Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 16)
Vũ Văn An7/2/2017
Người Công Giáo có đồng thuận với giáo huấn xã hội của Giáo Hội không?
Người Công Giáo không chỉ có một đầu óc, điều này không ai ngạc nhiên cả. Trong số các lực lượng tạo ra hàng loạt các giải thích khác nhau, ta thấy có các lực lượng thống thuộc chính trị thế tục; các thống thuộc này nhiều khi tác động lên quan điểm tôn giáo của người Công Giáo hơn là ngược lại.
Cuộc tranh cãi kịch liệt của Công Giáo do thông điệp xã hội năm 2009 tựa là Caritas in Veritate (bác ái trong sự thật) của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô VI gây ra là một điển hình. Trong văn kiện này, Đức Bênêđíctô cố gắng nối kết hai luồng phò sự sống và hòa bình và công lý trong tư duy Công Giáo lại với nhau, khi nhấn mạnh rằng chúng thăng trầm với nhau. Đức Giáo Hoàng lý luận rằng nền văn hóa nào dửng dưng với các trẻ em còn ở trong bụng mẹ chắc chắn cũng sẽ không lưu ý chi tới người nghèo và thiên nhiên. Nói cách khác, thông điệp cố gắng cổ vũ một quan điểm tổng thể về sự vật, nhưng đã không luôn thành công nơi quần chúng.
Cánh tả Công Giáo tiếp cận văn kiện này như chính phủ Kennedy tiếp cận các thông đạt phát xuất từ chủ tịch Xô Viết Nikita Krushchev trong cuộc Khủng Hoảng Hỏa Tiễn ở Cuba: đáp ứng những gì mình thích và phớt lờ những gì còn lại. Họ hoan nghinh những gì Đức Bênêđíctô nói về các nghiệp đoàn lao động, tái phân phối của cải và hình thức cai trị vệ tinh, nhưng làm ngơ việc ngài bàn tới các vấn đề về sự sống. Về cánh hữu, một trò chơi khác được áp dụng: tìm ra mưu đồ của những tên “Blue Meanies” (bất hảo) để trách cứ về các phần trong Caritas in Veritate bị người bảo thủ coi là gây bối rối. Điển hình rõ ràng nhất là nhà bình luận người Mỹ, George Weigel, người đã phân biệt “các đoạn vàng son” được ông tin là phát xuất từ Đức Giáo Hoàng, và “các đoạn đỏ tươi” được ông gán cho đám “công bằng xã hội” ở các cấp thấp hơn.
Nếu không có gì khác, thì các căng thẳng trên minh họa một sự thật về sinh hoạt Công Giáo, sự thật này thách thức thứ tiên mẫu định sẵn cho rằng Giáo Hội điều khiển và kiểm soát cứng ngắc: chính vì Rôma lên tiếng, nên sự việc không nhất thiết kết thúc.
Người Công Giáo nghĩ gì về Thánh Kinh?
Trong nhiều thế kỷ, tiên mẫu định sẵn vẫn cho rằng người Công Giáo không đọc Thánh Kinh. Điều này không bao giờ đúng một cách chính xác cả, vì các bậc thầy vĩ đại của Giáo Hội, như Thánh Tôma Aquinô, Thánh Inhã Loyola, và Thánh Anphonsô Liguori, đọc Thánh Kinh một cách thâm cứu và lên khuôn nền thần học của họ theo các giới điều của nó. Thế nhưng, ở hạ tầng, ít có sự thúc đẩy người Công Giáo bình thường học hỏi, cầu nguyện và sùng mộ Thánh Kinh.
Về mặt chính thức, Đạo Công Giáo đứng trung dung giữa phe hoài nghi và phe cực đoan. Thành thử, Công Giáo không bao giờ phải trải qua cùng một cuộc khủng hoảng đức tin như Thệ Phản Giáo trong việc cố gắng hoà giải trình thuật Tạo Dựng trong Sách Sáng Thế, chẳng hạn, với điều khoa học hiện đại nói về nguồn gốc vũ trụ và không bao giờ bị kẹt cứng cùng một cách vì các sai lầm hay xung đột trong Thánh Kinh liên quan tới những vấn đề như địa lý hay niên đại (thí dụ: sự sai biệt trong các sách Tin Mừng về việc bữa ăn sau cùng của Chúa Giêsu có phải là Bữa Vượt Qua hay không). Năm 1943, khi phe cực đoan đang đà vươn lên, Đức Piô XII đã chấp nhận “phương pháp phê bình lịch sử” (historical-critical method) tức cách tiếp cận Thánh Kinh theo khoa học, xem xét các nguồn, các tác giả, và khung cảnh lịch sử khi giải thích một đoạn đặc thù nào đó.
Dù thế, cho tới giữa thế kỷ 20, việc người Công Giáo đánh giá cao Thánh Kinh tương đối vẫn không được khai triển bao nhiêu. Điều này thay đổi với Công Đồng Vatican II, vì một trong các thúc đẩy của công đồng này là tái khám phá sách thánh. Các động lực của sự thúc đẩy này vừa có tính thần học, vì Vatican II muốn cổ vũ việc trở về nguồn (resourcement), vừa có tính đại kết, vì việc đào sâu Thánh Kinh vốn được coi như một phương cách xích lại gần các Kitô hữu khác hơn, nhất là người Thệ Phản. Ngày nay, người ta coi là đương nhiên việc các chủng viện và cao đẳng Công Giáo cần một giảng khóa mạnh mẽ về sách thánh và các gia đình Công Giáo đạo hạnh cần dành một chỗ nổi bật cho Thánh Kinh.
Việc nghiên cứu Thánh Kinh của Công Giáo được tổ chức ra sao?
Dù người ta thường nghĩ tới Thánh Kinh như một cuốn sách, sự thực nó giống như một tiểu thư viện nhiều hơn. Ấn bản Cựu Ước của Công Giáo, mà đôi khi được gọi là “sách thánh Do Thái” vì nó cũng thánh thiêng đối với người Do Thái, gồm 46 sách thu thập trong nhiều thời kỳ khác nhau bởi nhiều tác giả khác nhau. Tân Ước, tức các trước tác thánh thiêng đối với Kitô Giáo phát sinh từ các môn đệ tiên khởi của Chúa Giêsu, gồm 27 sách, cũng được thu thập trong nhiều thời kỳ khác nhau và với các mục đích khác nhau. Do đó, một cách tổ chức các cuộc nghiên cứu Thánh Kinh là theo phần sách thánh được một chuyên gia chuyên chú tìm tòi: “sưu tập Phaolô” (Pauline Corpus), chẳng hạn, tức 13 thư Tân Ước vẫn được gán cho Thánh Phaolô, hay “văn chương khôn ngoan” nghĩa là phần Cựu Ước bắt đầu với sách Gióp và kết thúc với sách Huấn Ca, nặng các câu nói và truyện kể nhằm mục đích dạy cách sống.
Một cách phân chia khác là phương pháp được một học giả hay một trường phái đặc thù sử dụng. Một số phương pháp quen dùng nhất là:
• Phê bình bản văn: tức cố gắng xác định nguyên tác sớm nhất của một trước tác đặc thù khi có những bản chép tay khác nhau được tìm thấy trong ghi chép lịch sử. Như vụ có tới hai kết thúc khác nhau của Tin Mừng Máccô.
• Phê bình nguồn gốc: tức cố gắng thiết lập các nguồn khác nhau, hay các mạch (strands) truyền thống khác nhau, bên trong Thánh Kinh, hay đôi khi trong cùng một cuốn sách. Điển hình nổi tiếng nhất là học lý được nhiều người chấp nhận về 4 nguồn khác nhau của sách Sáng Thế, mà thông thường được biết dưới tên: nguồn Giavê, nguồn Elôhít, nguồn tư tế, nguồn đệ nhị luật.
• Phê bình lịch sử: tức nghiên cứu các khung cảnh lịch sử trong đó một đoạn đặc thù của trước tác đã thành hình, hay cộng đồng được đoạn này soạn cho, và các thách đố hay vấn nạn đặc thù được nó ráng giải đáp. Những người đi tiên phong trong việc nghiên cứu Thánh Kinh phần lớn là người Đức, nên thuật ngữ được dùng để chỉ đối tượng của phương pháp phê bình lịch sử là chữ Đức Sitz in Leben, tức “khung cảnh sống” của một bản văn.
• Phê bình qui điển (canonical criticism): tức coi Thánh Kinh như một toàn bộ, phương thức này cố gắng biện phân được đâu là sứ điệp cố ý của “qui điển”, nghĩa là trọn bộ cả Cựu Ước lẫn Tân Ước: chúng cố kết với nhau ra sao và các nhà lãnh đạo Giáo Hội tiên khởi muốn nói gì khi ban cấp tư cách chính thức cho một bộ bản văn đặc thù nào đó.
• Thần học Thánh Kinh: Phương thức này dựa trên các phương thức khác để cố gắng xác định ra sứ điệp thần học của Thánh Kinh, hay của một bản văn đặc thù, và nó đã ảnh hưởng ra sao tới các cuộc tranh luận về thần học tín lý, cánh chung học, và thần học luân lý.
Hạn từ tiêu chuẩn để chỉ việc giải thích có phê phán một bản văn là “khoa giải thích” (exegegis, có nghĩa: rút ra), và các nhà lãnh đạo Công Giáo thích nói rằng điều Giáo Hội ủng hộ là một “khoa giải thích biết quì gối” (a kneeling exegegis). Họ muốn nói tới một phương thức biết coi trọng các kết quả của cuộc nghiên cứu theo khoa học, nhưng cũng biết tiếp cận Thánh Kinh với lòng tôn kính, coi nó không chỉ như một bản văn cổ giống Anh Hùng Ca Gilgamesh, mà là lời linh hứng của Thiên Chúa.
Người Công Giáo có những luận điểm nào về Thánh Kinh?
Người Thệ Phản luôn tố cáo Đạo Công Giáo “thêm thắt vào Thánh Kinh”, nhất là việc Đạo này giành thẩm quyền Thánh Kinh cho các linh mục, giám mục, và trên hết, cho Đức Giáo Hoàng. Dưới một hình thức nhẹ nhàng hơn, một số học giả Công Giáo cũng có cùng những kết luận như thế. Họ cho rằng dù Chúa Giêsu có nhiều môn đệ, và trong nhóm rộng lớn này, “nhóm mười hai” đóng một vai trò đặc biệt, nhưng ý niệm “chức linh mục”, nhất là theo nghĩa hướng dẫn cộng đoàn trong các hình thức thờ phượng đã định, thì không hề tìm thấy trong các sách Tin Mừng. Các học giả này cho rằng nó xuất hiện sau đó, một phần từ chức linh mục của người Do Thái thời xưa và phần khác, từ các khuôn mẫu thờ phượng tìm thấy trong thế giới La Hy nơi Kitô đang phát triển lúc ấy. Các kết luận như thế đã được các người có óc canh tân đúc kết trong các cuộc tranh luận nội bộ của Công Giáo; những người này cho rằng nếu chức linh mục (và nhất là hàng giáo phẩm), từ nguyên thủy, không phải là thành phần của hiến chế Giáo Hội, thì nó đâu có tính yếu tính và do đó, có thể sửa được. Cũng thế, những người cổ vũ linh mục phụ nữ sử dụng các luận điểm này để cho rằng: sẽ là điều sai lầm khi nói rằng Chúa Giêsu chỉ chọn đàn ông làm linh mục, vì Người đâu có dự kiến “linh mục” theo nghĩa hiện đại.
Để trả lời, một số học giả và thẩm quyền Giáo Hội nói chung đã đưa ra hai luận điểm. Thứ nhất, họ nói, có những dấu chỉ rõ ràng cho thấy Chúa Giêsu kêu gọi một số môn đệ đảm nhiệm các vai trò đặc biệt làm thừa tác viên và nhà lãnh đạo. Họ trưng dẫn nhiều tham chiếu trong Tân Ước. Thứ hai, họ nói, chính Giáo Hội là người giải thích Thánh Kinh đáng tin cậy hơn hết vì chính Giáo Hội đã tạo ra Thánh Kinh chứ không ngược lại. Thành thử, truyền thống sống động của Giáo Hội là bối cảnh tốt nhất để đọc Thánh Kinh. Đây là luận điểm của chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trong cuốn sách của ngài về đời sống Chúa Kitô, tựa là Giêsu Nadarét.
Còn tiếp
Người Công Giáo không chỉ có một đầu óc, điều này không ai ngạc nhiên cả. Trong số các lực lượng tạo ra hàng loạt các giải thích khác nhau, ta thấy có các lực lượng thống thuộc chính trị thế tục; các thống thuộc này nhiều khi tác động lên quan điểm tôn giáo của người Công Giáo hơn là ngược lại.
Cuộc tranh cãi kịch liệt của Công Giáo do thông điệp xã hội năm 2009 tựa là Caritas in Veritate (bác ái trong sự thật) của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô VI gây ra là một điển hình. Trong văn kiện này, Đức Bênêđíctô cố gắng nối kết hai luồng phò sự sống và hòa bình và công lý trong tư duy Công Giáo lại với nhau, khi nhấn mạnh rằng chúng thăng trầm với nhau. Đức Giáo Hoàng lý luận rằng nền văn hóa nào dửng dưng với các trẻ em còn ở trong bụng mẹ chắc chắn cũng sẽ không lưu ý chi tới người nghèo và thiên nhiên. Nói cách khác, thông điệp cố gắng cổ vũ một quan điểm tổng thể về sự vật, nhưng đã không luôn thành công nơi quần chúng.
Cánh tả Công Giáo tiếp cận văn kiện này như chính phủ Kennedy tiếp cận các thông đạt phát xuất từ chủ tịch Xô Viết Nikita Krushchev trong cuộc Khủng Hoảng Hỏa Tiễn ở Cuba: đáp ứng những gì mình thích và phớt lờ những gì còn lại. Họ hoan nghinh những gì Đức Bênêđíctô nói về các nghiệp đoàn lao động, tái phân phối của cải và hình thức cai trị vệ tinh, nhưng làm ngơ việc ngài bàn tới các vấn đề về sự sống. Về cánh hữu, một trò chơi khác được áp dụng: tìm ra mưu đồ của những tên “Blue Meanies” (bất hảo) để trách cứ về các phần trong Caritas in Veritate bị người bảo thủ coi là gây bối rối. Điển hình rõ ràng nhất là nhà bình luận người Mỹ, George Weigel, người đã phân biệt “các đoạn vàng son” được ông tin là phát xuất từ Đức Giáo Hoàng, và “các đoạn đỏ tươi” được ông gán cho đám “công bằng xã hội” ở các cấp thấp hơn.
Nếu không có gì khác, thì các căng thẳng trên minh họa một sự thật về sinh hoạt Công Giáo, sự thật này thách thức thứ tiên mẫu định sẵn cho rằng Giáo Hội điều khiển và kiểm soát cứng ngắc: chính vì Rôma lên tiếng, nên sự việc không nhất thiết kết thúc.
Người Công Giáo nghĩ gì về Thánh Kinh?
Trong nhiều thế kỷ, tiên mẫu định sẵn vẫn cho rằng người Công Giáo không đọc Thánh Kinh. Điều này không bao giờ đúng một cách chính xác cả, vì các bậc thầy vĩ đại của Giáo Hội, như Thánh Tôma Aquinô, Thánh Inhã Loyola, và Thánh Anphonsô Liguori, đọc Thánh Kinh một cách thâm cứu và lên khuôn nền thần học của họ theo các giới điều của nó. Thế nhưng, ở hạ tầng, ít có sự thúc đẩy người Công Giáo bình thường học hỏi, cầu nguyện và sùng mộ Thánh Kinh.
Về mặt chính thức, Đạo Công Giáo đứng trung dung giữa phe hoài nghi và phe cực đoan. Thành thử, Công Giáo không bao giờ phải trải qua cùng một cuộc khủng hoảng đức tin như Thệ Phản Giáo trong việc cố gắng hoà giải trình thuật Tạo Dựng trong Sách Sáng Thế, chẳng hạn, với điều khoa học hiện đại nói về nguồn gốc vũ trụ và không bao giờ bị kẹt cứng cùng một cách vì các sai lầm hay xung đột trong Thánh Kinh liên quan tới những vấn đề như địa lý hay niên đại (thí dụ: sự sai biệt trong các sách Tin Mừng về việc bữa ăn sau cùng của Chúa Giêsu có phải là Bữa Vượt Qua hay không). Năm 1943, khi phe cực đoan đang đà vươn lên, Đức Piô XII đã chấp nhận “phương pháp phê bình lịch sử” (historical-critical method) tức cách tiếp cận Thánh Kinh theo khoa học, xem xét các nguồn, các tác giả, và khung cảnh lịch sử khi giải thích một đoạn đặc thù nào đó.
Dù thế, cho tới giữa thế kỷ 20, việc người Công Giáo đánh giá cao Thánh Kinh tương đối vẫn không được khai triển bao nhiêu. Điều này thay đổi với Công Đồng Vatican II, vì một trong các thúc đẩy của công đồng này là tái khám phá sách thánh. Các động lực của sự thúc đẩy này vừa có tính thần học, vì Vatican II muốn cổ vũ việc trở về nguồn (resourcement), vừa có tính đại kết, vì việc đào sâu Thánh Kinh vốn được coi như một phương cách xích lại gần các Kitô hữu khác hơn, nhất là người Thệ Phản. Ngày nay, người ta coi là đương nhiên việc các chủng viện và cao đẳng Công Giáo cần một giảng khóa mạnh mẽ về sách thánh và các gia đình Công Giáo đạo hạnh cần dành một chỗ nổi bật cho Thánh Kinh.
Việc nghiên cứu Thánh Kinh của Công Giáo được tổ chức ra sao?
Dù người ta thường nghĩ tới Thánh Kinh như một cuốn sách, sự thực nó giống như một tiểu thư viện nhiều hơn. Ấn bản Cựu Ước của Công Giáo, mà đôi khi được gọi là “sách thánh Do Thái” vì nó cũng thánh thiêng đối với người Do Thái, gồm 46 sách thu thập trong nhiều thời kỳ khác nhau bởi nhiều tác giả khác nhau. Tân Ước, tức các trước tác thánh thiêng đối với Kitô Giáo phát sinh từ các môn đệ tiên khởi của Chúa Giêsu, gồm 27 sách, cũng được thu thập trong nhiều thời kỳ khác nhau và với các mục đích khác nhau. Do đó, một cách tổ chức các cuộc nghiên cứu Thánh Kinh là theo phần sách thánh được một chuyên gia chuyên chú tìm tòi: “sưu tập Phaolô” (Pauline Corpus), chẳng hạn, tức 13 thư Tân Ước vẫn được gán cho Thánh Phaolô, hay “văn chương khôn ngoan” nghĩa là phần Cựu Ước bắt đầu với sách Gióp và kết thúc với sách Huấn Ca, nặng các câu nói và truyện kể nhằm mục đích dạy cách sống.
Một cách phân chia khác là phương pháp được một học giả hay một trường phái đặc thù sử dụng. Một số phương pháp quen dùng nhất là:
• Phê bình bản văn: tức cố gắng xác định nguyên tác sớm nhất của một trước tác đặc thù khi có những bản chép tay khác nhau được tìm thấy trong ghi chép lịch sử. Như vụ có tới hai kết thúc khác nhau của Tin Mừng Máccô.
• Phê bình nguồn gốc: tức cố gắng thiết lập các nguồn khác nhau, hay các mạch (strands) truyền thống khác nhau, bên trong Thánh Kinh, hay đôi khi trong cùng một cuốn sách. Điển hình nổi tiếng nhất là học lý được nhiều người chấp nhận về 4 nguồn khác nhau của sách Sáng Thế, mà thông thường được biết dưới tên: nguồn Giavê, nguồn Elôhít, nguồn tư tế, nguồn đệ nhị luật.
• Phê bình lịch sử: tức nghiên cứu các khung cảnh lịch sử trong đó một đoạn đặc thù của trước tác đã thành hình, hay cộng đồng được đoạn này soạn cho, và các thách đố hay vấn nạn đặc thù được nó ráng giải đáp. Những người đi tiên phong trong việc nghiên cứu Thánh Kinh phần lớn là người Đức, nên thuật ngữ được dùng để chỉ đối tượng của phương pháp phê bình lịch sử là chữ Đức Sitz in Leben, tức “khung cảnh sống” của một bản văn.
• Phê bình qui điển (canonical criticism): tức coi Thánh Kinh như một toàn bộ, phương thức này cố gắng biện phân được đâu là sứ điệp cố ý của “qui điển”, nghĩa là trọn bộ cả Cựu Ước lẫn Tân Ước: chúng cố kết với nhau ra sao và các nhà lãnh đạo Giáo Hội tiên khởi muốn nói gì khi ban cấp tư cách chính thức cho một bộ bản văn đặc thù nào đó.
• Thần học Thánh Kinh: Phương thức này dựa trên các phương thức khác để cố gắng xác định ra sứ điệp thần học của Thánh Kinh, hay của một bản văn đặc thù, và nó đã ảnh hưởng ra sao tới các cuộc tranh luận về thần học tín lý, cánh chung học, và thần học luân lý.
Hạn từ tiêu chuẩn để chỉ việc giải thích có phê phán một bản văn là “khoa giải thích” (exegegis, có nghĩa: rút ra), và các nhà lãnh đạo Công Giáo thích nói rằng điều Giáo Hội ủng hộ là một “khoa giải thích biết quì gối” (a kneeling exegegis). Họ muốn nói tới một phương thức biết coi trọng các kết quả của cuộc nghiên cứu theo khoa học, nhưng cũng biết tiếp cận Thánh Kinh với lòng tôn kính, coi nó không chỉ như một bản văn cổ giống Anh Hùng Ca Gilgamesh, mà là lời linh hứng của Thiên Chúa.
Người Công Giáo có những luận điểm nào về Thánh Kinh?
Người Thệ Phản luôn tố cáo Đạo Công Giáo “thêm thắt vào Thánh Kinh”, nhất là việc Đạo này giành thẩm quyền Thánh Kinh cho các linh mục, giám mục, và trên hết, cho Đức Giáo Hoàng. Dưới một hình thức nhẹ nhàng hơn, một số học giả Công Giáo cũng có cùng những kết luận như thế. Họ cho rằng dù Chúa Giêsu có nhiều môn đệ, và trong nhóm rộng lớn này, “nhóm mười hai” đóng một vai trò đặc biệt, nhưng ý niệm “chức linh mục”, nhất là theo nghĩa hướng dẫn cộng đoàn trong các hình thức thờ phượng đã định, thì không hề tìm thấy trong các sách Tin Mừng. Các học giả này cho rằng nó xuất hiện sau đó, một phần từ chức linh mục của người Do Thái thời xưa và phần khác, từ các khuôn mẫu thờ phượng tìm thấy trong thế giới La Hy nơi Kitô đang phát triển lúc ấy. Các kết luận như thế đã được các người có óc canh tân đúc kết trong các cuộc tranh luận nội bộ của Công Giáo; những người này cho rằng nếu chức linh mục (và nhất là hàng giáo phẩm), từ nguyên thủy, không phải là thành phần của hiến chế Giáo Hội, thì nó đâu có tính yếu tính và do đó, có thể sửa được. Cũng thế, những người cổ vũ linh mục phụ nữ sử dụng các luận điểm này để cho rằng: sẽ là điều sai lầm khi nói rằng Chúa Giêsu chỉ chọn đàn ông làm linh mục, vì Người đâu có dự kiến “linh mục” theo nghĩa hiện đại.
Để trả lời, một số học giả và thẩm quyền Giáo Hội nói chung đã đưa ra hai luận điểm. Thứ nhất, họ nói, có những dấu chỉ rõ ràng cho thấy Chúa Giêsu kêu gọi một số môn đệ đảm nhiệm các vai trò đặc biệt làm thừa tác viên và nhà lãnh đạo. Họ trưng dẫn nhiều tham chiếu trong Tân Ước. Thứ hai, họ nói, chính Giáo Hội là người giải thích Thánh Kinh đáng tin cậy hơn hết vì chính Giáo Hội đã tạo ra Thánh Kinh chứ không ngược lại. Thành thử, truyền thống sống động của Giáo Hội là bối cảnh tốt nhất để đọc Thánh Kinh. Đây là luận điểm của chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trong cuốn sách của ngài về đời sống Chúa Kitô, tựa là Giêsu Nadarét.
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét