Trang

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

TRINH NỮ MARIA VÀ NGUỒN GỐC CHÚA GIÊSU

TRINH NỮ MARIA VÀ NGUỒN GỐC CHÚA GIÊSU


 
Đấng Cứu Thế của chúng ta có hai nguồn gốc, nguồn gốc đầu tiên là thần linh. Từ thuở đời đời,  Người là Lời của Chúa Cha : “ Phần ngươi, hỡi Bê-lem Ép-ra-tha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giu-đa,từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa.” (Mk 5:1), Thánh sử Gioan cũng đã xác định điều này ngay câu đầu tiên của lời tựa:  “Đầu tiên đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vốn có ở nơi Chúa Trời. Chúa Trời cũng chính Ngôi Lời, ban đầu Thánh Tử ở nơi Chúa Trời.” (Ga 1:1). Nguồn gốc thứ hai là nhân loại. Người là con của Đức Trinh Nữ Maria qua biến cố Nhập Thể. Người đã hiện hữu từ thuở đời đời nơi Cha, và khi vào trong thời gian, đã khởi đầu sự hiện hữu ngay trong cung  lòng Đức Trinh Nữ Maria.
Thiết nghĩ trước khi tìm hiểu về Mẹ Maria trong Tin Mừng thời thơ ấu theo Matthêu và Luca, chúng ta cùng phân tích một câu trong lời tựa của Gioan Thánh sử, vì câu này liên quan đến sự hiện hữu từ đời đởi và nguồn gốc nhân loại của Ngôi Lời. Sau đó, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn 4 câu 4 trong thơ gởi tín hữu Galát của Thánh Phaolô - đề cập đến kế hoạch của Thiên Chúa liên quan đến Mẹ Maria. Mối quan hệ độc đáo giữa Mẹ Maria với Ngôi Lời tiền hữu, và vị trí duy nhất của Mẹ trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, là nền tảng cho Thánh Mẫu Học của Giáo Hội Công Giáo. Vì thế, hai bản văn này có tầm quan trọng đặc biệt trong Tân Ước. Đó không chỉ là sự thật về mặt tín lý được tiềm ẩn trong những xác nhận về Mẹ Maria trong Thánh Kinh, nhưng nó còn được khẳng định cách rõ ràng : “Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa. (Ga 1:13)
Trong những câu đầu tiên của Tin Mừng thứ tư, thánh Gioan đã long trọng mô tả bản tính và sứ vụ của Ngôi Lời. Theo nhiều nhà chú giải có uy tín -cả cổ xưa lẫn đương đại-, thì thánh sử-thần học gia Gioan đã thêm vào trong trình thuật này một ám chỉ ngắn nhắm đến việc Mẹ thụ thai trinh khiết Chúa Giêsu. Đây là đoạn văn đầu tiên của Tin Mừng Gioan liên quan đến Mẹ Maria, đặc biệt trong mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể trong cung lòng khiết trinh của Mẹ. Điểm thú vị ở đây, nếu động từ “được sinh ra”  (ghennéte  =has been begotten)  mà đọc theo nghĩa số ít, nó ám chỉ đến Chúa Giêsu, còn nếu đọc theo nghĩa số nhiều (eghennéatesan =have been begotten), thì lại ám chỉ những người tin theo Chúa Kitô : họ được tái sinh trong bí tích rửa tội.
Bản dịch chúng ta đang sử dụng ở đây là ở số ít ; bản dịch từ cuốn kinh thánh Giê-ru-sa-lem (Jerusalem Bible) mà người thời xưa rất ưa thích. Các thánh Giáo phụ trong thế kỷ thứ hai cũng ưa thích nghĩa “số ít”. Còn nghĩa số nhiều, vào thế kỷ thứ hai được những người theo “thuyết ngộ đạo” (gnosticism)  sử dụng. Về sau, chính Giáo Hội lại dùng nghĩa “số nhiều” để chống lại “thuyết ảo thân” (docetism) , vì lạc thuyết này phủ nhận nhân tính của Chúa Giêsu.
Nhiều học giả Thánh Kinh đương đại đồng ý với nghĩa “số ít” của câu 1:13. Trong số đó, phải kể đến Thần học gia nổi tiếng về Thánh Mẫu Học, Linh Mục Stefano M. Manelli (tác giả cuốn All Generations Shall Call Me Blessed : Muôn Thế Hệ Sẽ Khen Tôi có Phúc). Cùng chung lập trường là nhà Thánh Kinh lỗi lạc của Giáo Hội, Linh mục Ignace de la Potterie, Dòng Tên , với tác phẫm lừng danh :”Mary in the Mystery of the Covenant (Mẹ Maria trong Mầu Nhiệm Giao Ước).
Cha Stefano viết :”Nói cách ngắn gọn, Gioan 1:13 cùng với câu 14 (Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta), chứa đựng những vấn đề của đức tin liên quan đến mầu nhiệm Nhập Thể của Lời Thiên Chúa :
  1/ Chúa Giêsu, Con của Thiên Chúa, sinh bởi Bà Maria, “được sinh ra do bởi Thiên Chúa” (câu 13), “Con Một của Thiên Chúa Cha” (câu 14). Đây là một khẳng định về xuất xứ độc đáo của Chúa Giêsu, hay về mối quan hệ cha con với Thiên Chúa Cha. 
-----------------------------------------------------
1. Ngộ Đạothế kỷ đầu, là một phong trào tư tưởng hổn hợp gồm nhiều yếu tố Đông phương, Hy lạp, Do Thái và Kytô giáo rất khác nhau, mâu thuẫn nhau, nhưng cùng chung một nguyên tắc là chủ thuyết nhị nguyên. Thuyết này cho rằng vật chất và tinh thần đối nghịch nhau. Tự bản chất, vật chất là xấu. Vũ trụ do một “TC xấu” hoặc “một tiểu thần” Hóa công dựng nên. Nơi con người thì thể xác đối nghịch linh hồn. Được chia làm 3 hạng : người vật chất, nguời hồn vía và người tinh thần. Chỉ loại thứ ba mới được rỗi, cốt tại ở việc thoát ly khỏi thể xác (vật chất). Họ mong chờ vị cứu tinh đến soi sáng giúp họ “giác ngộ”. Ai đã giác ngộ thì không còn phạm tội, nên trong Ngộ đạo có phe rất khắc khổ, có phe phóng khoáng. Những nhân vật nổi tiếng là Basilides, Valentinus và Marcion.  Sau thế kỷ thứ ba, Ngộ Đạo biến mất dần. Ngộ đạo gây nhiều khó khăn cho Kitô giáo.
 
  2. Ảo thân thuyết, đầu thế kỷ thứ 2, lạc giáo thứ nhất và đáng kể nhất phát sinh từ Ngộ Đạo. Nếu vật chất là xấu, thì TC tốt không thể nào trở thành con người thật được. Ngôi Lời là TC, thế nên, Ngài chỉ làm ra vẻ như là con người mà thôi. Những người theo thuyết này không đồng ý việc Đức Kitô chịu đóng đinh. TC tuyệt đối siêu việt, bất biến, thì không thể có chuyện Ngài trở thành con người. Vì vậy thân xác của Đức Kitô và cuộc đời trần thế của Ngài chỉ là ảo ảnh, là hình bóng biểu kiến bên ngoài, chứ không phải có thật. Ảo thân thuyết giảm thiểu tầm trọng yếu của nhân tính Đức Kitô
  3. Ngài là linh mục Dòng Tên đã giảng dạy 30 năm tại Pontifical Biblical Institute ỏ Roma.
-------------------------------------------------------
2/ Chúa Giêsu “được sinh ra do bởi Thiên Chúa”. Điều này có nghĩa là Mẹ Maria thụ thai Ngài không phải “do ước muốn của nhục thể, cũng không phải do ước muốn của người đàn ông “ (câu 13), nhưng cách hoàn toàn trinh sạch. Đây là một khẳng định về sự trinh khiết của Mẹ Maria trước khi sinh con.   
3/ Chúa Giêsu “đã trở nên người phàm” (câu 14), được sinh ra bởi Mẹ Maria trinh mẫu và “không do khí huyết” (câu 13). Điều này muốn nói rằng Mẹ Maria đã sinh con không đau đớn cũng như không tốn hao một tí khí huyết nào, hoàn toàn khác hẳn với bất cứ cuộc sinh nở tự nhiên, bình thường nào.. Đây là một khẳng định cho sự trinh khiết của Mẹ Maria trong khi sinh con.
Theo tôi, điều này không khó hiểu, vì Evà đã sa ngã, nên bị Giavê Thiên Chúa chúc dữ trong vườn địa đàng khi xưa :”Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi.” (St 3:16). Tội nguyên tổ phát sinh từ đó, và duy nhất một mình Mẹ Maria trong lịch sử nhân loại, được miễn tội này. Mẹ hoàn toàn “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, nên Mẹ được miễn trừ đối với lời chúc dữ của Thiên Chúa.  Theo tôi, Thiên Chúa dựng nên loài người không ngoài mục đích tương thông tình yêu và sự sống của mình, nên Người đồng thời cũng đã sáng tạo nên quan hệ tình dục giữa vợ chồng. Nói cách khác, nếu không phạm nguyên tội, thì khi sinh con sẽ không đau đớn hay bị ô uế do tốn hao khí huyết, đến nỗi phải chịu thanh tẩy như Luật trong sách Lêvi quy định   Vì sự thụ thai ”Con Thiên Chúa” của Mẹ hoàn toàn khác biệt, không giống như sự thụ thai bình thường –do quan hệ vợ chống- của bất cứ phụ nữ nào. Do vậy, Trinh Mẫu Maria sinh Con, mà không đau đớn hay tốn hao máu huyết là chuyện dễ hiểu.
      “Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật” (Gl 4:4)
----------------------------------------------
Điều này trái ngược với Luca và Matthêu, không phải Chúa Giêsu được thụ thai bởi Thánh Thần, nhưng bởi Thiên Chúa, điều này cho thấy ngay sau khi loại trừ sự can dự của người cha trần thế, kín đáo giới thiệu ý tưởng Thiên Chúa làm cha. Linh mục Potterie viết :” Đó là chính Thiên Chúa được bày tỏ là Cha của Ngôi Lời Nhập Thế” (trang 78 vá 131)
  Linh mục Laurentin viết về Gioan 1:13 :”Sự thụ thai trinh khiết rõ ràng ám chỉ dến” (Truth of Christmas P.406)
  "Hãy nói với con cái Ít-ra-en: Khi một người đàn bà có thai và sinh con trai, thì sẽ ra ô uế trong vòng bảy ngày, nó sẽ ra ô uế như những ngày bị khó ở vì kinh nguyệt. Đến ngày thứ tám, đứa trẻ sẽ được cắt bì nơi da quy đầu. Rồi người đàn bà phải đợi ba mươi ba ngày cho máu được thanh tẩy; nó không được đụng đến vật thánh nào và không
 được vào thánh điện, cho đến khi mãn thời gian thanh tẩy của mình. Nếu sinh con gái, thì người đàn bà sẽ ra ô uế trong vòng hai tuần, như khi có kinh; rồi nó phải đợi sáu mươi sáu ngày cho máu được thanh tẩy” (Lv 12:2-5).
-----------------------------------------------------------
Mẹ Maria là nhân vật có thật trong lịch sử, cả bốn Thánh sử viết Tin Mừng đều trình bày hay nói đến Mẹ Maria ; và lạ lùng hơn nữa, chính thánh Phaolô vị Tông đồ dân ngoại -người chưa từng gặp Chúa Giêsu khi Ngài còn tại thế-, lại là người đề cập sớm nhất vai trò độc nhất vô nhị của Mẹ Maria, cho dù thánh nhân  không hề nêu đích danh Mẹ.
Công Đồng Vaticanô II, trong Hiến Chế Tín Lý và Giáo Hội, Ánh sáng Muôn Dân, chương 8, khi trình bày về Trinh Nữ Maria trong mầu nhiệm của Đức Kitô và của Giáo Hội, đã bắt đầu bằng trích đoạn thư Galát đoạn 4 câu 4-5 của  Thánh Phaolô :”Thiên Chúa là Đấng vô cùng nhân hậu và khôn ngoan đã muốn hoàn tất việc cứu chuộc thế giới, nên “khi đến thời viên mãn, Ngài đã sai Con Mình đến, sinh bởi người nữ…để chúng ta được nhận làm nghĩa tử”. Rõ ràng các nghị phụ đã tin chắc rằng, chỉ câu này thôi cũng đủ để khẳng định tất cả các chi tiết liên quan đến nhân tính của Chúa Giêsu, và vai trò không thể phủ nhận của Trinh Nữ Maria trong lịch sử cứu độ.
Linh mục Stefano De Fiores, nhà Thánh Mẫu Học đương đại, trong cuốn Maria. Nuovissimo dizionario, dã bắt đầu Thư Galát 4:4 như sau: “Thánh Phaolô đã phá vỡ sự thinh lặng về Mẹ Maria khi đưa ra Thư Galát 4:4 như văn bản đầu tiên về Mẹ Maria của Tân Ước… Mẹ Maria là người phụ nữ đưa Con Thiên Chúa vào lịch sử nhân loại, trong một hoàn cảnh khiêm hạ, thấp hèn, nhưng Mẹ cũng đã tham dự vào thời viên mãn và trong lịch sử của kế hoạch cứu độ, biến đổi nhân loại thành con cái Thiên Chúa.” 
Đặc biệt khi nói đến sự sinh ra của Chúa Giêsu, thánh Phaolô không dùng từ ngữ thông thường để diển tả sự sinh ra của con người bình thường do kết quả của sự kết hợp vợ chồng. Từ ngữ trong tiếng Hy lạp “gennáo” (sinh ra hoặc tạo thành) , dùng cho sự sinh ra bình thường của mọi người: thí dụ cho bạn và tôi. Nhưng khi nói đến sự sinh ra của Chúa Giêsu vào thế  gian này, ngài đều dùng một từ ngữ khác, ngài dùng mẫu thức  của  chữ ‘gínomai”. Trong thư gởi tín hữu Galát, thánh Phaolô ba lần dùng chữ gennao để diễn tả sự sinh ra của Ishmael và Giacóp, nhưng cả bốn lần khi diễn tả về sự sinh ra Chúa Giêsu, ngài không dùng chữ gennáo, mà dùng chữ gínomai (có nghĩa là trở  thành “to come into existence, hay là “to become”), bởi vì sự sinh ra của Chúa là hạ sinh thanh khiết “virgin birth”  có  một không hai trên thế gian này.
Thánh Phaolô đã không dùng nhóm từ “sinh bởi một trinh nữ”, nhưng lại dùng “sinh bởi người phụ nữ”, bởi vì ngài muốn triền khai bằng sự phát triền song đối giữa quan hệ Chúa Cha- Chúa Con và tiếp tục với quan hệ Chúa Con-người phụ nữ. Chữ “người phụ nữ” (“woman”) là danh xưng đã được dùng nhiều lần để ám chỉ đến Mẹ Maria trong cả Cựu và Tân Ước : Lần đầu ở trong vườn địa đàng, khi Eva phạm tội (St 3:15); Tại tiệc cưới Cana (Ga 2:4) ; Dưới chân Thập Giá (Ga 19:26) và trong chương 12 của sách Khải Huyền. Hơn nữa, việc sử dụng đại từ nhân xưng "người phụ nữ" là yêu cầu của bối cảnh luận chứng: Nó không chỉ là biểu hiện nhằm thông tin, bởi vì nó khẳng định một thực tế đã được biết đến, nhưng cũng bởi vì nó còn có nội dung mang tính giáo lý. Ở đây chúng ta đang nghiên cứu “bởi người phụ nữ” (born of woman) được ghép thêm vào trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, bên cạnh đó, thực sự là sự kết hiệp mật thiết với Đấng Cứu Thế bằng sự ràng buộc mẫu-tử, không phải là sự ràng buộc tiêu cực, thụ động, nhưng hoàn toàn ngược lại, vì đây là trường hợp của Trinh Nữ Maria.
--------------------------------------
Maria, 293=294
Fulton J Sheen viết trong Your life is worth living (The Mother of Jesus), trang 85
----------------------------------------------
Dĩ nhiên, đức tin của Giáo Hội đối với sự thụ thai Đấng Cứu Thế cách hoàn toàn trinh khiết của Mẹ Maria, không chỉ đơn thuần dựa vào sự diễn tả của Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Galát đoạn 4 câu 4, ngụ ý ám chỉ sự kiện này. Hơn thế nữa, Giáo Hội dựa vào những trình thuật rõ ràng của Thánh sử Mathêu và Luca. Có thể một ai đó từ chối, không có cùng cảm nhận như chúng ta về thư Galát 4:4, dù cho câu đó ngầm mang ý nghĩa nêu trên. Tuy nhiên, có nhiều giải thích khác nhau, đơn cử Linh mục Manelli, trong cuốn “All Generations Shall Call Me Blessed”, đã trích ý tưởng của Linh mục R. Laurentin :”Thần học của Thánh Phaolô về nguồn gốc của Chúa Kittô không những không làm ngơ và không phủ nhận sự thụ thai trinh khiết của Ngài, nhưng ngược lại, chứa đựng những khía cạnh đáng ngạc nhiên hoàn toàn phù hợp với nó”.
Trở lại vai trò của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ mà thư Galát 4:4 trình bày, mặc dù vẫn tồn tại những sự giải thích tối thiểu, tuy vậy, vẫn còn có những bằng chứng mạnh mẽ về quan hệ Chúa Cha- Chúa Con, Chúa Con-người phụ nữ và cuối cùng là những nghĩa tử-Chúa Cha. Nếu cách thức thụ thai và hạ sinh Chúa Kitô đã không được biểu lộ cách rõ ràng, thì nó cũng chú giải cách rõ ràng rằng việc chúng ta được làm nghĩa tử nhờ sự ra đời của Con Thiên Chúa từ người phụ nữ. Điều này kéo theo sự can dự của người phụ nữ vào trong kế hoạch cứu độ được thực hiện bởi Thiên Chúa để cứu thoát nhân loại tội lỗi. Chúng ta có được ơn làm nghĩa tử là do hậu quả của việc Chúa Con được sinh ra bởi người phụ nữ.
Nếu lưu ý, chúng ta thấy phương pháp cấu trúc trái ngược của đoạn Thánh kinh này. “Sinh làm con một người đàn bà” liên hệ đến câu “hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử”, trong lúc “sinh dưới Lề Luật ” thì liên quan đến “để chuộc những ai sống dưới Lề Luật”. Vậy chúng ta là “con” Thiên Chúa và gọi Thiên Chúa là “Cha” vì Chúa Con đã được sinh ra bởi người phụ nữ. Như thế, sự làm mẹ của mẹ Maria, không chỉ được nhìn thấy ở đây mức độ tự nhiên, mà còn nhìn thấy ở mức độ siêu nhiên, bởi vì trong thực tế vai trò người mẹ “tự nhiên” của Mẹ trong quan hệ với Chúa Giêsu, cũng là nguồn gốc nghĩa tử của tất cả nhân loại hay của mọi thời. Bởi vì thế chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, nên chúng ta phải hết sức trân trọng tri ân tình mẹ thiêng liêng của Mẹ.
Qua sự phân tích trên, chúng ta nhận thức rõ ràng vai trò của Mẹ Maria trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa Cha là căn nguyên của kế hoạch cứu độ, Chúa Kitô là trung tâm đìểm, nhưng Mẹ Maria được gọi dự phần, Mẹ là người đầu tiên tham gia vào sứ vụ của Chúa Kitô. Và căn cứ vào sự khẳng định rõ ràng của thư Galat 4:4, chúng ta không thấy có điều gì vô lý khi gặp phải những trình bày rõ ràng của Thánh Phaolô trong các thư ngài : thí dụ Êphêsô 1:3; 5:21-32; Rôma 5:12-21; 8:28-30; Philiphê 2:5-11; Do Thái 10:5-10 và Titô 3:4-7. Cũng không phải là bất hợp lý để nói rằng chính tiên đề tín lý về Thánh Mẫu mà thánh Phao lô giảng dạy có quan hệ đến thời ấu thơ của Chúa Giêsu, mà vị y sĩ vừa là môn đệ, vừa là bạn thân của ngài : Luca thánh sử.
Tóm lại, mặc dù thánh Phaolô chỉ viết một câu đơn giản (Gl 4:4), nhưng ý tưởng này cũng đã giới thiệu Mẹ Maria một cách rõ ràng trong mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời. Thực vậy, Mẹ Maria đã hạ sinh Chúa Giêsu khi đến “thời viên mãn”, và “thời viên mãn” đã được Thiên Chúa Cha định từ trước muôn đời để cứu chuộc nhân loại. Và sự cứu chuộc được bắt đầu bằng sự Nhập Thể của Con Thiên Chúa, theo đúng kế hoạch của Thiên Chúa Cha. Trong kế hoạch này, Mẹ Maria tỏ ra hết sức gắn bó vừa với Con Thiên Chúa theo bản tính, và với những người con Thiên Chúa đuợc Người nhận làm “nghĩa tử”, vừa với Đấng Cứu Thế và với nhân loại đã được cứu độ, và cuối cùng vừa với Chúa Kitô và với Giáo Hội”. 
Chúng ta có thể thấy nơi thần học thánh Phaolô “một cái khung tham chiếu để hiểu đúng kế hoạch của Thiên Chúa và vị trí của Đức Maria trong lịch sử cứu độ” . Một từ ngữ khác được dành cho Mẹ  Maria mà Truyền Thống gọi là “Đấng Trung Gian” (Mediatrix). Cuối cùng, bên cạnh sự sinh ra bằng huyết nhục, chúng ta tìm thấy ở đây, nơi Mẹ Maria, sự sinh ra Con Thiên Chúa bởi đức tin và tình yêu. Trong ý nghĩa này, Mẹ là thành viên đầu tiên và độc đáo của Giáo Hội mà Chúa Kitô là Đầu, và như thế, Mẹ là Mẹ của tất cả chúng ta, Mẹ của mọi nghĩa tử của Thiên Chúa.
------------------------------------------
Trang 142 (All Geneations shall call me blessed)
  T. Kohler, Maria nella Sacra Scittura, Vercelli 1970 ,45

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét