Hướng đến linh đạo Kitô
Trích sách: Khát Khao Nên Thánh, Đi tìm một Linh đạo Kitô, Ronald Rolheiser
Không ai nghi ngờ sự chân thành của thế hệ chúng ta. Đối với linh đạo, chúng ta không chiến đấu với lòng chân thành nhưng với sự hướng dẫn. Tâm hồn chúng ta ngay thẳng, nhưng tâm trí và đôi chân chúng ta không biết đi hướng nào. Nhiều con đường mời gọi, nhiều giọng nói kêu mời, và chúng ta đã biết có nhiều lối dẫn chúng ta đi xa con đường hẹp mà Đức Giêsu có lần gọi là con đường dẫn đến sự sống vĩnh cửu.
Mỗi thế hệ có đêm tối linh hồn, có cám dỗ nghiêng về tuyệt vọng riêng, cũng như có những cố gắng riêng để tìm bình an tâm hồn và làm hòa với Chúa. Đêm tối linh đạo của chúng ta bị định dạng do sự ngây ngô của chúng ta về bản chất năng lực thiêng liêng; bởi sự hợp lực của chứng tự mê, chứng thực dụng, chứng bồn chồn để chống lại chiều sâu và cầu nguyện; và bởi sự bất lực không cùng ở với nhau trước áp lực căng thẳng của một loạt các chuyện lưỡng phân.
Làm thế nào chúng ta tiến lên phía trước, cùng một lúc thực tế và xem xét tất cả các áp lực đặc biệt chỉ có duy nhất ở thời đại chúng ta? Chúng ta cần nhãn quan và nguyên tắc nào để khơi kênh ngọn lửa dục tình và thiêng liêng bên trong chúng ta hầu kết quả cuối cùng của nó là sáng tạo vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm và có một giao hòa vững bền với Thiên Chúa, với nhau và với chính mình?
Dù không đầy đủ, các chương tiếp theo sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi đó. Chúng sẽ không cố gắng đưa ra những câu trả lời từ nhãn quan nhân bản và tôn giáo rộng nhất có thể, dù đó là lý tưởng. Bởi vì một cuốn sách không thể chứa đầy nhãn quan bao quát bất cứ điều gì, đôi lúc khiêm tốn lại là tốt. Chắc chắn nỗ lực ở đây sẽ là như thế. Nó sẽ tự giới hạn ở một nhãn quan nào đó thay vì bao quát. Khi làm thế, nó muốn nó là cuốn sách đầu tiên thừa nhận rằng có những tinh thông vô giá, những tinh thông tôn giáo cần được rút ra từ tư tưởng thế tục của con người và thậm chí rõ ràng hơn, từ các tôn giáo thế tục khác. Thiên Chúa vẫn ngõ lời bằng nhiều cách khác nhau và không một người nào hay tôn giáo nào có một độc quyền về chân lý.
Nhưng với điều tôi đã nói, tôi không đưa ra thêm lời biện hộ nào cho việc chọn lựa thêu dệt các nhãn quan này để có thể đưa vào khuôn khổ của một khung sườn Kitô giáo đặc thù. Tôi viết, không phải như một nhà phân tích trung lập, nhưng như một kitô-hữu trong cộng đoàn Công giáo, thờ phượng, có đức tin. Những gì sau đó, trước tất cả, tôi muốn giúp những ai đi tìm chính mình trong cùng cộng đoàn đó. Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng các nhãn quan này cũng có thể giúp những ai, vì bất cứ lý do nào, ở bên ngoài cộng đoàn này, ngạc nhiên tự hỏi cộng đoàn này có thể mang lại điều gì.
Và như thế, dựa trên lời của Thánh Âu-tinh, tôi bắt đầu bằng những lời này: “Hãy để người đọc của tôi đi với tôi khi cô chia sẻ trọn vẹn các xác quyết của tôi; hãy để cô tìm kiếm với tôi khi cô chia sẻ các nghi ngờ của tôi; hãy để anh trở lại với tôi khi anh nhận ra mình sai lầm; hãy để anh gọi tôi quay lại đường chính khi anh thấy tôi lạc lối. Bằng cách này chúng ta hãy cùng đi trên con đường của đức ái, hướng về anh/chị, những điều này được viết lên.”
Nguyễn Kim Long dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét