Giải đáp phụng vụ: Bánh thánh lưu trữ được thay mới ít nhất mấy lần mỗi tháng?
Nguyễn Trọng Đa7/10/2017
Nguyễn Trọng Đa7/10/2017
Nhãn
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Ngày 10-1- 2017, trong bài trả lời về "Việc lưu giữ Bánh Thánh trong Nhà Tạm được qui định thế nào?" (https://zenit.org/articles/ liturgy-qa-reservation-of- hosts/), cha đã nói rằng "Bánh thánh, theo Luật phụng vụ, nên được thay mới cứ 15 ngày một lần, hoặc khoảng ngày như thế”.
Con không thể tìm thấy một luật phụng vụ nào nói như thế cả. Xin cha vui lòng chỉ dẫn cho con điều này. Con đang cố gắng để xác định cứ bao nhiêu ngày một bánh thánh được giữ trong một nhà nguyện cho các tu sĩ nên được thay mới. Con cho rằng điều này sẽ là giống như việc thay mới một bánh thánh, được sử dụng cho việc Chầu Thánh Thể. - J. D., Thành phố Kansas, Missouri, Hoa Kỳ.
Đáp: Một cách có hiệu quả, qui định nêu ra ở đây là một qui định thận trọng dựa trên các luật khác và sự thực hành hợp lý. Không có luật cụ thể nào yêu cầu thời gian thay mới Bánh thánh cả.
Thí dụ, các quy định cho việc lưu giữ Bánh thánh trong "Nghi thức Rước lễ và Tôn Thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ" không bắt buộc một thời gian cụ thể nào, và chỉ nói rằng:
"7. Các Bánh thánh phải được thường xuyên thay mới và lưu giữ trong một Bình thánh, hoặc bình đựng khác, với một số lượng vừa đủ cho việc Rước lễ của các bệnh nhân và các người khác ngoài Thánh Lễ".
Qui định này về cơ bản được lặp lại trong Bộ Giáo luật, điều 939:
"Phải giữ trong bình thánh đủ số Bánh Thánh cần thiết cho tín hữu; phải năng thay bánh mới, khi đã tiêu thụ hợp lệ hết bánh cũ”.
Điều 924 cũng đưa ra ánh sáng sự suy nghĩ của Giáo Hội:
"§1 Hy Lễ Thánh Thể phải được cử hành bằng bánh và rượu có pha chút nước.
"§2 Bánh phải làm bằng bột mì tinh tuyền và còn mới để tránh nguy cơ hư mốc.
"§3 Rượu phải là tự nhiên từ trái nho, và không bị hư chua”.
Luật mà trên đó tiêu chí thay mới Bánh thánh hai lần một tháng là dựa vào Điều 934 về việc lưu giữ Bánh thánh. Điều 934 nói rằng Bánh thánh:
"1/ phải được lưu trữ trong nhà thờ chính tòa hoặc nhà thờ tương tự, trong nhà thờ giáo xứ, trong nhà thờ hay nhà nguyện của một tu viện hoặc của tu đoàn tông đồ;
“2/ có thể được lưu trữ trong phòng nguyện của Giám Mục, và nếu có phép của Bản Quyền sở tại, trong các nhà thờ, nhà nguyện và phòng nguyện khác.
"§2. Tại những nơi lưu trữ Thánh Thể, luôn luôn phải có người chăm nom và, trong mức độ có thể, một tư tế phải cử hành Thánh Lễ ít nhất mỗi tháng hai lần” (Bản dịch Việt ngữ các Điều của Bộ Giáo luật là của các Linh mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Tiêu chí cuối cùng này liên quan đến việc cử hành Thánh lễ ít nhất hai lần mỗi tháng, có lẽ bị tác động bởi hai lý do.
Thứ nhất, nó cố gắng đảm bảo rằng nơi lưu giữ Bánh thánh là một nhà nguyện thực sự, được Giám mục cho phép hợp lệ. Bánh thánh không thể được lưu giữ ở những nơi không thể cử hành Thánh Lễ, vì điều này sẽ cắt đứt sự lưu giữ Bánh thánh khỏi bối cảnh Giáo Hội và phụng vụ. Điều này bao gồm không gian dành cho cầu nguyện và chiêm niệm thuộc về các hiệp hội đạo đức, hoặc các ngôi nhà không chính thức của các dòng tu hội.
Điều trên sẽ không bao gồm các nhà nguyện lưu giữ đặc biệt Bánh thánh, hoặc các nhà nguyện thường chầu Thánh Thể, vì ở đó Thánh lễ được cử hành.
Thứ hai, tiêu chí Thánh lễ hai lần một tháng đóng vai trò như một hướng dẫn cho tần suất thay mới Bánh thánh, vì sự thay mới Bánh thánh thường trùng với việc cử hành Thánh lễ. Một cách tự nhiên, đây cũng là thời gian để thay mới Bánh thánh được sử dụng cho việc Chầu Thánh Thể nữa.
Tóm lại, Giáo Hội mời gọi các người phụ trách nhà nguyện hãy có sự chăm sóc cẩn thận để tránh sự hư hỏng của các Bánh thánh. Trong khi thời gian lưu giữ Bánh thánh có thể phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, xin nhớ rằng quy tắc hai lần một tháng sẽ bao trọn hầu hết các tình huống.
(Zenit.org 5-7-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Ngày 10-1- 2017, trong bài trả lời về "Việc lưu giữ Bánh Thánh trong Nhà Tạm được qui định thế nào?" (https://zenit.org/articles/
Con không thể tìm thấy một luật phụng vụ nào nói như thế cả. Xin cha vui lòng chỉ dẫn cho con điều này. Con đang cố gắng để xác định cứ bao nhiêu ngày một bánh thánh được giữ trong một nhà nguyện cho các tu sĩ nên được thay mới. Con cho rằng điều này sẽ là giống như việc thay mới một bánh thánh, được sử dụng cho việc Chầu Thánh Thể. - J. D., Thành phố Kansas, Missouri, Hoa Kỳ.
Đáp: Một cách có hiệu quả, qui định nêu ra ở đây là một qui định thận trọng dựa trên các luật khác và sự thực hành hợp lý. Không có luật cụ thể nào yêu cầu thời gian thay mới Bánh thánh cả.
Thí dụ, các quy định cho việc lưu giữ Bánh thánh trong "Nghi thức Rước lễ và Tôn Thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ" không bắt buộc một thời gian cụ thể nào, và chỉ nói rằng:
"7. Các Bánh thánh phải được thường xuyên thay mới và lưu giữ trong một Bình thánh, hoặc bình đựng khác, với một số lượng vừa đủ cho việc Rước lễ của các bệnh nhân và các người khác ngoài Thánh Lễ".
Qui định này về cơ bản được lặp lại trong Bộ Giáo luật, điều 939:
"Phải giữ trong bình thánh đủ số Bánh Thánh cần thiết cho tín hữu; phải năng thay bánh mới, khi đã tiêu thụ hợp lệ hết bánh cũ”.
Điều 924 cũng đưa ra ánh sáng sự suy nghĩ của Giáo Hội:
"§1 Hy Lễ Thánh Thể phải được cử hành bằng bánh và rượu có pha chút nước.
"§2 Bánh phải làm bằng bột mì tinh tuyền và còn mới để tránh nguy cơ hư mốc.
"§3 Rượu phải là tự nhiên từ trái nho, và không bị hư chua”.
Luật mà trên đó tiêu chí thay mới Bánh thánh hai lần một tháng là dựa vào Điều 934 về việc lưu giữ Bánh thánh. Điều 934 nói rằng Bánh thánh:
"1/ phải được lưu trữ trong nhà thờ chính tòa hoặc nhà thờ tương tự, trong nhà thờ giáo xứ, trong nhà thờ hay nhà nguyện của một tu viện hoặc của tu đoàn tông đồ;
“2/ có thể được lưu trữ trong phòng nguyện của Giám Mục, và nếu có phép của Bản Quyền sở tại, trong các nhà thờ, nhà nguyện và phòng nguyện khác.
"§2. Tại những nơi lưu trữ Thánh Thể, luôn luôn phải có người chăm nom và, trong mức độ có thể, một tư tế phải cử hành Thánh Lễ ít nhất mỗi tháng hai lần” (Bản dịch Việt ngữ các Điều của Bộ Giáo luật là của các Linh mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Tiêu chí cuối cùng này liên quan đến việc cử hành Thánh lễ ít nhất hai lần mỗi tháng, có lẽ bị tác động bởi hai lý do.
Thứ nhất, nó cố gắng đảm bảo rằng nơi lưu giữ Bánh thánh là một nhà nguyện thực sự, được Giám mục cho phép hợp lệ. Bánh thánh không thể được lưu giữ ở những nơi không thể cử hành Thánh Lễ, vì điều này sẽ cắt đứt sự lưu giữ Bánh thánh khỏi bối cảnh Giáo Hội và phụng vụ. Điều này bao gồm không gian dành cho cầu nguyện và chiêm niệm thuộc về các hiệp hội đạo đức, hoặc các ngôi nhà không chính thức của các dòng tu hội.
Điều trên sẽ không bao gồm các nhà nguyện lưu giữ đặc biệt Bánh thánh, hoặc các nhà nguyện thường chầu Thánh Thể, vì ở đó Thánh lễ được cử hành.
Thứ hai, tiêu chí Thánh lễ hai lần một tháng đóng vai trò như một hướng dẫn cho tần suất thay mới Bánh thánh, vì sự thay mới Bánh thánh thường trùng với việc cử hành Thánh lễ. Một cách tự nhiên, đây cũng là thời gian để thay mới Bánh thánh được sử dụng cho việc Chầu Thánh Thể nữa.
Tóm lại, Giáo Hội mời gọi các người phụ trách nhà nguyện hãy có sự chăm sóc cẩn thận để tránh sự hư hỏng của các Bánh thánh. Trong khi thời gian lưu giữ Bánh thánh có thể phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, xin nhớ rằng quy tắc hai lần một tháng sẽ bao trọn hầu hết các tình huống.
(Zenit.org 5-7-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét