Đức Giáo Hoàng gửi thư cho Thượng Đỉnh G20
Vũ Văn An7/7/2017
Theo tin Zenit, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi các nhà tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 đang nhóm họp tại Hamburg, Đức Quốc, từ ngày 7 tới ngày 8 tháng 7 năm 2017: “Qúy vị hãy dành ưu tiên tuyệt đối cho người nghèo, người tỵ nạn, người đau khổ, người rời cư và người bị hất hủi” và “hãy bác bỏ các tranh chấp có vũ trang”.
Ngài viết như trên trong một lá thư gửi Thủ Tướng Đức, Angela Merkel. Trong bức thư này, ngài khẩn khoản yêu cầu họ lưu ý tới số dân đang chết đói tại Châu Phi, nhất là tại Nam Sudan, lưu vực Hồ Chad, vùng Sừng Châu Phi (Horn of Africa) và Yemen.
Sau đây là nguyên văn lá thư dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh (nguyên bản bằng tiếng Đức):
Kính gửi Ngài,
Bà Angela Merkel,
Thủ Tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức
Tiếp theo cuộc hội kiến mới đây của chúng ta tại Vatican, và để trả lời cho lời yêu cầu thâm trầm của ngài, tôi muốn đưa ra một vài xem xét mà, cùng với mọi Mục Tử của Giáo Hội Công Giáo, tôi coi là quan trọng trong viễn ảnh cuộc họp sắp tới của G20, một cuộc họp sẽ qui tụ Các Vị Đứng Đầu Nhà Nước và Chính Phủ của Nhóm gồm các nền kinh tế lớn của thế giới và các thẩm quyền cao nhất của Liên Hiệp Âu Châu. Khi làm như thế, tôi chỉ tuân theo một truyền thống vốn khởi đầu bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI hồi tháng Tư năm 2009 nhân dịp Thượng Đỉnh G20 tại Luân Đôn. Vị tiền nhiệm của tôi cũng đã viết cho ngài năm 2006, khi Đức giữ chức chủ tịch của Liên Hiệp Âu Châu và của G8.
Trước nhất, tôi muốn diễn tả, với ngài, và với các nhà lãnh đạo ở Hamburg, sự đánh giá cao của tôi về các cố gắng đang được thực hiện để bảo đảm tính có thể cai trị và ổn định của nền kinh tế thế giới, nhất là liên hệ tới các thị trường tài chánh, giao thương, các vấn đề ngân sách và, một cách tổng quát hơn, sự lớn mạnh có tính bao gồm và lâu dài hơn của nền kinh tế hoàn cầu (xem Thông Cáo Chung của Các NHà Lãnh Đạo G20, Thượng Đỉnh Hàng Châu, ngày 5 tháng Chín năm 2016). Như đã rõ trong chương trình của Thượng Đỉnh, các cố gắng như thế không thể tách rời khỏi việc phải giải quyết các tranh chấp đang tiếp diễn và các vấn đề di dân khắp thế giới.
Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng của tôi, một văn kiện có tính cách lên chương trình của triều giáo hoàng của tôi ngỏ cùng các tín hữu Công Giáo, tôi đề ra bốn nguyên tắc hành động để xây dựng các xã hội huynh đệ, công lý và hòa bình: thời gian lớn hơn không gian; hợp nhất trổi vượt hơn tranh chấp; các thực tại quan trọng hơn các ý niệm; và toàn bộ lớn hơn từng phần. Các đường hướng hành động này hiển nhiên là thành phần trong túi khôn lâu đời của toàn thể nhân loại; tôi tin rằng chúng cũng có thể được dùng làm trợ cụ suy tư cho cuộc họp tại Hamburg và cho việc đánh giá các thành quả của nó.
Thời gian lớn hơn không gian. Tính cách nghiêm trọng, phức tạp và bất nối kết trong các vấn đề của thế giới lớn lao đến nỗi không thể có các giải pháp ngay tức khắc và hoàn toàn thỏa mãn. Buồn thay, cuộc khủng hoảng di dân, một cuộc khủng hoảng không thể tách rời khỏi vấn đề nghèo khó và càng làm cho tồi tệ thêm bởi các cuộc tranh chấp có vũ trang, là chứng cớ của điều này. Dù thế, vẫn có thể khởi động các diễn trình có thể mang lại các giải pháp tiệm tiến và không gây chấn thương, và là các giải pháp có thể dẫn tới việc tự do lưu chuyển và một cuộc định cư có lợi cho mọi người, trong một thời gian tương đối ngắn. Ruy nhiên, sự căng thẳng giữa không gian và thời gian này, giữa giới hạn và viên mãn, đòi phải có sự chuyển đổi hoàn toàn ngược lại trong tâm trí các nhà lãnh đạo chính phủ và những người có thế lực. Một giải pháp hữu hiệu, một giải pháp nhất thiết phải trải dài trong thời gian, sẽ chỉ khả hữu nếu mục tiêu sau cùng của diễn trình được trình bày rõ ràng trong việc lên kế hoạch về nó. Trong tâm trí các nhà lãnh đạo chính phủ, và ở mọi giai đoạn thi hành các biện pháp chính trị, cần phải dành ưu tiên tuyệt đối cho người nghèo, người tỵ nạn, người đau khổ, người rời cư và người bị hất hủi, không phân biệt quốc gia, nòi giống, tôn giáo hay văn hóa, và phải bác bỏ các cuộc tranh chấp có vũ trang.
Ở điểm này, tôi không thể không ngỏ với Các Vị Đứng Đầu Nhà Nước và Chính Phủ của G20, và với toàn thể cộng đồng thế giới, lời kêu gọi tự đáy lòng cho hoàn cảnh bi thương ở Nam Sudan, lưu vực Hồ Chad, vùng Sừng Châu Phi (Horn of Africa) và Yemen, nơi 30 triệu người đang thiếu lương thực và nước uống cần thiết để sống còn. Một cam kết để giải quyết các tình huống này một cách khẩn trương và cung cấp ngay tức khắc sự trợ giúp những con người này sẽ là một dấu chỉ tính nghiêm túc và lòng thành thực của một cam kết trung hạn nhằm cải tổ nền kinh tế thế giới và một bảo đảm cho việc phát triển lành mạnh của nó.
Hợp nhất trổi vượt hơn tranh chấp. Lịch sử nhân loại, cả ở thời ta, trình bầy với chúng ta một tòan cảnh rộng lớn các cuộc tranh chấp hiện nay và có thể có. Tuy nhiên, chiến tranh không bao giờ là một giải pháp. Nhân dịp gần kề ngày kỷ niệm năm thứ 100 lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV Gửi Các Nhà Lãnh Đạo của Các Dân Tộc Đang Giao Chiến, tôi cảm thấy có bổn phận yêu cầu thế giới hãy chấm dứt mọi “cuộc tàn sát vô ích” ấy. Mục tiêu của G20 và của những cuộc hội họp hàng năm tương tự là để giải quyết các dị biệt kinh tế một cách hòa bình và để đồng ý với nhau về các qui định chung liên quan tới tài chánh và giao thương nhằm cho phép một sự phát triền toàn diện cho mọi người, ngõ hầu thi hành Nghị Trình 2030 và Các Mục Tiêu Phát Triển Lâu Dài (xem Tuyên Bố Chung của Thượng Đỉnh G20 tại Hàng Châu). Thế nhưng, điều này chỉ khả hữu nếu mọi bên đều tự cam kết giảm thiểu có phẩm lượng các mức độ tranh chấp, ngưng cuộc chạy đua vũ khí hiện nay và từ bỏ việc can dự trực tiếp hoặc gián tiếp vào các cuộc tranh chấp, cũng như đồng ý với nhau trong việc thảo luận một cách thành thực và trong sáng mọi dị biệt của họ. Hiện đang có sự mâu thuẫn và bất nhất bi đát trong việc hợp nhất có tính biểu kiến từng được phát biểu tại các diễn đàn chung về các vấn đề kinh tế hay xã hội, và việc chấp nhận các cuộc tranh chấp có vũ trang, một cách tích cực hoặc thụ động.
Các thực tại quan trọng hơn các ý niệm. Các ý thức hệ gây tai họa của tiền bán thế kỷ 20 đã được thay thế bằng các ý thức hệ mới về quyên tự trị tuyệt đối của thị trường và đầu cơ tài chánh (xem Niềm Vui Tin Mừng, số 56). Theo chân bi đát của chúng là loại trừ, phí phạm và thậm chí chết chóc nữa. Đàng khác, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa của thế kỷ qua luôn luôn được đánh dấu bằng một tính thực dụng lành mạnh và khôn ngoan, được điều hướng bởi tính ưu việt của con người nhân bản và cố gắng hội nhập và phối hợp các thực tại đa dạng và đôi khi trái ngược nhau, dựa trên việc tôn trọng mỗi một và mọi công dân. Tôi cầu xin Thiên Chúa để Thượng Đỉnh Hamburg được chiếu rọi bởi gương sáng của những nhà lãnh đạo Âu Châu và thế giới luôn nhất quán dành một chỗ danh dự cho đối thoại và mưu tìm các giải pháp chung; họ là Schuman, De Gaspari, Adenauer, Monnet và rất nhiều người khác nữa.
Toàn bộ lớn hơn từng phần. Các vấn đề cần được giải quyết một cách cụ thể và lưu ý một cách thỏa đáng tới tính chuyên biệt của chúng, nhưng các giải pháp như thế, muốn lâu dài, không thể nào làm ngơ một viễn kiến bao quát hơn. Chúng cũng phải xem xét các hậu quả có thể có đối với mọi quốc gia và các công dân của họ, trong khi vẫn tôn trọng các quan điểm và ý kiến của các thực thể vừa nói. Ở đây, tôi muốn nhắc lại lời cảnh báo mà Đức Bênêđíctô XVI từng ngỏ với Thượng Đỉnh G20 tại Luân Đôn năm 2009. Dù điều hợp lý là các Thượng Đỉnh G20 chỉ nên được giới hạn cho một số nhỏ các quốc gia đại diện cho 90% việc sản xuất của cải và dịch vụ khắp thế giới, nhưng tình huống này phải thúc đẩy các nhà tham dự suy nghĩ sâu xa hơn. Các nhà nước và cá nhân có tiếng nói yếu ớt nhất trên sân khấu chính trị thế giới chính là các thực thể chịu phần lớn các hậu quả tai hại của các cuộc khủng hoảng kinh tế, những cuộc khủng hoảng họ có rất ít trách nhiệm, hay không có trách nhiệm nào cả. Khối đại đa số này, mà trong lãnh vực kinh tế chỉ chiếm 10% của toàn bộ, là phân bộ nhân loại có tiềm năng lớn nhất để đóng góp vào sự tiến bộ của mọi người. Thành thử, cần phải luôn tham chiếu Liên Hiệp Quốc, các chương trình và các cơ quan liên hệ của nó, và tiếp tục cổ vũ phương thức đa phương, để các giải pháp được phổ quát và lâu dài thực sự, vì lợi ích của mọi người (xem Bênêđictô XVI, Thư Gửi Ngài Gordon Brown, 30 tháng 3 năm 2009).
Tôi đưa ra các xem xét trên như một đóng góp vào việc làm của G20, với lòng tin tưởng vào tinh thần liên đới có trách nhiệm đang hướng dẫn tất cả những ai đang tham dự. Tôi cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho cuộc họp ở Hamburg và cho mọi cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc lên khuôn một thời đại phát triển mới có tính canh tân, nối kết với nhau, lâu dài, biết tôn trọng môi trường và bao gồm mọi dân tộc và mọi cá nhân (xem Thông Cáo Chung Thượng Đỉnh G20, Hàng Châu).
Tôi mượn dịp này bảo đảm với ngài sự ân cần và lòng qúy mên cao độ của tôi.
Từ Vatican,, 29 tháng 6 năm 2017
Phanxicô
Ngài viết như trên trong một lá thư gửi Thủ Tướng Đức, Angela Merkel. Trong bức thư này, ngài khẩn khoản yêu cầu họ lưu ý tới số dân đang chết đói tại Châu Phi, nhất là tại Nam Sudan, lưu vực Hồ Chad, vùng Sừng Châu Phi (Horn of Africa) và Yemen.
Sau đây là nguyên văn lá thư dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh (nguyên bản bằng tiếng Đức):
Kính gửi Ngài,
Bà Angela Merkel,
Thủ Tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức
Tiếp theo cuộc hội kiến mới đây của chúng ta tại Vatican, và để trả lời cho lời yêu cầu thâm trầm của ngài, tôi muốn đưa ra một vài xem xét mà, cùng với mọi Mục Tử của Giáo Hội Công Giáo, tôi coi là quan trọng trong viễn ảnh cuộc họp sắp tới của G20, một cuộc họp sẽ qui tụ Các Vị Đứng Đầu Nhà Nước và Chính Phủ của Nhóm gồm các nền kinh tế lớn của thế giới và các thẩm quyền cao nhất của Liên Hiệp Âu Châu. Khi làm như thế, tôi chỉ tuân theo một truyền thống vốn khởi đầu bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI hồi tháng Tư năm 2009 nhân dịp Thượng Đỉnh G20 tại Luân Đôn. Vị tiền nhiệm của tôi cũng đã viết cho ngài năm 2006, khi Đức giữ chức chủ tịch của Liên Hiệp Âu Châu và của G8.
Trước nhất, tôi muốn diễn tả, với ngài, và với các nhà lãnh đạo ở Hamburg, sự đánh giá cao của tôi về các cố gắng đang được thực hiện để bảo đảm tính có thể cai trị và ổn định của nền kinh tế thế giới, nhất là liên hệ tới các thị trường tài chánh, giao thương, các vấn đề ngân sách và, một cách tổng quát hơn, sự lớn mạnh có tính bao gồm và lâu dài hơn của nền kinh tế hoàn cầu (xem Thông Cáo Chung của Các NHà Lãnh Đạo G20, Thượng Đỉnh Hàng Châu, ngày 5 tháng Chín năm 2016). Như đã rõ trong chương trình của Thượng Đỉnh, các cố gắng như thế không thể tách rời khỏi việc phải giải quyết các tranh chấp đang tiếp diễn và các vấn đề di dân khắp thế giới.
Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng của tôi, một văn kiện có tính cách lên chương trình của triều giáo hoàng của tôi ngỏ cùng các tín hữu Công Giáo, tôi đề ra bốn nguyên tắc hành động để xây dựng các xã hội huynh đệ, công lý và hòa bình: thời gian lớn hơn không gian; hợp nhất trổi vượt hơn tranh chấp; các thực tại quan trọng hơn các ý niệm; và toàn bộ lớn hơn từng phần. Các đường hướng hành động này hiển nhiên là thành phần trong túi khôn lâu đời của toàn thể nhân loại; tôi tin rằng chúng cũng có thể được dùng làm trợ cụ suy tư cho cuộc họp tại Hamburg và cho việc đánh giá các thành quả của nó.
Thời gian lớn hơn không gian. Tính cách nghiêm trọng, phức tạp và bất nối kết trong các vấn đề của thế giới lớn lao đến nỗi không thể có các giải pháp ngay tức khắc và hoàn toàn thỏa mãn. Buồn thay, cuộc khủng hoảng di dân, một cuộc khủng hoảng không thể tách rời khỏi vấn đề nghèo khó và càng làm cho tồi tệ thêm bởi các cuộc tranh chấp có vũ trang, là chứng cớ của điều này. Dù thế, vẫn có thể khởi động các diễn trình có thể mang lại các giải pháp tiệm tiến và không gây chấn thương, và là các giải pháp có thể dẫn tới việc tự do lưu chuyển và một cuộc định cư có lợi cho mọi người, trong một thời gian tương đối ngắn. Ruy nhiên, sự căng thẳng giữa không gian và thời gian này, giữa giới hạn và viên mãn, đòi phải có sự chuyển đổi hoàn toàn ngược lại trong tâm trí các nhà lãnh đạo chính phủ và những người có thế lực. Một giải pháp hữu hiệu, một giải pháp nhất thiết phải trải dài trong thời gian, sẽ chỉ khả hữu nếu mục tiêu sau cùng của diễn trình được trình bày rõ ràng trong việc lên kế hoạch về nó. Trong tâm trí các nhà lãnh đạo chính phủ, và ở mọi giai đoạn thi hành các biện pháp chính trị, cần phải dành ưu tiên tuyệt đối cho người nghèo, người tỵ nạn, người đau khổ, người rời cư và người bị hất hủi, không phân biệt quốc gia, nòi giống, tôn giáo hay văn hóa, và phải bác bỏ các cuộc tranh chấp có vũ trang.
Ở điểm này, tôi không thể không ngỏ với Các Vị Đứng Đầu Nhà Nước và Chính Phủ của G20, và với toàn thể cộng đồng thế giới, lời kêu gọi tự đáy lòng cho hoàn cảnh bi thương ở Nam Sudan, lưu vực Hồ Chad, vùng Sừng Châu Phi (Horn of Africa) và Yemen, nơi 30 triệu người đang thiếu lương thực và nước uống cần thiết để sống còn. Một cam kết để giải quyết các tình huống này một cách khẩn trương và cung cấp ngay tức khắc sự trợ giúp những con người này sẽ là một dấu chỉ tính nghiêm túc và lòng thành thực của một cam kết trung hạn nhằm cải tổ nền kinh tế thế giới và một bảo đảm cho việc phát triển lành mạnh của nó.
Hợp nhất trổi vượt hơn tranh chấp. Lịch sử nhân loại, cả ở thời ta, trình bầy với chúng ta một tòan cảnh rộng lớn các cuộc tranh chấp hiện nay và có thể có. Tuy nhiên, chiến tranh không bao giờ là một giải pháp. Nhân dịp gần kề ngày kỷ niệm năm thứ 100 lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV Gửi Các Nhà Lãnh Đạo của Các Dân Tộc Đang Giao Chiến, tôi cảm thấy có bổn phận yêu cầu thế giới hãy chấm dứt mọi “cuộc tàn sát vô ích” ấy. Mục tiêu của G20 và của những cuộc hội họp hàng năm tương tự là để giải quyết các dị biệt kinh tế một cách hòa bình và để đồng ý với nhau về các qui định chung liên quan tới tài chánh và giao thương nhằm cho phép một sự phát triền toàn diện cho mọi người, ngõ hầu thi hành Nghị Trình 2030 và Các Mục Tiêu Phát Triển Lâu Dài (xem Tuyên Bố Chung của Thượng Đỉnh G20 tại Hàng Châu). Thế nhưng, điều này chỉ khả hữu nếu mọi bên đều tự cam kết giảm thiểu có phẩm lượng các mức độ tranh chấp, ngưng cuộc chạy đua vũ khí hiện nay và từ bỏ việc can dự trực tiếp hoặc gián tiếp vào các cuộc tranh chấp, cũng như đồng ý với nhau trong việc thảo luận một cách thành thực và trong sáng mọi dị biệt của họ. Hiện đang có sự mâu thuẫn và bất nhất bi đát trong việc hợp nhất có tính biểu kiến từng được phát biểu tại các diễn đàn chung về các vấn đề kinh tế hay xã hội, và việc chấp nhận các cuộc tranh chấp có vũ trang, một cách tích cực hoặc thụ động.
Các thực tại quan trọng hơn các ý niệm. Các ý thức hệ gây tai họa của tiền bán thế kỷ 20 đã được thay thế bằng các ý thức hệ mới về quyên tự trị tuyệt đối của thị trường và đầu cơ tài chánh (xem Niềm Vui Tin Mừng, số 56). Theo chân bi đát của chúng là loại trừ, phí phạm và thậm chí chết chóc nữa. Đàng khác, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa của thế kỷ qua luôn luôn được đánh dấu bằng một tính thực dụng lành mạnh và khôn ngoan, được điều hướng bởi tính ưu việt của con người nhân bản và cố gắng hội nhập và phối hợp các thực tại đa dạng và đôi khi trái ngược nhau, dựa trên việc tôn trọng mỗi một và mọi công dân. Tôi cầu xin Thiên Chúa để Thượng Đỉnh Hamburg được chiếu rọi bởi gương sáng của những nhà lãnh đạo Âu Châu và thế giới luôn nhất quán dành một chỗ danh dự cho đối thoại và mưu tìm các giải pháp chung; họ là Schuman, De Gaspari, Adenauer, Monnet và rất nhiều người khác nữa.
Toàn bộ lớn hơn từng phần. Các vấn đề cần được giải quyết một cách cụ thể và lưu ý một cách thỏa đáng tới tính chuyên biệt của chúng, nhưng các giải pháp như thế, muốn lâu dài, không thể nào làm ngơ một viễn kiến bao quát hơn. Chúng cũng phải xem xét các hậu quả có thể có đối với mọi quốc gia và các công dân của họ, trong khi vẫn tôn trọng các quan điểm và ý kiến của các thực thể vừa nói. Ở đây, tôi muốn nhắc lại lời cảnh báo mà Đức Bênêđíctô XVI từng ngỏ với Thượng Đỉnh G20 tại Luân Đôn năm 2009. Dù điều hợp lý là các Thượng Đỉnh G20 chỉ nên được giới hạn cho một số nhỏ các quốc gia đại diện cho 90% việc sản xuất của cải và dịch vụ khắp thế giới, nhưng tình huống này phải thúc đẩy các nhà tham dự suy nghĩ sâu xa hơn. Các nhà nước và cá nhân có tiếng nói yếu ớt nhất trên sân khấu chính trị thế giới chính là các thực thể chịu phần lớn các hậu quả tai hại của các cuộc khủng hoảng kinh tế, những cuộc khủng hoảng họ có rất ít trách nhiệm, hay không có trách nhiệm nào cả. Khối đại đa số này, mà trong lãnh vực kinh tế chỉ chiếm 10% của toàn bộ, là phân bộ nhân loại có tiềm năng lớn nhất để đóng góp vào sự tiến bộ của mọi người. Thành thử, cần phải luôn tham chiếu Liên Hiệp Quốc, các chương trình và các cơ quan liên hệ của nó, và tiếp tục cổ vũ phương thức đa phương, để các giải pháp được phổ quát và lâu dài thực sự, vì lợi ích của mọi người (xem Bênêđictô XVI, Thư Gửi Ngài Gordon Brown, 30 tháng 3 năm 2009).
Tôi đưa ra các xem xét trên như một đóng góp vào việc làm của G20, với lòng tin tưởng vào tinh thần liên đới có trách nhiệm đang hướng dẫn tất cả những ai đang tham dự. Tôi cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho cuộc họp ở Hamburg và cho mọi cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc lên khuôn một thời đại phát triển mới có tính canh tân, nối kết với nhau, lâu dài, biết tôn trọng môi trường và bao gồm mọi dân tộc và mọi cá nhân (xem Thông Cáo Chung Thượng Đỉnh G20, Hàng Châu).
Tôi mượn dịp này bảo đảm với ngài sự ân cần và lòng qúy mên cao độ của tôi.
Từ Vatican,, 29 tháng 6 năm 2017
Phanxicô
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét