Trang

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

GĐPV : Khi linh mục không dâng lễ, ngài công bố bài Tin Mừng được không?

Gii đáp phng v: Khi linh mc không dâng l, ngài công b bài Tin Mng được không?
Nguyễn Trọng Đa
 

Giải đáp phụng vụ: Khi linh mục không dâng lễ, ngài công bố bài Tin Mừng được không?

Nói thêm về bộ áo kinh hội của Giám mục

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Gần đây con đã giúp lễ nhân lễ Tổng lãnh Thiên thần Micae. Thánh lễ được cử hành bởi một linh mục khách mời, và linh mục chánh xứ đã tham dự trong bộ áo kinh hội (choir dress). Tuy nhiên, trong phần bài Tin Mừng, linh mục chánh xứ đã cúi đầu trước vị linh mục khách mời, và đi đến giảng đài để công bố bài Tin Mừng. Thưa cha, như vậy là có hợp pháp không? Nếu có, nó có ý nghĩa gì về mặt phụng vụ? - A. G., Paris, Pháp.


Đáp: Phần giới thiệu sách Tin Mừng (The introduction to the Book of the Gospels) nói:

"14. Khi không có sự hiện diện của thầy phó tế, một linh mục đồng tế có thể đọc bài Tin Mừng. Khi không có vị đồng tế nào, linh mục chủ tế đọc bài Tin Mừng. Trừ khi vị chủ tế là Giám mục, vị đồng tế cúi đầu trước bàn thờ, và đọc thầm “Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy tâm hồn và môi miệng con, để con xứng đáng và đủ tư cách công bố Tin Mừng của Chúa”.

"15. Khi vị chủ tế là Giám mục, linh mục xin phép lành của ngài theo cùng cách thức của phó tế. Mọi thứ khác được thực hiện bởi linh mục đồng tế theo cùng cách thức như một phó tế".

Và chúng tôi có thể nêu thêm Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM):

"59. Theo truyền thống, việc đọc các bài đọc không phải là nhiệm vụ của vị chủ toạ, mà là của người giúp. Ðộc viên đọc các bài đọc. Thầy phó tế, hay nếu không có phó tế, thì một vị tư tế khác đọc Tin Mừng. Nhưng nếu không có thầy phó tế hay tư tế khác, thì vị tư tế chủ toạ đọc Tin Mừng. Còn nếu không có độc viên xứng đáng nào, thì vị tư tế chủ toạ đọc các bài đọc.

“Sau mỗi bài, người đọc xướng câu tung hô, và giáo dân tập họp đáp lại để tôn vinh Lời Chúa được tiếp nhận bằng đức tin và lòng tri ân” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Trong khi Phần giới thiệu sách Tin Mừng dường như cho thấy sự hiện diện của một vị linh mục đồng tế, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma dường như không ngăn ngừa rằng một linh mục khác đang thuộc cộng đoàn phụng vụ, nhưng không đồng tế, sẽ có thể làm như vậy.

Có thể có nhiều lý do tại sao một linh mục có thể có mặt trong các tình huống như vậy. Thí dụ, ngài có thể sẽ cử hành các Thánh Lễ khác, nên không đồng tế, nhưng vẫn muốn chứng tỏ sự yêu mến đối với linh mục khách bằng sự hiện diện của mình.

Qui chế không đề cập đến cách ngài mặc trang phục, nhưng có thể giả định rằng ngài sẽ mặc ít nhất áo chùng trắng (alb) và dây các phép (stole), để thực hiện thừa tác này như thường lệ trong Thánh Lễ.

Việc sử dụng áo kinh hội trong khi chủ tọa thường được dành cho các dịp, khi Giám mục giáo phận tham dự Thánh Lễ mà không đồng tế. Thí dụ, nếu một Giám mục tham dự Thánh Lễ mừng kỷ niệm lễ truyền chức của linh mục, hay một thánh lễ an táng cho ông (bà) cố của linh mục, ngài sẽ thường không đồng tế, vì nếu đồng tế, ngài có nghĩa vụ chủ sự Thánh lễ.

Sách Lễ Nghi Giám Mục (The Ceremonial of Bishops, CB) phân biệt hai tình huống khác nhau. Thứ nhất là khi Giám mục chủ tọa phần Phụng vụ Lời Chúa và ban phép lành cuối lễ, nhưng không đồng tế. Lễ phục thích hợp cho dịp này được mô tả trong số 176 của Sách Lễ Nghi Giám Mục. Đó là áo chùng trắng, Thánh giá ngực (pectoral cross), dây các phép, và áo choàng (cope) với màu sắc của ngày, mũ (miter) và gậy Giám mục (pastoral staff). Sách Lễ Nghi Giám Mục, trong số 177-185, mô tả các hành động nghi lễ được thực hiện trong dịp này. Trong trường hợp này, Giám mục sẽ ngồi tại ngai Giám mục (cathedra; CB, 178).

Trường hợp thứ hai, mà trong đó Giám mục có mặt nhưng không chủ tọa, được mô tả trong Sách Lễ Nghi Giám Mục số 186. Trong các dịp này Giám mục mặc bộ áo gọi là áo kinh hội.

Áo kinh hội (Latin habitus choralis) là bộ y phục của các Giám mục và các giám chức khác, các đức ông (monsignor) với các bậc khác nhau và các kinh sĩ (canon). Nó được dùng cho tất cả các cử hành phụng vụ công khai, hoặc các hành vi thánh thiêng khác, mà trong đó giáo sĩ có mặt nhưng không mặc lễ phục. Hầu hết các giáo sĩ khác không có áo kinh hội đúng nghĩa, nhưng có một bộ áo được qui định cho họ mặc trong các dịp tương tự. Nhiều tu sĩ, nam và nữ, có áo kinh hội mà họ mặc bên ngoài áo Dòng của họ trong các dịp ấy.

Đối với Giám mục, bộ áo kinh hội bao gồm áo fuchsia, tức áo chùng màu tím, với dây thắt lưng tím bằng lụa có trang trí tua lụa ở hai đầu. Ngài cũng có một áo khoác ngắn (mozzetta), đội mũ sọ (zucchetto, skullcap), có cùng màu. Áo khoác ngắn là một áo khoác nhỏ, mở rộng đến khuỷu tay và cài nút ở phía trước.

Mũ cạnh vuông (biretta), tức mũ vuông, không có răng cưa với ba hoặc bốn cạnh nổi phía trên, được đội trên mũ sọ, là không còn bắt buộc và bây giờ hiếm khi được sử dụng.

Áo ren ngắn (rochet) được mặc bên dưới áo khoác ngắn (mozzetta) và ngoài áo chùng (cassock). Đó là chiếc áo vải trắng giống như áo các phép (surplice), ngoại trừ nó có ống tay áo sát chặt chứ không tay áo rộng như áo các phép.

Bên ngoài áo khoác ngắn (mozzetta), Giám mục mang Thánh giá ngực, thường treo trên dây vàng và xanh lá cây, mặc dù một số Giám mục sử dụng dây bạc hoặc dây vàng cho tất cả các dịp.

Ngài cũng đeo một chiếc nhẫn.

Trong trường hợp này, Giám mục không ngồi ở ngai Giám mục nhưng ở một nơi thích hợp khác trong cung thánh.

Trong một số trường hợp, có thể có một sự kết hợp của cả hai phương thức bộ áo, thí dụ, nếu Giám mục đang mặc áo kinh hội, nhưng cần thực hiện phần cuối trong thánh lễ an táng. Trong trường hợp này, sau khi phần Rước lễ, ngài cởi áo khoác ngắn (mozzetta) và mặc áo choàng, mang dây các phép, và đội mũ Giám mục để đọc các lời nguyện. Lý do cơ bản cho sự thay đổi áo này là rằng áo kinh hội được mặc chủ yếu để tham dự chính thức vào Giờ Kinh Phụng Vụ, trong khi đó dây các phép (stole) là chủ yếu một y phục phụng vụ, được mang để ban các bí tích và ban phép lành.

Áo chùng màu tím cũng được sử dụng bởi các thành viên của Tòa Thượng Thẩm Rôma (Roman Rota), tổng chưởng lý (the promoter general of justice), và bảo hệ viên (the defendert of the bond) trong Toà án Tối cao của Tối cao Pháp viện Tòa Thánh (the Apostolic Signature), các Đệ nhất lục sự Tòa thánh (protonotaries apostolic de numero), và các giáo sĩ của Văn phòng Quản lý Tông tòa (Apostolic Camera). Các đức ông khác mang áo chùng đen với dây thắt lưng màu tím.

Có rất nhiều điểm tinh tế hơn mà tôi đã bỏ ra ngoài, do tính ngắn gọn ở đây. Một sự giải thích chi tiết của các quy tắc cho trang phục giáo sĩ có thể được tìm thấy tại trang mạng: http://www.shetlersites.com/clericaldress/.

Như chúng tôi đã đề cập, các linh mục và đại chủng sinh không có áo kinh hội chính thức, mặc dù việc sử dụng áo chùng đen và áo các phép là đôi khi được gọi là áo kinh hội rồi.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã áp dụng một phong cách giản dị hơn, và vì thế các dịp mặc bộ áo kinh hội đầy đủ thường là ít ỏi, ít nhất là ở Vatican.

Những ai cử hành theo các quy tắc của hình thức ngoại thường phải tuân theo các quy tắc phụng vụ riêng cho các lễ phục của nghi thức đó. Tuy nhiên, về việc mặc áo kinh hội để tham dự Giờ Kinh Phụng vụ, các quy tắc mới hơn, do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và các vị Giáo hoàng khác ban hành, thường được áp dụng. (Zenit.org 10-10-2017)




--

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét