo Đức Ông Bux, Đức Giáo Hoàng có thể triệu 4 vị Hồng Y (nay chỉ còn 3) chung quanh một chiếc bàn và nói với họ một cách huynh đệ, chứ không xúc cảm, với lý chứng đức tin và lý lẽ. Các phản ứng thù nghịch, đến độ qủy quái hóa họ và đe dọa họ, chỉ cho thấy mình đầy xúc cảm, lên mặt dạy đời và tức giận.
Đức Ông Bux tự hỏi: há họ không mong muốn “một Giáo Hội đối thoại” đó hay sao? những người nhờ có dịp may trở thành “những kẻ bảo giáo hoàng” (papists) trong khi ở quá khứ họ không từ bất cứ lời chỉ trích nào đối với các vị tiền nhiệm…
Đối với việc đáng lẽ nên âm thầm nêu nghi ngại mới đúng, Đức Ông Bux cho hay đúng là trong Tin Mừng, Chúa Giêsu có nói tới tiến trình sau khi coram duobus vel tribus testibus (trước sự hiện diện của 2 hay 3 người chứng) mà không thành thì mới nên dic ecclesiae (nói cho cả cộng đồng Giáo Hội) (xem Mt 18: 15-17). Nhưng với một tai tiếng và lạc giáo công khai, thì việc sửa sai không thể là gì khác hơn là công cộng. Đó là điều hai thánh Phêrô và Phaolô đã tiến hành ở Công Đồng Giêrusalem (xem Gl 2:11). Mà nghi ngại đã công khai thì trả lời cũng phải công khai.
Đẩy đến cực đoan, Đức Ông Bux cho rằng cuộc khủng hoảng không được giải quyết công khai này sẽ dẫn tới ly giáo trên thực tế: một thứ tư duy không Công Giáo sẽ lọt vào Giáo Hội, một tư duy coi Thánh Lễ chỉ là 1 bữa tiệc chứ chủ yếu không phải là 1 lễ hy sinh, hôn nhân như một hành vi nhân bản chứ không còn là một bí tích bất khả tiêu, nói tới tội lỗi và ơn thánh là điều lỗi thời, một tư duy rao giảng nền luân lý thương xót không cần hồi tâm và thống hối… “Há đây không phải là cách thanh toán Giáo Hội hay sao?”
Nhưng không riêng Đức Phanxicô giữ im lặng, mà Đức Bênêđíctô XVI cũng đang giữ hết sức im lặng. Ký giả Steve Skojec, ngày 13 tháng Tư năm 2017 cho hay: Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng hưu trí và đứng đầu phủ Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, nói rằng Đức Giáo Hoàng Hưu Trí “đọc Niềm Vui Yêu Thương cách thấu đáo, ghi nhận các tranh cãi chung quanh văn kiện và cách nó được mang ra thi hành, nhưng không hề bình luận gì về nó”.
Thực ra, sự im lặng của Đức Phanxicô, theo linh mục de Sousa, trong bài “Tranh luận ‘Niềm Vui Yêu Thương’: một cái nhìn về phía trước” (Debating ‘Amoris Laetitia’: A Look Ahead) còn có một phương diện khác đáng lưu ý như sau:
Ai cũng biết Niềm Vui Yêu Thương trích dẫn rất nhiều văn kiện của huấn quyền, nhưng lại phớt lờ, nghĩa là hoàn toàn im lặng đối với thông điệp rất quan trọng của Thánh Gioan Phaolô II là Thông Điệp Veritatis Splendor. Niềm Vui Yêu Thương coi Veritatis Splendor như chưa hề hiện hữu!
Khốn nỗi, 4 trong 5 điều nghi ngại của 4 vị Hồng Y là về Veritatis Splendor! Thành thử, đã im lặng, không nhắc gì tới Veritatis Splendor ở Niềm Vui Yêu Thương, thì lẽ dĩ nhiên cũng phải im lặng không trả lời trực tiếp các nghi ngại.
Không phải Đức Phanxicô mà thôi, hai Thánh Bộ đáng lý ra phải lên tiếng để giải thích Niềm Vui Yêu Thương, nhưng đã không làm thế, đó là Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và Thánh Bộ Phụng Thờ Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích.
Và ngoại trừ một số giám mục ở Malta, Á Căn Đình, Đức Quốc và Hoa Kỳ giải thích Niềm Vui Yêu Thương nghiêng về phía cho phép những người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ, phần đông các giám mục thế giới cũng im lặng, như thể chương 8 của Niềm Vui Yêu Thương không hề hiện hữu.
Trong khi ấy, những cộng sự viên thân tín của Đức Phanxicô không ngại lớn tiếng chỉ trích những người muốn được soi sáng. Linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro dùng twitter (sao giống Trump vậy, dù Sparado chẳng mấy thích Trump!) hót rằng những người nêu nghi ngại là “nhằm gây khó khăn và chia rẽ”, chứ không hẳn “tìm các câu trả lời với lòng thành thực”.
Austen Ivereigh, người viết tiểu sử Đức Phanxicô, đi xa hơn, gọi những người nêu câu hỏi không biết Niềm Vui Yêu Thương có mâu thuẫn với Veritatis Splendor không là “những kẻ bất đồng… dám nghi vấn tính hợp pháp của triều giáo hoàng”.
Nhưng họ đâu có nêu được luận điểm thuyết phục nào để cho rằng Niềm Vui Yêu Thương không đi ngược lại Veritatis Splendor mà chỉ biết nại tới thẩm quyền, chứng tỏ một chiến thuật chính trị cận thị.
Thực ra, các nghi ngại của 4 vị Hồng Y không thể bị coi là “thiếu thành thực”. Ngày 14 tháng Giêng năm 2017, nói với tờ báo Ý Il Foglio, Đức Hồng Y Caffarra, một trong 4 vị Hồng Y này cho biết: “chúng được suy nghĩ rất lâu, cả hàng tháng trời… Riêng tôi, chúng còn là đề tài cho lời cầu nguyện dài của tôi trước Bí Tích Cực Thánh”.
Về lý do ra công khai, Đức Hồng Y Caffarra cho hay: vì lòng kính trọng Đức Giáo Hoàng, các vị đã âm thầm đệ trình các nghi ngại lên Đức Phanxicô; các ngài chỉ phổ biến chúng công khai “khi chúng tôi biết chắc Đức Thánh Cha sẽ không trả lời. Chúng tôi giải thích sự im lặng này như việc cho phép tiếp tục cuộc thảo luận thần học. Và, hơn nữa, vấn đề này liên hệ cách sâu xa tới cả huấn quyền của các giám mục lẫn đời sống của tín hữu”.
Nhân dịp này Đức Hồng Y Caffarra quả quyết rằng sự chia rẽ trong Giáo Hội “là nguyên nhân của lá thư, chứ không phải hiệu quả của nó”.
Muốn nắm vững điểm vừa kể, nên đọc bài “Cha Murray nói về 1 năm sau ‘Niềm Vui Yêu Thương’: tình thế của vấn đề” của Linh Mục John Zuhlsdorf. Bài này mô tả tình hình như sau: “Ta có sự im lặng của Đức Giáo Hoàng đối với các nghi ngại; Đức Giáo Hoàng chấp thuận bản nháp lời tuyên bố của một nhóm giám mục Á Căn Đình thuộc vùng Rio de la Plata nhằm cho phép các người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ; lời quả quyết của Đức Hồng Y Müller rằng những người đang sống trong trạng thái ngoại tình không thể rước lễ; tờ báo riêng của Đức Giáo Hoàng, tức L’Osservatore Romano, cho đăng tuyên bố của các giám mục Malta nói rằng các cặp đang sống trong cuộc hôn nhân bất thành sự thứ hai có thể rước lễ nếu lương tâm họ bình an với quyết định đó; lời tái khẳng định của các giám mục Ba Lan rằng giáo huấn và kỷ luật công bố trong Familiaris Consortio của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II không thay đổi, và chỉ những cặp hôn nhân dân sự nào chịu sống như anh trai em gái mới được rước lễ; Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cũng đồng ý như thế; trong khi các giám mục Bỉ và Đức đồng ý với các giám mục Malta và Rio del La Plata, Á Căn Đình”.
Tóm lại, không phải chỉ là chia rẽ mà còn là một hỗn độn phi thần thánh (unholy mess): điều là tội ở Ba Lan đã trở thành tốt ở Đức, điều bị cấm ở Philadelphia đã thành được phép ở Malta.
Diễn trình sửa sai công khai
Chính vì thế, Đức Hồng Y Burke công khai tuyên bố sẽ “sửa sai” Đức Phanxicô. Ngày 16 tháng Tám vừa qua, trong một cuộc phỏng vấn mới của tờ The Wanderer, ngài cho rằng: vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô quyết định không trả lời câu hỏi rằng liệu tông huấn Niềm Vui Yêu Thương của ngài có phù hợp với giáo huấn Công Giáo hay không, nên “một sự sửa sai” về cách giáo huấn của ngài đi trệch ra ngoài đức tin Công Giáo là “điều cần thiết”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, ngài cho biết diễn trình sửa sai rất đơn giản: “một đàng, ta sẽ trình bầy rõ giáo huấn của Giáo Hội; đàng khác, ta sẽ xác định điều Đức Giáo Hoàng thực sự dạy. Nếu có sự mâu thuẫn, Đức Giáo Hoàng sẽ được mời gọi làm cho giáo huấn riêng của ngài phù hợp trong sự vâng lời Chúa Kitô và Huấn Quyền Giáo Hội”.
Người ta tin rằng khi sửa sai như trên, các vị Hồng Y “nghi ngại” sẽ trả lời 5 câu hỏi của các ngài như sau:
1. Theo các quả quyết của Niềm Vui Yêu Thương (các số 300-305), một cặp thường xuyên ngoại tình có được ban ơn xá tội và được rước lễ không? KHÔNG.
2. Với việc công bố Niềm Vui Yêu Thương, (xem số 304), người ta có còn phải coi là có giá trị giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II trong Veritatis Splendor rằng có “những qui phạm luân lý tuyệt đối ngăn cấm các hành vi xấu từ trong nội tại và có tính trói buộc, không hề có luật trừ?” CÓ.
3. Sau Niềm Vui Yêu Thương (số 301), ta còn có thể quả quyết rằng việc thường xuyên ngoại tình là “một hoàn cảnh khách quan của tội nặng thường xuyên không?”. CÓ.
4. Sau các quả quyết của Niềm Vui Yêu Thương (số 302), các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Veritatis Splendor có còn giá trị không khi dạy rằng “các hoàn cảnh hay ý hướng không bao giờ có thể biến đổi một hành vi xấu từ trong nội tại, nhờ đối tượng của nó, thành một hành vi tốt hay có thể bảo vệ như một chọn lựa ‘về phương diện chủ quan’?”. CÓ.
5. Sau Niềm Vui Yêu Thương (số 303), người ta có còn cần coi là có giá trị giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II trong thông điệp Veritatis Splendor khi nó “loại bỏ lối giải thích có tính sáng tạo về vai trò của lương tâm và nhấn mạnh rằng lương tâm không bao giờ được phép hợp pháp hóa các trường hợp trừ thành những qui phạm luân lý tuyệt đối ngăn cấm các hành vi xấu từ trong nội tại căn cứ vào đối tượng của chúng?”. CÓ.
Nhân dịp này, Đức Hồng Y Burke bác bỏ ý niệm ly giáo. Ngài bảo “Người ta nói tới một ly giáo trên thực tế. Tôi tuyệt đối chống lại bất cứ loại ly giáo chính thức nào, ly giáo không bao giờ đúng cả”.
“Tuy nhiên, người ta có thể sống trong một trạng thái ly giáo nếu giáo huấn của Chúa Kitô bị bác bỏ. Chữ thích đáng hơn có thể là chữ được Đức Mẹ dùng trong Sứ Điệp Fatima: bỏ đạo (apostasy). Có thể có việc bỏ đạo trong Giáo Hội và việc này, thực sự, là điều đang diễn ra. Về việc bỏ đạo, Đức Mẹ cũng nói tới sự thất bại của các mục tử trong việc đem Giáo Hội tới sự hợp nhất”.
Thay đổi giáo luật để sửa sai các sai lầm của Đức Giáo Hoàng
Cùng lúc với lời phát biểu trên đây của Đức Hồng Y Burke, một nhà thần học nổi tiếng đã đưa ra đề nghị cải tổ bộ giáo luật để có thể xác định các sai lầm tín lý của một vị giáo hoàng.
Đó là linh mục Aidan Nichols, Dòng Đa Minh, một tác giả viết rất nhiều và hiện giảng dạy tại Oxford và Cambridge cũng như Angelicum ở Rôma. Cha cho rằng tông huấn Niềm Vui Yêu Thương của Đức Phanxicô dẫn ta tới một tình thế “cực kỳ nghiêm trọng”.
Cha Nichols đề nghị: vì các tuyên bố của Đức Giáo Hoàng về các vấn đề hôn nhân và luật luân lý, Giáo Hội cần “một thủ tục để đem một vị giáo hoàng giảng dạy các sai lạc vào trật tự”.
Cha Nichols nói như trên tại một hội nghị thường niên ở Cuddesdon của một hội đại kết, tức Hội Giao Hảo Thánh Alban và Thánh Sergius, mà thính giả đa số không phải Công Giáo.
Ngài nói: diễn trình luật pháp sẽ “cản ngăn các vị giáo hoàng không có bất cứ xu hướng ương ngạnh tín lý hay xao lãng nào” và các ngài phải trả lời một số “lo lắng đại kết” của người Anh Giáo, Chính Thống và những người khác, những người vốn sợ vị giáo hoàng có toàn quyền áp đặt bất cứ giáo huấn nào.
Cha nói thêm: “Quả thực, rất có thể cuộc khủng hoảng hiện nay của huấn quyền Rôma được Chúa Quan Phòng dùng để kêu gọi người ta lưu ý tới các giới hạn của tối thượng quyền về phương diện này”.
Trước đây, Cha Nichols là một trong số 45 linh mục ký lá thư gửi Hồng Y đoàn yêu cầu có sự minh xác của Đức Giáo Hoàng để loại bỏ các lối giải thích lạc giáo và sai lầm đối với tông huấn của ngài.
Dịp này, cha bác bỏ nhận định cho rằng Đức Phanxicô xao lãng nhiệm vụ vì có tường trình cho hay Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có đề nghị một số sửa sai đối với Niềm Vui Yêu Thương, nhưng bị làm ngơ.
Về mưu toan chính thức sửa sai của Đức Hồng Y Raymond Burke, Cha Nichols cho hay: cả Bộ Giáo Luật Tây Phương cũng như Bộ Giáo Luật Đông Phương đều không có thủ tục nào “để tìm hiểu trường hợp một vị giáo hoàng bị nghi ngờ dạy điều sai lầm về tín lý, càng không có dự liệu xử án nào”.
Cha Nichols cho rằng giáo luật vốn có truyền thống nói rằng “tòa thứ nhất không bị ai phán kết cả”. Nhưng ngài nói Công Đồng Vatican I đã giới hạn quyền vô ngộ của Đức Giáo Hoàng giúp “Giáo Hội Công Giáo Rôma không có chủ trương cho rằng vị giáo hoàng không có khả năng dẫn người ta ra sai lạc bằng giáo huấn sai lầm trong tư cách 1 tiến sĩ công cộng".
“Ngài có thể là chánh án thượng thẩm tối cao của Thế Giới Kitô Giáo… nhưng điều này không làm ngài được miễn khỏi việc phạm các sai lầm lớn về tín lý…” Chính vì vậy, giáo luật nên được phép đưa ra một thủ tục chính thức để tìm hiểu xem liệu một vị giáo hoàng có giảng dạy sai lầm hay không.
Cha Nichols cho rằng có nguy cơ ly giáo, nhưng khó xẩy ra và dù sao chưa tức khắc bằng nguy cơ lạc giáo luân lý. Quan điểm của Niềm Vui Yêu Thương, nếu không được sửa sai, “càng ngày càng được coi ít nhất như một ý kiến thần học có thể chấp nhận được. Và điều này gây nhiêu tai hại không dễ gì sửa chữa được”.
Nhà giáo luật học người Mỹ Edward Peters, tuy ca ngợi sự uyên bác của Cha Nichols, nhưng dè chừng trước đề nghị của ngài. Theo ông, dù Bộ Giáo Luật là công trình của con người, nhưng một số điều khoản của nó đặt nền trên thiên luật, nên khó có thể tu chính, đó là trường hợp điều 331 về thẩm quyền trọn vẹn và tối cao của Giám Mục Rôma và điều 1404 về việc Tòa Thánh được miễn nhiễm không bị phán kết. Các điều khoản này là tuân theo quyết định của Chúa muốn để Phêrô và các vị kế nhiệm ngài được tự do hành động theo nhận định của các ngài trong việc hướng dẫn Giáo Hội, nghĩa là các điều khoản này, vì hỗ trợ cho một quyền tự do được chính Thiên Chúa qui định, nên không thể bị hủy bỏ dù các vị giáo hoàng lạm dụng quyền tự do này.
Nhưng lẽ dĩ nhiên, theo Peters, quyền tự do của Phêrô có giới hạn vì nó được ban không phải để vị giáo hoàng có thể làm những việc như ăn cắp tài sản của Giáo Hội hay ve vãn các lý thuyết thần học nguy hại, mà đúng hơn để phục vụ nhu cầu của Giáo Hội và quyền của tín hữu được có sự chắc chắn và liên tục trong việc Đạo Công Giáo làm chứng cho các giáo huấn của Chúa Kitô.
Chứng cớ giáo luật cho thấy sự giới hạn trên có thể là điều 336 là điều thừa nhận giám mục đoàn cũng là chủ thể của thẩm quyền trọn vẹn và tối cao trong Giáo Hội. Đây là một điều mầu nhiệm, khó hiểu vì làm thế nào trong Giáo Hội lại có đến hai thẩm quyền trọn vẹn và tối cao. Tuy nhiên đây là một dữ kiện Giáo Hội học mà ta phải tính đến chứ không thể bị bỏ qua.
Ngoài ra, theo Peters còn một định chế khác không kém phần quan trọng là Thánh Truyền. Mà truyền thống, như chính Cha Nichols từng nói, vốn coi: Các vị Giáo Hoàng là Nhà Làm Luật của giáo luật, nên cơ may có một nhà làm luật nào đó viết ra một đạo luật chống lại ngài quả là điều hết sức mong manh. Nhưng truyền thống cũng đã có trường hợp Đức Honorius. Nhưng Đức Honorius chỉ bị một vị giáo hoàng sau đó kết án mà thôi. Thành thử, chính Cha Nichols cũng nghĩ là việc điều tra các sai lầm của một vị giáo hoàng chỉ nên diễn ra sau khi ngài đã qua đời!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét