Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 21)
Vũ Văn An7/19/2017
Giáo Hội Công Giáo tin gì về thiên đàng?
Nói một cách ngắn gọn, thiên đàng, vốn có trước việc dựng nên thế giới, là nơi Thiên Chúa và các thiên thần cư ngụ, là nơi những người được cứu rỗi sống mãi mãi trong một trạng thái cực kỳ hạnh phúc vĩnh viễn. Dù vậy, phải nói ngay rằng, trong phần lớn cuộc bàn luận thần học, điều chưa hoàn toàn rõ ràng là khi nói đến một “nơi” thuộc phạm vi thiêng liêng, hoặc khi nói rằng điều gì đó xẩy ra “trước” một điều gì khác trong lúc nói về vị Thiên Chúa vốn ở ngoài thời gian, thì điều này có nghĩa gì? Theo tư duy Công Giáo, sống trên thiên đàng có nghĩa sống trong một hiệp thông hoàn hảo với Chúa Kitô, Đấng đã mở cửa thiên đàng bằng cái chết trên Thập Giá của Người. Nó có nghĩa kết thúc mọi giới hạn, mọi thèm muốn, mọi thất vọng, và đau lòng của con người, được thay thế bằng việc hoàn toàn hài lòng với việc cuối cùng “được về quê hương” vĩnh viễn.
Cả trong Thánh Kinh cũng như trong nhiều thế kỷ của nghệ thuật Kitô Giáo, hàng loạt bất tận các hình ảnh đã cố gắng để diễn tả yếu tính của thiên đàng: các thiên thần ngồi trên mây chơi đàn hạc (harp), hay “tân Giêrusalem” hoặc “bữa tiệc thiên giới”. Về phương diện chính thức, Giáo Hội dạy rằng tất cả chỉ là những ẩn dụ, vì như Thánh Kinh nói, “không mắt nào đã thấy, không tai nào đã nghe, không trí lòng nhân bản nào đã quan niệm được điều Thiên Chúa dọn sẵn cho những kẻ yêu mến Người”. Trên thiên đàng, người ta tin rằng những người được cứu rỗi được thấy Thiên Chúa một cách trực diện, chứ không qua trung gian nào; điều này được gọi là “diệu kiến” (beatific vision). Họ vẫn còn trí hiểu và ý chí tự do, nhưng nhờ được thanh tẩy khỏi tội lỗi, họ tự ý kết hợp ý chí của họ với Thiên Chúa trong một sự nên một hoàn hảo cả tâm lẫn trí.
Theo giáo huấn Công Giáo, tất cả các tín hữu chết trong “trạng thái ơn thánh”, nghĩa là đã chịu rửa tội, xưng thú tội lỗi mình, và thực tậm tìm kiếm sự tha thứ, sẽ được “cứu rỗi” và được lên thiên đàng. Giáo Hội cũng dạy rằng những người không phải là Công Giáo và những người không phải là Kitô hữu cũng có thể được cứu rỗi, mặc dù thần học chính hiệu Công Giáo ít khi hoàn toàn chính xác về việc điều này sẽ diễn ra cách nào. Vào lúc này, chỉ cần nói rằng Giáo Hội tin rằng mọi ơn cứu rỗi đều phát xuất qua Chúa Giêsu Kitô, nhưng Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi, và bằng một cách nào đó, cửa thiên đàng cũng được mở cho cả những người không phải là Công Giáo, dù “sự viên mãn của các phương thế cứu rỗi” nằm trong Giáo Hội Công Giáo.
Trong một số trường hợp, Giáo Hội tin rằng trạng thái ơn thánh đầy đủ đến nỗi nếu người ở trạng thái đó chết thì liền được lên thiên đàng ngay tức khắc. Các cá nhân thánh thiện này được gọi là “thánh”. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, những ai tuy chết trong trạng thái ơn thánh căn bản mà người ta vẫn cho là chiếm đa số, nhưng còn cần một sự thanh luyện nào đó, thì Giáo Hội cho rằng những người này sẽ phải tạm thời bước vào một trạng thái gọi là “luyện ngục” nơi các tàn dư tội lỗi được thanh tẩy. Trong giáo huấn chính thức, người ta thấy không bao giờ nói một cách hoàn toàn rõ ràng về việc luyện ngục là một nơi chốn thực sự hay chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, và việc hình phạt của nó diễn ra trong một thời gian dài hay diễn ra trong nháy mắt. Tuy nhiên, ở trình độ bình dân, luyện ngục từ lâu vốn là một trong các nét quan trọng của lòng đạo của người Công Giáo. Nhiều thế hệ Công Giáo đã học cách cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục. Tập tục “ân xá” dựa trên ý niệm cho rằng các thánh thực hiện nhiều việc tốt lành vượt cả số các ngài cần để được cứu rỗi nên đã tạo ra một “kho công phúc”. Giáo Hội tin các nhà lãnh đạo của mình có thể sử dụng kho này, dưới hình thức “ân xá”, thường được ban vì một hành vi đạo đức hay một việc làm tốt lành nào đó, để giảm hình phạt trong luyện ngục.
Thế còn hỏa ngục thì sao?
Trong tư duy Công Giáo, một cách định nghĩa hỏa ngục là trái ngược với thiên đàng. Nếu thiên đàng là hiệp thông mãi mãi với Thiên Chúa, thì hỏa ngục là dứt khoát xa lìa và bị loại khỏi Thiên Chúa. Mặc dù hỏa ngục đôi khi được gọi là một hình phạt của Thiên Chúa, nhưng về phương diện kỹ thuật mà nói, tư duy Công Giáo cho rằng không ai bị thiên lệnh kết án xuống hỏa ngục cả. Đúng hơn, người tội lỗi tự ý chọn hỏa ngục qua các hành vi tội lỗi của họ, qua việc họ từ chối nói “xin vâng” với Thiên Chúa. Một lần nữa, bất kể rất nhiều hình ảnh khác nhau trong nghệ thuật và văn hóa bình dân mô tả về hỏa ngục, Giáo Hội dạy một cách chính thức rằng không ai thực sự biết nó cả và hình phạt nặng nhất không phải là lửa và diêm sinh, mà là biết rằng người ta vĩnh viễn bị cắt rời khỏi Thiên Chúa.
Qua nhiều thế kỷ, tin hay không tin, một cuộc tranh luận dữ dội trong thần học Công Giáo đã tập chú vào dân số trong hỏa ngục. Cuộc tranh luận này xoay quanh hai điểm: Điểm thứ nhất, hỏa ngục là một khả thể có thực; điểm thứ hai, Giáo Hội không bao giờ chính thức tuyên bố một người nhất định nào đó thực sự đang bị phạt trong đó. Giữa hai điểm này, các nhà thần học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về tầm cỡ dân số trong hỏa ngục. Trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội, các Giáo Phụ của cổ Hy Lạp bênh vực việc cứu rỗi phổ quát, trong khi các bậc cao thâm sau đó, như Thánh Augustinô và Thánh Tôma Aquinô quả quyết rằng rất nhiều người, có thể là đại đa số, phải xuống hỏa ngục, tạo nên điều được Thánh Augustinô mô tả một cách sống động là massa damnata (quần chúng bị kết án) gồm những kẻ mất linh hồn đời đời. Tuy nhiên, qua thế kỷ 20, quả lắc đồng hồ đã quay trở về hướng của Origen, và nhiều nhà thn hâọc Công Giáo cho rằng cho dù người Công Giáo buộc phải tin hỏa ngục có thực, họ vẫn có quyền tin rằng nó hòan toàn vắng người.
Các thánh là ai?
Các thánh là những con người bằng xương bằng thịt từng sống một cuộc sống rất thánh thiện và, nhờ thế, được bước vào việc hiệp thông trực tiếp với Thiên Chúa sau khi qua đời, nghĩa là họ được lên trời trực tiếp. Người ta tin rằng các thánh là các vị bầu cử mạnh mẽ, nghĩa là các ngài có thể đem các lời cầu nguyện của chúng ta lên Thiên Chúa và xin cho ta được các ơn đặc biệt. Người Công Giáo được khuyến khích cầu nguyện với các thánh, và rập khuôn cuộc sống họ theo gương các thánh. Bất kể Đạo Công Giáo thích nhấn mạnh tới sự chính xác, nhưng hiện nay chưa có việc đếm xem có bao nhiêu vị thánh được nhìn nhận. Ước lượng thông thường cho thấy Giáo Hội đã công nhận một cách minh nhiên khoảng 10,000 vị thánh trong các thế kỷ qua, nhưng niềm tin Công Giáo cũng cho rằng có hằng hà sa số các vị thánh khác trên thiên đàng mà đời sống thánh thiện chỉ có Thiên Chúa biết và chưa bao giờ được một diễn trình chính thức nào của Giáo Hội thừa nhận.
Nói chung, các thánh được nhìn nhận về sự thánh thiện của mình, ít nhất, do một trong ba, và đôi khi do sự phối hợp của cả ba cách căn bản sau đây:
• Hiến mạng sống mình cho đức tin, một hy sinh biến các ngài thành các vị “tử đạo”. Thí dụ, Giáo Hội cử hành Lễ hai thánh Gioan và Phaolô hàng năm vào ngày 26 tháng Sáu, không phải Thánh Gioan và Thánh Phaolô trong Tân Ước, mà là hai vị tử đạo của Giáo Hội tiên khởi. Về phương diện chính thức, không ai biết gì về các ngài ngoại trừ việc các ngài bị giết vì đức tin, nhưng như thế đã đủ để tôn vinh các ngài là thánh.
• Các quyết định sống làm điển hình ngoại hạng cho nhân đức Kitô Giáo và lòng trung thành với Tin Mừng. Mẹ Têrêxa có lẽ là gương sáng đẹp đẽ nhất thời hiện đại. Mẹ có thể đã không chết như một vị tử đạo, nhưng không ai hoài nghi việc Mẹ đã sống như một vị thánh, dành hết 45 năm đời mẹ phục vụ người nghèo, người bệnh, người đơn côi và người hấp hối trong các khu bùn lầy nước đọng ở Calcutta và đã sáng lập ra Dòng Truyền Giáo Bác Ái.
• Các thiên bẩm siêu nhiên và khả năng làm những điều kỳ diệu. Thí dụ, Thánh nổi tiếng người Ý, Padre Piô, chính thức có tên là Thánh Piô thành Pietrelcina, được tin là mang 5 dấu thánh của Chúa Kitô trên thân thể. Ngài cũng được người ta tin có khả năng “đọc được các linh hồn”, nghĩa là biện phân được các điều bí nhiệm và số phận của người ta (một số người cho rằng Padre Piô đã tiên đoán việc bầu Đức Gioan Phaolô II lúc vị này còn là một giáo sĩ Ba Lan trẻ tuổi vào năm 19470, khả năng chữa bệnh, và hiện diện ở hai nơi cùng một lúc. Một cách đặc trưng, về phía “thuần lý” trong Đạo Công Giáo, nhiều người hoài nghi những điều đó lúc Padre Piô còn sống; một người Công Giáo Ý nổi tiếng khác, tên là Agostino Gemelli, có lần gọi Padre Piô là “một người tâm thần ngu dốt và tự hủy hoại thân xác chuyên khai thác tính cả tin của người ta”. Tuy nhiên, cuối cùng, Giáo Hội đã tôn vinh Cha là một vị thánh thực sự.
Các vị thánh đã được Giáo Hội công nhận chính thức đều được chỉ định “một ngày lễ”, nghĩa là một ngày trong lịch phụng vụ được dành riêng để kính nhớ các ngài. Vị thánh nào được coi như đặc biệt quan trọng đối với Giáo Hội hoàn vũ có ngày lễ được ghi trong lịch phụng vụ Rôma chính thức, trong khi các ngày lễ của các thánh “nhỏ” được cử hành tại các dòng tu, xứ sở, địa phương, nhóm và các cá nhân đặc thù. Trong một số trường hợp, các ngày lễ có liên quan tới các thời khắc quan trọng trong đời sống Giáo Hội. Thí dụ, khi một vị giáo hoàng muốn mở một “mật hội” (consistory), nghĩa là một biến cố trong đó, ngài cử nhiệm các tân Hồng Y, thì thường là mở vào ngày 22 tháng Sáu, lễ hai thánh Phêrô và Phaolô, hay ngày 29 tháng Hai, lễ “ngai tòa Phêrô”, cử hành thẩm quyền của Thánh Phêrô như người được Chúa Kitô chọn làm người lãnh đạo Giáo Hội.
Trong nhiều thế kỷ qua, các người phê bình Đạo Công Giáo thường cho rằng các thánh là hình thức thờ ngẫu tượng, không được Thánh Kinh hỗ trợ, và đây là tàn dư của chủ nghĩa đa thần ngoại giáo. Để trả lời, Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh rằng người Công Giáo không thờ các thánh, vì việc thờ phượng chỉ dành cho một mình Thiên Chúa, nhưng đúng hơn, họ tôn kính các ngài như các anh hùng vĩ đại của đức tin. Về phương diện kỹ thuật, người Công Giáo không cầu nguyện cùng (tiếng Anh, giới từ to) mà cầu nguyện với (tiếng Anh, giới từ with) các ngài, vì tin rằng các mối dây nối kết các đồng chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô không hề bị bẻ gẫy bởi sự chết. Ý niệm căn bản là: các thánh không phải là các vị thần, mà đúng hơn, là mẫu gương và bằng hữu có thẻ nâng đỡ và hướng dẫn các tín hữu trong hành trình đức tin của họ.
Thánh bổn mạng là ai?
Đôi khi một vị thánh nào đó có liên hệ với một nghề nghiệp, một lợi ích, một nơi chốn hay một quan tâm đặc thù, nên được coi như vị che chở hay bảo hộ cho họ. Đôi khi tư cách này là kết quả của một công bố chính thức, như khi Đức Gioan Phaolô II, năm 1999, tuyên 3 vị thánh nữ vĩ đại là các Thánh Bridget của Thụy Điển, Thánh Catarina thành Siena và Thánh Theresa Benedicta Thánh Giá (tức Edith Stein) làm “thánh bổn mạng của Âu Châu”. Vào các thời điểm khác nhau trước đây, Thánh Giuse, phu quân Đức Mẹ, Đức Mẹ Guadalupe và Thánh Rosa đệ Lima đã được tuyên làm thánh bổn mạng của Tân Thế Giới, tức Bắc và Nam Mỹ Châu.
Trong các trường hợp khác, lòng sung kính bình dân trong nhiều thế kỷ đã nâng một vị thánh nào đó làm thánh bổn mạng cho một điều gì đó, mà không cần một tuyên bố chính thức. Thí dụ, vì Thánh Phanxicô Assisi có lòng yêu thiên nhiên lớn lao, ngài đã soạn ra nhiều ca khúc khen ngợi “anh mặt trời và chị mặt trăng”, đến nỗi ngày nay ngài được coi như thánh bổn mạng Công Giáo vĩ đại của sinh thái. Thánh Phanxicô đờ Sales, vị giám mục người Ý sống cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, là một nhà văn, nên ngài được coi là thánh bổn mạng của các nhà báo và nhà văn. Thánh Clara thành Assisi, người đồng thời của Thánh Phanxicô Assisi, được coi là thánh bổn mạng của truyền hình vì một Lễ Giáng Sinh kia, bà bệnh nặng quá không thể rời giường nhưng đã thấy và nghe được Thánh Lễ Giáng Sinh, dù được cử hành cách chỗ bà nằm cả mấy dặm đường.
Còn tiếp
Nói một cách ngắn gọn, thiên đàng, vốn có trước việc dựng nên thế giới, là nơi Thiên Chúa và các thiên thần cư ngụ, là nơi những người được cứu rỗi sống mãi mãi trong một trạng thái cực kỳ hạnh phúc vĩnh viễn. Dù vậy, phải nói ngay rằng, trong phần lớn cuộc bàn luận thần học, điều chưa hoàn toàn rõ ràng là khi nói đến một “nơi” thuộc phạm vi thiêng liêng, hoặc khi nói rằng điều gì đó xẩy ra “trước” một điều gì khác trong lúc nói về vị Thiên Chúa vốn ở ngoài thời gian, thì điều này có nghĩa gì? Theo tư duy Công Giáo, sống trên thiên đàng có nghĩa sống trong một hiệp thông hoàn hảo với Chúa Kitô, Đấng đã mở cửa thiên đàng bằng cái chết trên Thập Giá của Người. Nó có nghĩa kết thúc mọi giới hạn, mọi thèm muốn, mọi thất vọng, và đau lòng của con người, được thay thế bằng việc hoàn toàn hài lòng với việc cuối cùng “được về quê hương” vĩnh viễn.
Cả trong Thánh Kinh cũng như trong nhiều thế kỷ của nghệ thuật Kitô Giáo, hàng loạt bất tận các hình ảnh đã cố gắng để diễn tả yếu tính của thiên đàng: các thiên thần ngồi trên mây chơi đàn hạc (harp), hay “tân Giêrusalem” hoặc “bữa tiệc thiên giới”. Về phương diện chính thức, Giáo Hội dạy rằng tất cả chỉ là những ẩn dụ, vì như Thánh Kinh nói, “không mắt nào đã thấy, không tai nào đã nghe, không trí lòng nhân bản nào đã quan niệm được điều Thiên Chúa dọn sẵn cho những kẻ yêu mến Người”. Trên thiên đàng, người ta tin rằng những người được cứu rỗi được thấy Thiên Chúa một cách trực diện, chứ không qua trung gian nào; điều này được gọi là “diệu kiến” (beatific vision). Họ vẫn còn trí hiểu và ý chí tự do, nhưng nhờ được thanh tẩy khỏi tội lỗi, họ tự ý kết hợp ý chí của họ với Thiên Chúa trong một sự nên một hoàn hảo cả tâm lẫn trí.
Theo giáo huấn Công Giáo, tất cả các tín hữu chết trong “trạng thái ơn thánh”, nghĩa là đã chịu rửa tội, xưng thú tội lỗi mình, và thực tậm tìm kiếm sự tha thứ, sẽ được “cứu rỗi” và được lên thiên đàng. Giáo Hội cũng dạy rằng những người không phải là Công Giáo và những người không phải là Kitô hữu cũng có thể được cứu rỗi, mặc dù thần học chính hiệu Công Giáo ít khi hoàn toàn chính xác về việc điều này sẽ diễn ra cách nào. Vào lúc này, chỉ cần nói rằng Giáo Hội tin rằng mọi ơn cứu rỗi đều phát xuất qua Chúa Giêsu Kitô, nhưng Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi, và bằng một cách nào đó, cửa thiên đàng cũng được mở cho cả những người không phải là Công Giáo, dù “sự viên mãn của các phương thế cứu rỗi” nằm trong Giáo Hội Công Giáo.
Trong một số trường hợp, Giáo Hội tin rằng trạng thái ơn thánh đầy đủ đến nỗi nếu người ở trạng thái đó chết thì liền được lên thiên đàng ngay tức khắc. Các cá nhân thánh thiện này được gọi là “thánh”. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, những ai tuy chết trong trạng thái ơn thánh căn bản mà người ta vẫn cho là chiếm đa số, nhưng còn cần một sự thanh luyện nào đó, thì Giáo Hội cho rằng những người này sẽ phải tạm thời bước vào một trạng thái gọi là “luyện ngục” nơi các tàn dư tội lỗi được thanh tẩy. Trong giáo huấn chính thức, người ta thấy không bao giờ nói một cách hoàn toàn rõ ràng về việc luyện ngục là một nơi chốn thực sự hay chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, và việc hình phạt của nó diễn ra trong một thời gian dài hay diễn ra trong nháy mắt. Tuy nhiên, ở trình độ bình dân, luyện ngục từ lâu vốn là một trong các nét quan trọng của lòng đạo của người Công Giáo. Nhiều thế hệ Công Giáo đã học cách cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục. Tập tục “ân xá” dựa trên ý niệm cho rằng các thánh thực hiện nhiều việc tốt lành vượt cả số các ngài cần để được cứu rỗi nên đã tạo ra một “kho công phúc”. Giáo Hội tin các nhà lãnh đạo của mình có thể sử dụng kho này, dưới hình thức “ân xá”, thường được ban vì một hành vi đạo đức hay một việc làm tốt lành nào đó, để giảm hình phạt trong luyện ngục.
Thế còn hỏa ngục thì sao?
Trong tư duy Công Giáo, một cách định nghĩa hỏa ngục là trái ngược với thiên đàng. Nếu thiên đàng là hiệp thông mãi mãi với Thiên Chúa, thì hỏa ngục là dứt khoát xa lìa và bị loại khỏi Thiên Chúa. Mặc dù hỏa ngục đôi khi được gọi là một hình phạt của Thiên Chúa, nhưng về phương diện kỹ thuật mà nói, tư duy Công Giáo cho rằng không ai bị thiên lệnh kết án xuống hỏa ngục cả. Đúng hơn, người tội lỗi tự ý chọn hỏa ngục qua các hành vi tội lỗi của họ, qua việc họ từ chối nói “xin vâng” với Thiên Chúa. Một lần nữa, bất kể rất nhiều hình ảnh khác nhau trong nghệ thuật và văn hóa bình dân mô tả về hỏa ngục, Giáo Hội dạy một cách chính thức rằng không ai thực sự biết nó cả và hình phạt nặng nhất không phải là lửa và diêm sinh, mà là biết rằng người ta vĩnh viễn bị cắt rời khỏi Thiên Chúa.
Qua nhiều thế kỷ, tin hay không tin, một cuộc tranh luận dữ dội trong thần học Công Giáo đã tập chú vào dân số trong hỏa ngục. Cuộc tranh luận này xoay quanh hai điểm: Điểm thứ nhất, hỏa ngục là một khả thể có thực; điểm thứ hai, Giáo Hội không bao giờ chính thức tuyên bố một người nhất định nào đó thực sự đang bị phạt trong đó. Giữa hai điểm này, các nhà thần học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về tầm cỡ dân số trong hỏa ngục. Trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội, các Giáo Phụ của cổ Hy Lạp bênh vực việc cứu rỗi phổ quát, trong khi các bậc cao thâm sau đó, như Thánh Augustinô và Thánh Tôma Aquinô quả quyết rằng rất nhiều người, có thể là đại đa số, phải xuống hỏa ngục, tạo nên điều được Thánh Augustinô mô tả một cách sống động là massa damnata (quần chúng bị kết án) gồm những kẻ mất linh hồn đời đời. Tuy nhiên, qua thế kỷ 20, quả lắc đồng hồ đã quay trở về hướng của Origen, và nhiều nhà thn hâọc Công Giáo cho rằng cho dù người Công Giáo buộc phải tin hỏa ngục có thực, họ vẫn có quyền tin rằng nó hòan toàn vắng người.
Các thánh là ai?
Các thánh là những con người bằng xương bằng thịt từng sống một cuộc sống rất thánh thiện và, nhờ thế, được bước vào việc hiệp thông trực tiếp với Thiên Chúa sau khi qua đời, nghĩa là họ được lên trời trực tiếp. Người ta tin rằng các thánh là các vị bầu cử mạnh mẽ, nghĩa là các ngài có thể đem các lời cầu nguyện của chúng ta lên Thiên Chúa và xin cho ta được các ơn đặc biệt. Người Công Giáo được khuyến khích cầu nguyện với các thánh, và rập khuôn cuộc sống họ theo gương các thánh. Bất kể Đạo Công Giáo thích nhấn mạnh tới sự chính xác, nhưng hiện nay chưa có việc đếm xem có bao nhiêu vị thánh được nhìn nhận. Ước lượng thông thường cho thấy Giáo Hội đã công nhận một cách minh nhiên khoảng 10,000 vị thánh trong các thế kỷ qua, nhưng niềm tin Công Giáo cũng cho rằng có hằng hà sa số các vị thánh khác trên thiên đàng mà đời sống thánh thiện chỉ có Thiên Chúa biết và chưa bao giờ được một diễn trình chính thức nào của Giáo Hội thừa nhận.
Nói chung, các thánh được nhìn nhận về sự thánh thiện của mình, ít nhất, do một trong ba, và đôi khi do sự phối hợp của cả ba cách căn bản sau đây:
• Hiến mạng sống mình cho đức tin, một hy sinh biến các ngài thành các vị “tử đạo”. Thí dụ, Giáo Hội cử hành Lễ hai thánh Gioan và Phaolô hàng năm vào ngày 26 tháng Sáu, không phải Thánh Gioan và Thánh Phaolô trong Tân Ước, mà là hai vị tử đạo của Giáo Hội tiên khởi. Về phương diện chính thức, không ai biết gì về các ngài ngoại trừ việc các ngài bị giết vì đức tin, nhưng như thế đã đủ để tôn vinh các ngài là thánh.
• Các quyết định sống làm điển hình ngoại hạng cho nhân đức Kitô Giáo và lòng trung thành với Tin Mừng. Mẹ Têrêxa có lẽ là gương sáng đẹp đẽ nhất thời hiện đại. Mẹ có thể đã không chết như một vị tử đạo, nhưng không ai hoài nghi việc Mẹ đã sống như một vị thánh, dành hết 45 năm đời mẹ phục vụ người nghèo, người bệnh, người đơn côi và người hấp hối trong các khu bùn lầy nước đọng ở Calcutta và đã sáng lập ra Dòng Truyền Giáo Bác Ái.
• Các thiên bẩm siêu nhiên và khả năng làm những điều kỳ diệu. Thí dụ, Thánh nổi tiếng người Ý, Padre Piô, chính thức có tên là Thánh Piô thành Pietrelcina, được tin là mang 5 dấu thánh của Chúa Kitô trên thân thể. Ngài cũng được người ta tin có khả năng “đọc được các linh hồn”, nghĩa là biện phân được các điều bí nhiệm và số phận của người ta (một số người cho rằng Padre Piô đã tiên đoán việc bầu Đức Gioan Phaolô II lúc vị này còn là một giáo sĩ Ba Lan trẻ tuổi vào năm 19470, khả năng chữa bệnh, và hiện diện ở hai nơi cùng một lúc. Một cách đặc trưng, về phía “thuần lý” trong Đạo Công Giáo, nhiều người hoài nghi những điều đó lúc Padre Piô còn sống; một người Công Giáo Ý nổi tiếng khác, tên là Agostino Gemelli, có lần gọi Padre Piô là “một người tâm thần ngu dốt và tự hủy hoại thân xác chuyên khai thác tính cả tin của người ta”. Tuy nhiên, cuối cùng, Giáo Hội đã tôn vinh Cha là một vị thánh thực sự.
Các vị thánh đã được Giáo Hội công nhận chính thức đều được chỉ định “một ngày lễ”, nghĩa là một ngày trong lịch phụng vụ được dành riêng để kính nhớ các ngài. Vị thánh nào được coi như đặc biệt quan trọng đối với Giáo Hội hoàn vũ có ngày lễ được ghi trong lịch phụng vụ Rôma chính thức, trong khi các ngày lễ của các thánh “nhỏ” được cử hành tại các dòng tu, xứ sở, địa phương, nhóm và các cá nhân đặc thù. Trong một số trường hợp, các ngày lễ có liên quan tới các thời khắc quan trọng trong đời sống Giáo Hội. Thí dụ, khi một vị giáo hoàng muốn mở một “mật hội” (consistory), nghĩa là một biến cố trong đó, ngài cử nhiệm các tân Hồng Y, thì thường là mở vào ngày 22 tháng Sáu, lễ hai thánh Phêrô và Phaolô, hay ngày 29 tháng Hai, lễ “ngai tòa Phêrô”, cử hành thẩm quyền của Thánh Phêrô như người được Chúa Kitô chọn làm người lãnh đạo Giáo Hội.
Trong nhiều thế kỷ qua, các người phê bình Đạo Công Giáo thường cho rằng các thánh là hình thức thờ ngẫu tượng, không được Thánh Kinh hỗ trợ, và đây là tàn dư của chủ nghĩa đa thần ngoại giáo. Để trả lời, Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh rằng người Công Giáo không thờ các thánh, vì việc thờ phượng chỉ dành cho một mình Thiên Chúa, nhưng đúng hơn, họ tôn kính các ngài như các anh hùng vĩ đại của đức tin. Về phương diện kỹ thuật, người Công Giáo không cầu nguyện cùng (tiếng Anh, giới từ to) mà cầu nguyện với (tiếng Anh, giới từ with) các ngài, vì tin rằng các mối dây nối kết các đồng chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô không hề bị bẻ gẫy bởi sự chết. Ý niệm căn bản là: các thánh không phải là các vị thần, mà đúng hơn, là mẫu gương và bằng hữu có thẻ nâng đỡ và hướng dẫn các tín hữu trong hành trình đức tin của họ.
Thánh bổn mạng là ai?
Đôi khi một vị thánh nào đó có liên hệ với một nghề nghiệp, một lợi ích, một nơi chốn hay một quan tâm đặc thù, nên được coi như vị che chở hay bảo hộ cho họ. Đôi khi tư cách này là kết quả của một công bố chính thức, như khi Đức Gioan Phaolô II, năm 1999, tuyên 3 vị thánh nữ vĩ đại là các Thánh Bridget của Thụy Điển, Thánh Catarina thành Siena và Thánh Theresa Benedicta Thánh Giá (tức Edith Stein) làm “thánh bổn mạng của Âu Châu”. Vào các thời điểm khác nhau trước đây, Thánh Giuse, phu quân Đức Mẹ, Đức Mẹ Guadalupe và Thánh Rosa đệ Lima đã được tuyên làm thánh bổn mạng của Tân Thế Giới, tức Bắc và Nam Mỹ Châu.
Trong các trường hợp khác, lòng sung kính bình dân trong nhiều thế kỷ đã nâng một vị thánh nào đó làm thánh bổn mạng cho một điều gì đó, mà không cần một tuyên bố chính thức. Thí dụ, vì Thánh Phanxicô Assisi có lòng yêu thiên nhiên lớn lao, ngài đã soạn ra nhiều ca khúc khen ngợi “anh mặt trời và chị mặt trăng”, đến nỗi ngày nay ngài được coi như thánh bổn mạng Công Giáo vĩ đại của sinh thái. Thánh Phanxicô đờ Sales, vị giám mục người Ý sống cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, là một nhà văn, nên ngài được coi là thánh bổn mạng của các nhà báo và nhà văn. Thánh Clara thành Assisi, người đồng thời của Thánh Phanxicô Assisi, được coi là thánh bổn mạng của truyền hình vì một Lễ Giáng Sinh kia, bà bệnh nặng quá không thể rời giường nhưng đã thấy và nghe được Thánh Lễ Giáng Sinh, dù được cử hành cách chỗ bà nằm cả mấy dặm đường.
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét