Kiên nhẫn cắn gặm thế nào cũng đạt đích thành công!
Đây là hình ảnh chú Chuột đào bới tìm mồi ăn. Chú tuy nhỏ con, nhưng là loài thú vật có bốn chân chạy nhảy trèo leo trên cẩy cao cùng bơi lội dưới nước rất nhanh lẹ, đôi con mắt tinh sáng nhìn láo liên, có những sợi râu dài nơi mõm.
Chú dùng tay chân đào bới đất, cái đuôi dài là cột thu lôi bắt sóng và giữ thăng bằng cho thân thể. Đôi tai vểnh lên cao để thu bắt âm thanh cực nhỏ vọng đến. Lỗ mũi ngửi đánh hơi rất bén nhậy, và miệng có răng nhọn sắc cắn gặm nhai mồi điệu nghệ. Chuột ăn hỗn tạp nhất là những thức ăn thừa trong thùng rác chúng bới tìm ăn.
Thiên nhiên đã sinh ra chú như vậy. Theo Kinh Thánh thuật lại vào ngày sáng tạo thứ năm Thiên Chúa phán: „Đất phải sinh ra các sinh vật tùy theo loại: gia súc, loài bò sát và dã thú tùy theo loại. “Liền có như vậy. Thiên Chúa làm ra dã thú tùy theo loại, gia súc tùy theo lại và loài bò sát dưới đất tùy theo loại.“ ( St 1, 25).
Chú không có tên là Chuột trong sách Kinh Thánh. Nhưng chú được Thiên Chúa tạo dựng là loài thú vật sống trên và dưới mặt đất.
Chuột là mồi thức ăn của mèo, của chó nuôi trong nhà cũng như chó sói nơi núi rừng, của loài chim săn bắt mồi như chim đại bàng. Vì thế ở miền quê người ta nuôi mèo, nuôi chó trong nhà để săn bắt chuột bài trừ hậu họa chuột đến để cắn phá mùa màng đồ vật quần áo.
Trong dân gian có ca ví: Nếu mèo đi vắng khỏi nhà, chuột sẽ múa nhẩy khắp nơi trong nhà.
Trong sách luật Môse nói vể loài chuột được kể vào loại thú vật ô uế:
“Trong số các loài vật nhỏ lúc nhúc trên mặt đất, các ngươi phải coi những loài này là ô uế: chuột chũi, chuột nhắt, mọi thứ thằn lằn.“ ( Sách Lêvi 11,29).
Ngôn sứ Isaia nói đến điều Thiên Chúa ngăn cấm ăn thịt chuột:
"Những kẻ tự thánh hiến và tự thanh tẩy để vào các khu vườn sau một người đứng ở giữa, những kẻ ăn thịt heo, thịt các thú vật kinh tởm và thịt chuột, đều sẽ chết cả lũ - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA.“ ( Sách Ngôn sứ Isaia 66,17).
Vào khoảng năm 1050 trước Chúa giáng sinh, Hòm bia Giao Ước, đựng tấm bia đá khắc ghi 10 điều răn Thiên Chúa do chính Thiên Chúa viết trao cho Môse trên núi Sinai (1 Sách Các Vua 4), trong trận chiến ở Aphek bị quân Philitinh chiếm đoạt. Theo sách Samuel (1 Samuel 5) người Philitinh chiếm được Hòm bia Giao ước từ tay người Do Thái, đã đem về Aschdod và đặt trong đền thờ kính Thần Đagôn của họ. Nhưng sau khi nhiều biến cố bất ưng đem lại những bất hạnh hoạn nạn, bệnh tật xảy ra, người Philitinh đem Hòm bia Giao Ước đó trả lại cho người Do Thái. (1 Samuel 6).
Khi trả lại Hòm Bia Giao Ước, người Philitinh phải đúc năm con chuột bằng vàng để làm lễ đền tội, như người Do Thái yêu cầu :
"Người Philitinh hỏi: "Của lễ đền tội chúng tôi phải nộp cho Người là gì?" Họ đáp: "Năm cái khối u bằng vàng và năm con chuột bằng vàng, tính theo số các vương hầu người Philitinh, vì cũng một tai hoạ đã giáng xuống trên tất cả anh em và trên các vương hầu của anh em. Anh em hãy làm những hình ảnh các khối u của anh em, và hình ảnh các con chuột đang phá phách xứ sở, và hãy tôn vinh Thiên Chúa Ítraen. May ra Người sẽ nhẹ tay với anh em, với các thần của anh em và xứ sở anh em.“ ( Sách 1. Samuel 6,4-6)
Tên Chuột của chú có từ khi nào, không thấy sách vở nào ghi nói đến. Chỉ biết chuột có mặt là một loài thú vật sống sát cạnh con người. Chú sinh sôi nẩy nở rất nhanh cùng rất nhiều và có nhiều loại giống khác nhau. Chú có nhiều khuôn mặt tích cực cũng như tiêu cực.
Theo truyền thuyết bên Ai cập một loài Chuột có đầu nhọn được tôn như con vật thánh.
Cũng theo truyền thuyết người Rôma ngày xưa nhìn chú chuột bạch như dấu chỉ của may mắn hạnh phúc.
Người Nhật Bản cho Chuột là người đồng hành của thần thánh về sự giầu sang.
Người Trung Hoa lại nhìn Chuột với cái nhìn trái ngược: Nhà nào, chỗ nào có Chuột đến làm ổ, nơi đó mất trật tự, mất bình an.
Trong đời sống thực tế, Chuột đến làm ổ nơi nào, gây ra cảnh phá hoại nhà cửa, mùa màng cây cối hoa trái thóc lúa, cắn phá đồ đạc. Ngoài ra chuột còn mang gây bệnh tật truyền nhiễm đến, chúng sống chui rúc nơi ẩm thấp tối tăm, ăn ở dơ bẩn rất hỗn tạp hầu như không trừ một thứ gì.
Bên xứ nông nghiệp trồng lúa mạ, như bên Á Đông, người ta hay đặt cạm bẫy ở các bờ ruộng lúa để bắt chuột đồng. Vì chuột từng bầy đàn hay đến những nơi đó làm ổ sinh sản ăn cắn phá lúa mạ, ăn thóc lúa gây hư hoại mùa màng. Những chú chuột đồng ăn lúa mạ sa vào bẫy cạm này sẽ bị giết thui làm món ăn ngon thơm.
Theo thần thoại bên Ấn Độ, Chuột là loại thú vật di chuyển hiện thân của Thần Ganesha có hình thù như đầu con voi.
Trái lại ở Úc châu, Chuột theo niềm tin dân gian là hình ảnh của bệnh truyền nhiễm, của phù thủy, của ma qủi, của thần đất trong nhà.
Người ta quan sát và truyền tụng lại cho nhau: khi những chú Chuột chạy bỏ khỏi một con ngôi nhà, một con tầu nào, đó là lúc căn nhà, con tầu đó găp tai nạn không còn lương thực nữa, bị cháy, hoặc đang bị chìm sâu xuống lòng nước.
Theo cách tính phân chia niên lịch bên Á Đông, chú Chuột đứng đầu trong vòng tròn một giáp 12 con thú vật : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi- mỗi con vật đứng tên tượng trưng cho mỗi năm âm lịch. Năm mới âm lịch năm nay có tên biểu hiệu của chú Chuột: Canh Tý.
Năm Mới âm lịch ngày Mùng Một tháng Giêng cũng là ngày bắt đầu mùa Xuân năm mới. Chú Chuột với những đặc tính xem ra tiêu cực nhiều hơn tích cực là hình ảnh không tốt đẹp gì cho một năm mới.
Nhưng dẫu thế, Chuột cũng có một hình ảnh tốt trong đời sống: chăm chỉ gặm nhai từng ít một thế nào cũng đục phá được vỏ cứng bao bọc hạt đậu phộng béo ngon bên trong.
Và bây giờ thời đại của Computeur máy vi tính, không có "chuột - mouse, Maus“ không đi tiếp được.
Hình ảnh này giúp suy nghĩ rất nhiều về cung cách sống làm người trong việc học hành giáo dục đào tạo, việc tập đức tính tốt, việc sống đức tin vào Thiên Chúa.
Việc học hành, điều đạo đức tốt đẹp, ích lợi lành mạnh thường phải gắng sức tập luyện từng ngày, từng lúc mới tìm, mới đạt tới thành công được.
Chúc mừng Năm Mới Canh Tý, 2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Chú dùng tay chân đào bới đất, cái đuôi dài là cột thu lôi bắt sóng và giữ thăng bằng cho thân thể. Đôi tai vểnh lên cao để thu bắt âm thanh cực nhỏ vọng đến. Lỗ mũi ngửi đánh hơi rất bén nhậy, và miệng có răng nhọn sắc cắn gặm nhai mồi điệu nghệ. Chuột ăn hỗn tạp nhất là những thức ăn thừa trong thùng rác chúng bới tìm ăn.
Thiên nhiên đã sinh ra chú như vậy. Theo Kinh Thánh thuật lại vào ngày sáng tạo thứ năm Thiên Chúa phán: „Đất phải sinh ra các sinh vật tùy theo loại: gia súc, loài bò sát và dã thú tùy theo loại. “Liền có như vậy. Thiên Chúa làm ra dã thú tùy theo loại, gia súc tùy theo lại và loài bò sát dưới đất tùy theo loại.“ ( St 1, 25).
Chú không có tên là Chuột trong sách Kinh Thánh. Nhưng chú được Thiên Chúa tạo dựng là loài thú vật sống trên và dưới mặt đất.
Chuột là mồi thức ăn của mèo, của chó nuôi trong nhà cũng như chó sói nơi núi rừng, của loài chim săn bắt mồi như chim đại bàng. Vì thế ở miền quê người ta nuôi mèo, nuôi chó trong nhà để săn bắt chuột bài trừ hậu họa chuột đến để cắn phá mùa màng đồ vật quần áo.
Trong dân gian có ca ví: Nếu mèo đi vắng khỏi nhà, chuột sẽ múa nhẩy khắp nơi trong nhà.
Trong sách luật Môse nói vể loài chuột được kể vào loại thú vật ô uế:
“Trong số các loài vật nhỏ lúc nhúc trên mặt đất, các ngươi phải coi những loài này là ô uế: chuột chũi, chuột nhắt, mọi thứ thằn lằn.“ ( Sách Lêvi 11,29).
Ngôn sứ Isaia nói đến điều Thiên Chúa ngăn cấm ăn thịt chuột:
"Những kẻ tự thánh hiến và tự thanh tẩy để vào các khu vườn sau một người đứng ở giữa, những kẻ ăn thịt heo, thịt các thú vật kinh tởm và thịt chuột, đều sẽ chết cả lũ - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA.“ ( Sách Ngôn sứ Isaia 66,17).
Vào khoảng năm 1050 trước Chúa giáng sinh, Hòm bia Giao Ước, đựng tấm bia đá khắc ghi 10 điều răn Thiên Chúa do chính Thiên Chúa viết trao cho Môse trên núi Sinai (1 Sách Các Vua 4), trong trận chiến ở Aphek bị quân Philitinh chiếm đoạt. Theo sách Samuel (1 Samuel 5) người Philitinh chiếm được Hòm bia Giao ước từ tay người Do Thái, đã đem về Aschdod và đặt trong đền thờ kính Thần Đagôn của họ. Nhưng sau khi nhiều biến cố bất ưng đem lại những bất hạnh hoạn nạn, bệnh tật xảy ra, người Philitinh đem Hòm bia Giao Ước đó trả lại cho người Do Thái. (1 Samuel 6).
Khi trả lại Hòm Bia Giao Ước, người Philitinh phải đúc năm con chuột bằng vàng để làm lễ đền tội, như người Do Thái yêu cầu :
"Người Philitinh hỏi: "Của lễ đền tội chúng tôi phải nộp cho Người là gì?" Họ đáp: "Năm cái khối u bằng vàng và năm con chuột bằng vàng, tính theo số các vương hầu người Philitinh, vì cũng một tai hoạ đã giáng xuống trên tất cả anh em và trên các vương hầu của anh em. Anh em hãy làm những hình ảnh các khối u của anh em, và hình ảnh các con chuột đang phá phách xứ sở, và hãy tôn vinh Thiên Chúa Ítraen. May ra Người sẽ nhẹ tay với anh em, với các thần của anh em và xứ sở anh em.“ ( Sách 1. Samuel 6,4-6)
Tên Chuột của chú có từ khi nào, không thấy sách vở nào ghi nói đến. Chỉ biết chuột có mặt là một loài thú vật sống sát cạnh con người. Chú sinh sôi nẩy nở rất nhanh cùng rất nhiều và có nhiều loại giống khác nhau. Chú có nhiều khuôn mặt tích cực cũng như tiêu cực.
Theo truyền thuyết bên Ai cập một loài Chuột có đầu nhọn được tôn như con vật thánh.
Cũng theo truyền thuyết người Rôma ngày xưa nhìn chú chuột bạch như dấu chỉ của may mắn hạnh phúc.
Người Nhật Bản cho Chuột là người đồng hành của thần thánh về sự giầu sang.
Người Trung Hoa lại nhìn Chuột với cái nhìn trái ngược: Nhà nào, chỗ nào có Chuột đến làm ổ, nơi đó mất trật tự, mất bình an.
Trong đời sống thực tế, Chuột đến làm ổ nơi nào, gây ra cảnh phá hoại nhà cửa, mùa màng cây cối hoa trái thóc lúa, cắn phá đồ đạc. Ngoài ra chuột còn mang gây bệnh tật truyền nhiễm đến, chúng sống chui rúc nơi ẩm thấp tối tăm, ăn ở dơ bẩn rất hỗn tạp hầu như không trừ một thứ gì.
Bên xứ nông nghiệp trồng lúa mạ, như bên Á Đông, người ta hay đặt cạm bẫy ở các bờ ruộng lúa để bắt chuột đồng. Vì chuột từng bầy đàn hay đến những nơi đó làm ổ sinh sản ăn cắn phá lúa mạ, ăn thóc lúa gây hư hoại mùa màng. Những chú chuột đồng ăn lúa mạ sa vào bẫy cạm này sẽ bị giết thui làm món ăn ngon thơm.
Theo thần thoại bên Ấn Độ, Chuột là loại thú vật di chuyển hiện thân của Thần Ganesha có hình thù như đầu con voi.
Trái lại ở Úc châu, Chuột theo niềm tin dân gian là hình ảnh của bệnh truyền nhiễm, của phù thủy, của ma qủi, của thần đất trong nhà.
Người ta quan sát và truyền tụng lại cho nhau: khi những chú Chuột chạy bỏ khỏi một con ngôi nhà, một con tầu nào, đó là lúc căn nhà, con tầu đó găp tai nạn không còn lương thực nữa, bị cháy, hoặc đang bị chìm sâu xuống lòng nước.
Theo cách tính phân chia niên lịch bên Á Đông, chú Chuột đứng đầu trong vòng tròn một giáp 12 con thú vật : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi- mỗi con vật đứng tên tượng trưng cho mỗi năm âm lịch. Năm mới âm lịch năm nay có tên biểu hiệu của chú Chuột: Canh Tý.
Năm Mới âm lịch ngày Mùng Một tháng Giêng cũng là ngày bắt đầu mùa Xuân năm mới. Chú Chuột với những đặc tính xem ra tiêu cực nhiều hơn tích cực là hình ảnh không tốt đẹp gì cho một năm mới.
Nhưng dẫu thế, Chuột cũng có một hình ảnh tốt trong đời sống: chăm chỉ gặm nhai từng ít một thế nào cũng đục phá được vỏ cứng bao bọc hạt đậu phộng béo ngon bên trong.
Và bây giờ thời đại của Computeur máy vi tính, không có "chuột - mouse, Maus“ không đi tiếp được.
Hình ảnh này giúp suy nghĩ rất nhiều về cung cách sống làm người trong việc học hành giáo dục đào tạo, việc tập đức tính tốt, việc sống đức tin vào Thiên Chúa.
Việc học hành, điều đạo đức tốt đẹp, ích lợi lành mạnh thường phải gắng sức tập luyện từng ngày, từng lúc mới tìm, mới đạt tới thành công được.
Chúc mừng Năm Mới Canh Tý, 2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét