Giải đáp phụng vụ: Lời nguyện tín hữu là không nên quá mơ hồ và quá cá nhân.
Nguyễn Trọng Đa
03/Oct/2017
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong lời nguyện tín hữu (lời nguyện chung, lời nguyện phổ quát, lời nguyện cho mọi người), liệu các giáo dân nên duy trì lời nguyện của họ một cách rộng mở (nghĩa là cầu Giáo Hội) hơn là cầu cho cá nhân không? - L. P., Victoria, British Columbia, Canada.
Đáp: Các quy chế liên quan đến lời nguyện tín hữu được tìm thấy trong Phần Giới thiệu sách Bài đọc (Introduction to the Lectionary, số 30-31), và Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM). Các quy chế này áp dụng cho giáo sĩ và giáo dân, tức các tín hữu nói chung, chứ không chỉ cho “tín hữu giáo dân”.
Số 30 của Phần Giới thiệu sách Bài đọc nói: "Trong ánh sáng của Lời Chúa và trong một ý nghĩa để đáp lại Lời Chúa, cộng đoàn các tín hữu cầu nguyện trong lời nguyện phổ quát, như một quy luật cho các nhu cầu của Giáo Hội phổ quát và cộng đoàn địa phương, cho sự cứu độ của thế giới và cho các người bị áp bức bởi bất cứ gánh nặng nào, và cho các hạng người đặc biệt.
"Chủ tế mời tín hữu cầu nguyện; một phó tế, một thừa tác viên khác, hoặc một vài tín hữu có thể đề xuất các ý nguyện ngắn gọn và được diễn đạt bằng biện pháp tự do. Trong các lời nguyện này "dân chúng, thực hiện chức năng tư tế, cầu bầu cho tất cả mọi người nam và nữ", với kết quả là, do phụng vụ Lời Chúa có các tác động đầy đủ trên tín hữu, họ được chuẩn bị tốt hơn để đi vào phụng vụ Thánh Thể".
Số 31 tiếp tục: "Về phần lời nguyện tín hữu, chủ tế điều khiển tại ghế chủ tọa và các ý nguyện được đọc tại giảng đài. Cộng đoàn tham gia vào lời nguyện tín hữu trong khi đứng, và nói hoặc hát một lời kêu cầu chung sau mỗi ý nguyện, hoặc cầu nguyện trong thinh lặng”.
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, trong các số 69-71, nói:
"[69] Trong lời nguyện cho mọi người, cũng gọi là lời nguyện tín hữu, chính dân Chúa, sau khi tiếp nhận trong đức tin, đáp lại Lời Chúa và thực thi chức tư tế do phép rửa của mình mà cầu cho hết mọi người. Lời nguyện này thường nên thực hiện trong các Thánh Lễ có giáo dân tham dự, để họ cầu cho Hội Thánh, cho các nhà cầm quyền, cho những người đang gặp đủ thứ khó khăn, cho hết mọi người và cho toàn thế giới được ơn cứu độ. [67]
"[70] Thứ tự những ý nguyện thường là:
a. Cho các nhu cầu của Hội Thánh;
b. Cho các người trong chính quyền và cho toàn thế giới được an bình;
c. Cho các người đang gặp bất cứ khó khăn nào;
d. Cho cộng đoàn địa phương.
“Nhưng trong một buổi lễ cử hành đặc biệt nào đó, như là Thêm Sức, Hôn Phối, An Táng, thì thứ tự ý nguyện có thể dành ưu tiên cho trường hợp đặc biệt đó.
"[71] Chính vị chủ tế điều khiển việc cầu nguyện từ ghế. Ngài vắn tắt mời tín hữu cầu nguyện và đọc lời nguyện để kết thúc. Các ý nguyện nêu ra cần phải chừng mực, được soạn thảo với sự tự do khôn ngoan và ngắn gọn, diễn tả lời nguyện của toàn thể cộng đoàn.
“Thầy phó tế, hoặc một ca viên, hay độc viên hay một giáo dân khác xướng các ý nguyện từ giảng đài hay một nơi nào khác xứng hợp.
“Còn toàn thể cộng đoàn đứng biểu lộ lời nguyện của mình, hoặc bằng những lời kêu cầu chung sau mỗi ý nguyện được xướng lên, hoặc bằng cách cầu nguyện trong thinh lặng” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang)
Như có thể được nhìn thấy từ các quy chế này, một sự cân bằng nhất định cần phải được thực hiện giữa điều quá tổng quát và điều quá riêng tư, bởi vì các lời nguyện này phải phản ánh nhu cầu của cộng đoàn.
Việc thể hiện lời nguyện của toàn thể cộng đoàn có nghĩa là họ không nên quá cá nhân hoá, bằng cách phản ánh quá chặt chẽ các lợi ích thiêng liêng của một cá nhân, hoặc một nhóm trong cộng đoàn, hoặc đề cập đến các nhu cầu rất cụ thể của cá nhân.
Bên cạnh đó, nên tránh các ý nguyện trừu tượng. Thí dụ, thay vì cầu xin một cách tổng quát cho "nhân quyền", họ nên cầu nguyện cho các người bị bức hại hoặc chịu sự bất công.
Để đạt được sự cân bằng đúng đắn, nhiều giáo xứ đã điều chỉnh các ý nguyện thông thường như đã đề cập ở trên, bằng một vài ý nguyện đặc biệt hơn. Do đó, thí dụ, lời cầu cho Đức Giáo Hoàng, Giám mục và Hội Thánh có thể nhắc đến một hoạt động hoặc sự kiện gần đây, để làm cho lời cầu đặc biệt hơn. Chẳng hạn: "cầu cho Đức Thánh Cha, Giáo Hoàng Phanxicô, khi ngài đang thực hiện một cuộc hành hương tông truyền đến Giáo hội ở quốc gia X ...".
Tương tự như vậy, một số cộng đoàn đưa vào lời nguyện tín hữu một lời xin chung cho người bị bệnh, hoặc cho người mới qua đời, mà trong đó họ nêu tên của một số thành viên trong cộng đoàn.
Các ý nguyện cho người gặp khó khăn khốn khổ cần nêu ra các nhu cầu đặc biệt mới đây, chẳng hạn các nạn nhân của thiên tai gần đây hoặc thảm kịch khác.
Để đảm bảo sự cân bằng này, đặc biệt là vào ngày Chúa Nhật, các ý nguyện phải luôn được chuẩn bị trước và được cha sở hoặc chủ tế chấp thuận. Thật đáng khen là nên tuân theo thứ tự chung, vốn được chỉ ra trong số 30: cầu cho Hội Thánh phổ quát, cộng đoàn địa phương, v.v ...
Ngoài ra còn có rất nhiều sách có giá trị với các công thức cho các lời cầu xin tổng quát, thậm chí một số sách còn có lời nguyện cho mỗi ngày trong năm nữa. Các quyển sách này có thể được sử dụng cho chính các lời cầu tổng quát, hoặc như các nguồn để soạn ra các lời cầu phù hợp với nhu cầu của một cộng đoàn đặc biệt.
Nếu linh mục muốn tạo cơ hội cho giáo dân để họ đưa thêm ý nguyện cá nhân của họ, ngài có thể giới thiệu một khoảnh khắc thinh lặng bằng cách nói "Mỗi người chúng ta có thể thêm ý nguyện cá nhân trong thinh lặng". Sau giây phút im lặng, ngài dang tay đọc lời cầu nguyện kết thúc.
Một điểm quan trọng cần lưu ý ở đây là rằng "việc thực hiện chức năng tư tế" của giáo dân trong lời nguyện tín hữu không giới hạn cho chỉ các người đọc ý nguyện.
Thật vậy, khía cạnh quan trọng nhất của các ý nguyện này không phải là cách thức chúng được trình bày trong các công thức.
"Lời cầu nguyện" của lời nguyện tín hữu bao gồm trước tiên trong lời đáp trả hoặc lời cầu nguyện thinh lặng của người dân, sau lời mời "Chúng ta cùng cầu xin Chúa".
Như vậy, việc thực thi chức tư tế phổ quát nằm trong sự việc rằng mỗi thành viên của cộng đoàn tham gia vào việc dâng lời cầu nguyện cho mọi người nam nữ. Việc cầu bầu trước mặt Chúa cho mọi người là một chức năng tư tế cao cả, mà trong đó mọi người Công Giáo đã rửa tội có thể tham gia, mặc dù đã luôn hiệp thông với chức linh mục thánh. (Zenit.org 3-10-2017)
Hỏi: Trong lời nguyện tín hữu (lời nguyện chung, lời nguyện phổ quát, lời nguyện cho mọi người), liệu các giáo dân nên duy trì lời nguyện của họ một cách rộng mở (nghĩa là cầu Giáo Hội) hơn là cầu cho cá nhân không? - L. P., Victoria, British Columbia, Canada.
Đáp: Các quy chế liên quan đến lời nguyện tín hữu được tìm thấy trong Phần Giới thiệu sách Bài đọc (Introduction to the Lectionary, số 30-31), và Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM). Các quy chế này áp dụng cho giáo sĩ và giáo dân, tức các tín hữu nói chung, chứ không chỉ cho “tín hữu giáo dân”.
Số 30 của Phần Giới thiệu sách Bài đọc nói: "Trong ánh sáng của Lời Chúa và trong một ý nghĩa để đáp lại Lời Chúa, cộng đoàn các tín hữu cầu nguyện trong lời nguyện phổ quát, như một quy luật cho các nhu cầu của Giáo Hội phổ quát và cộng đoàn địa phương, cho sự cứu độ của thế giới và cho các người bị áp bức bởi bất cứ gánh nặng nào, và cho các hạng người đặc biệt.
"Chủ tế mời tín hữu cầu nguyện; một phó tế, một thừa tác viên khác, hoặc một vài tín hữu có thể đề xuất các ý nguyện ngắn gọn và được diễn đạt bằng biện pháp tự do. Trong các lời nguyện này "dân chúng, thực hiện chức năng tư tế, cầu bầu cho tất cả mọi người nam và nữ", với kết quả là, do phụng vụ Lời Chúa có các tác động đầy đủ trên tín hữu, họ được chuẩn bị tốt hơn để đi vào phụng vụ Thánh Thể".
Số 31 tiếp tục: "Về phần lời nguyện tín hữu, chủ tế điều khiển tại ghế chủ tọa và các ý nguyện được đọc tại giảng đài. Cộng đoàn tham gia vào lời nguyện tín hữu trong khi đứng, và nói hoặc hát một lời kêu cầu chung sau mỗi ý nguyện, hoặc cầu nguyện trong thinh lặng”.
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, trong các số 69-71, nói:
"[69] Trong lời nguyện cho mọi người, cũng gọi là lời nguyện tín hữu, chính dân Chúa, sau khi tiếp nhận trong đức tin, đáp lại Lời Chúa và thực thi chức tư tế do phép rửa của mình mà cầu cho hết mọi người. Lời nguyện này thường nên thực hiện trong các Thánh Lễ có giáo dân tham dự, để họ cầu cho Hội Thánh, cho các nhà cầm quyền, cho những người đang gặp đủ thứ khó khăn, cho hết mọi người và cho toàn thế giới được ơn cứu độ. [67]
"[70] Thứ tự những ý nguyện thường là:
a. Cho các nhu cầu của Hội Thánh;
b. Cho các người trong chính quyền và cho toàn thế giới được an bình;
c. Cho các người đang gặp bất cứ khó khăn nào;
d. Cho cộng đoàn địa phương.
“Nhưng trong một buổi lễ cử hành đặc biệt nào đó, như là Thêm Sức, Hôn Phối, An Táng, thì thứ tự ý nguyện có thể dành ưu tiên cho trường hợp đặc biệt đó.
"[71] Chính vị chủ tế điều khiển việc cầu nguyện từ ghế. Ngài vắn tắt mời tín hữu cầu nguyện và đọc lời nguyện để kết thúc. Các ý nguyện nêu ra cần phải chừng mực, được soạn thảo với sự tự do khôn ngoan và ngắn gọn, diễn tả lời nguyện của toàn thể cộng đoàn.
“Thầy phó tế, hoặc một ca viên, hay độc viên hay một giáo dân khác xướng các ý nguyện từ giảng đài hay một nơi nào khác xứng hợp.
“Còn toàn thể cộng đoàn đứng biểu lộ lời nguyện của mình, hoặc bằng những lời kêu cầu chung sau mỗi ý nguyện được xướng lên, hoặc bằng cách cầu nguyện trong thinh lặng” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang)
Như có thể được nhìn thấy từ các quy chế này, một sự cân bằng nhất định cần phải được thực hiện giữa điều quá tổng quát và điều quá riêng tư, bởi vì các lời nguyện này phải phản ánh nhu cầu của cộng đoàn.
Việc thể hiện lời nguyện của toàn thể cộng đoàn có nghĩa là họ không nên quá cá nhân hoá, bằng cách phản ánh quá chặt chẽ các lợi ích thiêng liêng của một cá nhân, hoặc một nhóm trong cộng đoàn, hoặc đề cập đến các nhu cầu rất cụ thể của cá nhân.
Bên cạnh đó, nên tránh các ý nguyện trừu tượng. Thí dụ, thay vì cầu xin một cách tổng quát cho "nhân quyền", họ nên cầu nguyện cho các người bị bức hại hoặc chịu sự bất công.
Để đạt được sự cân bằng đúng đắn, nhiều giáo xứ đã điều chỉnh các ý nguyện thông thường như đã đề cập ở trên, bằng một vài ý nguyện đặc biệt hơn. Do đó, thí dụ, lời cầu cho Đức Giáo Hoàng, Giám mục và Hội Thánh có thể nhắc đến một hoạt động hoặc sự kiện gần đây, để làm cho lời cầu đặc biệt hơn. Chẳng hạn: "cầu cho Đức Thánh Cha, Giáo Hoàng Phanxicô, khi ngài đang thực hiện một cuộc hành hương tông truyền đến Giáo hội ở quốc gia X ...".
Tương tự như vậy, một số cộng đoàn đưa vào lời nguyện tín hữu một lời xin chung cho người bị bệnh, hoặc cho người mới qua đời, mà trong đó họ nêu tên của một số thành viên trong cộng đoàn.
Các ý nguyện cho người gặp khó khăn khốn khổ cần nêu ra các nhu cầu đặc biệt mới đây, chẳng hạn các nạn nhân của thiên tai gần đây hoặc thảm kịch khác.
Để đảm bảo sự cân bằng này, đặc biệt là vào ngày Chúa Nhật, các ý nguyện phải luôn được chuẩn bị trước và được cha sở hoặc chủ tế chấp thuận. Thật đáng khen là nên tuân theo thứ tự chung, vốn được chỉ ra trong số 30: cầu cho Hội Thánh phổ quát, cộng đoàn địa phương, v.v ...
Ngoài ra còn có rất nhiều sách có giá trị với các công thức cho các lời cầu xin tổng quát, thậm chí một số sách còn có lời nguyện cho mỗi ngày trong năm nữa. Các quyển sách này có thể được sử dụng cho chính các lời cầu tổng quát, hoặc như các nguồn để soạn ra các lời cầu phù hợp với nhu cầu của một cộng đoàn đặc biệt.
Nếu linh mục muốn tạo cơ hội cho giáo dân để họ đưa thêm ý nguyện cá nhân của họ, ngài có thể giới thiệu một khoảnh khắc thinh lặng bằng cách nói "Mỗi người chúng ta có thể thêm ý nguyện cá nhân trong thinh lặng". Sau giây phút im lặng, ngài dang tay đọc lời cầu nguyện kết thúc.
Một điểm quan trọng cần lưu ý ở đây là rằng "việc thực hiện chức năng tư tế" của giáo dân trong lời nguyện tín hữu không giới hạn cho chỉ các người đọc ý nguyện.
Thật vậy, khía cạnh quan trọng nhất của các ý nguyện này không phải là cách thức chúng được trình bày trong các công thức.
"Lời cầu nguyện" của lời nguyện tín hữu bao gồm trước tiên trong lời đáp trả hoặc lời cầu nguyện thinh lặng của người dân, sau lời mời "Chúng ta cùng cầu xin Chúa".
Như vậy, việc thực thi chức tư tế phổ quát nằm trong sự việc rằng mỗi thành viên của cộng đoàn tham gia vào việc dâng lời cầu nguyện cho mọi người nam nữ. Việc cầu bầu trước mặt Chúa cho mọi người là một chức năng tư tế cao cả, mà trong đó mọi người Công Giáo đã rửa tội có thể tham gia, mặc dù đã luôn hiệp thông với chức linh mục thánh. (Zenit.org 3-10-2017)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét