Chung quanh phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Wilson về ấn tích giải tội
Vũ Văn An
Vũ Văn An
Tuần qua, tại Ủy Ban Hoàng Gia Úc về Các Đáp Ứng Định Chế đối với Việc Lạm Dụng Tính Dục Trẻ Em, các vị tổng giám mục của Giáo Hội Công Giáo Úc đã lần lượt ra trả lời các câu hỏi của Ủy Ban.
Một điển hình ảo
Theo ABC News, luật sư cao cấp của Ủy Ban là Gail Furness, người từng bị Đức Hồng Y George Pell từ chối trả lời vì câu hỏi không liên quan đến sự kiện, đã hỏi các vị một câu hỏi đại ý như sau: các vị sẽ xử lý ra sao nếu một em bé tưởng tượng tên Sally, tại tòa giải tội, tường trình với các vị một vụ lạm dụng tính dục.
ABC News cho rằng các vị đã đưa những câu trả lời khác nhau. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney trả lời rằng “tôi tôn trọng em bé này, một em bé mà lòng tin tưởng của em vào người lớn tuổi đã bị xâm hại một cách khủng khiếp”. Ngài cho hay: “Dù là các trẻ nhỏ, các em vẫn có các quyền thiêng liêng, nếu các em tới xưng tội và thổ lộ hết mọi sự, mọi sự trong tâm hồn các em, thì các em biết rằng bất cứ điều gì các em nói là các em nói với Thiên Chúa, và điều ấy không ai được nhắc lại. Tôi biết (đối với) những người không thuộc truyền thống Công Giáo… thì điều này nghe lạ tai. Nhưng với chúng tôi nó giống như việc nghe lóm (bugging) tòa giải tội”.
Ngài cho hay, ngài sẽ cố gắng thuyết phục Sally nói với các nhà cầm quyền bên ngoài ấn tòa giải tội, nhưng nếu ngài không thuyết phục được em, thì điều em nói trong tòa giải tội sẽ mãi mãi được giữ bí mật.
ABC News cho hay: nhận định của Đức Tổng Giám Mục Fisher được sự đồng ý của Đức Tổng Giám Mục Denis Hart của Melbourne. Nhưng Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson của Adelaide thì nói rằng từ ngày có Ủy Ban Hoàng Gia, ngài đã nghiên cứu thêm về vấn đề này và thấy ấn tòa giải tội chỉ áp dụng đối với các tội xưng thú mà thôi.
Nên theo ngài “nếu các em nhỏ đến nói với các vị điều đang xẩy ra cho các em, các em không xưng tội, các em chỉ cung cấp cho các vị một số tin tức về những gì đang xẩy ra cho các em thôi và trong tín lý này, ta có thể làm một điều gì đó”.
Chính vì thế, ABC News đã đặt tựa đề bản tin của họ là các vị Tổng Giám Mục Công Giáo chia rẽ quan điểm về ấn tích giải tội.
Một điển hình có thật
Thiển nghĩ nhận định của Đức Tổng Giám Mục Sydney, cho tới nay, vẫn phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về ấn tích giải tội. Không hiểu dựa vào những văn kiện hay ý kiến chuyên môn nào mà Đức Tổng Giám Mục Wilson cho rằng ấn tích giải tội chỉ áp dụng cho các tội xưng thú mà thôi. Chúng tôi đã tìm kiếm xem có nhà giáo luật học nào cùng ý kiến với Đức Tổng Giám Mục Wilson hay không, nhưng chưa tìm thấy.
Nhân đây, xin trình bầy không phải một trường hợp giả tưởng như của Gail Furness thuộc Ủy Ban Hoàng Gia mà là một vụ thực sự đã xẩy ra tại Giáo Phận Baton Rouge, Hoa Kỳ, liên quan đến ấn tích giải tội với một vị giải tội thực là Cha Jeff Bayhi và người đến tòa giải tội thực là “em bé” Rebecca Mayeux.
Tháng Sáu, năm 2009, cha mẹ Rebecca kiện giáo phận Baton Rouge và Cha Bayhi vì đã không tường trình vụ lạm dụng mà con gái họ cho là cha đã được cô thổ lộ trong tòa giải tội. Cô cho rằng trong một buổi xưng tội năm 2008, lúc cô 14 tuổi, cô có nói với Cha Bayhi, người lúc đó là cha xứ của giáo xứ Our Lady of Assumption thuộc Giáo Phận Baton Rouge rằng một giáo dân trong giáo xứ đã lạm dụng tình dục cô. Cô nói Cha Bayhi đã không hành động gì khi nghe tin tức đó để chấm dứt vụ lạm dụng.
Theo biên bản của Tối Cao Pháp Viện Louisiana, ghi lại phán quyết ngày 28 tháng Mười năm 2016, thì trước khi vụ kiện nói trên được xử, Giáo Phận Baton Rouge đã nạp đơn nhằm ngăn chặn nguyên đơn “nhắc đến, gợi ý và/hoặc đưa ra bằng chứng tại phiên xử về bất cứ cuộc xưng tội nào có lẽ hoặc không có lẽ đã diễn ra” giữa Rebecca và Cha Bayhi, khi vị linh mục hành động trong khả năng chính thức là linh mục giáo phận và nghe giáo dân xưng tội.
Tòa án quận đã bác đơn trên, vì coi chứng cớ của một vị thành niên về việc xưng tội là điều có liên quan. Ngầm cho thấy Cha Bayhi là một người buộc phải phúc trình (mandatory reporter) vụ lạm dụng nghe được trong toà giải tội. Nhưng tòa thượng thẩm tiểu bang lật ngược phán quyết của tòa án quận, vì cho rằng Cha Bayhi không phải là một người bắt buộc phải phúc trình. Do đó, bất cứ chứng cớ hay chứng từ gì về những gì xẩy ra trong tòa giải tội đều không thể chấp nhận.
Khi được thượng tố lên tối cao pháp viện tiểu bang, tòa này lật ngược phán quyết của tòa thượng thẩm và buộc phải xét lại vụ này để xem xem có phải cuộc thông đạt giữa đứa trẻ với vị linh mục là một cuộc xưng tội đúng nghĩa hay không và xem xem có phải điều vị linh mục này nghe được không thuộc ấn tòa giải tội hay không, vì nếu không thuộc, thì ngài có bổn phận phải phúc trình.
Khi điều tra lại, Tòa Án Quận chấp nhận yêu cầu của Giáo Hội coi Điều 609A của Luật Bảo Vệ Trẻ Em của Louisiana là bất hợp hiến. Tòa này cho rằng bên nguyên không đưa ra được bằng chứng nào ngoại trừ chứng từ của Cha Counce về việc một linh mục có thể làm một điều gì đó ở bên ngoài tòa giải tội và như thế buộc phải phúc trình. Nhưng trường hợp này thuộc loại các thông đạt không tư mật, trong khi Điều 609A chuyên biệt nói tới các thông đạt tư mật tức thông đạt trong tòa giải tội.
Do đó, tòa trên kết luận Điều 609 A vi phạm quyền tự do thực hành tôn giáo của Cha Bayhi vốn được Điều 1, Tiết 8, Hiến Pháp Louisiana bảo đảm. Tòa ra lệnh cho bên nguyên không được trình bầy chứng cớ gì để chứng tỏ hay lý luận rằng Cha Bayhi là một người băt buộc phải phúc trình.
Dĩ nhiên bên nguyên lại đưa vấn đề lên Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang. Và ngày 28 tháng Mười năm 2016, tòa này đã đồng quan điểm với tòa cấp quận và phán quyết rằng các linh mục không bị luật buộc phải tiết lộ điều các ngài nghe được trong tòa giải tội.
Phán quyết của Tòa như sau: “bất cứ sự thông đạt nào với một linh mục một cách tư riêng trong bí tích xưng tội vì mục đích xưng tội, thống hối, và giải tội đều là một thông đạt tư mật… và vị linh mục được miễn tư cách phúc trình viên bắt buộc…”.
Tòa nói thêm rằng một cuộc duyệt xét lịch sử pháp lý “còn cung cấp thêm chứng cớ cho thấy Ngành Lập Pháp không bao giờ có ý định áp đặt tư cách phúc trình viên bắt buộc như thế lên các linh mục khi ban bí tích xưng tội…”.
Đi tìm ngọn nguồn
Vụ trên đây như thế kéo dài tới 7 năm, từ năm 2009 tới năm 2016. Các giới quan tâm tới tín lý Công Giáo không thể nào không lưu ý tới nó. Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Louisiana, trong vụ này, không những đem chiến thắng lại cho ấn tích giải tội mà còn là dịp để người ta hiểu rõ ấn tích này thực sự có nghĩa gì.
Nhiều nhà bình luận Công Giáo đã viết về nó. Linh mục Thomas Reese, Dòng Tên, một người có khuynh hướng cấp tiến, cựu chủ bút của tập san Dòng Tên America, khi viết về vụ này, chỉ đặt các câu hỏi sau đây: Liệu nội dung một cuộc xưng tội có được tiết lộ ở tòa án hay không? Liệu một linh mục có phải phúc trình cho cảnh sát tin tức một vụ lạm dụng tình dục trẻ em mà ngài nghe được trong một vụ xưng tội hay không? Liệu ngài có thể tiết lộ tin tức ấy nếu hối nhân cho phép ngài làm vậy hay không?
Dĩ nhiên câu trả lời cho hai câu hỏi đầu là không vì đó là ấn tích giải tội. Câu hỏi thứ ba cần thận trọng hơn.
Theo Cha Reese, hầu hết các luật tiểu bang của Hoa Kỳ dự liệu điều khoản về ấn tích giải tội, nhưng phần lớn chú trọng tới quyền của hối nhân chứ không phải quyền của linh mục. Nếu hối nhân không muốn giữ quyền này, thì linh mục phải phúc trình. Bởi thế năm 1983, một linh mục ở Massachusetts đã bị kết tội khinh thường tòa án vì đã không chịu phúc trình dù được hối nhân cho phép.
Linh mục không bị bắt buộc phải phúc trình, dù hối nhân cho phép
Còn luật Giáo Hội? Theo tuyên bố của Giáo Phận Baton Rouge, thì “Luật Giáo Hội không cho phép cả nguyên đơn [hối nhân] lẫn bất cứ ai khước từ (waive) ấn tích giải tội”. Cha Reese hỏi: thực ra có đúng như thế không? Điều 983 Bộ Giáo Luật năm 1983 nói rằng “Ấn tích giải tội là điều bất khả vi phạm; do đó, sẽ là một tội phạm đối với vị giải tội khi bằng bất cứ cách nào, ngài phản bội một hối nhân bằng lời nói hay bằng bất cứ cách nào khác hay vì bất cứ lý do gì”.
Bộ Giáo Luật năm 1983 cũng như Bộ Giáo Luật năm 1917 không nói gì đến việc liệu hối nhân có được phép giải thoát một linh mục khỏi ấn tích giải tội hay không. Khi luật im lặng, thì các nhà giáo luật học thường xét xem các học giả và các nhà bình luận nói gì. Sau khi duyệt qua các trước tác của các vị này, Cha Dexter Brewer, trong một bài báo dài 52 trang đăng trên tờ The Jurist kết luận rằng: “trong khi một ít nhà thần học và giáo luật học chủ trương rằng hối nhân không thể giải thoát vị giải tội khỏi nghĩa vụ phải giữ ấn tích giải tội, thì ý kiến thần học và giáo luật học nghiêng về phía chủ trương rằng hối nhân có thể giải thoát vị giải tội”.
Sự đồng thuận trên, theo Cha Reese, đã có từ thế kỷ 13, sau khi Công Đồng Latêranô thứ tư ngăn cấm việc vi phạm ấn tích giải tội năm 1215. Gần như ngay sau đó, các nhà thần học và giáo luật học đã tra vấn khả năng hối nhân có thể từ bỏ quyền này. Họ kết luận rằng hối nhân có thể làm thế và giáo luật chưa bao giờ nói ngược lại.
Vả lại, theo Cha Reese, ngay kiểu nói “phản bội hối nhân” ở Điều 983 cũng cho thấy nếu hối nhân cho phép vị giải tội nói nội dung cuộc xưng tội, thì đâu còn chuyện phản bội nữa.
Đây là điều Rebecca đã làm, có lúc cô ta nói: cô ta sẵn sàng từ bỏ quyền do ấn tích giải tội ban cho. Nhưng vấn đề là dù thế, vị linh mục có buộc phải tiết lộ hay không? Cha Reese, dựa vào Cha Brewer, trả lời là: Không. Theo giáo luật, không ai có thể buộc ngài phải tiết lộ điều nghe thấy trong cuộc xưng tội dù được phép của hối nhân. Và đó là điều Cha Bayhi và Giáo Phận Baton Rouge đã thi hành. Vì rất có thể hối nhân bị cưỡng bức phải cho phép chăng.
Linh mục Gerard E. Murray, một luật sư giáo luật thuộc tổng giáo phận New York, cũng viết về vụ Cha Bayhi lúc chưa có phán quyết sau cùng của Tối Cao Pháp Viện Louisiana, nên chỉ nhấn mạnh tới việc nhà nước không thể nhân danh bất cứ điều gì để buộc một linh mục phải vi phạm ấn tích giải tội. Vì tự do tôn giáo là một nhân quyền căn bản và làm thế, chính phủ đã tự khoác cho mình tư thế tân đế quốc chủ nghĩa pháp lý. Tuyệt nhiên, Cha Murray không đề cập gì tới những trường hợp ngoại lệ của ấn tích giải tội cả.
Chỉ có luật sư của nguyên cáo cho rằng điều Rebecca nói với Cha Bayhi không thuộc ấn tích tòa giải tội, vì đây không phải là một cuộc xưng tội đúng nghĩa mà chỉ là việc thông báo một vụ bị lạm dụng, do đó, Cha Bayhi là phúc trình viên bắt buộc. Luận điểm này đã bị tòa bác bỏ vì Rebecca rõ ràng thú nhận đã nói điều đó lúc đến xưng tội với Cha Bayhi. Chính Tối Cao Pháp Viện Louisiana, trong phán quyết trước, từng gợi ý điều này, nhưng, trong phán quyết cuối cùng, đã không nhắc gì tới nó nữa.
Nhận định cá nhân
Dường như Đức Tổng Giám Mục Wilson đã dựa vào điểm trên để đưa ra nhận định riêng khi cho rằng “Sally” tưởng tượng của Gail Furness không xưng tội mà chỉ là cung cấp tin tức về việc em bị lạm dụng tình dục mà thôi. Và nếu thế, cha giải tội có thể cung cấp tin tức ấy cho cảnh sát mà không vi phạm ấn tích giải tội. Đây chỉ là nhận định cá nhân của Đức Tổng Giám Mục Wilson, một nhận định không thấy ngài làm cho rõ lẽ bằng cách trích dẫn nguồn của nhận định. Chúng tôi đã vào trang mạng của tổng giáo phận Adelaide, nhưng không thấy Đức Tổng Giám Mục Wilson nhắc gì tới nhận định này.
Linh mục William Saunders, khoa trưởng Trường Cao Đẳng Notre Dame Graduate School of Christendom ở Virginia, khi viết về điều ngài gọi là “ấn tích bí tích”, “ấn tích tòa giải tội” hay “ấn tích giải tội”, cũng có đề cập tới nguyên tắc vị giải tội có thể xin phép hối nhân tha cho mình khỏi ấn tích này để thảo luận cuộc xưng tội với chính hối nhân hoặc các người khác. Hoặc nếu cần sự hướng dẫn của một vị giải tội nhiều kinh nghiệm hơn để có thể xử lý một nố lương tâm khó giải, ngài phải xin phép hối nhân trước. Trong cả hai trường hợp, ngài phải giữ bí mật về căn tính của hối nhân.
Không thấy Cha Saunders nhắc gì tới việc ấn tích giải tội chỉ áp dụng cho các tội xưng mà thôi.
Tòa Xá Giải Rôma
Trong cuộc phỏng vấn, nhân dịp có đại hội của gần 200 vị giải tội tổ chức tại Vatican để bàn về ấn tích giải tội và việc tư mật mục vụ, Đức Hồng Y Mauro Piacenza, thuộc Tòa Xá Giải Rôma, ngày 15 tháng Mười Một năm 2014, dường như đã mở rộng ý nghĩa của ấn tích giải tội, khi cho rằng: trong môi trường văn hóa ngày nay, một nền văn hóa sẵn sàng soi mói đời tư cá nhân, “nhiệm vụ nền tảng của vị linh mục là bảo vệ và gìn giữ sự tư mật (intimacy) của người ta như là không gian tối cần để bảo vệ nhân cách của họ, cũng như các tâm tư của họ” nghĩa là “đời sống nội tâm tư riêng” của họ.
Ngài nhấn mạnh thêm: “mục đích của sự bảo mật, có tính bí tích hay không có tính bí tích”, là bảo vệ “đời sống nội tâm tư riêng của người ta, một điều hệ ở việc bảo vệ sự hiện diện của Thiên Chúa trong mỗi con người nhân bản”.
Ngài bảo: bất cứ ai vi phạm “đời sống nội tâm tư riêng của một con người” là vi phạm một “hành vi bất công” vốn trái ngược với tinh thần tôn giáo.
Khi đề cập thẳng tới ấn tích giải tội, Đức Hồng Y Piacenza nói rằng “ấn tích này tuyệt đối và bất khả vi phạm. Tôi buộc phải giữ sự tư mật liên quan tới mọi điều được nói với tôi”. Ngài cho biết thêm: theo học lý cổ điển, vị giải tội còn bị cấm không được vun sới bất cứ ký ức nào về điều ngài đã nghe.
Khi được hỏi về vụ Cha Bayhi ở Louisiana, Đức Hồng Y Piacenza đã ca ngợi đáp ứng của vị linh mục này và của giáo phận Baton Rouge: “Các nhiệm vụ trong sứ mệnh của chúng ta không thể bị vi phạm bất cứ cách nào”. Tuyệt nhiên, không thấy ngài gợi ý gì về nội dung bí tích và không bí tích của cuộc xưng tội.
Trong một bài viết đăng trên Blog http:// religiousstudiesblogspot.co.uk , tác giả có nhắc đến các trường hợp mập mờ (grey area) không biết có vi phạm “ấn tích giải tội” hay không, trong đó có trường hợp do nhà giáo luật học nổi danh Prospero Lambertini, tức Đức Bênêđíctô XIV sau này, nêu ra về người đầy tớ của một vị linh mục đến xưng tội với ngài rằng anh ta đánh cắp tiền bạc của ngài. Nghe thấy thế, vị linh mục về khóa tủ tiền, điều mà trước đây ngài không làm và không cho người đầy tớ này đếm tiền giùm ngài nữa. Lambertini cho hay: vị này vi phạm ấn tích giải tội (Casus Conscientiae, 1762).
Một nhà giáo luật học khác là Jean-Pierre Gury (Casus Conscientiae, 1865) thì nêu ra trường hợp: một linh mục nói với người khác chuyện ngài nghe được trong tòa giải tội, tuy không nhắc đến tên hối nhân, nhưng những người nghe ngài ai cũng đoán được tên hối nhân. Tác giả cho rằng vị linh mục này vi phạm ấn tích giải tội.
Tác giả còn nêu ra một số trường hợp mập mờ nữa của Augustin Lehmkuhl, Casus Conscientiae (1902). Nhưng tuyệt nhiên không có trường hợp nào như Đức Tổng Giám Mục Wilson nêu ra cả.
Điều khó hiểu là một “khám phá” mà Đức Tổng Giám Mục Wilson cho là dầy công nghiên cứu như thế mà ngài lại giữ kín đối với các vị chức sắc cao cấp khác trong Giáo Hội Công Giáo Úc đến nỗi để xẩy ra cảnh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trước một lực lượng đôi lúc tỏ ra hằn học đối với Giáo Hội này và chỉ tìm cách gây chia rẽ để đánh gục nó.
Một điển hình ảo
Theo ABC News, luật sư cao cấp của Ủy Ban là Gail Furness, người từng bị Đức Hồng Y George Pell từ chối trả lời vì câu hỏi không liên quan đến sự kiện, đã hỏi các vị một câu hỏi đại ý như sau: các vị sẽ xử lý ra sao nếu một em bé tưởng tượng tên Sally, tại tòa giải tội, tường trình với các vị một vụ lạm dụng tính dục.
ABC News cho rằng các vị đã đưa những câu trả lời khác nhau. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney trả lời rằng “tôi tôn trọng em bé này, một em bé mà lòng tin tưởng của em vào người lớn tuổi đã bị xâm hại một cách khủng khiếp”. Ngài cho hay: “Dù là các trẻ nhỏ, các em vẫn có các quyền thiêng liêng, nếu các em tới xưng tội và thổ lộ hết mọi sự, mọi sự trong tâm hồn các em, thì các em biết rằng bất cứ điều gì các em nói là các em nói với Thiên Chúa, và điều ấy không ai được nhắc lại. Tôi biết (đối với) những người không thuộc truyền thống Công Giáo… thì điều này nghe lạ tai. Nhưng với chúng tôi nó giống như việc nghe lóm (bugging) tòa giải tội”.
Ngài cho hay, ngài sẽ cố gắng thuyết phục Sally nói với các nhà cầm quyền bên ngoài ấn tòa giải tội, nhưng nếu ngài không thuyết phục được em, thì điều em nói trong tòa giải tội sẽ mãi mãi được giữ bí mật.
ABC News cho hay: nhận định của Đức Tổng Giám Mục Fisher được sự đồng ý của Đức Tổng Giám Mục Denis Hart của Melbourne. Nhưng Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson của Adelaide thì nói rằng từ ngày có Ủy Ban Hoàng Gia, ngài đã nghiên cứu thêm về vấn đề này và thấy ấn tòa giải tội chỉ áp dụng đối với các tội xưng thú mà thôi.
Nên theo ngài “nếu các em nhỏ đến nói với các vị điều đang xẩy ra cho các em, các em không xưng tội, các em chỉ cung cấp cho các vị một số tin tức về những gì đang xẩy ra cho các em thôi và trong tín lý này, ta có thể làm một điều gì đó”.
Chính vì thế, ABC News đã đặt tựa đề bản tin của họ là các vị Tổng Giám Mục Công Giáo chia rẽ quan điểm về ấn tích giải tội.
Một điển hình có thật
Thiển nghĩ nhận định của Đức Tổng Giám Mục Sydney, cho tới nay, vẫn phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về ấn tích giải tội. Không hiểu dựa vào những văn kiện hay ý kiến chuyên môn nào mà Đức Tổng Giám Mục Wilson cho rằng ấn tích giải tội chỉ áp dụng cho các tội xưng thú mà thôi. Chúng tôi đã tìm kiếm xem có nhà giáo luật học nào cùng ý kiến với Đức Tổng Giám Mục Wilson hay không, nhưng chưa tìm thấy.
Nhân đây, xin trình bầy không phải một trường hợp giả tưởng như của Gail Furness thuộc Ủy Ban Hoàng Gia mà là một vụ thực sự đã xẩy ra tại Giáo Phận Baton Rouge, Hoa Kỳ, liên quan đến ấn tích giải tội với một vị giải tội thực là Cha Jeff Bayhi và người đến tòa giải tội thực là “em bé” Rebecca Mayeux.
Tháng Sáu, năm 2009, cha mẹ Rebecca kiện giáo phận Baton Rouge và Cha Bayhi vì đã không tường trình vụ lạm dụng mà con gái họ cho là cha đã được cô thổ lộ trong tòa giải tội. Cô cho rằng trong một buổi xưng tội năm 2008, lúc cô 14 tuổi, cô có nói với Cha Bayhi, người lúc đó là cha xứ của giáo xứ Our Lady of Assumption thuộc Giáo Phận Baton Rouge rằng một giáo dân trong giáo xứ đã lạm dụng tình dục cô. Cô nói Cha Bayhi đã không hành động gì khi nghe tin tức đó để chấm dứt vụ lạm dụng.
Theo biên bản của Tối Cao Pháp Viện Louisiana, ghi lại phán quyết ngày 28 tháng Mười năm 2016, thì trước khi vụ kiện nói trên được xử, Giáo Phận Baton Rouge đã nạp đơn nhằm ngăn chặn nguyên đơn “nhắc đến, gợi ý và/hoặc đưa ra bằng chứng tại phiên xử về bất cứ cuộc xưng tội nào có lẽ hoặc không có lẽ đã diễn ra” giữa Rebecca và Cha Bayhi, khi vị linh mục hành động trong khả năng chính thức là linh mục giáo phận và nghe giáo dân xưng tội.
Tòa án quận đã bác đơn trên, vì coi chứng cớ của một vị thành niên về việc xưng tội là điều có liên quan. Ngầm cho thấy Cha Bayhi là một người buộc phải phúc trình (mandatory reporter) vụ lạm dụng nghe được trong toà giải tội. Nhưng tòa thượng thẩm tiểu bang lật ngược phán quyết của tòa án quận, vì cho rằng Cha Bayhi không phải là một người bắt buộc phải phúc trình. Do đó, bất cứ chứng cớ hay chứng từ gì về những gì xẩy ra trong tòa giải tội đều không thể chấp nhận.
Khi được thượng tố lên tối cao pháp viện tiểu bang, tòa này lật ngược phán quyết của tòa thượng thẩm và buộc phải xét lại vụ này để xem xem có phải cuộc thông đạt giữa đứa trẻ với vị linh mục là một cuộc xưng tội đúng nghĩa hay không và xem xem có phải điều vị linh mục này nghe được không thuộc ấn tòa giải tội hay không, vì nếu không thuộc, thì ngài có bổn phận phải phúc trình.
Khi điều tra lại, Tòa Án Quận chấp nhận yêu cầu của Giáo Hội coi Điều 609A của Luật Bảo Vệ Trẻ Em của Louisiana là bất hợp hiến. Tòa này cho rằng bên nguyên không đưa ra được bằng chứng nào ngoại trừ chứng từ của Cha Counce về việc một linh mục có thể làm một điều gì đó ở bên ngoài tòa giải tội và như thế buộc phải phúc trình. Nhưng trường hợp này thuộc loại các thông đạt không tư mật, trong khi Điều 609A chuyên biệt nói tới các thông đạt tư mật tức thông đạt trong tòa giải tội.
Do đó, tòa trên kết luận Điều 609 A vi phạm quyền tự do thực hành tôn giáo của Cha Bayhi vốn được Điều 1, Tiết 8, Hiến Pháp Louisiana bảo đảm. Tòa ra lệnh cho bên nguyên không được trình bầy chứng cớ gì để chứng tỏ hay lý luận rằng Cha Bayhi là một người băt buộc phải phúc trình.
Dĩ nhiên bên nguyên lại đưa vấn đề lên Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang. Và ngày 28 tháng Mười năm 2016, tòa này đã đồng quan điểm với tòa cấp quận và phán quyết rằng các linh mục không bị luật buộc phải tiết lộ điều các ngài nghe được trong tòa giải tội.
Phán quyết của Tòa như sau: “bất cứ sự thông đạt nào với một linh mục một cách tư riêng trong bí tích xưng tội vì mục đích xưng tội, thống hối, và giải tội đều là một thông đạt tư mật… và vị linh mục được miễn tư cách phúc trình viên bắt buộc…”.
Tòa nói thêm rằng một cuộc duyệt xét lịch sử pháp lý “còn cung cấp thêm chứng cớ cho thấy Ngành Lập Pháp không bao giờ có ý định áp đặt tư cách phúc trình viên bắt buộc như thế lên các linh mục khi ban bí tích xưng tội…”.
Đi tìm ngọn nguồn
Vụ trên đây như thế kéo dài tới 7 năm, từ năm 2009 tới năm 2016. Các giới quan tâm tới tín lý Công Giáo không thể nào không lưu ý tới nó. Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Louisiana, trong vụ này, không những đem chiến thắng lại cho ấn tích giải tội mà còn là dịp để người ta hiểu rõ ấn tích này thực sự có nghĩa gì.
Nhiều nhà bình luận Công Giáo đã viết về nó. Linh mục Thomas Reese, Dòng Tên, một người có khuynh hướng cấp tiến, cựu chủ bút của tập san Dòng Tên America, khi viết về vụ này, chỉ đặt các câu hỏi sau đây: Liệu nội dung một cuộc xưng tội có được tiết lộ ở tòa án hay không? Liệu một linh mục có phải phúc trình cho cảnh sát tin tức một vụ lạm dụng tình dục trẻ em mà ngài nghe được trong một vụ xưng tội hay không? Liệu ngài có thể tiết lộ tin tức ấy nếu hối nhân cho phép ngài làm vậy hay không?
Dĩ nhiên câu trả lời cho hai câu hỏi đầu là không vì đó là ấn tích giải tội. Câu hỏi thứ ba cần thận trọng hơn.
Theo Cha Reese, hầu hết các luật tiểu bang của Hoa Kỳ dự liệu điều khoản về ấn tích giải tội, nhưng phần lớn chú trọng tới quyền của hối nhân chứ không phải quyền của linh mục. Nếu hối nhân không muốn giữ quyền này, thì linh mục phải phúc trình. Bởi thế năm 1983, một linh mục ở Massachusetts đã bị kết tội khinh thường tòa án vì đã không chịu phúc trình dù được hối nhân cho phép.
Linh mục không bị bắt buộc phải phúc trình, dù hối nhân cho phép
Còn luật Giáo Hội? Theo tuyên bố của Giáo Phận Baton Rouge, thì “Luật Giáo Hội không cho phép cả nguyên đơn [hối nhân] lẫn bất cứ ai khước từ (waive) ấn tích giải tội”. Cha Reese hỏi: thực ra có đúng như thế không? Điều 983 Bộ Giáo Luật năm 1983 nói rằng “Ấn tích giải tội là điều bất khả vi phạm; do đó, sẽ là một tội phạm đối với vị giải tội khi bằng bất cứ cách nào, ngài phản bội một hối nhân bằng lời nói hay bằng bất cứ cách nào khác hay vì bất cứ lý do gì”.
Bộ Giáo Luật năm 1983 cũng như Bộ Giáo Luật năm 1917 không nói gì đến việc liệu hối nhân có được phép giải thoát một linh mục khỏi ấn tích giải tội hay không. Khi luật im lặng, thì các nhà giáo luật học thường xét xem các học giả và các nhà bình luận nói gì. Sau khi duyệt qua các trước tác của các vị này, Cha Dexter Brewer, trong một bài báo dài 52 trang đăng trên tờ The Jurist kết luận rằng: “trong khi một ít nhà thần học và giáo luật học chủ trương rằng hối nhân không thể giải thoát vị giải tội khỏi nghĩa vụ phải giữ ấn tích giải tội, thì ý kiến thần học và giáo luật học nghiêng về phía chủ trương rằng hối nhân có thể giải thoát vị giải tội”.
Sự đồng thuận trên, theo Cha Reese, đã có từ thế kỷ 13, sau khi Công Đồng Latêranô thứ tư ngăn cấm việc vi phạm ấn tích giải tội năm 1215. Gần như ngay sau đó, các nhà thần học và giáo luật học đã tra vấn khả năng hối nhân có thể từ bỏ quyền này. Họ kết luận rằng hối nhân có thể làm thế và giáo luật chưa bao giờ nói ngược lại.
Vả lại, theo Cha Reese, ngay kiểu nói “phản bội hối nhân” ở Điều 983 cũng cho thấy nếu hối nhân cho phép vị giải tội nói nội dung cuộc xưng tội, thì đâu còn chuyện phản bội nữa.
Đây là điều Rebecca đã làm, có lúc cô ta nói: cô ta sẵn sàng từ bỏ quyền do ấn tích giải tội ban cho. Nhưng vấn đề là dù thế, vị linh mục có buộc phải tiết lộ hay không? Cha Reese, dựa vào Cha Brewer, trả lời là: Không. Theo giáo luật, không ai có thể buộc ngài phải tiết lộ điều nghe thấy trong cuộc xưng tội dù được phép của hối nhân. Và đó là điều Cha Bayhi và Giáo Phận Baton Rouge đã thi hành. Vì rất có thể hối nhân bị cưỡng bức phải cho phép chăng.
Linh mục Gerard E. Murray, một luật sư giáo luật thuộc tổng giáo phận New York, cũng viết về vụ Cha Bayhi lúc chưa có phán quyết sau cùng của Tối Cao Pháp Viện Louisiana, nên chỉ nhấn mạnh tới việc nhà nước không thể nhân danh bất cứ điều gì để buộc một linh mục phải vi phạm ấn tích giải tội. Vì tự do tôn giáo là một nhân quyền căn bản và làm thế, chính phủ đã tự khoác cho mình tư thế tân đế quốc chủ nghĩa pháp lý. Tuyệt nhiên, Cha Murray không đề cập gì tới những trường hợp ngoại lệ của ấn tích giải tội cả.
Chỉ có luật sư của nguyên cáo cho rằng điều Rebecca nói với Cha Bayhi không thuộc ấn tích tòa giải tội, vì đây không phải là một cuộc xưng tội đúng nghĩa mà chỉ là việc thông báo một vụ bị lạm dụng, do đó, Cha Bayhi là phúc trình viên bắt buộc. Luận điểm này đã bị tòa bác bỏ vì Rebecca rõ ràng thú nhận đã nói điều đó lúc đến xưng tội với Cha Bayhi. Chính Tối Cao Pháp Viện Louisiana, trong phán quyết trước, từng gợi ý điều này, nhưng, trong phán quyết cuối cùng, đã không nhắc gì tới nó nữa.
Nhận định cá nhân
Dường như Đức Tổng Giám Mục Wilson đã dựa vào điểm trên để đưa ra nhận định riêng khi cho rằng “Sally” tưởng tượng của Gail Furness không xưng tội mà chỉ là cung cấp tin tức về việc em bị lạm dụng tình dục mà thôi. Và nếu thế, cha giải tội có thể cung cấp tin tức ấy cho cảnh sát mà không vi phạm ấn tích giải tội. Đây chỉ là nhận định cá nhân của Đức Tổng Giám Mục Wilson, một nhận định không thấy ngài làm cho rõ lẽ bằng cách trích dẫn nguồn của nhận định. Chúng tôi đã vào trang mạng của tổng giáo phận Adelaide, nhưng không thấy Đức Tổng Giám Mục Wilson nhắc gì tới nhận định này.
Linh mục William Saunders, khoa trưởng Trường Cao Đẳng Notre Dame Graduate School of Christendom ở Virginia, khi viết về điều ngài gọi là “ấn tích bí tích”, “ấn tích tòa giải tội” hay “ấn tích giải tội”, cũng có đề cập tới nguyên tắc vị giải tội có thể xin phép hối nhân tha cho mình khỏi ấn tích này để thảo luận cuộc xưng tội với chính hối nhân hoặc các người khác. Hoặc nếu cần sự hướng dẫn của một vị giải tội nhiều kinh nghiệm hơn để có thể xử lý một nố lương tâm khó giải, ngài phải xin phép hối nhân trước. Trong cả hai trường hợp, ngài phải giữ bí mật về căn tính của hối nhân.
Không thấy Cha Saunders nhắc gì tới việc ấn tích giải tội chỉ áp dụng cho các tội xưng mà thôi.
Tòa Xá Giải Rôma
Trong cuộc phỏng vấn, nhân dịp có đại hội của gần 200 vị giải tội tổ chức tại Vatican để bàn về ấn tích giải tội và việc tư mật mục vụ, Đức Hồng Y Mauro Piacenza, thuộc Tòa Xá Giải Rôma, ngày 15 tháng Mười Một năm 2014, dường như đã mở rộng ý nghĩa của ấn tích giải tội, khi cho rằng: trong môi trường văn hóa ngày nay, một nền văn hóa sẵn sàng soi mói đời tư cá nhân, “nhiệm vụ nền tảng của vị linh mục là bảo vệ và gìn giữ sự tư mật (intimacy) của người ta như là không gian tối cần để bảo vệ nhân cách của họ, cũng như các tâm tư của họ” nghĩa là “đời sống nội tâm tư riêng” của họ.
Ngài nhấn mạnh thêm: “mục đích của sự bảo mật, có tính bí tích hay không có tính bí tích”, là bảo vệ “đời sống nội tâm tư riêng của người ta, một điều hệ ở việc bảo vệ sự hiện diện của Thiên Chúa trong mỗi con người nhân bản”.
Ngài bảo: bất cứ ai vi phạm “đời sống nội tâm tư riêng của một con người” là vi phạm một “hành vi bất công” vốn trái ngược với tinh thần tôn giáo.
Khi đề cập thẳng tới ấn tích giải tội, Đức Hồng Y Piacenza nói rằng “ấn tích này tuyệt đối và bất khả vi phạm. Tôi buộc phải giữ sự tư mật liên quan tới mọi điều được nói với tôi”. Ngài cho biết thêm: theo học lý cổ điển, vị giải tội còn bị cấm không được vun sới bất cứ ký ức nào về điều ngài đã nghe.
Khi được hỏi về vụ Cha Bayhi ở Louisiana, Đức Hồng Y Piacenza đã ca ngợi đáp ứng của vị linh mục này và của giáo phận Baton Rouge: “Các nhiệm vụ trong sứ mệnh của chúng ta không thể bị vi phạm bất cứ cách nào”. Tuyệt nhiên, không thấy ngài gợi ý gì về nội dung bí tích và không bí tích của cuộc xưng tội.
Trong một bài viết đăng trên Blog http://
Một nhà giáo luật học khác là Jean-Pierre Gury (Casus Conscientiae, 1865) thì nêu ra trường hợp: một linh mục nói với người khác chuyện ngài nghe được trong tòa giải tội, tuy không nhắc đến tên hối nhân, nhưng những người nghe ngài ai cũng đoán được tên hối nhân. Tác giả cho rằng vị linh mục này vi phạm ấn tích giải tội.
Tác giả còn nêu ra một số trường hợp mập mờ nữa của Augustin Lehmkuhl, Casus Conscientiae (1902). Nhưng tuyệt nhiên không có trường hợp nào như Đức Tổng Giám Mục Wilson nêu ra cả.
Điều khó hiểu là một “khám phá” mà Đức Tổng Giám Mục Wilson cho là dầy công nghiên cứu như thế mà ngài lại giữ kín đối với các vị chức sắc cao cấp khác trong Giáo Hội Công Giáo Úc đến nỗi để xẩy ra cảnh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trước một lực lượng đôi lúc tỏ ra hằn học đối với Giáo Hội này và chỉ tìm cách gây chia rẽ để đánh gục nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét