Thánh Cecilia và lịch sử các hầm mộ Lamã
TT (National Catholic Register, 22/11/2017, Thomas Craughwell) - Ngày 22 tháng 11 là ngày lễ kính Thánh Cecilia, một trong những vị tử đạo đáng kính nhất trong nhiều thế kỷ. Tên của thánh nhân xuất hiện trong Sách lễ Roman Canon, còn được gọi là Lời Cầu nguyện Thánh Thể đầu tiên. Vương cung Thánh đường Thánh Cecilia ở khu phố Trastevere của Rôma là một trong những thành phố xinh đẹp nhất và được xây dựng trên những tàn tích cung điện của thánh nhân (bạn có thể đi xuống tầng hầm để xem nhà của vị thánh). Và Cecilia được tôn kính như là vị thánh bổn mạng âm nhạc và nhạc sĩ bởi vì, theo truyền thuyết, vào ngày cưới của thánh nhân, khi các nhạc sĩ được tuyển chọn hát các bài hát thô bạo, ngài đã hát một bài hát cho Chúa Kitô trong trái tim của ngài. Sau cuộc tử đạo, Cecilia được chôn trong một hầm mộ bên ngoài thành Rôma, ngay gần Appian Way. Hầm mộ đó được gọi là Thánh Callixtus.
Các Kitô hữu Rôma đã chôn những người tử vì đạo cũng như những người không tử vì đạo trong những hầm mộ và viếng thăm các ngôi mộ như chúng ta thăm viếng những ngôi mộ của gia đình và bạn bè chúng ta. Vào ngày kỷ niệm tử vì đạo, họ gặp nhau tại ngôi mộ của thánh nhân để dự Thánh lễ, đó là nguồn gốc của ngày lễ kính thánh nhân ngày nay. Nhưng qua thời gian, những hang động trở nên nguy hiểm để thăm các hầm mộ và động đất thường phủ kín các lối vào. Dần dần, di tích các vị tử đạo được chuyển từ các hầm mộ và được tôn kính trong các nhà thờ. Dần dà, vị trí các hầm mộ đã bị quên lãng.
Chúng ta có thể xác định được ngày mà sự quan tâm đến các hầm mộ được tái hiện: Ngày 31 tháng 5 năm 1578. Ngày hôm đó, những người lao động trên đường Via Salaria Nuova đang đào lên tảng đá núi lửa gọi là pozzolana. Đột nhiên, họ khám phá đường vào một hầm mộ dài bị lãng quên chạy bên dưới vườn nho. Cuộc khảo sát về hầm mộ đã khám phá ra những bức thánh tích, những bản khắc và những bức tranh về những cảnh trong Cựu Ước và Tân Ước. Phát hiện này gây ra cảm xúc ở Rome. Nó cũng nâng cao một trong những điểm tranh cãi lớn nhất giữa người Công giáo và Tin Lành: sự tôn kính các hình ảnh thiêng liêng. Những người theo đạo Tin Lành thích miêu tả mình như những người thừa kế thực sự của các Kitô hữu cổ đại, trong khi bác bỏ những người Công giáo như những kẻ xâm nhập, là những người đã đưa ra mọi tệ nạn của người ngoại đạo vào Giáo hội Kitô giáo, trong số đó là sự tôn kính những hình ảnh, mà người theo đạo Tin Lành xem như sùng bái ngẫu tượng. Việc khám phá ra một hầm mộ đầy nghệ thuật thiêng liêng khiến các nhà biện giải Công giáo rất vui mừng và phản đối các đối thủ Tin Lành của họ.
Cuộc khám phá này đã gây hứng thú cho ba nhà tài tử - một linh mục Dòng Dominican người Tây Ban Nha, Alfonso Chacon; một giáo dân người Flemish, Philip de Winghe; và một giáo dân người Pháp, Ioanne L'Heureux - nhằm tìm kiếm các hầm mộ khác và để nghiên cứu sơ bộ về những nơi chôn cất các Kitô hữu thời xưa. Ba người còn khám phá các hầm mộ của Thánh Priscilla, Thánh Valentine, các Thánh Phêrô, Marcellinus, và Thánh Callixtus. Không ai trong số những người này đã được đào tạo như các nhà khảo cổ học (môn khoa học này chưa có vào thời điểm đó), nhưng công việc của họ là một sự khởi đầu.
Trong gần 300 năm, việc thăm dò các hầm mộ là một sự ngẫu nhiên, cho đến khi một người Ý tên là Giovanni Battista De Rossi (1822-1894) nhận một chức vụ trong Thư viện Vatican, nơi ông đặc biệt quan tâm đến việc biên mục các chữ khắc của Kitô giáo. Chẳng bao lâu ông đã đi quanh vùng ngoại ô của Rome, tìm kiếm những dấu hiệu các nghĩa trang lâu năm bị quên lãng. Ông đã tìm thấy khoảng 10 nghĩa trang.
Một ngày vào năm 1849, De Rossi đã khảo sát một vườn nho trên Appian Way. Trong một hầm rượu, ông ta tìm thấy một bảng đá cẩm thạch bị vỡ mang một dòng chữ không đầy đủ: NELIUS. MARTYR. Từ bản hướng dẫn viếng các hầm mộ có từ thế kỷ II, De Rossi biết rằng sau khi chết vì đạo năm 253, Thánh Giáo hoàng Cornelius đã được chôn gần đó. De Rossi thỉnh cầu Đức Giáo hoàng Piô IX mua vườn nho này cũng như vườn nho kế cận để có thể bắt đầu cuộc khai quật. ĐGH Piô đã mua mảnh đất đó và De Rossi đã bắt đầu cuộc đào bới, và điều ông ta phát hiện được là Hầm mộ xưa của Thánh Callixtus. Trong số các kho báu khác, ông đã tìm thấy một nửa khác của tấm bia mộ: trên đó khắc các chữ cái COR và bên dưới tên của Đức Giáo hoàng Cornelius là EP, chữ viết tắt của EPISCOPUS, có nghĩa là "giám mục". De Rossi thậm chí còn tìm thấy căn phòng nơi Thánh Cornelius được chôn trong Hầm mộ gia tộc Lucina, một Kitô hữu và là một thành viên của một gia đình Lamã giàu có và vọng tộc. Giống như nhiều người Kitô hữu ngoan đạo khác thời đó, Lucina đã dành chỗ cho những vị tử đạo trong ngôi mộ gia đình. Bằng cách đó, Lucina không chỉ đơn thuần thực hành nhân đức bác ái (chôn xác kẻ chết - trong 14 mối), họ còn đảm bảo cho bản thân và gia đình được những lời cầu nguyện của Thánh Cornelius. Kể từ khi thân xác ngài được chôn trong hầm mộ gia đình của Lucina, vị giáo hoàng tử đạo có thể cầu bầu cho Lucina và toàn gia quyến.
Khi De Rossi tiếp tục cuộc khám phá của mình, ông đã tìm thấy những ngôi mộ nguyên thuỷ của Thánh Cecilia và Thánh Tarsicius, một cậu thiếu niên đã hiến dâng mạng sống mình hơn là cho phép một đám tín đồ ngoại giáo phá hoại Thánh Thể. Có lẽ điều tuyệt vời nhất là một nhà nguyện, nơi có 9 vị giáo hoàng của thế kỷ thứ III và thứ IV đã được chôn cất.
Đương nhiên, De Rossi báo cáo cuộc tìm kiếm của mình cho Đức Giáo hoàng Piô IX, và ngày 11/5/1854, Đức Giáo hoàng, với một đoàn tuỳ tùng nhỏ, đã đến hầm mộ. De Rossi đã hướng dẫn đoàn du khách đến nhà nguyện của các giáo hoàng. Trong các cuốn hồi ký của ông, De Rossi ghi lại rằng Đức Thánh Cha nói: "Vậy thì đây thật sự là những bia mộ của những người kế vị đầu tiên của Phêrô, những ngôi mộ của những vị tiền nhiệm của tôi bây giờ đang an nghỉ ngơi ở đây?" De Rossi đáp lời rằng đúng vậy, rồi ông giao cho ĐGH Piô một vài tấm bia mộ của các vị giáo hoàng. Đôi mắt của giáo hoàng đẫm lệ. Ngài quỳ xuống và cầu nguyện.
Trong nhiều trường hợp, những ngôi mộ nguyên thuỷ của các vị tử đạo mà De Rossi phát hiện ra là trống rỗng, các di tích đã được di chuyển hàng thế kỷ trước đó đến các nhà thờ trong thành phố. Các xương của Thánh Cecilia nằm trong nhà thờ xinh đẹp được xây dựng trên dinh thự của thánh nhân, và xương của Thánh Tarsicius được đặt trong Nhà thờ San Silvestro ở Capite. Nhưng có rất nhiều mồ mả còn nguyên vẹn, với những xương của các vị tử đạo còn lưu giữ bên trong. Nhiều người trong số các vị thánh này là người mới với Giáo Hội - tên của các ngài không có trong Sổ Các Vị Tử đạo Rôma (Roman Martyrology), một danh sách cổ xưa về các vị tử đạo từ những thế kỷ đầu của Giáo hội.
Khi những ngôi mộ như vậy được tìm thấy, xương, chữ khắc trên tấm bia mộ, và bất kỳ vật nào tìm thấy trong mộ được các nhà sử học và bác sĩ kiểm tra để chứng minh rằng người đã chết là Kitô hữu và chết vì cái chết bạo lực. Ví dụ, năm 1853, trong các cuộc khai quật tại Nghĩa trang Pretextatus trên Appian Way, đoàn làm việc đã tìm thấy một ngôi mộ còn nguyên vẹn. Nắp mộ (tấm phiến) mang dòng chữ: "LINH HỒN VÔ TỘI VÀ THANH KHIẾT CỦA VIBIANA, AN NGHỈ NGÀY ĐẦU THÁNG CHÍN" (ngày 31 tháng 8, ngày sóc trong lịch Lamã cũ). Tấm phiến mang một vòng khắc hoa thiên tuế, một biểu tượng Kitô giáo cho một vị tử đạo. Bên trong ngôi mộ là bộ xương của một phụ nữ trẻ và một chai thuỷ tinh nhỏ. Đó là một thói quen trong số những Kitô hữu Lamã ban đầu thu thập một số máu của vị tử đạo (nếu có thể) và đặt nó vào mộ. Sau khi kiểm tra xương, các bác sĩ kết luận rằng Vibiana đã chết một cách bạo lực. Bản báo cáo liên quan đến Vibiana cuối cùng đã trình tới ĐGH Piô IX, người đã thực hiện thẩm quyền của mình để tuyên bố Vibiana là một vị thánh.
Một tình cờ trong vài tuần sau, Thaddeus Amat, vị giám mục mới của Giáo phận Monterey, California, đã đến Rome để tham dự một buổi tiếp kiến riêng với Đức Giáo hoàng. Tại Rome, Hoa Kỳ được coi là lãnh thổ các xứ truyền giáo, không khác gì hơn Congo hoặc Trung Quốc. Trong buổi tiếp kiến với Đức cha Amat, Đức Giáo hoàng Piô đã có cảm hứng: ngài trao tặng các thánh tích của Thánh Vibiana tới Giáo phận Monterey, để được tôn kính trong nhà thờ. Ngày nay, các di tích của Vibiana được tôn vinh trong Nhà thờ Đức Mẹ Các Thiên Thần ở Los Angeles (Nhà thờ Kính thời danh).
Và giáo phận của Giám mục Amat không phải là nơi duy nhất ở Mỹ đón nhận các di tích của các vị tử đạo Lamã thời kỳ đầu. Nhà thờ cổ Đức Maria ở Cincinnati, Ohio được trao các thánh tích của Thánh Martura. Các giáo phụ Dòng Chúa Cứu Thế cai quản Nhà thờ Chúa Cứu Thế tại thành phố New York đã được trao các thánh tích của Thánh Datian. Các di tích của một vị tử đạo trẻ tuổi, Thánh Cessianus, 8 tuổi, là món quà của Đức Giáo hoàng Piô dành cho giám mục của Dubuque, Iowa; các di tích nằm dưới bàn thờ chính của Nhà thờ Chính toà Thánh Raphael. Hài cốt của hai vị tử đạo, Thánh Bonosa và Thánh Magnus được tôn vinh trong Nhà thờ Thánh Martin Thành Tours ở Louisville, Kentucky. Nhà nguyện của các nữ tu Dòng Máu Châu Báu ở Maria Stein, Ohio bảo tồn các di tích của các thánh Concordia, Victoria, Innocent, Cruser và Rogatus. Và hài cốt của Thánh Demetrius có thể được tìm thấy ở Nhà thờ Thánh Anthony ở Pittsburgh, nơi có bộ sưu tập các thánh tích lớn nhất ở Hoa Kỳ.
Khi ông bắt đầu một cuộc khai quật, De Rossi không bao giờ biết mình sẽ khám phá được những gì. Thánh Callixtus là kết quả cuộc tìm kiếm lớn nhất của ông. Một trải nghiệm mạnh mẽ và đẹp như Nhà thờ Thánh Cecilia khi đi lang thang qua các đường hầm dưới đất để đến nơi mà những người Kitô hữu bị bức hại của Rôma mang cơ thể của ngài và chôn trong số các vị tử vì đạo nơi đó.
Các Kitô hữu Rôma đã chôn những người tử vì đạo cũng như những người không tử vì đạo trong những hầm mộ và viếng thăm các ngôi mộ như chúng ta thăm viếng những ngôi mộ của gia đình và bạn bè chúng ta. Vào ngày kỷ niệm tử vì đạo, họ gặp nhau tại ngôi mộ của thánh nhân để dự Thánh lễ, đó là nguồn gốc của ngày lễ kính thánh nhân ngày nay. Nhưng qua thời gian, những hang động trở nên nguy hiểm để thăm các hầm mộ và động đất thường phủ kín các lối vào. Dần dần, di tích các vị tử đạo được chuyển từ các hầm mộ và được tôn kính trong các nhà thờ. Dần dà, vị trí các hầm mộ đã bị quên lãng.
Chúng ta có thể xác định được ngày mà sự quan tâm đến các hầm mộ được tái hiện: Ngày 31 tháng 5 năm 1578. Ngày hôm đó, những người lao động trên đường Via Salaria Nuova đang đào lên tảng đá núi lửa gọi là pozzolana. Đột nhiên, họ khám phá đường vào một hầm mộ dài bị lãng quên chạy bên dưới vườn nho. Cuộc khảo sát về hầm mộ đã khám phá ra những bức thánh tích, những bản khắc và những bức tranh về những cảnh trong Cựu Ước và Tân Ước. Phát hiện này gây ra cảm xúc ở Rome. Nó cũng nâng cao một trong những điểm tranh cãi lớn nhất giữa người Công giáo và Tin Lành: sự tôn kính các hình ảnh thiêng liêng. Những người theo đạo Tin Lành thích miêu tả mình như những người thừa kế thực sự của các Kitô hữu cổ đại, trong khi bác bỏ những người Công giáo như những kẻ xâm nhập, là những người đã đưa ra mọi tệ nạn của người ngoại đạo vào Giáo hội Kitô giáo, trong số đó là sự tôn kính những hình ảnh, mà người theo đạo Tin Lành xem như sùng bái ngẫu tượng. Việc khám phá ra một hầm mộ đầy nghệ thuật thiêng liêng khiến các nhà biện giải Công giáo rất vui mừng và phản đối các đối thủ Tin Lành của họ.
Cuộc khám phá này đã gây hứng thú cho ba nhà tài tử - một linh mục Dòng Dominican người Tây Ban Nha, Alfonso Chacon; một giáo dân người Flemish, Philip de Winghe; và một giáo dân người Pháp, Ioanne L'Heureux - nhằm tìm kiếm các hầm mộ khác và để nghiên cứu sơ bộ về những nơi chôn cất các Kitô hữu thời xưa. Ba người còn khám phá các hầm mộ của Thánh Priscilla, Thánh Valentine, các Thánh Phêrô, Marcellinus, và Thánh Callixtus. Không ai trong số những người này đã được đào tạo như các nhà khảo cổ học (môn khoa học này chưa có vào thời điểm đó), nhưng công việc của họ là một sự khởi đầu.
Trong gần 300 năm, việc thăm dò các hầm mộ là một sự ngẫu nhiên, cho đến khi một người Ý tên là Giovanni Battista De Rossi (1822-1894) nhận một chức vụ trong Thư viện Vatican, nơi ông đặc biệt quan tâm đến việc biên mục các chữ khắc của Kitô giáo. Chẳng bao lâu ông đã đi quanh vùng ngoại ô của Rome, tìm kiếm những dấu hiệu các nghĩa trang lâu năm bị quên lãng. Ông đã tìm thấy khoảng 10 nghĩa trang.
Một ngày vào năm 1849, De Rossi đã khảo sát một vườn nho trên Appian Way. Trong một hầm rượu, ông ta tìm thấy một bảng đá cẩm thạch bị vỡ mang một dòng chữ không đầy đủ: NELIUS. MARTYR. Từ bản hướng dẫn viếng các hầm mộ có từ thế kỷ II, De Rossi biết rằng sau khi chết vì đạo năm 253, Thánh Giáo hoàng Cornelius đã được chôn gần đó. De Rossi thỉnh cầu Đức Giáo hoàng Piô IX mua vườn nho này cũng như vườn nho kế cận để có thể bắt đầu cuộc khai quật. ĐGH Piô đã mua mảnh đất đó và De Rossi đã bắt đầu cuộc đào bới, và điều ông ta phát hiện được là Hầm mộ xưa của Thánh Callixtus. Trong số các kho báu khác, ông đã tìm thấy một nửa khác của tấm bia mộ: trên đó khắc các chữ cái COR và bên dưới tên của Đức Giáo hoàng Cornelius là EP, chữ viết tắt của EPISCOPUS, có nghĩa là "giám mục". De Rossi thậm chí còn tìm thấy căn phòng nơi Thánh Cornelius được chôn trong Hầm mộ gia tộc Lucina, một Kitô hữu và là một thành viên của một gia đình Lamã giàu có và vọng tộc. Giống như nhiều người Kitô hữu ngoan đạo khác thời đó, Lucina đã dành chỗ cho những vị tử đạo trong ngôi mộ gia đình. Bằng cách đó, Lucina không chỉ đơn thuần thực hành nhân đức bác ái (chôn xác kẻ chết - trong 14 mối), họ còn đảm bảo cho bản thân và gia đình được những lời cầu nguyện của Thánh Cornelius. Kể từ khi thân xác ngài được chôn trong hầm mộ gia đình của Lucina, vị giáo hoàng tử đạo có thể cầu bầu cho Lucina và toàn gia quyến.
Khi De Rossi tiếp tục cuộc khám phá của mình, ông đã tìm thấy những ngôi mộ nguyên thuỷ của Thánh Cecilia và Thánh Tarsicius, một cậu thiếu niên đã hiến dâng mạng sống mình hơn là cho phép một đám tín đồ ngoại giáo phá hoại Thánh Thể. Có lẽ điều tuyệt vời nhất là một nhà nguyện, nơi có 9 vị giáo hoàng của thế kỷ thứ III và thứ IV đã được chôn cất.
Đương nhiên, De Rossi báo cáo cuộc tìm kiếm của mình cho Đức Giáo hoàng Piô IX, và ngày 11/5/1854, Đức Giáo hoàng, với một đoàn tuỳ tùng nhỏ, đã đến hầm mộ. De Rossi đã hướng dẫn đoàn du khách đến nhà nguyện của các giáo hoàng. Trong các cuốn hồi ký của ông, De Rossi ghi lại rằng Đức Thánh Cha nói: "Vậy thì đây thật sự là những bia mộ của những người kế vị đầu tiên của Phêrô, những ngôi mộ của những vị tiền nhiệm của tôi bây giờ đang an nghỉ ngơi ở đây?" De Rossi đáp lời rằng đúng vậy, rồi ông giao cho ĐGH Piô một vài tấm bia mộ của các vị giáo hoàng. Đôi mắt của giáo hoàng đẫm lệ. Ngài quỳ xuống và cầu nguyện.
Trong nhiều trường hợp, những ngôi mộ nguyên thuỷ của các vị tử đạo mà De Rossi phát hiện ra là trống rỗng, các di tích đã được di chuyển hàng thế kỷ trước đó đến các nhà thờ trong thành phố. Các xương của Thánh Cecilia nằm trong nhà thờ xinh đẹp được xây dựng trên dinh thự của thánh nhân, và xương của Thánh Tarsicius được đặt trong Nhà thờ San Silvestro ở Capite. Nhưng có rất nhiều mồ mả còn nguyên vẹn, với những xương của các vị tử đạo còn lưu giữ bên trong. Nhiều người trong số các vị thánh này là người mới với Giáo Hội - tên của các ngài không có trong Sổ Các Vị Tử đạo Rôma (Roman Martyrology), một danh sách cổ xưa về các vị tử đạo từ những thế kỷ đầu của Giáo hội.
Khi những ngôi mộ như vậy được tìm thấy, xương, chữ khắc trên tấm bia mộ, và bất kỳ vật nào tìm thấy trong mộ được các nhà sử học và bác sĩ kiểm tra để chứng minh rằng người đã chết là Kitô hữu và chết vì cái chết bạo lực. Ví dụ, năm 1853, trong các cuộc khai quật tại Nghĩa trang Pretextatus trên Appian Way, đoàn làm việc đã tìm thấy một ngôi mộ còn nguyên vẹn. Nắp mộ (tấm phiến) mang dòng chữ: "LINH HỒN VÔ TỘI VÀ THANH KHIẾT CỦA VIBIANA, AN NGHỈ NGÀY ĐẦU THÁNG CHÍN" (ngày 31 tháng 8, ngày sóc trong lịch Lamã cũ). Tấm phiến mang một vòng khắc hoa thiên tuế, một biểu tượng Kitô giáo cho một vị tử đạo. Bên trong ngôi mộ là bộ xương của một phụ nữ trẻ và một chai thuỷ tinh nhỏ. Đó là một thói quen trong số những Kitô hữu Lamã ban đầu thu thập một số máu của vị tử đạo (nếu có thể) và đặt nó vào mộ. Sau khi kiểm tra xương, các bác sĩ kết luận rằng Vibiana đã chết một cách bạo lực. Bản báo cáo liên quan đến Vibiana cuối cùng đã trình tới ĐGH Piô IX, người đã thực hiện thẩm quyền của mình để tuyên bố Vibiana là một vị thánh.
Một tình cờ trong vài tuần sau, Thaddeus Amat, vị giám mục mới của Giáo phận Monterey, California, đã đến Rome để tham dự một buổi tiếp kiến riêng với Đức Giáo hoàng. Tại Rome, Hoa Kỳ được coi là lãnh thổ các xứ truyền giáo, không khác gì hơn Congo hoặc Trung Quốc. Trong buổi tiếp kiến với Đức cha Amat, Đức Giáo hoàng Piô đã có cảm hứng: ngài trao tặng các thánh tích của Thánh Vibiana tới Giáo phận Monterey, để được tôn kính trong nhà thờ. Ngày nay, các di tích của Vibiana được tôn vinh trong Nhà thờ Đức Mẹ Các Thiên Thần ở Los Angeles (Nhà thờ Kính thời danh).
Và giáo phận của Giám mục Amat không phải là nơi duy nhất ở Mỹ đón nhận các di tích của các vị tử đạo Lamã thời kỳ đầu. Nhà thờ cổ Đức Maria ở Cincinnati, Ohio được trao các thánh tích của Thánh Martura. Các giáo phụ Dòng Chúa Cứu Thế cai quản Nhà thờ Chúa Cứu Thế tại thành phố New York đã được trao các thánh tích của Thánh Datian. Các di tích của một vị tử đạo trẻ tuổi, Thánh Cessianus, 8 tuổi, là món quà của Đức Giáo hoàng Piô dành cho giám mục của Dubuque, Iowa; các di tích nằm dưới bàn thờ chính của Nhà thờ Chính toà Thánh Raphael. Hài cốt của hai vị tử đạo, Thánh Bonosa và Thánh Magnus được tôn vinh trong Nhà thờ Thánh Martin Thành Tours ở Louisville, Kentucky. Nhà nguyện của các nữ tu Dòng Máu Châu Báu ở Maria Stein, Ohio bảo tồn các di tích của các thánh Concordia, Victoria, Innocent, Cruser và Rogatus. Và hài cốt của Thánh Demetrius có thể được tìm thấy ở Nhà thờ Thánh Anthony ở Pittsburgh, nơi có bộ sưu tập các thánh tích lớn nhất ở Hoa Kỳ.
Khi ông bắt đầu một cuộc khai quật, De Rossi không bao giờ biết mình sẽ khám phá được những gì. Thánh Callixtus là kết quả cuộc tìm kiếm lớn nhất của ông. Một trải nghiệm mạnh mẽ và đẹp như Nhà thờ Thánh Cecilia khi đi lang thang qua các đường hầm dưới đất để đến nơi mà những người Kitô hữu bị bức hại của Rôma mang cơ thể của ngài và chôn trong số các vị tử vì đạo nơi đó.
Cao Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét