Giải đáp phụng vụ: Tại sao không rút khô các Bình nước thánh nhà thờ trong Mùa Chay?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, có bao giờ cha bình luận gì về tập tục phụng vụ đang gia tăng về việc tháo hết nước trong các bình nước thánh nhà thờ, để cho các bình thánh khô nước, trong suốt mùa Chay không? Xin cha vui lòng cung cấp cho chúng con tài liệu, để cho thấy việc rút khô nước thánh không phải là ý muốn của Giáo Hội. - K. B., Bloomingdale, bang Ohio, Hoa Kỳ.
Đáp: Trên thực tế là chúng tôi đã có nói, vì chúng tôi đã đề cập đến chủ đề này trong hai dịp riêng biệt, mặc dù nó có xu hướng được nói đến nhiều lần. Chúng tôi đã giải thích vào ngày 23-3-2004, và một lần nữa trong năm 2009, về lý do tại sao không nên làm như vậy, bằng cách trích dẫn từ một câu trả lời chính thức của Bộ Phụng Tự (3/14/03: Prot. N. 569/00/L). Xin mời đọc:
"Thánh bộ Phụng tự có thể trả lời rằng việc rút khô các bình nước thánh nhà thờ trong Mùa Chay là không được phép, đặc biệt vì hai lý do như sau:
"1. Luật phụng vụ hiện hành không tiên đoán sự đổi mới này, vốn ngoài việc là “praeter legem” (ngoại luật), là trái với một sự hiểu biết cân bằng về Mùa Chay, vốn mặc dù thực sự là một mùa ăn năn sám hối, cũng là một mùa phong phú về biểu tượng của nước và phép rửa tội, liên tục được xuất hiện trong các bản văn phụng vụ.
"2. Sự khích lệ của Giáo Hội, rằng các tín hữu tận dụng thường xuyên các bí tích, phải được hiểu là cũng áp dụng cho mùa Mùa Chay nữa. Việc ăn chay và kiêng thịt, mà các tín hữu thực thi trong Mùa Chay, không mở rộng ra cho việc kiêng lãnh nhận các bí tích hoặc á bí tích của Giáo Hội.
"Tập tục của Giáo Hội là rút hết nước của các bình thánh nhà thờ trong Tam nhật thánh, để chuẩn bị cho việc làm phép nước trong đêm Vọng Lễ Phục Sinh, và nó là tương ứng với các ngày không có Thánh lễ (tức là, Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh)".
Điều đó là khá rõ ràng rồi.
Truyền thống của việc đặt các bình có nước thánh ở các lối vào nhà thờ, có lẽ bắt nguồn từ tập tục của các Kitô hữu thời sơ khai rửa tay trước khi vào nhà thờ, trong một đài phun nước đặt ngay tại cửa chính, và gọi là cantharus (bình) hoặc phiala (bát). Tập tục này không chỉ vì mục đích thực hành, như lời khuyên của Thánh Gioan Kim Khẩu với các người "đi vào nhà thờ rửa tay mà không rửa tâm hồn của họ" (Bài giảng LXXI về thánh Gioan).
Một trong các đài phun nước nổi tiếng nhất là đài hình nón bằng đồng ở thế kỷ I, cao gần 4 mét, vốn ban đầu đứng gần Pantheon và đền thờ thần Isis ở Rôma, và sau đó được đưa vào sân của Vương cung thánh đường nguyên thủy của thánh Phêrô. Năm 1608, trong khi xây dựng Đền thờ mới Thánh Phêrô, nó đã được di chuyển đến vị trí hiện nay, là "Cortile della Pigna", vốn hiện nay là một phần của Viện Bảo tàng Vatican.
Khi đến thời khu vực cửa chính của hầu hết các nhà thờ đã được giảm xuống thành một tiền phòng, các bình nước lớn giảm thành các bình nhỏ đặt ngay bên trong lối vào nhà thờ.
Sự thay đổi này cũng dẫn đến sự biến mất của bất kỳ việc sử dụng nước rửa tay, chỉ để lại ý nghĩa tôn giáo như một biểu tượng của phép rửa và việc thanh luyện. Mặc dù tập tục đã tồn tại ở một số nơi, nhưng chính Giáo hoàng Lêô IV (847-855) đã ra lệnh cho các linh mục làm phép nước, và rảy nước thánh trên các tín hữu vào mỗi Chúa Nhật trước Thánh lễ. Ở một số nơi, linh mục rảy nước thánh khi người ta tiến vào nhà thờ. Thói quen mỗi người tự làm dấu Thánh giá bằng nước thánh dường như có nguồn gốc trễ hơn.
Có khá ít mẫu của các bình nước thánh lớn từ trước thế kỷ XI, mặc dù có một vài mẫu của các thế kỷ trước đó, chẳng hạn một thùng gỗ thế kỷ IX trong kho tàng của Aachen. Không có các quy tắc phổ quát về kích thước, hình dạng và thiết kế của các bình nước thánh, và nhiều hình dạng đã được tìm thấy.
Các qui định của giáo phận Milan, do Thánh Carôlô Borrômêô (1538-1584) ban hành, có ảnh hưởng lớn đến các tập quán sau này. Ngài viết: "Bình nhằm đựng nước thánh ... nên được làm bằng đá cẩm thạch hoặc đá rắn, không xốp hoặc cũng không có vết nứt. Nó nằm trên một cột được làm đẹp, và sẽ không được đặt bên ngoài nhà thờ, nhưng bên trong nhà thờ, và, trong chừng mực có thể, ở bên phải của các người đi vào nhà thờ. Sẽ có một bình ở cửa mà đàn ông đi vào, và một bình ở cửa phụ nữ đi vào. Các bình không được buộc chặt vào tường, nhưng phải được lấy ra khỏi tường khi cần. Một cột hoặc một giá sẽ đỡ chúng, và cột hay giá này không tô điểm tính chất trần tục nào cả”. (Zenit.org 7-3-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, có bao giờ cha bình luận gì về tập tục phụng vụ đang gia tăng về việc tháo hết nước trong các bình nước thánh nhà thờ, để cho các bình thánh khô nước, trong suốt mùa Chay không? Xin cha vui lòng cung cấp cho chúng con tài liệu, để cho thấy việc rút khô nước thánh không phải là ý muốn của Giáo Hội. - K. B., Bloomingdale, bang Ohio, Hoa Kỳ.
Đáp: Trên thực tế là chúng tôi đã có nói, vì chúng tôi đã đề cập đến chủ đề này trong hai dịp riêng biệt, mặc dù nó có xu hướng được nói đến nhiều lần. Chúng tôi đã giải thích vào ngày 23-3-2004, và một lần nữa trong năm 2009, về lý do tại sao không nên làm như vậy, bằng cách trích dẫn từ một câu trả lời chính thức của Bộ Phụng Tự (3/14/03: Prot. N. 569/00/L). Xin mời đọc:
"Thánh bộ Phụng tự có thể trả lời rằng việc rút khô các bình nước thánh nhà thờ trong Mùa Chay là không được phép, đặc biệt vì hai lý do như sau:
"1. Luật phụng vụ hiện hành không tiên đoán sự đổi mới này, vốn ngoài việc là “praeter legem” (ngoại luật), là trái với một sự hiểu biết cân bằng về Mùa Chay, vốn mặc dù thực sự là một mùa ăn năn sám hối, cũng là một mùa phong phú về biểu tượng của nước và phép rửa tội, liên tục được xuất hiện trong các bản văn phụng vụ.
"2. Sự khích lệ của Giáo Hội, rằng các tín hữu tận dụng thường xuyên các bí tích, phải được hiểu là cũng áp dụng cho mùa Mùa Chay nữa. Việc ăn chay và kiêng thịt, mà các tín hữu thực thi trong Mùa Chay, không mở rộng ra cho việc kiêng lãnh nhận các bí tích hoặc á bí tích của Giáo Hội.
"Tập tục của Giáo Hội là rút hết nước của các bình thánh nhà thờ trong Tam nhật thánh, để chuẩn bị cho việc làm phép nước trong đêm Vọng Lễ Phục Sinh, và nó là tương ứng với các ngày không có Thánh lễ (tức là, Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh)".
Điều đó là khá rõ ràng rồi.
Truyền thống của việc đặt các bình có nước thánh ở các lối vào nhà thờ, có lẽ bắt nguồn từ tập tục của các Kitô hữu thời sơ khai rửa tay trước khi vào nhà thờ, trong một đài phun nước đặt ngay tại cửa chính, và gọi là cantharus (bình) hoặc phiala (bát). Tập tục này không chỉ vì mục đích thực hành, như lời khuyên của Thánh Gioan Kim Khẩu với các người "đi vào nhà thờ rửa tay mà không rửa tâm hồn của họ" (Bài giảng LXXI về thánh Gioan).
Một trong các đài phun nước nổi tiếng nhất là đài hình nón bằng đồng ở thế kỷ I, cao gần 4 mét, vốn ban đầu đứng gần Pantheon và đền thờ thần Isis ở Rôma, và sau đó được đưa vào sân của Vương cung thánh đường nguyên thủy của thánh Phêrô. Năm 1608, trong khi xây dựng Đền thờ mới Thánh Phêrô, nó đã được di chuyển đến vị trí hiện nay, là "Cortile della Pigna", vốn hiện nay là một phần của Viện Bảo tàng Vatican.
Khi đến thời khu vực cửa chính của hầu hết các nhà thờ đã được giảm xuống thành một tiền phòng, các bình nước lớn giảm thành các bình nhỏ đặt ngay bên trong lối vào nhà thờ.
Sự thay đổi này cũng dẫn đến sự biến mất của bất kỳ việc sử dụng nước rửa tay, chỉ để lại ý nghĩa tôn giáo như một biểu tượng của phép rửa và việc thanh luyện. Mặc dù tập tục đã tồn tại ở một số nơi, nhưng chính Giáo hoàng Lêô IV (847-855) đã ra lệnh cho các linh mục làm phép nước, và rảy nước thánh trên các tín hữu vào mỗi Chúa Nhật trước Thánh lễ. Ở một số nơi, linh mục rảy nước thánh khi người ta tiến vào nhà thờ. Thói quen mỗi người tự làm dấu Thánh giá bằng nước thánh dường như có nguồn gốc trễ hơn.
Có khá ít mẫu của các bình nước thánh lớn từ trước thế kỷ XI, mặc dù có một vài mẫu của các thế kỷ trước đó, chẳng hạn một thùng gỗ thế kỷ IX trong kho tàng của Aachen. Không có các quy tắc phổ quát về kích thước, hình dạng và thiết kế của các bình nước thánh, và nhiều hình dạng đã được tìm thấy.
Các qui định của giáo phận Milan, do Thánh Carôlô Borrômêô (1538-1584) ban hành, có ảnh hưởng lớn đến các tập quán sau này. Ngài viết: "Bình nhằm đựng nước thánh ... nên được làm bằng đá cẩm thạch hoặc đá rắn, không xốp hoặc cũng không có vết nứt. Nó nằm trên một cột được làm đẹp, và sẽ không được đặt bên ngoài nhà thờ, nhưng bên trong nhà thờ, và, trong chừng mực có thể, ở bên phải của các người đi vào nhà thờ. Sẽ có một bình ở cửa mà đàn ông đi vào, và một bình ở cửa phụ nữ đi vào. Các bình không được buộc chặt vào tường, nhưng phải được lấy ra khỏi tường khi cần. Một cột hoặc một giá sẽ đỡ chúng, và cột hay giá này không tô điểm tính chất trần tục nào cả”. (Zenit.org 7-3-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét