Trang

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

GĐPV : Nói thêm về nghĩa vụ đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ của hàng giáo sĩ.

Gii đáp phng v: Nói thêm v nghĩa v đc Các Gi Kinh Phng V ca hàng giáo sĩ.
Nguyn Trng Đa 


Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: [Liên quan đến bài trả lời của cha ngày 18-7-2017 về các giáo sĩ có nghĩa vụ đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ], tại sao cha lại quá nệ luật - cha có nghĩ rằng bằng cách này cha sẽ làm cho Dân Chúa (bao gồm cả giáo sĩ) yêu mến phụng vụ không? Hơn nữa, con nghĩ rằng cha đã sai ở điểm sau đây. Làm thế nào cha có thể lập luận rằng "Đúng đây là nghĩa vụ gắn liền với chức thánh”? Theo con, đây là một luật của Giáo Hội cần được vâng theo trong cùng cách thức, mà các luật khác của Giáo Hội cần được vâng theo. Nhưng nó không gắn liền với chức thánh. Điều tương tự cũng có thể được nói về luật độc thân của các giáo sĩ đấy chứ! - J. I., Ghaxaq, Malta.


Đáp: Tôi cho rằng việc tuân thủ luật lệ là gắn liền, hoặc ít nhất là đặc hữu, với một chuyên viên phụng vụ. Nhưng thành thật mà nói, nếu một người hỏi tôi một câu hỏi về luật phụng vụ, thì người ấy chỉ cần tôn trọng và công bằng để đóng khung câu trả lời về mặt pháp lý mà thôi. Người ta cũng cố gắng trình bày chiều kích thiêng liêng nữa, nhưng tôi cố gắng trả lời câu hỏi mà tôi được hỏi.

Nói như thế rồi, tôi nghĩ rằng bạn đọc này có một điểm đúng, mặc dù tôi sẽ đưa ra sự phân biệt rõ ràng.

Những gì là gắn liền với chức thánh là vai trò của linh mục như là người cầu bầu và người trung gian. Như Thư gửi tín hữu Hipri 5,1 nói: "Vì chưng mọi Thượng tế lấy giữa loài người thì được đặt lo việc Thiên Chúa thay cho loài người, để hiến dâng lễ vật và hy sinh tạ tội” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).

Đó là lý do tại sao “câu trả lời năm 2000 cho một nghi ngờ được công bố bởi Thánh Bộ Phụng Tự”, mà chúng tôi đã trích dẫn, có thể nói:

"Các thừa tác viên thánh, cùng với các Giám mục, thấy mình tham gia vào sứ vụ cầu bầu cho Dân Thiên Chúa, đã được giao phó cho họ, như xưa đã giao cho ông Mô-sê (Xh 17, 8-16), cho các Tông Đồ (1 Tim 2, 1-6) và cho Chúa Giêsu Kitô “Đấng ngự bên hữu Chúa Cha mà chuyển cầu cho chúng ta" (Rm 8,34). Tương tự như vậy, ‘Văn kiện trình bày và Quy định Các Giờ Kinh Phụng Vụ’, số 108 nói: "Khi đọc thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thì ta không đọc nhân danh cá nhân, mà nhân danh Nhiệm thể Chúa Kitô" (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).

Luật của Giáo Hội là sự xác định cụ thể rằng vai trò này của người cẩu bầu được thực hiện qua việc đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và các việc phụng vụ khác, đặc biệt là Hy lễ Tạ Ơn.

Một lần nữa, tài liệu được trích dẫn ở trên nói thêm: "Việc đọc này không có bản chất của lòng đạo đức riêng tư, hoặc sự thực hành đạo đức được thực hiện bởi ý muốn cá nhân mà thôi của giáo sĩ, nhưng đúng hơn là một hành động phù hợp với chức thánh và sứ vụ mục vụ”. (Zenit.org 8-8-2017)

Nguyễn Trọng Đa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét