Trang

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

3 CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM * Hỏi – Thưa

VUI HỌC GIÁO LÝ
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
* Hỏi – Thưa
Gb. Nguyễn Thái Hùng


Dân ta phải biết sử ta.
Giáo dân công giáo Việt Nam phải biết Giáo sử Việt Nam.
Trên bốn trăm năm hiện diện,
một bề dày lịch sử phong phú.
Từ việc khai móng thế kỷ 16,
đến giai đoạn bước vào tuổi trưởng thành yêu thương
và phục vụ  quê hương hôm nay,
có ánh sáng chen lẫn bóng tối, khi vinh quang lúc tủi nhục.
Biết để yêu,
biết để tránh sai lầm,
biết để vững 
ước trên đường chân lý.


75

407. Hỏi : Linh mục Phanxicô Tế (Francois Gil de Federich), Sinh năm 1702 tại Tortosa, Catalunha, Tây Ban Nha, dòng Ða Minh, thừa sai người Tây Ban Nha, địa phận Ðông Ðàng Ngoài, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Chúa Trịnh Doanh (1740-1767).

408. Hỏi : Linh mục Phanxicô Tế (Francois Gil de Federich) chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

409. Hỏi : Linh mục Phanxicô Tế (Francois Gil de Federich) chịu tử đạo tại Thăng Long vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1745.

410. Hỏi : Linh mục Phanxicô Tế (Francois Gil de Federich) được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1906) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.

411. Hỏi : Thánh Phanxicô Tế (Francois Gil de Federich)  được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 22 tháng 01.

76

412. Hỏi : Giáo dân Phanxicô Trần Văn Trung, Sinh năm 1825 tại Phan Xã, Quảng Trị, Cai đội, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

413. Hỏi : Giáo dân Phanxicô Trần Văn Trung chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

414. Hỏi : Giáo dân Phanxicô Trần Văn Trung chịu tử đạo tại An Hòa vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1858.

415. Hỏi : Giáo dân Phanxicô Trần Văn Trung được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1909) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.

416. Hỏi : Thánh Phanxicô Trần Văn Trung được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 06 tháng 10.

77

417. Hỏi : Thầy giảng Phanxicô Xaviê Cần, Sinh năm 1803 tại Sơn Miêng, Hà Ðông, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

418. Hỏi : Thầy giảng Phanxicô Xaviê Cần chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử giảo

419. Hỏi : Thầy giảng Phanxicô Xaviê Cần chịu tử đạo tại Ô Cầu Giấy vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1837.

420. Hỏi : Thầy giảng Phanxicô Xaviê Cần được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

421. Hỏi : Thánh Phanxicô Xaviê Cần được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 20 tháng 11.

78

422. Hỏi : Thầy giảng Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu, Sinh năm 1794 tại Kẻ Ðiều, dòng ba Ða Minh, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

423. Hỏi : Thầy giảng Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử giảo

424. Hỏi : Thầy giảng Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu chịu tử đạo tại Cô Mê vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1839.

425. Hỏi : Thầy giảng Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

426. Hỏi : Thánh Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 19 tháng 12.

79

427. Hỏi : Giáo dân  Phaolô Tống Viết Bường, Sinh tại Phủ Cam, Huế, Quan Thị Vệ, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

428. Hỏi : Thầy giảng Phanxicô Xaviê Cần chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

429. Hỏi : Thầy giảng Phanxicô Xaviê Cần chịu tử đạo Thợ Đúc vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1833.

430. Hỏi : Thầy giảng Phanxicô Xaviê Cần được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

431. Hỏi : Thánh Phanxicô Xaviê Cần được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 23 tháng 10.

80

432. Hỏi : Giáo dân Phaolô Dương (Ðổng), Sinh năm 1792 tại Vực Ðường, Hưng Yên, Trùm họ, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

433. Hỏi : Giáo dân Phaolô Dương (Ðổng) chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

434. Hỏi : Giáo dân Phaolô Dương (Ðổng) chịu tử đạo tại Nam Định vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1862.

435. Hỏi : Giáo dân Phaolô Dương (Ðổng) được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1951) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô XII.

436. Hỏi : Thánh Phaolô Dương (Ðổng) được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 03 tháng 06.

81

437. Hỏi : Giáo dân Phaolô Hạnh, Sinh năm 1826 tại Chợ Quán, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

438. Hỏi : Giáo dân Phaolô Hạnh chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

439. Hỏi : Giáo dân Phaolô Hạnh chịu tử đạo tại Nam Việt vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1859.
440. Hỏi : Giáo dân Phaolô Hạnh được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1909) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.


441. Hỏi : Giáo dân Phaolô Hạnh được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 28 tháng 05.

82

442. Hỏi : Linh mục Phaolô Phạm Khắc Khoan, Sinh năm 1771 tại Duyên Mậu, Ninh Bình, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

443. Hỏi : Linh mục Phaolô Phạm Khắc Khoan chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

444. Hỏi : Linh mục Phaolô Phạm Khắc Khoan chịu tử đạo tại Ninh Bình vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1840.

445. Hỏi : Linh mục Phaolô Phạm Khắc Khoan được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

446. Hỏi : Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 28 tháng 04.

83

447. Hỏi : Linh mục Phaolô Lê Văn Lộc, Sinh năm 1830 tại An Nhơn, Gia Ðịnh, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

448. Hỏi : Linh mục Phaolô Lê Văn Lộc chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

449. Hỏi : Linh mục Phaolô Lê Văn Lộc chịu tử đạo tại Gia Định vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1859.

450. Hỏi : Linh mục Phaolô Lê Văn Lộc được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1909) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.

451. Hỏi : Thánh Phaolô Lê Văn Lộc được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 13 tháng 02.

84

452. Hỏi : Thầy giảng Phaolô Nguyễn Văn Mỹ, Sinh năm 1798 tại Kẻ Non, Hà Nam, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

453. Hỏi : Thầy giảng Phaolô Nguyễn Văn Mỹ chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử giảo

454. Hỏi : Thầy giảng Phaolô Nguyễn Văn Mỹ chịu tử đạo tại Sơn Tây vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1838.

455. Hỏi : Thầy giảng Phaolô Nguyễn Văn Mỹ được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

456. Hỏi : Thánh Phaolô Nguyễn Văn Mỹ được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 18 tháng 12.

85

457. Hỏi : Linh mục Phaolô Nguyễn Ngân, Sinh năm 1771 tại Kẻ Bền, Thanh Hóa, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

458. Hỏi : Linh mục Phaolô Nguyễn Ngân chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

459. Hỏi : Linh mục Phaolô Nguyễn Ngân chịu tử đạo tại Bẩy Mẫu vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1840.

460. Hỏi : Linh mục Phaolô Nguyễn Ngân được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

461. Hỏi : Thánh Phaolô Nguyễn Ngân được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 08 tháng 11.
86

462. Hỏi : Linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh, Sinh năm 1793 tại Trịnh Hà, Thanh Hóa, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

463. Hỏi : Linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

464. Hỏi : Linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh chịu tử đạo tại Bẩy Mẫu vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1857.

465. Hỏi : Linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1909) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.

466. Hỏi : Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 06 tháng 04.

87

467. Hỏi : Linh mục Phêrô Bắc (Pierre Francois Neron), Sinh năm 1818 tại Bornay, Saint-Claude, Pháp, Hội Thừa sai Paris, địa phận Tây Ðàng Ngoài, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

468. Hỏi : Linh mục Phêrô Bắc (Pierre Francois Neron) chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

469. Hỏi : Linh mục Phêrô Bắc (Pierre Francois Neron) chịu tử đạo tại Sơn Tây vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1860.

470. Hỏi : Linh mục Phêrô Bắc (Pierre Francois Neron) được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1909) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.

471. Hỏi : Thánh Phêrô Bắc (Pierre Francois Neron) được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 03 tháng 11.

88

472. Hỏi : Linh mục Phêrô Bình (Petrus Almato), Sinh năm 1830 tại San Feliz Saserra, Tây Ban Nha, dòng Ða Minh, thừa sai người Tây Ban Nha, địa phận Ðông Ðàng Ngoài, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

473. Hỏi : Linh mục Phêrô Bình (Petrus Almato) chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

474. Hỏi : Linh mục Phêrô Bình (Petrus Almato) chịu tử đạo tại Hải Dương vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1861.

475. Hỏi : Linh mục Phêrô Bình (Petrus Almato) được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1906) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.

476. Hỏi : Thánh Phêrô Bình (Petrus Almato) được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 01 tháng 11.

89

477. Hỏi : Giáo dân Phêrô Dũng, Sinh tại Ðông Hào, Thái Bình, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).
478. Hỏi : Giáo dân Phêrô Dũng chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị thiêu sống.


479. Hỏi : Giáo dân Phêrô Dũng chịu tử đạo tại Nam Ðịnh vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1862

480. Hỏi : Giáo dân Phêrô Dũng được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1951) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô XII.

481. Hỏi : Thánh Phêrô Dũng được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 06 tháng 06.

90

482. Hỏi : Giáo dân Phêrô Ða, Sinh tại Ngọc Cục, Xuân Trường, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

483. Hỏi : Giáo dân Phêrô Ða chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị thiêu sống.

484. Hỏi : Giáo dân Phêrô Ða chịu tử đạo tại Nam Ðịnh vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1862.

485. Hỏi : Giáo dân Phêrô Ða được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1951) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô XII.

486. Hỏi : Thánh Phêrô Ða được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 17 tháng 06.

91

487. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Nguyễn Văn Ðường, Sinh năm 1808 tại Kẻ Sở, Hà Nam, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

488. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Nguyễn Văn Ðường chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử giảo

489. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Nguyễn Văn Ðường chịu tử đạo tại Sơn Tây vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1838.

490. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Nguyễn Văn Ðường được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  . Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

491. Hỏi : Thánh Phêrô Nguyễn Văn Ðường được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 18 tháng 12.

92

492. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Nguyễn Văn Hiếu, Sinh năm 1783 tại Ðồng Chuối, Ninh Bình, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).
493. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Nguyễn Văn Hiếu chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

494. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Nguyễn Văn Hiếu chịu tử đạo tại Ninh Bình vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1840.

495. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Nguyễn Văn Hiếu được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

496. Hỏi : Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 06 tháng 06.

93

497. Hỏi : Linh mục Phêrô Phạm Khanh, Sinh năm 1780 tại Hòa Duệ, Nghệ An, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Thiệu Trị (1841-1847).

498. Hỏi : Linh mục Phêrô Phạm Khanh chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

499. Hỏi : Linh mục Phêrô Phạm Khanh chịu tử đạo tại Hà Tĩnh vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1842.

500. Hỏi : Linh mục Phêrô Phạm Khanh được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1909) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.

501. Hỏi : Thánh Phêrô Phạm Khanh được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 12 tháng 07.

94

502. Hỏi : Linh mục Phêrô Võ Ðăng Khoa, Sinh năm 1790 tại Thượng Hải, Nghệ An, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

503. Hỏi : Linh mục Phêrô Võ Ðăng Khoa chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử giảo

504. Hỏi : Linh mục Phêrô Võ Ðăng Khoa chịu tử đạo tại Ðồng Hới vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1838.

505. Hỏi : Linh mục Phêrô Võ Ðăng Khoa được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

506. Hỏi : Thánh Phêrô Võ Ðăng Khoa được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 24 tháng 11.

95

507. Hỏi : Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lựu, Sinh năm 1812 tại Gò Vấp, Gia Ðịnh, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

508. Hỏi : Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lựu chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

509. Hỏi : Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lựu chịu tử đạo tại Mỹ Tho vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1861.

510. Hỏi : Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lựu được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1909) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.

511. Hỏi : Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 07 tháng 04.

96

512. Hỏi : Linh mục Phêrô Ðoàn Công Quý, Sinh năm 1826 tại Búng, Gia Ðịnh, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

513. Hỏi : Linh mục Phêrô Ðoàn Công Quý chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

514. Hỏi : Linh mục Phêrô Ðoàn Công Quý chịu tử đạo tại Châu Ðốc vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1859.

515. Hỏi : Linh mục Phêrô Ðoàn Công Quý được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1909) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.

516. Hỏi : Thánh Phêrô Ðoàn Công Quý được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 31 tháng 07.

97

517. Hỏi : Giáo dân Phêrô Thuần, Sinh tại Ðông Phú, Thái Bình, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

518. Hỏi : Giáo dân Phêrô Thuần chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị thiêu sống.

519. Hỏi : Giáo dân Phêrô Thuần chịu tử đạo tại Nam Ðịnh vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1862.

520. Hỏi : Giáo dân Phêrô Thuần được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1951) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô XII.

521. Hỏi : Thánh Phêrô Thuần được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 06 tháng 06.

98

522. Hỏi : Linh mục Phêrô Phạm Văn Thi, Sinh năm 1763 tại Kẻ Sở, Hà Nội, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

523. Hỏi : Linh mục Phêrô Phạm Văn Thi chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

524. Hỏi : Linh mục Phêrô Phạm Văn Thi chịu tử đạo tại Ô Cầu Giấy vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1839.

525. Hỏi : Linh mục Phêrô Phạm Văn Thi được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

526. Hỏi : Thánh Phêrô Phạm Văn Thi được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 21 tháng 12.

99

527. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Vũ Văn Truật, Sinh năm 1816 tại Kẻ Thiếc, Hà Nam, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

528. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Vũ Văn Truật chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử giảo

529. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Vũ Văn Truật chịu tử đạo tại Sơn Tây vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1838.

530. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Vũ Văn Truật được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.
531. Hỏi : Thánh Phêrô Vũ Văn Truật được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 18 tháng 12.

100

532. Hỏi : Linh mục Phêrô Nguyễn Bá Tuần, Sinh năm 1766 tại Ngọc Ðồng, Hưng Yên, Linh mục triều, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

533. Hỏi : Linh mục Phêrô Nguyễn Bá Tuần chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị chết rũ tù.

534. Hỏi : Linh mục Phêrô Nguyễn Bá Tuần chịu tử đạo tại Nam Ðịnh vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1838.

535. Hỏi : Linh mục Phêrô Nguyễn Bá Tuần được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

536. Hỏi : Thánh Phêrô Nguyễn Bá Tuần được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 15 tháng 07.

101

537. Hỏi : Linh mục Phêrô Lê Tùy, Sinh năm 1773 tại Bằng Sở, Hà Ðông, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

538. Hỏi : Linh mục Phêrô Lê Tùy chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

539. Hỏi : Linh mục Phêrô Lê Tùy chịu tử đạo tại Quan Ban vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1833.
540. Hỏi : Linh mục Phêrô Lê Tùy được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

541. Hỏi : Thánh Phêrô Lê Tùy được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 21 tháng 12.

102

542. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự, Sinh năm 1811 tại tại Ninh Bình, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

543. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử giảo

544. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự chịu tử đạo tại Ðồng Hới vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1840.

545. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

546. Hỏi : Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 10 tháng 07.

103

547. Hỏi : Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tự, Sinh năm 1796 tại Ninh Cường, Bùi Chu, dòng Ða Minh, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

548. Hỏi : Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tự chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

549. Hỏi : Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tự chịu tử đạo tại Bắc Ninh vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1838.

550. Hỏi : Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tự được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

551. Hỏi : Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 05 tháng 09.

104

552. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Ðoàn Văn Vân, Sinh năm 1780 tại Kẻ Bói, Hà Nam, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

553. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Ðoàn Văn Vân chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

554. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Ðoàn Văn Vân chịu tử đạo tại Sơn Tây vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1857.

555. Hỏi : Thầy giảng Phêrô Ðoàn Văn Vân được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1909) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.

556. Hỏi : Thánh Phêrô Ðoàn Văn Vân được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 25 tháng 05.

105

557. Hỏi : Linh mục Philipphê Phan Văn Minh, Sinh năm 1815 tại Cái Mơn, Vĩnh Long, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

558. Hỏi : Linh mục Philipphê Phan Văn Minh chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

559. Hỏi : Linh mục Philipphê Phan Văn Minh chịu tử đạo tại Ðình Khao vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1853.

560. Hỏi : Linh mục Philipphê Phan Văn Minh được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

561. Hỏi : Thánh Philipphê Phan Văn Minh được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 03 tháng 07.

106

562. Hỏi : Giáo dân Simon Phan Ðắc Hòa, Sinh năm 1787 tại Mai Vĩnh, Thừa Thiên, Y Sĩ, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

563. Hỏi : Giáo dân Simon Phan Ðắc Hòa chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

564. Hỏi : Giáo dân Simon Phan Ðắc Hòa chịu tử đạo tại An Hòa vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1840.

565. Hỏi : Giáo dân Simon Phan Ðắc Hòa được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

566. Hỏi : Thánh Simon Phan Ðắc Hòa được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 12 tháng 12.

107

567. Hỏi : Linh mục Stêphanô Nguyễn Văn Vinh, Sinh năm 1814 tại Phù Trang, Nam Ðịnh,  dòng Ða Minh, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

568. Hỏi : Linh mục Stêphanô Nguyễn Văn Vinh chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử giảo

569. Hỏi : Linh mục Stêphanô Nguyễn Văn Vinh chịu tử đạo tại Cổ Mê vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1839.

570. Hỏi : Linh mục Stêphanô Nguyễn Văn Vinh được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

571. Hỏi : Thánh Stêphanô Nguyễn Văn Vinh được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 19 tháng 12.

108

572. Hỏi : Linh mục Tôma Ðinh Viết Dụ, Sinh năm 1783 tại Phú Nhai, Nam Ðịnh, dòng Ða Minh, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

573. Hỏi : Linh mục Tôma Ðinh Viết Dụ chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

574. Hỏi : Linh mục Tôma Ðinh Viết Dụ chịu tử đạo tại Bẩy Mẫu vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1839.

575. Hỏi : Linh mục Tôma Ðinh Viết Dụ được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

576. Hỏi : Thánh Tôma Ðinh Viết Dụ được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 26 tháng 11.

109

577. Hỏi : Giáo dân Tôma Nguyễn Văn Ðệ, Sinh năm 1810 tại Bồ Trang, Nam Ðịnh, dòng ba Ða Minh, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

578. Hỏi Giáo dân Tôma Nguyễn Văn Ðệ chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử giảo

579. Hỏi : Giáo dân Tôma Nguyễn Văn Ðệ chịu tử đạo tại Cổ Mê vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1839.

580. Hỏi : Giáo dân Tôma Nguyễn Văn Ðệ được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

581. Hỏi : Thánh Tôma Nguyễn Văn Ðệ được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 19 tháng 12.

110

582. Hỏi : Linh mục Tôma Khuông, Sinh năm 1780 tại Nam Hào, Hưng Yên, dòng Ða Minh, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

583. Hỏi : Linh mục Tôma Khuông chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

584. Hỏi : Linh mục Tôma Khuông chịu tử đạo tại Hưng Yên vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1851.

585. Hỏi : Linh mục Tôma Khuông được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1951) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô XII.

586. Hỏi : Thánh Tôma Khuông được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 30 tháng 01.

111

587. Hỏi : Chủng sinh  Tôma Trần Văn Thiện, Sinh năm 1820 tại Trung Quán, Quảng Bình, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

588. Hỏi Chủng sinh  Tôma Trần Văn Thiện chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử giảo

589. Hỏi : Chủng sinh  Tôma Trần Văn Thiện chịu tử đạo tại Nhan Biều vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1838.

590. Hỏi : Chủng sinh  Tôma Trần Văn Thiện được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

591. Hỏi : Thánh Tôma Trần Văn Thiện được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 21 tháng 09.

112

592. Hỏi : Thầy giảng Tôma Toán, Sinh năm 1767 tại Cần Phan, Nam Ðịnh, dòng ba Ða Minh, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

593. Hỏi : Thầy giảng Tôma Toán chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị chết rũ tù.

594. Hỏi : Thầy giảng Tôma Toán chịu tử đạo tại Nam Ðịnh vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1840.

595. Hỏi : Thầy giảng Tôma Toán được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

596. Hỏi : Thánh Tôma Toán được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 27 tháng 06.

113

597. Hỏi : Giáo dân Vincentê Dương, Sinh tại Doãn Trung, Thái Bình, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

298. Hỏi : Giáo dân Vincentê Dương chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị thiêu sống.

599. Hỏi : Giáo dân Vincentê Dương chịu tử đạo tại Nam Ðịnh vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1862.

600. Hỏi : Giáo dân Vincentê Dương được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1951) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô XII.

601. Hỏi : Thánh Vincentê Dương được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 06 tháng 06.

114

602. Hỏi : Linh mục Vincentê Nguyễn Thế Ðiểm, Sinh năm 1761 tại Ân Ðô, Quảng Trị, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

603. Hỏi : Linh mục Vincentê Nguyễn Thế Ðiểm chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử giảo

604. Hỏi : Linh mục Vincentê Nguyễn Thế Ðiểm chịu tử đạo tại Ðồng Hới vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1838.

605. Hỏi : Linh mục Vincentê Nguyễn Thế Ðiểm được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

606. Hỏi : Thánh Vincentê Nguyễn Thế Ðiểm được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 24 tháng 11.

115

607. Hỏi : Linh mục Vincentê Lê Quang Liêm, Sinh năm 1732 tại Trà Lũ, Bùi Chu, dòng Ða Minh, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Chúa Trịnh Sâm (1767-1782).

608. Hỏi : Linh mục Vincentê Lê Quang Liêm chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

609. Hỏi : Linh mục Vincentê Lê Quang Liêm Dương chịu tử đạo tại Ðồng Mơ vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1773.

610. Hỏi : Linh mục Vincentê Lê Quang Liêm được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1906) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô X.

611. Hỏi : Thánh Vincentê Lê Quang Liêm được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 07 tháng 11.

116

612. Hỏi : Giáo dân Vincentê Tường, Sinh tại Phú Yên, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Tự Đức (1847-1883).

613. Hỏi : Giáo dân Vincentê Tường chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

614. Hỏi : Giáo dân Vincentê Tường chịu tử đạo tại Làng Cốc vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1862.

615. Hỏi : Giáo dân Vincentê Tường được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1951) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Piô XII.

616. Hỏi : Thánh Vincentê Tường được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 16 tháng 06.

117

617. Hỏi : Linh mục Vincentê Ðỗ Yến, Sinh năm 1764 tại Trà Lũ, Phú Nhai, dòng Ða Minh, chịu tử đạo dưới triều vua nào ?
 - Thưa :  Vua Minh Mạng (1820-1841).

618. Hỏi : Linh mục Vincentê Ðỗ Yến chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa :  Bị xử trảm.

619. Hỏi : Linh mục Vincentê Ðỗ Yến chịu tử đạo tại Hải Dương  vào năm nào ?
 - Thưa :  Năm 1838.

620. Hỏi : Linh mục Vincentê Ðỗ Yến được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước (1900) ?
 - Thưa :  Đức Giáo hoàng Lêô XIII.

621. Hỏi : Thánh Vincentê Ðỗ Yến được mừng kính vào ngày nào ?
          - Thưa :  Ngày 30 tháng 06.

118

622. Hỏi : Thầy giảng Anrê Phú Yên được ai rửa tội ?
 - Thưa : Giáo sĩ Đắc Lộ.    

623. Hỏi : Thầy giảng Anrê Phú Yên chịu tử đạo thế nào ?
 - Thưa : Chém đầu.

624. Hỏi : Vị giáo sĩ nào đã chứng kiến thầy giảng Anrê Phú Yên chịu tử đạo ?
 - Thưa : Giáo sĩ Đắc Lộ.

625. Hỏi : Câu nói thời danh : “Chúng ta hãy lấy tình yêu để đáp trả tình yêu của Chúa chúng ta, hãy lấy mạng sống đáp trả mạng sống” là của ai ?
 - Thưa : Chân Phước Anrê Phú Yên.   


626. Hỏi : Từ cuối cùng thốt ra từ môi miệng thầy giảng Anrê Phú Yên là gì ?
 - Thưa : Giêsu.

627. Hỏi : Thầy giảng Anrê Phú Yên chịu tử đạo dưới triều ai nào ở Đàng Trong ? (1644)
 - Thưa : Chúa Thượng Vương.

628. Hỏi : Thầy giảng Anrê Phú Yên được Giáo hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước ?
 - Thưa : Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II.

629. Hỏi : Thầy giảng Anrê Phú Yên được Giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc chân phước năm nào ?
 - Thưa : Năm 2000.


630. Hỏi : Chân phước Anrê Phú Yên được mừng kính vào ngày nào ?
 - Thưa : Ngày 26 tháng 07.

631. Hỏi : Những ai đang được xúc tiến để được tuyên phong chân phước và hiển thánh ?
 - Thưa :  Đấng Đáng Kính Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đấng Đáng Kính William Gagnon, dòng tu sĩ Cứu Tế của Thánh Gioan Thiên Chuá, Linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và Thầy Marcel Nguyễn Tân Văn.

GB. NGUYỄN THÁI HÙNG


Bài giảng của Ðức giáo hoàng Gioan Phaolô II
trong Thánh lễ tôn phong
117 Thánh tử đạo tại Việt Nam
ngày 19 tháng 06 năm 1988

Bài giảng của Ðức giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Thánh lễ tôn phong 117 Thánh tử đạo tại Việt Nam ngày 19 tháng 06 năm 1988.

Việt Nam (WHÐ. 18-06-2013) - Nhân kỷ niệm 25 năm ngày Ðức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong 117 Hiển Thánh Tử đạo Việt Nam (19-06-1988), Ðức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã viết thư cho quý Ðức cha trong Hội đồng Giám mục Việt Nam để gợi ý cho các giáo phận khi cử hành kỷ niệm hồng phúc đặc biệt này thêm sự hiệp thông và hiệp nhất với nhau.

Trong thư đề ngày 01 tháng Sáu năm 2013, Ðức cha Chủ tịch viết:
"Dịp kỷ niệm 25 năm này thúc đẩy chúng ta hăng say hơn trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Trong Thánh lễ tôn phong Hiển Thánh ngày 19-06-1988 tại Ðền thờ Thánh Phêrô ở Rôma, Ðức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có bài giảng lễ tuyệt vời, không những ca ngợi và đề cao đức tin trong sáng của các Thánh Tử đạo Việt Nam, mà còn bày tỏ tâm tình trân trọng, thân ái đối với Giáo hội cũng như Quê hương, Dân tộc Việt Nam. Ngài còn ưu ái hướng về tất cả chúng ta trong lời mời gọi: 'Anh em là dòng giống các vị Tử đạo! Anh em là dòng giống những người được tuyển chọn! Nguyện chúc cho mùa lúa vàng của anh em muôn năm tồn tại trong hoan lạc!'".

WHÐ xin giới thiệu toàn văn bài giảng này của Ðức giáo hoàng Gioan Phaolô II - bản dịch của Ðức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, 1988:

Anh chị em thân mến,
"Chúng ta rao giảng Chúa Giêsu tử nạn Thập Giá" (1 Cr 1,23)
Mượn lời trên đây của Thánh Phaolô, Giáo hội Rôma hôm nay gởi lời chào Giáo hội Việt Nam, mặc dầu trùng dương xa cách, nhưng rất gần gũi trong tình thân ái của cha. Ðồng thời cha xin chào toàn thể dân tộc Việt Nam và nói lên rằng: cả Giáo hội hoàn vũ hết lòng cầu chúc cho dân tộc quý quốc được trăm phần an lành.

Mối thịnh tình ưu ái dành cho người anh em thân mến, tức là Ðức hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, Tổng giám mục Hà Nội, và tất cả các vị giám mục trong giáo đoàn Việt Nam, mà giờ này cha ao ước các ngài hiện diện nơi đây. Cùng với hàng giáo phẩm, cha chào tất cả các linh mục, tu sĩ nam nữ, các thành phần giáo dân tham gia công cuộc truyền đạo, và toàn thể giáo đoàn Việt Nam: trong giờ phút này cha linh cảm mình hiệp thông với họ một cách sâu xa đặc biệt.

Tôi chào tất cả các anh em giám mục, cũng như giáo dân của Tây Ban Nha, Pháp quốc và Philippines, những xứ sở mà trong suốt ba thế kỷ đã góp phần vào việc truyền giáo tại Việt Nam. Tất cả tuốn về Rôma hôm nay để tưởng niệm những người anh em trước kia là thừa sai xuất thân từ ba quốc gia này.

Một tư tưởng ưu ái xin gửi tới các linh mục Ða Minh thuộc Tỉnh Dòng Ðức Mẹ Mân Côi đã thành lập từ bốn thế kỷ, và Hội Thừa Sai Paris đã cống hiến một số đông đảo giám mục và linh mục, mà hôm nay chúng ta sùng kính như những vị Tử Ðạo vì Ðức Tin, vì đã rao giảng lời Chúa.

Một cách đặc biệt cha gửi lời chào tất cả anh chị em Việt Nam, hiện là thành phần Giáo đoàn thế giới, hôm nay từ bốn phương trời: châu Mỹ, châu Á, châu Úc và châu Âu tuôn về địa điểm này. Cha biết rằng các con đang ôm nặng ước nguyện tôn vinh các vị Tử Ðạo đồng hương, nhưng trong thâm tâm còn tự cảm nhu cầu đứng chung quanh các vị Thánh - để se kết tình huynh đệ kết nghĩa, thương mến hiện đang phập phồng trong đáy lòng vì nghĩ đến giang sơn gấm vóc ở xa. Hướng về quê hương này các con hoài cảm, luyến ái, nhớ nhung, là vì giữa thời gian phiêu bạt các con cố tìm ra một giây phút cảm thông với nhau và cùng chung sống niềm hy vọng.

Lên tiếng với các con để hô vang Chúa Kitô tử nạn Thập Giá. Tất cả chúng ta hôm nay gởi lời cám ơn các con vì tấm gương nhân chứng đặc biệt các vị Thánh Tử Ðạo của Giáo hội Việt Nam các con đã nêu cao, bất cứ các ngài là con dân Việt Nam, hay là những vị thừa sai xuất thân từ những nước đã in sâu mầm mống Ðức Tin Chúa Kitô.
Làm sao kể lại cho hết? Tất cả là 117 vị Tử Ðạo, trong đó 8 vị giám mục, 50 linh mục, 59 giáo dân, trong số đó một phụ nữ là Thánh Agnès Lê Thị Thành mẹ của sáu người con.

Truyền thống còn ghi nhớ truyền thống chết vì Ðạo của Giáo hội Việt Nam rất bao quát, phức tạp ngay từ ban đầu. Từ năm 1533, nghĩa là từ lúc miền Ðông Nam Á Châu vừa được truyền Ðạo, Giáo hội Việt Nam đã chịu bách hại suốt ba thế kỷ, trừ một vài năm cách quãng, giống hệt ba thế kỷ bắt bớ của Giáo hội châu Âu xưa. Từng ngàn giáo dân tử đạo, từng trăm ngàn người đã chết lưu lạc trên núi, trong rừng sâu nước độc!

Lấy một thí dụ: trong các vị Tử Ðạo hôm nay, đi tiền phong có Thánh Vinh Sơn Liêm, Dòng Ða Minh là người Việt tử đạo đầu tiên năm 1773. Rồi tới linh mục Anrê Dũng Lạc, sinh trưởng trong một gia đình rất nghèo bên lương, từ nhỏ đã phải "bán" cho một thầy giảng dạy giáo lý, nhưng rồi Chúa cho tới chức linh mục năm 1823, được bổ nhiệm chính xứ và đương nhiên thành nhà truyền Ðạo trong nhiều địa hạt. Nhiều lần đã bị lao tù, nhưng vẫn được giáo dân tốt lành đem tiền chuộc về, trong khi bản thân ngài mong được chết vì Ðức Tin - ngài nói - thì lên Thiên đàng ngay. Tại sao chúng ta cứ phải ẩn náu, phải tốn tiền đút lót cho quan quyền: thà để cho chúng tôi bị bắt và rồi tử đạo có hơn không?" Thực ra, vẫn một ý chí hăng say và được ơn Chúa nâng đỡ, ngài đã anh dũng chịu trảm quyết tại Hà Nội ngày 21-12-1839.

Bài Phúc Âm hôm nay nhắc lại những gì Chúa Kitô tiên đoán về sự kiện các Tông đồ và những ai theo chân Ngài sẽ bị bách hại: "Họ sẽ lôi chúng con ra toà công nghị, sẽ đánh đập chúng con giữa hội đường, sẽ điệu chúng con ra trước vua chúa quan quyền vì danh Cha, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại" (Mt 10, 17-18). Chúa tiên báo cho các Tông đồ và cho các đồ đệ các ngài trong mọi thời đại, và Chúa tiên báo một cách hết sức rõ rệt, không úp mở. Chúa không đưa đẩy với những lời hứa hẹn xa gần, nhưng với thói quen nói thẳng lời chân lý toàn diện. Chúa chuẩn bị tâm hồn các ngài trước nguy cơ: "Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên tố cáo làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Cha, chúng con sẽ bị mọi người ghét bỏ, nhưng ai bền chí tới cùng sẽ được cứu độ" (Mt 10, 21-22).

Tuy nhiên Thầy Chí Thánh không bỏ rơi các Tông đồ và các người tin theo các Tông đồ trong những cơn bách hại: "Khi bị nộp vào tay họ, các con đừng lo phải nói thế nào và nói gì, lúc đó sẽ dạy cho các con những điều phải nói. Vì thực ra không phải các con nói, nhưng Thần Linh của Thân Phụ nói trong các con" (Mt 10, 19-20).

Thần Linh, chính là Thần Chân Lý. Ngài sẽ là mãnh lực trong thân xác yếu hèn của con người. Nhờ Ngài là mãnh lực mà anh em mới có thể thành chứng nhân. Phải, chính sự kiện anh em là chứng nhân cho Chúa Kitô tử nạn, sự kiện đó há chăng phải là khôn ngoan, là mãnh lực vượt mức loài người đó ư? Thánh Phaolô hồi xưa đã nói: "Chính sự kiện Chúa Kitô tử nạn là một ô nhục cho người Do Thái, là một cử chỉ điên rồ đó ư?" (1 Cr 1, 23). Từ đời các Thánh Tông đồ đã vẫn thế rồi, qua các thế hệ lịch sử vẫn tiếp tục như thế; cũng như qua mấy thế kỷ bách hại tại Việt Nam, sự kiện đó vẫn không thay đổi.

Thật vậy, cần phải có mãnh lực, khôn ngoan từ Thiên Chúa mới có thể tuyên xưng Mầu Nhiệm Tình Yêu của Ngài, chính là tình yêu được diễn tả trong cuộc tử nạn trên Thập Giá để cứu chuộc trần gian: quả là mầu nhiệm bao la vượt hẳn sự suy luận của loài người. "Là vì cái điên rồ nơi Thiên Chúa còn khôn ngoan hơn cả sự khôn ngoan của người đời, và cái yếu hèn nơi Thiên Chúa còn mạnh hơn cả sức lực phàm nhân" (1 Cr 1, 25).

Chính vì thế mà Thánh Tông đồ đã viết: "Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô tử nạn Thập Giá. Ðức Kitô, trong mầu nhiệm Phục Sinh, đã chứng minh Ngài là mãnh lực của Thiên Chúa, là khôn ngoan của Thiên Chúa" (1 Cr 1, 23-24).

Trước mặt chúng ta hôm nay các vị Tử Ðạo Việt Nam đóng vai trò những người đi gặt lúa cho Chúa, như đã ghi trong Thánh Vịnh:

"Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan
Lúc ra đi phải khóc than, vì công vất vả gieo hạt.

Nhưng khi trở về, lòng hân hoan phấn khởi, vì sẽ ôm nặng nhiều bông lúa" (Tv 126 [125], 5-6).

Lời huyền diệu trên đây nói lên ý nghĩa cuộc chứng nhân lịch sử nơi các vị Tử Ðạo trong Giáo hội Việt Nam. Trong vũng nước mắt của họ đã gieo xuống hạt giống ân sủng, để rồi trổ thành vô số bông hoa Ðức Tin: "Hạt giống gieo xuống mà không mục đi thì chỉ trơ trọi một mình, nếu mục đi sẽ sinh nhiều bông lúa" (Ga 12, 24).

Các vị Tử Ðạo Việt Nam "gieo trong lệ sầu" có nghĩa là các ngài đã khởi sự giữa lớp người đồng hương và giữa nền văn hóa dân tộc một cuộc đối thoại sâu rộng và cởi mở, bằng cách nêu cao chân lý và tin vào Chúa là sự kiện phổ cập tất cả hoàn cầu. Ðồng thời các ngài góp phần vào việc nhận định các giá trị và nghĩa vụ thích hợp với nền văn hóa tôn giáo trong thế giới Ðông Phương. Trong cuốn Giáo Lý đầu tiên bằng tiếng Việt, các ngài đã tuyên xưng nghĩa vụ tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi một bản thể đã tạo dựng trời đất. Ra trước quan quyền tra khảo về Ðức Tin, các vị Tử Ðạo đã quyết mình đưa tự do tín ngưỡng, và Ðạo Chúa là Ðạo duy nhất, nếu mình từ bỏ là bất tuân lệnh Thượng Ðế, là Thiên Chúa. Ðồng thời các ngài đã can đảm nói lên ý chí tôn trọng quyền bính trong nước, nhưng không vì thế mà làm điều gì bất chính. Các ngài đã dạy phải tôn kính Tổ Tiên theo truyền thốntg dân tộc, và dưới ánh sáng mầu nhiệm Phục Sinh. Do đó, với sự dấn thân và hành động chứng nhân của các vị Tử Ðạo, Giáo hội Việt Nam hiên ngang nói lên sự quyết tâm và tha thiết của mình không chối bỏ truyền thống văn hóa và các thể chế quốc gia. Trái lại, Giáo hội tuyên xưng và chứng mình rằng: nếu mình nhập cuộc trong truyền thống và văn hóa dân tộc là vì có ý góp phần vào việc xây dựng quốc gia một cách trung thực hơn.

Và rồi những cuộc đấu tranh, những căng thẳng chính trị hồi xưa xen lẫn vào trong bang giao giữa giáo dân với nhà cầm quyền, những quan hệ lợi hại giữa các tôn giáo, những lý do kinh tế xã hội, sự kiện người ta không hiểu rằng: Tín ngưỡng bao hàm quan niệm siêu việt và phổ cập toàn thế giới... là những yếu tố tạo nên trần gian như một nồi nung nấu, trong đó thanh lọc mọi khía cạnh, để chỉ nổi bật nết khiết bạch và sức dũng mạnh của tấm gương nhân chứng.

Ðoàn thể đông đảo các Tử Ðạo, những gian lao đau khổ, những giọt nước mắt..., tất cả đã tạo nên "mùa lúa vàng" của Thiên Chúa. Các ngài là những bậc Thầy, Cha xin mượn dịp hôm nay, để nêu lên trước toàn thể Giáo hội sức sinh hoạt và hình vóc hùng tráng của Giáo hội Việt Nam: ý chí kiên cường, sự nhẫn nại và khả năng vượt mọi khó khăn để tuyên xưng danh Chúa Kitô. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả mọi ơn lành mà Thánh Linh của Ngài hiện đang thực hiện một cách dồi dào giữa chúng ta.

Một lần nữa, hỡi giáo đoàn Việt Nam, chúng tôi nói lại cho anh em rằng: Máu các vị Tử Ðạo là nguồn ân sủng cho anh em trước tiên, để anh em thăng tiến trong Ðức Tin. Giữa anh em Ðức Tin của Tổ Tiên vẫn tiếp tục và còn truyền tụng sang nhiều thế hệ tương lai. Ðức Tin này tồn tại để làm nền tảng xây dựng sự kiên trì cho tất cả những người là Việt Nam thuần tuý sẽ trung thành với quê hương đất nước, nhưng đồng thời vẫn là người tín hữu của Chúa Kitô. Ai là người tín hữu đều ý thức rằng: lời kêu gọi của Phúc Âm vẫn là phải tuân phục các thể chế loài người, để tôn thờ tình yêu Thiên Chúa bằng cách làm việc thiện, sống xứng đáng con người tự do, kính nể tha nhân, yêu thương anh em, kính yêu Thiên Chúa cũng như tôn trọng công quyền và thể chế quốc gia (I Pet. 2, 13-17). Do đó công ích của quốc gia vẫn là điểm người công dân có Ðạo phải dấn thân, nhưng đồng thời phải được tự do tuyên xưng chân lý của Chúa, được cảm thông với các vị chủ chăn và anh em đồng tín ngưỡng, như thế là để sống an bình với mọi người và thực tâm xây dựng hạnh phúc cho toàn dân.

"Máu các vị Tử Ðạo là hạt giống sinh nhiều tín hữu".

"Hạt giống các người tín hữu": ngoài con số từng ngàn từng vạn Giáo dân trong các thế kỷ trước đây đã đi theo con đường tử nạn của Chúa, ngày nay là tất cả những ai đang lao động trong khắc khoải, trong khó nghèo cực độ về thể chất, kinh tế, trong hy sinh liên tục, nhưng chỉ mang một hoài bão là có thể trung kiên trong vườn nho Thiên Chúa, xứng đáng danh hiệu những người quản lý trung thành trong Nước Trời.

"Hạt giống các người tín hữu": là tất cả những ai ngày nay vì chính nghĩa Thiên Chúa và sống giữa những người đồng hương đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa cây Thập Giá của Chúa Kitô. Thánh Giá bài trừ sự nói dối, bài trừ tội ác, nhưng thúc đẩy con người biết tinh lặng, biết tha thứ, biết cầu xin cho nước Chúa trị đến trong tâm linh nhân loại, và đặc biệt tại quê hương của họ là môi trường đời sống.

Công tác này là công tác liên tục diễn tiến trong nội tâm vừa gay go vừa trường kỳ vì luôn luôn bị hoàn cảnh đặc thù chế ngự, và âm mưu thử thách Ðức Tin, do đó đòi hỏi rất nhiều nhẫn nại. Phải xác tín rằng: đêm tối mịt mù sẽ qua đi và ánh bình minh rạng rỡ đang ló rạng ngoài ngưỡng cửa.

"Những linh hồn lành thánh ở trong tay Thiên Chúa" (Kn 3,1).
Chân lý trên đây được đề cao trong sách Khôn Ngoan càng là ánh sáng quảng diễn biến cố long trọng hôm nay. Phải, "linh hồn lành thánh ở trong tay Thiên Chúa", không hình khổ nào chạm tới được. Quả quyết như thế có vẻ là không chính xác với thực tế lịch sử. Thực ra hình khổ đã va chạm thân xác các vị Tử Ðạo, và va chạm ghê gớm. Tuy nhiên, tác giả Thánh Kinh tiếp tục quảng diễn tư tưởng:

"Mắt người điên dại cho rằng các ngài đã đi vào cõi chết, và kết liễu cuộc đời bằng cái chết là một tai họa. Chết là một đổ vỡ, tuy nhiên các ngài vẫn sống trong an bình. Trước mắt trần gian các ngài đã bị đau khổ, nhưng niềm hy vọng nơi các ngài mang nặng mầm mống trường sinh" (Kn 3, 2-4).

Các Thánh Tử Ðạo: Tử Ðạo Việt Nam! Các ngài là chứng nhân cho Chúa Kitô đã toàn thắng sự chết. Chứng nhân có nghĩa là con người vẫn được mời gọi về hưởng trường sinh. Thay vì hình khổ ngắn ngủi, anh em sẽ được nhiều ơn vĩ đại, là vì Thiên Chúa đã luyện lọc anh em và thấy anh em xứng đáng, Ngài đã thử thách anh em như thử vàng trong lửa, và đã chấp nhận anh em như của lễ toàn thiêu. Phải, như của lễ toàn thiêu hợp với của lễ hy sinh trên Thập Giá của Chúa Kitô. Là vì kiên cường cho đến chết, anh em đã tuyên xưng Chúa Kitô tử nạn - Ngài là sự khôn ngoan, là quyền năng Thiên Chúa. Chúa Kitô: trong Ngài, chúng ta được Thiên Chúa cứu rỗi.

Tất cả những ai tin cậy ở nơi Ngài - nơi Chúa Kitô tử nạn và phục sinh - họ sẽ được hiểu biết chân lý. Những ai trung thành với Ngài sẽ được cùng Ngài sống trong thương yêu, là vì ân sủng và tình thương vẫn được dành cho những người được tuyển chọn (Kn 3,9).

Anh em là dòng giống các vị Tử Ðạo.
Anh em là dòng giống những người được tuyển chọn.
Anh em hãy nghe hết lời sách Khôn Ngoan: "Trong ngày phán xét họ sẽ long lanh như những tia sáng chiếu trên đồng cỏ từ đông sang tây" (3,7). Những tia sáng, những ánh đèn phản chiếu nguồn quang minh rực rỡ. Và đây là câu sau cùng trong sách Khôn Ngoan: "Các dân tộc sẽ trị vì, họ cai trị dân chúng. Nhưng trên tất cả Thiên Chúa sẽ thống trị mọi loài" (3,8). Chúa đây, tức là Chúa Kitô tử nạn và phục sinh. Ngài xuống trần gian "Không để xét xử nhân loại, nhưng để nhân loại nhờ Người mà được cứu rỗi" (Ga 3, 17). Chính Chúa Kitô này: anh em đã tham gia vào cuộc thống khổ và tử nạn Thập Giá Ngài. Hôm nay anh em hãy tham gia vào việc cứu độ trần gian mà chính Ngài đã kết thúc.

Nguyện chúc cho mùa lúa vàng của anh em muôn năm tồn tại trong hoan lạc.

(Bản dịch Việt ngữ của Ðức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, 1988)

Ðức giáo hoàng Gioan Phaolô II





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét