Tân tổng trưởng Giáo Lý Đức Tin: nguyên tắc không phải “hoặc, hoặc” mà là “và, và”
Vũ Văn An7/22/2017
Vũ Văn An7/22/2017
Nhân lúc tham dự Hội Nghị Quốc Tế Chuyên Đề về Giáo Lý tại Buenos Aires, do Phân Khoa Thần Học của Đại Học Công Giáo Á Căn Đình tổ chức trong các ngày 11-14 tháng Bẩy này, Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria Ferrer, Tân Tổng Trưởng Giáo Lý Đức Tin đã dành cho tuần san Công Giáo Tây Ban Nha Vida Nueva một cuộc phỏng vấn.
Vida Nueva: Trong một bài nói chuyện của Đức Cha tại hội nghị chuyên đề này, Đức Cha có nói tới giá trị của hình ảnh…
Ladaria: Thời Trung Cổ, thời của các nhà thờ chính tòa vĩ đại, người ta không biết đọc, chỉ một ít giáo sĩ biết đọc mà thôi. Các sự thật của đức tin đến với người ta qua các hình ảnh. Trong các nhà thờ chính tòa, các kính mầu, các bức tranh, các bích họa. Đức Tin nhập vào người ta qua đôi mắt họ. Họ không biết đọc, nhưng họ biết Chúa Giêsu là đấng nào, Người là chiên Vượt Qua và là lễ hy sinh Isaác.
Chúng ta đang sống trong một xã hội biết đọc, nhưng lại đọc qua trung gian nặng nề của hình ảnh và thông tin. Đức Cha thấy thực tại này ra sao qua lăng kính thần học?
Qủa đó là một thực tại và không dễ gì nói về thực tại này. Chúng ta, trong đó có tôi, từng là các giáo sư thần học và vốn cặm cụi với sách vở. Tuy nhiên, quan tâm vế giáo lý này có đó và chúng ta hiện diện ở đây, ở hội nghị chuyên đề này, chính là để các chân lý của đức tin được thông truyền trong bối cảnh hiện nay. Việc này đòi tất cả chúng ta phải có óc sáng tạo, không phải chỉ là các thần học gia, mà cả các giáo lý viên, các mục tử của Giáo Hội. Luôn phải có óc sáng tạo để thông truyền việc công bố và phải hành động ngay giữa lòng thực tại.
Trên thế giới, có rất nhiều tình cảnh nghèo đói và bị loại trừ, nơi Giáo Hội bắt buộc phải giải quyết các vấn đề tức khắc, như đói kém, trước khi nói tới đức tin. Về vấn đề này, Đức Cha có hướng dẫn gì?
Chúng ta phải lưu ý tới mọi sự. Giáo Hội Công Giáo luôn có một nguyên tắc; nguyên tắc này không phải là “hoặc, hoặc” mà là “và, và”. Đây là điều Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng. Bạn phải có một viễn kiến tích hợp (integral) về con người. Nhân đức của Giáo Hội Công Giáo là đây: Không phải “yêu Thiên Chúa hoặc yêu người lân cận” mà là “yêu Chúa và yêu người lân cận”. “Và, và” mới là Công Giáo.
Đức Cha có bao giờ nghĩ một tu sĩ Dòng Tên lại làm giáo hoàng không?
Tôi không bao giờ nghĩ thế, mà tôi cũng không bao giờ tưởng tượng tôi sẽ ở vị trí hiện giờ của tôi trong Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Đức Cha nghĩ gì về việc Đức Phanxicô rút tỉa các đặc sủng Dòng Tên và đem áp dụng vào triều giáo hoàng của ngài?
Có lẽ câu trả lời nên dành cho một ái đó nhìn nó từ bên ngoài. Tôi có thể nói thế này: tôi hoà hợp với Đức Giáo Hoàng một cách sâu xa và tự phát. Khi chúng tôi nói chuyện với nhau, chúng tôi có các quan tâm như nhau. Thực vậy, khi Đức Giáo Hoàng đề nghị tôi giữ vị trí mà tôi hiện giữ, tôi thưa “Thưa Đức Thánh Cha, nếu Đức Thánh Cha đã nói thế, thì còn gì để nói nữa”.
Tôi tin rằng đây là một điều mà thánh Inhaxiô thành Loyola từng nội tâm hóa một cách tuyệt vời: điều Đức Giáo Hoàng nói là điều phải được thực hiện.
Khi Đức Giáo Hoàng cử nhiệm Đức Cha làm tổng trưởng, Đức Cha đã có nghị trình được sắp xếp…
Tôi đã dự kiến chuyến đi Á Căn Đình này từ lâu trước cuộc bổ nhiệm này. Rồi, khi được bổ nhiệm, tôi hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô một cách minh nhiên xem liệu tôi có phải hủy chuyến đi này hay không. Ngài bảo tôi phải đi, để chu toàn điều đã thỏa thuận.
Ai cũng biết người Á Căn Đình đang mong đợi đức Phanxicô (tới thăm) và nhiều người đang suy đoán về thời điểm chính trị ngài sẽ đến, Đức Giáo Hoàng có đưa ra bất cứ gợi ý nào với Đức Cha trước khi Đức Cha lên đường tới Á Căn Đình không?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô không cho tôi bất cứ dấu chỉ nào. Tôi cũng không có bất cứ hiểu biết đặc biệt nào về những gì đang diễn ra tại Á Căn Đình… Tôi hiểu biết tổng quát về các nước khác, nhưng riêng đối với Á Căn Đình, tôi không có một hiểu biết đặc biệt nào cả. Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ nói với tôi: “Đức Cha phải đi”.
Vida Nueva: Trong một bài nói chuyện của Đức Cha tại hội nghị chuyên đề này, Đức Cha có nói tới giá trị của hình ảnh…
Ladaria: Thời Trung Cổ, thời của các nhà thờ chính tòa vĩ đại, người ta không biết đọc, chỉ một ít giáo sĩ biết đọc mà thôi. Các sự thật của đức tin đến với người ta qua các hình ảnh. Trong các nhà thờ chính tòa, các kính mầu, các bức tranh, các bích họa. Đức Tin nhập vào người ta qua đôi mắt họ. Họ không biết đọc, nhưng họ biết Chúa Giêsu là đấng nào, Người là chiên Vượt Qua và là lễ hy sinh Isaác.
Chúng ta đang sống trong một xã hội biết đọc, nhưng lại đọc qua trung gian nặng nề của hình ảnh và thông tin. Đức Cha thấy thực tại này ra sao qua lăng kính thần học?
Qủa đó là một thực tại và không dễ gì nói về thực tại này. Chúng ta, trong đó có tôi, từng là các giáo sư thần học và vốn cặm cụi với sách vở. Tuy nhiên, quan tâm vế giáo lý này có đó và chúng ta hiện diện ở đây, ở hội nghị chuyên đề này, chính là để các chân lý của đức tin được thông truyền trong bối cảnh hiện nay. Việc này đòi tất cả chúng ta phải có óc sáng tạo, không phải chỉ là các thần học gia, mà cả các giáo lý viên, các mục tử của Giáo Hội. Luôn phải có óc sáng tạo để thông truyền việc công bố và phải hành động ngay giữa lòng thực tại.
Trên thế giới, có rất nhiều tình cảnh nghèo đói và bị loại trừ, nơi Giáo Hội bắt buộc phải giải quyết các vấn đề tức khắc, như đói kém, trước khi nói tới đức tin. Về vấn đề này, Đức Cha có hướng dẫn gì?
Chúng ta phải lưu ý tới mọi sự. Giáo Hội Công Giáo luôn có một nguyên tắc; nguyên tắc này không phải là “hoặc, hoặc” mà là “và, và”. Đây là điều Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng. Bạn phải có một viễn kiến tích hợp (integral) về con người. Nhân đức của Giáo Hội Công Giáo là đây: Không phải “yêu Thiên Chúa hoặc yêu người lân cận” mà là “yêu Chúa và yêu người lân cận”. “Và, và” mới là Công Giáo.
Đức Cha có bao giờ nghĩ một tu sĩ Dòng Tên lại làm giáo hoàng không?
Tôi không bao giờ nghĩ thế, mà tôi cũng không bao giờ tưởng tượng tôi sẽ ở vị trí hiện giờ của tôi trong Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Đức Cha nghĩ gì về việc Đức Phanxicô rút tỉa các đặc sủng Dòng Tên và đem áp dụng vào triều giáo hoàng của ngài?
Có lẽ câu trả lời nên dành cho một ái đó nhìn nó từ bên ngoài. Tôi có thể nói thế này: tôi hoà hợp với Đức Giáo Hoàng một cách sâu xa và tự phát. Khi chúng tôi nói chuyện với nhau, chúng tôi có các quan tâm như nhau. Thực vậy, khi Đức Giáo Hoàng đề nghị tôi giữ vị trí mà tôi hiện giữ, tôi thưa “Thưa Đức Thánh Cha, nếu Đức Thánh Cha đã nói thế, thì còn gì để nói nữa”.
Tôi tin rằng đây là một điều mà thánh Inhaxiô thành Loyola từng nội tâm hóa một cách tuyệt vời: điều Đức Giáo Hoàng nói là điều phải được thực hiện.
Khi Đức Giáo Hoàng cử nhiệm Đức Cha làm tổng trưởng, Đức Cha đã có nghị trình được sắp xếp…
Tôi đã dự kiến chuyến đi Á Căn Đình này từ lâu trước cuộc bổ nhiệm này. Rồi, khi được bổ nhiệm, tôi hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô một cách minh nhiên xem liệu tôi có phải hủy chuyến đi này hay không. Ngài bảo tôi phải đi, để chu toàn điều đã thỏa thuận.
Ai cũng biết người Á Căn Đình đang mong đợi đức Phanxicô (tới thăm) và nhiều người đang suy đoán về thời điểm chính trị ngài sẽ đến, Đức Giáo Hoàng có đưa ra bất cứ gợi ý nào với Đức Cha trước khi Đức Cha lên đường tới Á Căn Đình không?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô không cho tôi bất cứ dấu chỉ nào. Tôi cũng không có bất cứ hiểu biết đặc biệt nào về những gì đang diễn ra tại Á Căn Đình… Tôi hiểu biết tổng quát về các nước khác, nhưng riêng đối với Á Căn Đình, tôi không có một hiểu biết đặc biệt nào cả. Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ nói với tôi: “Đức Cha phải đi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét