Hái Lộc Đầu Năm
Mồng Một Tết
Chúa Nhật Lời Chúa lần đầu tiên được cử hành vào Chúa Nhật thứ ba mùa thường niên 26/01. Chúa Nhật Lời Chúa đã được ĐTC Phanxicô công bố với Tông thư dưới dạng Tự sắc “Aperuit illis - Người mở trí cho các ông”. Đây là một ngày đặc biệt để khuyến khích tất cả các tín hữu đọc và suy niệm Kinh Thánh.
Văn kiện được công bố vào ngày 30 tháng 9, phụng vụ kính nhớ thánh Giêrônimô, cũng là ngày kỷ niệm 1600 năm ngày mất của dịch giả Kinh thánh nổi tiếng, người đầu tiên dịch bộ Cựu Ước từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh. Chính Thánh nhân là người đã nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”. Việc chọn ngày công bố Tông thư trùng với ngày mất của thánh Giêrônimô với một chủ ý khuyến khích việc nghiên cứu và chú giải Kinh Thánh trong năm nay, nhằm tôn vinh con người và công trình của Thánh Giêrônimô.
Tại Vatican, Chúa Nhật Lời Chúa sẽ được tổ chức vào lúc 10 giờ 26/01, ĐTC Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô.(x.Vatican News Tiếng Việt).
Ngày Mồng Một Tết Nguyên Đán, cầu bình an cho năm mới, các Nhà thờ đều tổ chức hái lộc Lời Chúa đầu xuân.
1. Từ hái lộc ngày xuân trong xã hội.
Hái lộc ngày Xuân là một trong những phong tục ngày Tết ở Việt Nam. Vào lúc Giao thừa và trong ngày Tết, dân chúng có tục lệ đi hái lộc Xuân. Họ thường đến đình chùa, miếu làng để xin lộc xin ơn, cầu phúc cầu tài.
Lộc có hai nghĩa: là nhánh cây non, như người ta thường nói: cây nẩy lộc. Lộc cũng có nghĩa là bổng lộc, phúc lộc của trời, của thiên nhiên ban không cho.
Vì là một mầm non vừa nhú ra từ thân cây, từ kẽ lá, hoặc một nhánh cây non, nên lộc tượng trưng cho một sức sống vừa phát sinh và sẽ phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn một tương lai sáng lạng đang chờ ở phía trước. Vào thời điểm đầu xuân, những mầm non như vậy không có nhiều, nên trong thực tế người ta bẻ những nhánh cây non đem về treo trước nhà hoặc chưng trên bàn thờ với hy vọng rước được sức sống mới về nhà, đồng thời cũng cầu mong đem được phúc lộc về cho gia đình.Truyền thống tin vào sức sống của thiên nhiên, tin vào ơn trời tự nó là điều tốt.
2. Đến hái lộc Lời Chúa trong các Nhà thờ
Đối với người Công Giáo “hái Lộc Xuân” là “hái lộc thánh”. Ngày Mồng Một Tết, ngày linh thiêng nhất trong Năm, ngày cầu bình an cho Năm Mới. Mỗi xứ đạo đều tổ chức hái Lộc đầu Xuân.
Lộc Thánh là những câu Lời Chúa được tuyển chọn trong Thánh Kinh. Lộc được treo trên những nhánh mai vàng rực rỡ đặt trên Cung Thánh. Sau bài giảng, Cha chủ tế hái Lộc Thánh Đầu Xuân rồi đến các Tu sĩ nam nữ. Lần lượt Hội Đồng Mục Vụ, các đoàn thể, đại diện gia đình lên hái Lộc.
Sau Thánh Lễ, mọi người ra về mang theo niềm vui và hạnh phúc, bình an và Ơn Thánh. Gia đình sum họp trước Bàn Thờ đọc kinh nguyện, dâng một Năm Mới lên Chúa và Đức Me. Người cha hoặc mẹ trịnh trọng mở Lộc Thánh đọc cho cả nhà nghe. Mỗi Lộc thích hợp với từng gia đình. Lộc Thánh được đặt trang trọng trên bàn thờ, dưới chân thập giá. Câu chuyện ngày Tết đi thăm nhau thường hàn huyên về Lộc Lời Chúa mỗi nhà.
Lời Chúa dạy có thể xếp thành nhiều loại.
a. Loại tích cực:
- Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian ( Mc 16, 15)
- Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con. Các con hãy nhận lấy Thánh Thần (Ga 20, 24)
b. Loại tiêu cực:
- Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói ( Lc 6, 25)
- Ai vả má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa (Lc 6, 29)
c. Loại pha cả tích cực và tiêu cực:
- Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ (Mt 5, 3)
- Vì danh Thầy các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ (Mt 10, 22)
Trên nguyên tắc: đã là Lời Chúa thì lời nào cũng soi sáng hướng dẫn và nuôi dưỡng con người, có lời khuyên bảo, có lời răn đe, có lời hứa hẹn với điều kiện … và tất nhiên nếu muốn sống theo Lời Chúa cũng đòi hỏi rất nhiều hy sinh.
Người Công Giáo, dù vẫn phải biết tiên liệu mọi công việc với tất cả tinh thần trách nhiệm, cũng phải luôn biết tin tưởng phó thác trong tay Chúa Quan Phòng về tất cả những gì liên quan tới tương lai, tránh mọi thứ tò mò không lành mạnh về vấn đề này (x GLHTCG số 2115).
Khi hái lộc Lời Chúa, người Công Giáo không nhằm cầu may hay để tìm biết tương lai hậu vận … nhưng là để chọn cho mình và cho cả gia đình mình một trong nhiều Lời Chúa, để cả gia đình thực hành cách đặc biệt trong suốt năm. Trong khi chồi lộc cây cối đem lại cho người hái hình ảnh một sức sống phát sinh và đang phát triển, thì lộc Lời Chúa lại đi lên tới chính Đấng “nhờ Người mà muôn vật được tạo thành”, vì Lời Người “ là ngọn đèn soi cho chúng ta bước, là ánh sáng chỉ đường cho ta đi” (x. Tv 118, 105); “Lời Chúa là sức thiêng cứu rỗi mọi tín hữu” (Mc 17); “bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” ( Ga 6, 68). “Trong lời Thiên Chúa, có năng lực lớn lao có thể nâng đỡ và ban sinh lực cho Hội Thánh, còn đối với con cái Hội Thánh thì thành sức mạnh cho đức tin, lương thực cho linh hồn, nguồn sống tinh tuyền và trường tồn cho đời sống thiêng liêng” (MK 21, trích dẫn trong GLHTCG số 114).
Nhận định như trên, thì dù Lời Chúa khuyên bảo hay răn đe, dù diễn tả dưới hình thức tích cực hay tiêu cực, tất cả đều đem lại ánh sáng và sự sống cho con người. Tuy nhiên, trong thực tế, vào thời điểm đầu năm, tâm lý chung của con người là chỉ muốn nghe những điều tích cực, những điều đem lại niềm vui và hạnh phúc. Vì thế nên nhiều khi có những trường hợp xảy ra là: người bắt được câu không vừa ý thì len lén treo lại và hái câu khác, hoặc đem về giấu đi để khi đi lễ chiều hái câu khác.
Rút kinh nghiệm này, nhiều cha quản xứ, khi soạn các câu lộc Lời Chúa, đã chỉ chọn những câu tích cực, để khi rút được ai cũng bằng lòng, và tình trạng đổi lại hoặc giấu giếm không xảy ra nữa. Như vậy xem ra đã giải quyết được một phần vấn đề. Phần vấn đề còn lại là làm cách nào để cũng áp dụng những Lời Chúa mà nhiều người cho là chói tai? Vì có lúc Chúa sẽ hỏi: “Thế còn những câu sau đây, sẽ chẳng có ai thi hành áp dụng sao? – “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” ( Lc 9,23); “ Vì danh Thầy anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng ai bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” ( Mt 10,22).
Có cha xứ đã trả lời: “Vào những thời điểm phụng vụ thích hợp, như mùa Chay, tuần Thánh … con sẽ giải thích cho dân chúng để họ vui lòng chấp nhận những giáo huấn khác của Tin Mừng đòi hỏi nhiều hy sinh”. Có lẽ Chúa sẽ trả lời: ‘cũng tạm được thôi, nhưng…”. Nhưng cách tốt nhất vẫn là giải thích và chuẩn bị tinh thần giáo dân trước để ngay từ ngày đầu xuân, họ có thể đón nhận đầy đủ giáo huấn của Chúa Giêsu, những điều dễ đón nhận cũng như những điều xem ra chướng tai (Ga 6,60). Như lời Thánh Phaolô: “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2 Tim 4,2). (ĐGM Phaolô Nguyễn Văn Hòa, {x.VietCatholic News (01 Feb 2011)}.
3. Chúa là Lộc Đầu Xuân của mỗi gia đình
Lời Thánh Vịnh 27 nói lên niềm cậy trông: “Tôi vững vàng tin tưởng, sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống. Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào ! Hãy cậy trông vào Chúa”. Vững vàng tin tưởng và cậy trông vì người Kitô hữu xác tín vào Lời Chúa Giêsu dạy: “Các con cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho” (Mt 7,7).
Không phải bây giờ người ta mới hái lộc. Từ ngàn xưa, thửơ địa đàng đã có chuyện người con gái đi hái lộc đầu xuân rồi. Ngày khai sinh vũ trụ đã được sách Sáng Thế kể lại:“Trời đất trống không mông quạnh và tối tăm bao phủ, Thiên Chúa phán: Hãy có ánh sáng. Và đã có ánh sáng. Thiên Chúa thấy ánh sáng thật là tốt lành. Thiên Chúa phán: Đất hãy xanh um thảo mộc tươi tốt. Và đã xảy ra như vậy. Đất lên màu xanh. Cây có quả đã sinh quả. Cây có hoa đã nở hoa. Thiên Chúa thấy màu xanh thật tốt lành. Thiên Chúa đã làm hai cái đèn, cái lớn cai quản ban ngày, cái nhỏ cai quản ban đêm. Thêm vào Ngài trang điểm bầu trời bằng các sao. Thiên Chúa thấy thế thật tốt lành” (St 1,1–4).
Đó là ngày Tết đầu tiên của nhân loại. Ns.Trầm Hương rất thi vị trong bài ca “Bước chân người hái lộc trường sinh”: vũ trụ chào đời, mùa xuân về theo gió, nắng phủ cho rừng lá xanh, muôn hoa xinh tươi vẫy gọi. Thiên Chúa chúc lành trao quyền làm chủ muôn loài cho Nguyên Tổ với một điều kiện duy nhất là phải tuân phục: “Mọi cây trong vườn ngươi đều được ăn. Nhưng cây ”sự biết tốt xấu” ngươi không được ăn, vì chưng ngày nào ngươi ăn nó, tất ngươi phải chết” (St 2,16–17). Ađam, Evà phơi phới trong hạnh phúc mùa xuân địa đàng.
Thế rồi một hôm, Evà đi dạo một mình trong vườn Eđen, ngang qua cây biết lành biết dữ. Bước chân Evà rạo rực đi hái lộc trường sinh nhưng xui xẻo gặp phải Satan quyến rũ. Lời Satan đường mật: Evà, Evà ơi, cô có muốn giữ mãi nhan sắc tuyệt vời này không? hay cô có muốn bằng Đức Chúa Trời không?
Evà phản kháng:không dám đâu, không dám đâu, đừng dụ dỗ tôi, Thiên Chúa đã dặn kỹ lắm rồi. Sau một hồi đôi co lý sự, con rắn ngọt ngào: ”Chẳng chết chóc gì đâu, Thiên Chúa biết ngày nào người hái lộc ấy mà ăn mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ nên như Thiên Chúa, biết cả tốt xấu” (St 3,4–5). Người thiếu nữ thấy giấc mơ đẹp như màu hồng của trái táo “nhìn thì đã thấy sướng mắt” (St 3,6). Nàng đã hái. Nàng đã ăn. Nàng chia cho chồng với ước mơ hão huyền là chồng được thông minh như Thiên Chúa.
Còn Ađam thì sao? Một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa tiếng lương tâm và lời nài nỉ của người yêu: ăn đi anh, ăn đi, đây là cơ hội ngàn vàng, cơ hội chúng ta bằng Đức Chúa Trời đó anh; Ađam đừng ăn, nếu ăn sẽ vi phạm luật Chúa truyền, đừng, xin đừng. “Và ông đã ăn” (St 3,6). Lời Thánh Kinh ngắn gọn diễn tả sự yếu đuối, nhu nhược đến sa ngã của Ađam trước cám dỗ quá ư dịu ngọt. Thôi rồi, xong hết cả rồi, còn đâu địa đàng, còn đâu ân nghĩa Thiên Chúa dành cho ngươi, Ađam ơi !
“Mắt họ liền mở ra và họ thấy mình trần truồng nên kết lá vả che thân” (St 3,7). Lời bài ca “Vườn Địa Đàng” của Trầm Hương man mác buồn: Ađam, anh đi về đâu đó, bên kia, bên kia trời lộng gió, tiếng Giavê vẫy gọi trong nắng chiều. Ađam, anh đi về đâu đó, Ađam, quên đi lời Thiên Chúa, hái trái trăng ngon ngọt nhưng đắng cay. Ađam, sao anh lại chạy trốn, bóng Giavê đứng đợi bên gió ngàn. Ađam, quên ân tình Thiên Chúa, xoá tan đi nụ cười trong nắng mai.
Kể từ đó Địa Đàng đóng ngõ cài then. Xuân Địa Đàng đã thành mùa đông ảm đạm cho trần thế. Kinh Thánh viết về một nỗi đớn đau làm sao: “Những gai cùng góc nó sẽ mọc lên cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ lả ngoài đồng nội. Mồ hôi đẫm mặt, ngươi mới có bánh ăn cho đến lúc ngươi về lại với bụi đất” (St 3,18–19).
Đó là sự tích hái lộc đầu năm, mùa xuân êm đềm thành chìm vắng lặng lẽ.
Và cũng từ đó lời kinh cầu luôn vang vọng qua các thế hệ “Trời cao hãy đỏ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc Tội. Trời cao hãy đỏ sương xuống và ngàn mây hãy mưa đấng cứu đời”. Nhân loại đã biết mình thiếu thốn lộc gì, họ đã muốn giơ tay hái Lộc Trời Cao.
Thiên Chúa đã nghe tiếng vọng cầu kinh. Lộc Trời Cao đã gởi xuống đất thấp, Lộc Đấng Cứu Thế. Con Thiên Chúa vào đời trồng cây Thập giá. Lộc Thập giá của Ngài nối lại tình người với tình thánh. Thánh giá Chúa Kitô là nhịp cầu liên kết con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Sự giao hoà ấy nẩy Lộc Bình An. Tặng vật cao quý mà Chúa lưu lại cho nhân loại là Lộc Bình An: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con, bình an mà thế gian không thể ban được” (Ga 14, 27). Sau khi Phục sinh, gặp các môn đệ, lời đầu tiên của Chúa là: “Bình an cho các con” (Ga 20,19). Tám ngày sau, trở lại thăm họ, Chúa vẫn một lời chào: “Bình an cho các con” (Ga 20,26). Sai các môn đệ ra đi truyền giáo Chúa căn dặn: “Vào nhà nào, trước tiên hãy nói: bình an cho nhà này” (Lc 10,5).
Bình an không chỉ là lời cầu chúc mà còn là sự sống để ban tặng cho nhau. Lộc Bình An là chính Chúa, ai xa lìa Ngài là đánh mất sự bình an.
Chúa là Lộc Đầu Xuân của mỗi gia đình, mỗi người. Một ngày có Chúa sẽ tràn đầy xuân hạnh phúc và lộc bình an.
Lối vào vườn Eđen, dấu chân người xưa hái lộc vẫn còn in nét vẫy gọi.
Lối lên đồi Canvê, lời chúc bình an vẫn mãi vọng ngân.
Chúa ơi, đầu năm hái lộc thánh, xin cho con lộc hạnh phúc và bình an trong ơn nghĩa Chúa.
Chúa Nhật Lời Chúa lần đầu tiên được cử hành vào Chúa Nhật thứ ba mùa thường niên 26/01. Chúa Nhật Lời Chúa đã được ĐTC Phanxicô công bố với Tông thư dưới dạng Tự sắc “Aperuit illis - Người mở trí cho các ông”. Đây là một ngày đặc biệt để khuyến khích tất cả các tín hữu đọc và suy niệm Kinh Thánh.
Văn kiện được công bố vào ngày 30 tháng 9, phụng vụ kính nhớ thánh Giêrônimô, cũng là ngày kỷ niệm 1600 năm ngày mất của dịch giả Kinh thánh nổi tiếng, người đầu tiên dịch bộ Cựu Ước từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh. Chính Thánh nhân là người đã nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”. Việc chọn ngày công bố Tông thư trùng với ngày mất của thánh Giêrônimô với một chủ ý khuyến khích việc nghiên cứu và chú giải Kinh Thánh trong năm nay, nhằm tôn vinh con người và công trình của Thánh Giêrônimô.
Tại Vatican, Chúa Nhật Lời Chúa sẽ được tổ chức vào lúc 10 giờ 26/01, ĐTC Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô.(x.Vatican News Tiếng Việt).
Ngày Mồng Một Tết Nguyên Đán, cầu bình an cho năm mới, các Nhà thờ đều tổ chức hái lộc Lời Chúa đầu xuân.
1. Từ hái lộc ngày xuân trong xã hội.
Hái lộc ngày Xuân là một trong những phong tục ngày Tết ở Việt Nam. Vào lúc Giao thừa và trong ngày Tết, dân chúng có tục lệ đi hái lộc Xuân. Họ thường đến đình chùa, miếu làng để xin lộc xin ơn, cầu phúc cầu tài.
Lộc có hai nghĩa: là nhánh cây non, như người ta thường nói: cây nẩy lộc. Lộc cũng có nghĩa là bổng lộc, phúc lộc của trời, của thiên nhiên ban không cho.
Vì là một mầm non vừa nhú ra từ thân cây, từ kẽ lá, hoặc một nhánh cây non, nên lộc tượng trưng cho một sức sống vừa phát sinh và sẽ phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn một tương lai sáng lạng đang chờ ở phía trước. Vào thời điểm đầu xuân, những mầm non như vậy không có nhiều, nên trong thực tế người ta bẻ những nhánh cây non đem về treo trước nhà hoặc chưng trên bàn thờ với hy vọng rước được sức sống mới về nhà, đồng thời cũng cầu mong đem được phúc lộc về cho gia đình.Truyền thống tin vào sức sống của thiên nhiên, tin vào ơn trời tự nó là điều tốt.
2. Đến hái lộc Lời Chúa trong các Nhà thờ
Đối với người Công Giáo “hái Lộc Xuân” là “hái lộc thánh”. Ngày Mồng Một Tết, ngày linh thiêng nhất trong Năm, ngày cầu bình an cho Năm Mới. Mỗi xứ đạo đều tổ chức hái Lộc đầu Xuân.
Lộc Thánh là những câu Lời Chúa được tuyển chọn trong Thánh Kinh. Lộc được treo trên những nhánh mai vàng rực rỡ đặt trên Cung Thánh. Sau bài giảng, Cha chủ tế hái Lộc Thánh Đầu Xuân rồi đến các Tu sĩ nam nữ. Lần lượt Hội Đồng Mục Vụ, các đoàn thể, đại diện gia đình lên hái Lộc.
Sau Thánh Lễ, mọi người ra về mang theo niềm vui và hạnh phúc, bình an và Ơn Thánh. Gia đình sum họp trước Bàn Thờ đọc kinh nguyện, dâng một Năm Mới lên Chúa và Đức Me. Người cha hoặc mẹ trịnh trọng mở Lộc Thánh đọc cho cả nhà nghe. Mỗi Lộc thích hợp với từng gia đình. Lộc Thánh được đặt trang trọng trên bàn thờ, dưới chân thập giá. Câu chuyện ngày Tết đi thăm nhau thường hàn huyên về Lộc Lời Chúa mỗi nhà.
Lời Chúa dạy có thể xếp thành nhiều loại.
a. Loại tích cực:
- Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian ( Mc 16, 15)
- Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con. Các con hãy nhận lấy Thánh Thần (Ga 20, 24)
b. Loại tiêu cực:
- Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói ( Lc 6, 25)
- Ai vả má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa (Lc 6, 29)
c. Loại pha cả tích cực và tiêu cực:
- Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ (Mt 5, 3)
- Vì danh Thầy các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ (Mt 10, 22)
Trên nguyên tắc: đã là Lời Chúa thì lời nào cũng soi sáng hướng dẫn và nuôi dưỡng con người, có lời khuyên bảo, có lời răn đe, có lời hứa hẹn với điều kiện … và tất nhiên nếu muốn sống theo Lời Chúa cũng đòi hỏi rất nhiều hy sinh.
Người Công Giáo, dù vẫn phải biết tiên liệu mọi công việc với tất cả tinh thần trách nhiệm, cũng phải luôn biết tin tưởng phó thác trong tay Chúa Quan Phòng về tất cả những gì liên quan tới tương lai, tránh mọi thứ tò mò không lành mạnh về vấn đề này (x GLHTCG số 2115).
Khi hái lộc Lời Chúa, người Công Giáo không nhằm cầu may hay để tìm biết tương lai hậu vận … nhưng là để chọn cho mình và cho cả gia đình mình một trong nhiều Lời Chúa, để cả gia đình thực hành cách đặc biệt trong suốt năm. Trong khi chồi lộc cây cối đem lại cho người hái hình ảnh một sức sống phát sinh và đang phát triển, thì lộc Lời Chúa lại đi lên tới chính Đấng “nhờ Người mà muôn vật được tạo thành”, vì Lời Người “ là ngọn đèn soi cho chúng ta bước, là ánh sáng chỉ đường cho ta đi” (x. Tv 118, 105); “Lời Chúa là sức thiêng cứu rỗi mọi tín hữu” (Mc 17); “bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” ( Ga 6, 68). “Trong lời Thiên Chúa, có năng lực lớn lao có thể nâng đỡ và ban sinh lực cho Hội Thánh, còn đối với con cái Hội Thánh thì thành sức mạnh cho đức tin, lương thực cho linh hồn, nguồn sống tinh tuyền và trường tồn cho đời sống thiêng liêng” (MK 21, trích dẫn trong GLHTCG số 114).
Nhận định như trên, thì dù Lời Chúa khuyên bảo hay răn đe, dù diễn tả dưới hình thức tích cực hay tiêu cực, tất cả đều đem lại ánh sáng và sự sống cho con người. Tuy nhiên, trong thực tế, vào thời điểm đầu năm, tâm lý chung của con người là chỉ muốn nghe những điều tích cực, những điều đem lại niềm vui và hạnh phúc. Vì thế nên nhiều khi có những trường hợp xảy ra là: người bắt được câu không vừa ý thì len lén treo lại và hái câu khác, hoặc đem về giấu đi để khi đi lễ chiều hái câu khác.
Rút kinh nghiệm này, nhiều cha quản xứ, khi soạn các câu lộc Lời Chúa, đã chỉ chọn những câu tích cực, để khi rút được ai cũng bằng lòng, và tình trạng đổi lại hoặc giấu giếm không xảy ra nữa. Như vậy xem ra đã giải quyết được một phần vấn đề. Phần vấn đề còn lại là làm cách nào để cũng áp dụng những Lời Chúa mà nhiều người cho là chói tai? Vì có lúc Chúa sẽ hỏi: “Thế còn những câu sau đây, sẽ chẳng có ai thi hành áp dụng sao? – “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” ( Lc 9,23); “ Vì danh Thầy anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng ai bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” ( Mt 10,22).
Có cha xứ đã trả lời: “Vào những thời điểm phụng vụ thích hợp, như mùa Chay, tuần Thánh … con sẽ giải thích cho dân chúng để họ vui lòng chấp nhận những giáo huấn khác của Tin Mừng đòi hỏi nhiều hy sinh”. Có lẽ Chúa sẽ trả lời: ‘cũng tạm được thôi, nhưng…”. Nhưng cách tốt nhất vẫn là giải thích và chuẩn bị tinh thần giáo dân trước để ngay từ ngày đầu xuân, họ có thể đón nhận đầy đủ giáo huấn của Chúa Giêsu, những điều dễ đón nhận cũng như những điều xem ra chướng tai (Ga 6,60). Như lời Thánh Phaolô: “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2 Tim 4,2). (ĐGM Phaolô Nguyễn Văn Hòa, {x.VietCatholic News (01 Feb 2011)}.
3. Chúa là Lộc Đầu Xuân của mỗi gia đình
Lời Thánh Vịnh 27 nói lên niềm cậy trông: “Tôi vững vàng tin tưởng, sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống. Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào ! Hãy cậy trông vào Chúa”. Vững vàng tin tưởng và cậy trông vì người Kitô hữu xác tín vào Lời Chúa Giêsu dạy: “Các con cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho” (Mt 7,7).
Không phải bây giờ người ta mới hái lộc. Từ ngàn xưa, thửơ địa đàng đã có chuyện người con gái đi hái lộc đầu xuân rồi. Ngày khai sinh vũ trụ đã được sách Sáng Thế kể lại:“Trời đất trống không mông quạnh và tối tăm bao phủ, Thiên Chúa phán: Hãy có ánh sáng. Và đã có ánh sáng. Thiên Chúa thấy ánh sáng thật là tốt lành. Thiên Chúa phán: Đất hãy xanh um thảo mộc tươi tốt. Và đã xảy ra như vậy. Đất lên màu xanh. Cây có quả đã sinh quả. Cây có hoa đã nở hoa. Thiên Chúa thấy màu xanh thật tốt lành. Thiên Chúa đã làm hai cái đèn, cái lớn cai quản ban ngày, cái nhỏ cai quản ban đêm. Thêm vào Ngài trang điểm bầu trời bằng các sao. Thiên Chúa thấy thế thật tốt lành” (St 1,1–4).
Đó là ngày Tết đầu tiên của nhân loại. Ns.Trầm Hương rất thi vị trong bài ca “Bước chân người hái lộc trường sinh”: vũ trụ chào đời, mùa xuân về theo gió, nắng phủ cho rừng lá xanh, muôn hoa xinh tươi vẫy gọi. Thiên Chúa chúc lành trao quyền làm chủ muôn loài cho Nguyên Tổ với một điều kiện duy nhất là phải tuân phục: “Mọi cây trong vườn ngươi đều được ăn. Nhưng cây ”sự biết tốt xấu” ngươi không được ăn, vì chưng ngày nào ngươi ăn nó, tất ngươi phải chết” (St 2,16–17). Ađam, Evà phơi phới trong hạnh phúc mùa xuân địa đàng.
Thế rồi một hôm, Evà đi dạo một mình trong vườn Eđen, ngang qua cây biết lành biết dữ. Bước chân Evà rạo rực đi hái lộc trường sinh nhưng xui xẻo gặp phải Satan quyến rũ. Lời Satan đường mật: Evà, Evà ơi, cô có muốn giữ mãi nhan sắc tuyệt vời này không? hay cô có muốn bằng Đức Chúa Trời không?
Evà phản kháng:không dám đâu, không dám đâu, đừng dụ dỗ tôi, Thiên Chúa đã dặn kỹ lắm rồi. Sau một hồi đôi co lý sự, con rắn ngọt ngào: ”Chẳng chết chóc gì đâu, Thiên Chúa biết ngày nào người hái lộc ấy mà ăn mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ nên như Thiên Chúa, biết cả tốt xấu” (St 3,4–5). Người thiếu nữ thấy giấc mơ đẹp như màu hồng của trái táo “nhìn thì đã thấy sướng mắt” (St 3,6). Nàng đã hái. Nàng đã ăn. Nàng chia cho chồng với ước mơ hão huyền là chồng được thông minh như Thiên Chúa.
Còn Ađam thì sao? Một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa tiếng lương tâm và lời nài nỉ của người yêu: ăn đi anh, ăn đi, đây là cơ hội ngàn vàng, cơ hội chúng ta bằng Đức Chúa Trời đó anh; Ađam đừng ăn, nếu ăn sẽ vi phạm luật Chúa truyền, đừng, xin đừng. “Và ông đã ăn” (St 3,6). Lời Thánh Kinh ngắn gọn diễn tả sự yếu đuối, nhu nhược đến sa ngã của Ađam trước cám dỗ quá ư dịu ngọt. Thôi rồi, xong hết cả rồi, còn đâu địa đàng, còn đâu ân nghĩa Thiên Chúa dành cho ngươi, Ađam ơi !
“Mắt họ liền mở ra và họ thấy mình trần truồng nên kết lá vả che thân” (St 3,7). Lời bài ca “Vườn Địa Đàng” của Trầm Hương man mác buồn: Ađam, anh đi về đâu đó, bên kia, bên kia trời lộng gió, tiếng Giavê vẫy gọi trong nắng chiều. Ađam, anh đi về đâu đó, Ađam, quên đi lời Thiên Chúa, hái trái trăng ngon ngọt nhưng đắng cay. Ađam, sao anh lại chạy trốn, bóng Giavê đứng đợi bên gió ngàn. Ađam, quên ân tình Thiên Chúa, xoá tan đi nụ cười trong nắng mai.
Kể từ đó Địa Đàng đóng ngõ cài then. Xuân Địa Đàng đã thành mùa đông ảm đạm cho trần thế. Kinh Thánh viết về một nỗi đớn đau làm sao: “Những gai cùng góc nó sẽ mọc lên cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ lả ngoài đồng nội. Mồ hôi đẫm mặt, ngươi mới có bánh ăn cho đến lúc ngươi về lại với bụi đất” (St 3,18–19).
Đó là sự tích hái lộc đầu năm, mùa xuân êm đềm thành chìm vắng lặng lẽ.
Và cũng từ đó lời kinh cầu luôn vang vọng qua các thế hệ “Trời cao hãy đỏ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc Tội. Trời cao hãy đỏ sương xuống và ngàn mây hãy mưa đấng cứu đời”. Nhân loại đã biết mình thiếu thốn lộc gì, họ đã muốn giơ tay hái Lộc Trời Cao.
Thiên Chúa đã nghe tiếng vọng cầu kinh. Lộc Trời Cao đã gởi xuống đất thấp, Lộc Đấng Cứu Thế. Con Thiên Chúa vào đời trồng cây Thập giá. Lộc Thập giá của Ngài nối lại tình người với tình thánh. Thánh giá Chúa Kitô là nhịp cầu liên kết con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Sự giao hoà ấy nẩy Lộc Bình An. Tặng vật cao quý mà Chúa lưu lại cho nhân loại là Lộc Bình An: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con, bình an mà thế gian không thể ban được” (Ga 14, 27). Sau khi Phục sinh, gặp các môn đệ, lời đầu tiên của Chúa là: “Bình an cho các con” (Ga 20,19). Tám ngày sau, trở lại thăm họ, Chúa vẫn một lời chào: “Bình an cho các con” (Ga 20,26). Sai các môn đệ ra đi truyền giáo Chúa căn dặn: “Vào nhà nào, trước tiên hãy nói: bình an cho nhà này” (Lc 10,5).
Bình an không chỉ là lời cầu chúc mà còn là sự sống để ban tặng cho nhau. Lộc Bình An là chính Chúa, ai xa lìa Ngài là đánh mất sự bình an.
Chúa là Lộc Đầu Xuân của mỗi gia đình, mỗi người. Một ngày có Chúa sẽ tràn đầy xuân hạnh phúc và lộc bình an.
Lối vào vườn Eđen, dấu chân người xưa hái lộc vẫn còn in nét vẫy gọi.
Lối lên đồi Canvê, lời chúc bình an vẫn mãi vọng ngân.
Chúa ơi, đầu năm hái lộc thánh, xin cho con lộc hạnh phúc và bình an trong ơn nghĩa Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét