Những nhận định khác biệt về tự sắc Magnum Principium của hai vị Hồng Y Sarah và Marx
Đặng Tự Do
Hồng Y Reinard Marx |
Ngày 9 tháng Chín vừa qua, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố một Tông thư dưới dạng Tự sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề là Magnum Principium, đã được áp dụng từ ngày 1 tháng Mười. Tự sắc này sửa đổi điều 838 trong Bộ Giáo luật về vấn đề dịch các bản văn phụng vụ sang các ngôn ngữ địa phương.
Về cơ bản, tài liệu của Đức Thánh Cha trao cho các Hội Đồng Giám Mục nhiều tiếng nói hơn trong việc dịch các bản văn phụng vụ. Tuy nhiên, hai vị Hồng Y Robert Sarah và Reinhard Marx đã không đồng ý về ý nghĩa chính xác thẩm quyền được trao cho các Hội Đồng Giám Mục.
Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, hoan nghênh tài liệu này, như là một sự đoạn tuyệt dứt khoát với tài liệu Liturgiam authenticum (Phụng Vụ chân thực), được Thánh Giáo Hoàng Gioan PhaolôII công bố năm 2001, mà Đức Hồng Y gọi là một “con đường cùng”.
Đức Hồng Y Marx nói:
“Rôma được giao nhiệm vụ giải thích tín lý, chứ không phải là những vấn đề về phong cách. Bây giờ, nhờMagnum Principium, các Hội Đồng Giám Mục được hưởng sự tự do lớn hơn nhiều”.
Đức Hồng Y Marx cũng cho biết rằng các giám mục Đức sẽ bỏ bản dịch Thánh lễ mới, là bản dịch trung thành hơn với bản gốc tiếng Latinh, thay bằng bản dịch cũ với nhiều tranh cãi xung quanh cách dịch cụm từ “pro multis” (cho nhiều người).
Cụm từ này xuất hiện trong lời truyền phép “qui pro vobis et pro multis effundetur in remissionem peccatorum” (được đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội).
Sách Lễ Rôma, năm 2002, Bản dịch Việt Ngữ được Tòa Thánh phê chuẩn ngày 10-05-2005, được Giáo Hội Việt Nam thi hành từ lễ Chúa Phục Sinh ngày 16-04-2006, dịch cụm từ “pro multis” là “cho nhiều người”.
Về cơ bản, tài liệu của Đức Thánh Cha trao cho các Hội Đồng Giám Mục nhiều tiếng nói hơn trong việc dịch các bản văn phụng vụ. Tuy nhiên, hai vị Hồng Y Robert Sarah và Reinhard Marx đã không đồng ý về ý nghĩa chính xác thẩm quyền được trao cho các Hội Đồng Giám Mục.
Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, hoan nghênh tài liệu này, như là một sự đoạn tuyệt dứt khoát với tài liệu Liturgiam authenticum (Phụng Vụ chân thực), được Thánh Giáo Hoàng Gioan PhaolôII công bố năm 2001, mà Đức Hồng Y gọi là một “con đường cùng”.
Đức Hồng Y Marx nói:
“Rôma được giao nhiệm vụ giải thích tín lý, chứ không phải là những vấn đề về phong cách. Bây giờ, nhờMagnum Principium, các Hội Đồng Giám Mục được hưởng sự tự do lớn hơn nhiều”.
Đức Hồng Y Marx cũng cho biết rằng các giám mục Đức sẽ bỏ bản dịch Thánh lễ mới, là bản dịch trung thành hơn với bản gốc tiếng Latinh, thay bằng bản dịch cũ với nhiều tranh cãi xung quanh cách dịch cụm từ “pro multis” (cho nhiều người).
Cụm từ này xuất hiện trong lời truyền phép “qui pro vobis et pro multis effundetur in remissionem peccatorum” (được đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội).
Sách Lễ Rôma, năm 2002, Bản dịch Việt Ngữ được Tòa Thánh phê chuẩn ngày 10-05-2005, được Giáo Hội Việt Nam thi hành từ lễ Chúa Phục Sinh ngày 16-04-2006, dịch cụm từ “pro multis” là “cho nhiều người”.
Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống:
Vì này là chén Máu Thầy,
Máu giao ước mới và vĩnh cửu,
sẽ đổ ra cho các con
và nhiều người được tha tội.
Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.
Vì này là chén Máu Thầy,
Máu giao ước mới và vĩnh cửu,
sẽ đổ ra cho các con
và nhiều người được tha tội.
Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.
Bản dịch tiếng Anh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cũng dịch là “for many” (cho nhiều người)
Take this, all of you, and drink from it,
for this is the chalice of my Blood,
the Blood of the new and eternal covenant,
which will be poured out for you and for many
for the forgiveness of sins.
Do this in memory of me.
for this is the chalice of my Blood,
the Blood of the new and eternal covenant,
which will be poured out for you and for many
for the forgiveness of sins.
Do this in memory of me.
Nhiều bản dịch, bao gồm tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức, ban đầu đã dịch là “cho mọi người”.
Năm 2006, Toà Thánh hướng dẫn rằng tất cả các phiên bản địa phương của Sách Lễ Rôma phải dịch cụm từ “pro multis” là “cho nhiều người”, và chỉ ra rằng đó cũng làbản dịch sát nhất theo đúng nguyên bản tiếng Hy Lạp “περὶ πολλῶν” trong Matthêu 26:28.
Sự thay đổi này đã vấp phải sự phản đối của các giám mục Đức. Tuy nhiên, chính Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã viết thư riêng cho các Giám Mục Đức vào năm 2012 giải thích tại sao các vị nên đồng ý với bản dịch mới.
Giờ đây, Đức Hồng Y Marx cho biết các Giám mục Đức sẽ sử dụng Magnum Principium làm cơ hội để bỏ bản dịch mới và dùng lại bản cũ mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctôthứ 16 đã yêu cầu bỏ đi.
Tuy nhiên, Hồng Y Robert Sarah nói rằng quyền bính cuối cùng vẫn nằm ở Vatican. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích vẫn phải chuẩn y tất cả các bản dịch mới và có thểphủ quyết các đề xuất không trung thành với văn bản gốc.
Hồng Y Robert Sarah |
Đức Hồng Y bộ trưởng Bộ Phụng Tự cho biết tự sắc mới không giản lược Bộ Phụng Tự xuống thành một cơ quan ký tên đóng dấu.
Ngài cho biết như trong Bản Hướng dẫn đọc tự sắc do Đức Tổng Giám Mục Thư ký Bộ Phụng tự Arthur Roche viết, tựsắc Magnum Principium nhằm xác định rõ hơn vai trò của Toà Thánh và của các Hội Đồng Giám Mục trong công việc tếnhị và phức tạp này, là một công việc đòi hỏi một “sự hợp tác thường xuyên”, một tinh thần “tin tưởng lẫn nhau”, trong thái độ tôn trọng phần việc riêng của nhau.
Trong tài liệu “Six Questions on the Translation of Pro Multis” – “Sáu câu hỏi liên quan đến việc dịch cụm từ Pro Multis”, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết như sau:
1. Ý nghĩa của việc dịch cụm từ “Pro multis”?
Sau khi tham khảo ý kiến của các Hội Đồng Giám Mục trên toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã xác định vào năm 2006 rằng cách dịch câu “qui pro vobis et pro multis effundetur in remissionem peccatorum” sẽ được thay đổi trong Sách Lễ Rôma, ấn bản thứ ba, là ““which will be poured out for you and for many for the forgiveness of sins” - “được đổ ra cho các con và cho nhiều người được tha tội” (Xem thư thông báo của Đức Hồng Y Francis Arinze gởi cho các vị Chủ Tịch các Hội Đồng Giám Mục, ngày 17 tháng 10, 2006).
2. Tại sao Đức Thánh Cha [Bênêđíctô thứ 16] chọn việc dịch từ “Pro multis” là “cho nhiều người” chứ không phải là “cho tất cả mọi người”?
“Cho nhiều người” là cách dịch chính xác hơn của cụm từ La tinh “pro multis”. Đây cũng là từ ngữ được sử dụng trong trình thuật Kinh Thánh về Bữa Tiệc Ly trong sách Tin Mừng Matthêu và Máccô.
Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho nhiều người được tha tội. (Mt 26:28-29)
Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho nhiều người. (Mc 14:23-24).
3. Như thế chẳng lẽ Chúa Kitô không chết vì mọi người sao?
Không phải như thế. Một trong những tín lý của Giáo hội dạy rằng Chúa Kitô đã chết trên thập giá cho tất cả mọi người (xem Ga 11:52, 2 Côrinhtô 5: 14-15, Tít 2:11, 1 Gioan 2: 2). Thành ngữ “cho nhiều người”, trong khi vẫn mở ra sự bao gồm mỗi một người, cũng phản ánh một thực tế là ơn cứu rỗi không đến một cách máy móc, không cần có sự sẵn sàng hay sự tham gia của người đó; nhưng thay vào đó, người tin Chúa được mời gọi chấp nhận trong đức tin hồng ân được trao ban và đón nhận cuộc sống siêu nhiên được ban cho những ai thông phần vào mầu nhiệm này, và sống cuộc sống mình xứng đáng như những người được văn bản đề cập đến.
4. Ý nghĩa của cụm từ “cho nhiều người” trong bối cảnh này và trong bối cảnh Phúc Âm là gì?
Với những lời này, Chúa Giêsu xác định sứ mệnh của Ngài là mang lại ơn cứu rỗi qua cuộc Thương Khó và Sự chết, như sự trao ban chính Ngài cho những người khác. Đặc biệt, Ngài đã tự nhận mình là Người Tôi Tớ Đau Khổ đã được tiên tri Isaiah đề cập đến, và là Đấng chịu đau khổ để xoá tội lỗi của nhiều người (Is 53:12).
5. Điều này có ý nghĩa gì đối với việc cử hành Phụng vụ Thánh?
Khi sự thay đổi được giới thiệu trong Sách Lễ Rôma, ấn bản thứ Ba vào cuối năm 2011, sự chuyển đổi cụm từ “cho tất cả” sang “cho nhiều người” có thể bị hiểu nhầm nhưmột sự thu hẹp phạm vi hành động cứu độ của Chúa Giêsu. Điều quan trọng chúng ta phải nhớ đó là bối cảnh của câu chuyện cả trong Tin Mừng và trong nghi thức Phụng Vụ.
Trong bối cảnh Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đang nói với nhóm Mười Hai Tông Đồ, nhưng Chúa muốn mở rộng phạm vi hy tế của Người ra ngoài phạm vi các môn đệ gần nhất của Người.
Trong bối cảnh cử hành Bí Tích Thánh Thể, cụm từ dành cho các con và cho nhiều người kết nối cộng đoàn cụ thể đang quy tụ với một ý nghĩa rộng lớn hơn về Giáo Hội trong mọi thời gian và địa điểm, như thể nói không chỉ có “anh chị em tụ tập ở đây” mà còn nhiều nữa. Theo nghĩa này, cụm từ “cho nhiều người” có một ý nghĩa cánh chung học vượt xa một số giới hạn nhất định.
6. Điều gì đang xảy ra với cụm từ này trong các ngôn ngữ khác?
Thư luân lưu năm 2006 đã được đề cập không chỉ đến Hoa Kỳ hay với thế giới nói tiếng Anh mà còn cho tất cả các Hội Đồng Giám Mục và các nhóm ngôn ngữ khác. Vídụ: bằng tiếng Tây Ban Nha, những gì đã được dịch là “por todos” (cho tất cả) sẽ được dịch là “por muchos” (cho nhiều người). Thay đổi đó sẽ được thực hiện khi bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Sách Lễ Rôma được phê chuẩn và công bố cho các giáo phận tại Hoa Kỳ.
Source: Catholic Herald Cardinals Marx and Sarah disagree on Magnum Principium:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét