1 Samuen 1: 20-22, 24-28; Tvịnh 83; Colossê 3: 12-21;Luca 2:41-52

Bài phúc âm hôm nay có những âm vang nghe rất quen thuộc. Chúng ta đã nghe các câu chuyện về những người nổi tiếng thường họ hay có những dấu hiệu báo trước về sự vĩ đại trong tương lai khi họ vẫn còn trẻ nhỏ. Đức Giêsu, mặc dù chỉ mới 12 tuổi, đã tuyên bố Ngài thuộc về ai. Ngài sẽ phải ở trong ngôi nhà của Thiên Chúa. Việc của Thiên Chúa sẽ là công việc của đời sống Ngài.

Chúa Giêsu thuộc về một gia đình người Do thái ngoan đạo. Hằng năm cha mẹ Ngài đưa con đầu lòng của họ lên Đền Thờ ở Giêrusalem. Cha mẹ Ngài dạy Ngài về tục lệ truyền thống Do thái cho Ngài. Thánh Luca nói ngắn gọn về một điều gì đó luôn hiện diện lâu dài trong sinh hoạt hằng ngày của Bà Maria và ông Giuse. Hai ông bà tìm đứa con bị thất lạc trong "3 ngày". Khi đọc câu chuyện ngắn về sự thiếu vắng người con, Cha mẹ nào lại không cảm thấy thảng thốt khi họ ngoảnh lại nhìn ở chổ đông người và không nhìn thấy con mình, không biết nó lạc ở đâu phải không? Cha mẹ nào lại không hết sức lo lắng vì sự thiếu cảnh giác khi để con đi lạc ở chốn đông người, hay vì mình còn quá trẻ đã không đủ kinh nghiệm chăn dắt con trẻ nên tạo ra ảnh hưởng không tốt cho đời sống của chúng.

Việc nuôi dạy con cái có những niềm vui sâu lắng hơn là những điều lo lắng, sợ sệt và lo âu. Chúng ta có thể tưởng tượng được sự vui mừng của Bà Maria và ông Giuse sau khi tìm lại được Chúa Giêsu. Bà Maria nói với Chúa Giêsu là cha mẹ Ngài là họ đã "cực lòng" tìm Con. Từ gốc tiếng Hy lạp cho từ "cực lòng" có nghĩa là nói về cảm giác của các bậc cha mẹ trong tinh thần “lo lắng” về nổi buồn bực, đau khổ và hết sức lo âu. Thí dụ trong bài trích phúc âm theo thánh Luca, nói về người giàu có đã ở trong hỏa ngục, kẻ đã phớt lờ người ăn mày Lazarô ở trước cổng nhà y; đã kêu xin lên ông Abraham nói với ông Ladarô nhúng đầu ngón tay ông vào nước nhỏ lên lưỡi ông ta một giọt cho mát, vì ông ta bị lửa thiêu đốt "rất thống khổ". (Lc 16:24) Theo tiếng Hy lạp, "thống khổ" là từ mà Đức Maria đã dùng; theo tường thuật của thánh Luca; để nói với Chúa Giêsu. "Cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con". Giọng nói của Đức Maria giống như giọng nói của một bậc cha mẹ vừa trãi qua nỗi “cực khổ lớn” tìm con. Nhưng phản ứng của Chúa Giêsu không phải là lời khiêm tốn cầu xin cha mẹ tha thứ như chúng ta thường thấy. Trái lại, hình như Chúa Giêsu quở trách cha mẹ vì họ đã lo lắng thái quá. Thánh Luca diễn tả Chúa Giêsu ở đây như một thanh niên trẻ đã tìm thấy ơn gọi của chính mình. Chúa Giêsu có bổn phận ở nhà của Thiên Chúa, và ơn gọi của Ngài sẽ đưa Ngài ra khỏi ảnh hưởng của gia đình và làng xóm.

Câu trả lời của Chúa Giêsu không làm sáng tỏ được vấn đề gì để cho cha mẹ Ngài hiểu vì hai ông bà "không hiểu lời Chúa Giêsu vừa mới nói". Tiếng nói mà Chúa Giêsu đã nghe mang âm vang về "bổn phận ở trong nhà Cha ngài" và để thực thi lễ hy tế theo đường lối của Thiên Chúa. Đó là điều chính mà Ngài phải thực hiện nơi Ngài và nơi chúng ta. Đó là một mầu nhiệm nó đòi buộc nơi Chúa Giêsu việc Ngài phải trung thành cho đến chết. Đối với những chức sắc trong tôn giáo hay trong uy quyền chính trị, thì tiếng gọi này là một vấn đề chưa hề có, vì nó sẽ mang đến cái chết cho Ngài. Đây mới là lúc khởi sự. Chúa Giêsu sẽ luôn đem đến những câu hỏi và nỗi thống khổ cho cha mẹ Ngài. Nhất là cho Đức Maria khi ngài đứng dưới chân thập giá ngẫm suy về mầu nhiệm sự chết của Chúa Giêsu.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn bối cảnh của bài phúc âm để giúp chúng ta hiểu rõ hơn. Thánh Luca mở đầu phúc âm với 2 phần nhập đề (1:5-2:52). Phần thứ nhất (1:5-2:40) được đọc trong Mùa Vọng, trong lễ Giáng Sinh và trong lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Phần này nói về nguồn gốc Chúa Giêsu. Phần thứ hai (2:41- 52) ngắn hơn nhiều và nói về ơn gọi của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu sẽ trở về với Thiên Chúa. Bởi đó bài trích sách Phúc ăm hôm nay bắt đầu cho thấy ơn gọi của Ngài. Khi Chúa Giêsu nói là Ngài "có bổn phận ở nhà của Cha ngài". Suốt năm phụng vụ này, phúc âm của thánh Luca sẽ tiếp tục phân chia 2 phần như thế. Phần thứ nhất về nguồn gốc Cộng đoàn tín hữu ở Galilê (4:14- 9:50). Phần thứ hai nói về việc chúng ta sẽ cùng với Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem và cùng với Ngài khám phá ơn gọi của chúng ta với Ngài.

Có một bức tranh vẽ về Thánh Gia mà tôi đã thấy, tôi nghĩ nó do họa sĩ George de la Tour thực hiện. Trong bức tranh đó, thánh Giuse đang hoạt động ở trong xưởng mộc, ông đang dạy nghề mộc cho Chúa Giêsu. Cả hai cha con đang ghép hai tấm gỗ làm thành cây thập giá. Hình như họa sĩ De la Tour có ý nói về sự xuất hiện của cây thập giá rất sớm trong phúc âm. Họa sĩ muốn mô tả điều tương tự như thánh Luca nói với chúng ta. Phần trước trong phúc âm thánh Luca nói là Thần Khí Thiên Chúa "bao trùm" Đức Maria để bà trở nên mẹ Đấng Cứu Thế. Người phụ nữ trẻ tuổi này nhận được lời mời gọi của Thiên Chúa và đã đáp lại theo thánh ý của Thiên Chúa để đồng hành cùng Thiên Chúa trong công cuộc cứu chuộc. Lời "xin vâng" của người nữ ấy bắt đầu câu chuyện về việc Thiên Chúa nhập thế làm người, nhưng lời “xin vâng” ấy cũng cũng làm cho đời sống của người phụ nữ đó bị đảo lộn. Tiếng “xin vâng” của cô ấy thưa với Thiên chúa đòi hỏi sự hy sinh của cô ta.

Hôm nay chúng ta bắt đầu trông thấy thành quả trong đời sống của Đức Maria về lời "xin vâng" với Thiên Chúa. Đức Maria phải trải qua sự đau khổ của một bậc cha mẹ mà cách làm của người con đã khiến cô ấy đau khổ và thắc mắc. Ngoài Thần Khí của Thiên Chúa bao trùm Đức Maria trong đời sống của Ngài thì cây thập giá cũng là dấu chỉ luôn hiện diện trong đời Đức Maria. Chúng ta biết qua phúc âm thánh Luca cây thập giá luôn “ẩn hiện” trong đời sống Chúa Giêsu. Nhưng chúng ta cũng bắt đầu thấy dấu ấn của thập giá luôn rõ nét trong đời sống thánh gia nữa. Nó bắt đầu rõ nét khi Chúa Giêsu chọn con đường Ngài đi là lúc dấu chỉ thập giá đem đến đau khổ trước khi đưa đến đời sống mới. Thánh Luca nói là cha mẹ Chúa Giêsu "không hiểu điều gì Ngài nói với họ". Họ giống như các môn đệ Chúa Giêsu và cả chúng ta nữa, sẽ phải bước đi theo ánh sáng đức tin để giúp họ tin cậy vào Thiên Chúa, ngay cả khi chưa có câu trả lời nào cho nỗi đau khổ không hề được nghe đến.

Trong lúc tôi lớn lên, tôi đã nghe nhiều bài giảng ca tụng về “Thánh Gia”. Các Cha giảng tưởng tượng ra một gia đình bình dị lý tưởng khiến cho tôi cảm thấy gia đình thân mến của tôi không không còn là lý tưởng như hình ảnh Thánh Gia mà các cha giảng mô tả: Những bức tranh vẽ về Thánh Gia trong các nhà thờ và trong gia đình chỉ giúp cũng cố thêm tính không thực tế và khoản cách giữa Thánh Gia và các gia đình. Tôi nghĩ Đức Maria và thánh Giuse là một gia đình tuyệt vời, đơn sơ, bình an và trong sáng. Tôi thường nghĩ Chúa Giêsu dễ dãi vì không có anh chị em để cải vả tranh nhau về miếng bánh lớn mừng sinh nhật. Và xem chừng như thánh Giuse và Đức Maria không hề bất đồng quan điểm với nhau, lo lắng về tiền của hay lo sợ về sự an toàn của người con lớn lên trong một thế giới bạo lực. Tôi nghĩ, chúng ta nên đưa kinh nghiệm của cuộc sống cộng đoàn con người chúng ta hôm nay vào bài phúc âm này, và không nên quá ca tụng Thánh Gia theo ý nghĩ tôn giáo. Nếu chúng ta có ý nghĩ không thực thế về gia đình Chúa Giêsu thì điều đó càng khiến chúng ta rời xa đời sống của Ngài và đời sống của các vị thánh khác.

Cuối bài phúc âm hôm nay thánh Luca nói là "sau đó, Chúa Giêsu đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Còn Đức Giêsu thì ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến. "Sự khôn lớn này không xãy ra trong lúc Chúa Giêsu ngủ. Chúa Giêsu là một thành phần của một gia đình nhân loại, thuộc người Do thái ngoan đạo, và truyền đức tin lại cho người con sau này. Cha mẹ Chúa Giêsu dạy dỗ và giúp Chúa Giêsu nên người khôn lớn. Thiên Chúa nhập thể ở giữa chúng ta có nghĩa là Chúa Giêsu khôn lớn như chúng ta, dưới sự dạy dỗ và nuôi dưỡng của cha mẹ, bà con, bạn bè và hàng xóm láng giềng của Ngài. Chúa Giêsu không được lớn lên từ trong Đền Thờ, trong một hoàn cảnh riêng biệt xa ảnh hưởng của gia đình Ngài. Trái lại, chúa Giêsu luôn sống giữa dân chúng, giữa những người thường thương yêu nâng đở Ngài, mặc dù họ không hoàn toàn hiểu Ngài.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP