“Thiên Chúa là nhà thơ”: Đối thoại giữa Đức Phanxicô và nhà xã hội học Pháp Dominique Wolton
fr.zenit.org, Anita Bourdin, 2018-04-26
Vatican News tiếng Ý cho biết, quyển sách về các buổi trao đổi giữa Đức Phanxicô và nhà xã hội học Pháp Dominique Wolton ấn bản tiếng Ý được bán tại các tiệm sách ngày thứ ba 24 tháng 4-2018. Ông Dominique Wolton là nhà trí thức Pháp, lý luận gia về truyền thông. Chúng tôi đã đăng các bài viết về quyển sách khi ấn bản tiếng Pháp phát hành vào tháng 9 năm 2017, quyển sách có tên “Đức Phanxicô: các cuộc gặp với Dominique Wolton. Chính trị và xã hội”, nhà xuất bản L’Observatoire. Từ ngày 24 tháng 4, quyển sách được bán tại các tiệm sách Ý mang tựa đề: “Thiên Chúa là nhà thơ, Dio è un poeta”.
Chúng tôi đã đề nghị bảy góc cạnh khác nhau, về đạo đức, thế tục, thánh thiện hàng ngày, vấn đề di dân, phụ nữ, truyền thống, cái gì làm sợ. Đức Phanxicô đã thổ lộ với ông Dominique Wolton trong mười hai lần gặp từ tháng 2 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017. Nhưng ông Dominique Wolton cho Vatican News tiếng Ý biết, “trong một năm gặp gỡ, chúng tôi nói về hòa bình, chính trị, toàn cầu hóa, chủ nghĩa cực đoan, các bất bình đẳng xã hội, sự thống trị của “thần tài”, “nền kinh tế cho con người, vấn đề di dân, Âu châu, đối thoại giữa tín hữu kitô và các tôn giáo khác”.
Ông Dominique Wolton giải thích: “Đức Phanxicô không phải là giáo hoàng của dân tộc, ngài muốn mình là giáo hoàng của tất cả mọi người, ngài không thuộc cánh tả, nhưng ngài giận với tất cả những chuyện điên cuồng của thế giới, với các bất công, ích kỷ, các nhà máy và các người buôn vũ khí. Ngài tin tưởng nhiều ở những người đơn sơ và ít tin tưởng ở các thành phần ưu tú”.
Ông Dominique Wolton đã ngoài bảy mươi là lý luận gia về truyền thông, ông giải thích sự tích quyển sách: “Đây là cuộc gặp gỡ bất ngờ; có thể điều làm cho ngài quan tâm vì tôi giới thiệu, tôi là người công giáo 50% và tôi là hình ảnh của trí thức Pháp. Ngài tin tưởng ở con người, trong trường hợp này là tôi”. Ông nói tiếp: “Ngài và tôi đều hiểu về sự phức tạp và cả hai đều có óc khôi hài, chuyện này luôn ở trong các cuộc gặp gỡ. Chúng tôi cười rất nhiều, chuyện này chuyện kia, vì ngài không đặt nặng quá nhiều về nghiêm túc”.
Bergoglio có một nét “cực kỳ nhân bản, dựa trên việc tiếp xúc qua cơ thể, khó mà tìm được điểm này trong các ông hoàng của Giáo hội và nơi các chính trị gia. Chính ngài còn nói, tôi là mục tử, tôi không phải là giáo sư. Tôi còn thấy nơi ngài một Giáo hội mục tử, một Giáo hội của người phạm tội khốn khổ chứ không phải một Giáo hội long trọng. Nói theo cách khác, một Giáo hội Tin Mừng”.
Với ấn bản tiếng Ý, ông Dominique Wolton chọn tựa đề: “Thiên Chúa là nhà thơ”, đây là một trong các câu của Đức Phanxicô. Ông giải thích: “Bởi vì tôi thấy nơi Chúa và nơi Đức Phanxicô một cái gì thoát ra lý lẽ bình thường, nhưng đó lại là các giá trị âm ỉ ngày nay. Và một nhà thơ thì chẳng tích sự gì nhưng lại mang đủ tích sự”. Ông nói thêm: “Thơ là một cái gì nhưng không, nhạy cảm, vô ích, huyền bí ngược với việc đi tìm lợi nhuận. Và Đức Phanxicô nói đến sự không tưởng của các giấc mơ, những giấc mơ có thể thực hiện được”.
Nhà xã hội học Dominique Wolton cho biết: “Triết lý của Giáo hội theo Đức Phanxicô là vui vẻ và tự do, chứ không phải không trách nhiệm và mặc cảm tội lỗi. Ngài nhấn mạnh nhiều đến niềm vui vì điểm này là điểm đặc biệt, vì theo tôi, Giáo hội thường có bộ mặt buồn bã đến thê thảm”. Đức Phanxicô nói rất đơn giản và nhận diện các tội nặng nhất nằm “trong tinh thần cứng nhắc, trong đạo đức giả, trong bất công, trong bất bình đẳng” mà ngài quan tâm nhiều hơn là các khúc mắt của đạo đức sinh học, điều ngài cũng xem là quan trọng”.
“Và ngài xin trong các bài giảng, các linh mục ít giảng về các tội phạm dưới lưng quần”. Ông Dominique Wolton kết thúc: “Đức Phanxicô thích những người bình thường chứ không thích các linh mục triều đình, những người thời thượng, về điểm này ngài mang phong cách Dòng Phanxicô nhiều hơn là Dòng Tên”. Đối với ngài, “truyền thống không phải là bất động, phải tái phát minh truyền thống vì thế truyền thống phải chuyển động. Ngài thường nói các điều mới mẻ của Giáo hội “phải mang dưỡng khí đến cho truyền thống cũ, và Giáo hội Âu châu không còn là trọng tâm của Giáo hội công giáo hoàn vũ”. Ngài nói với tôi: “Sự bầu chọn tôi là một ân sủng vì thế tôi không sợ gì”.
Marta An Nguyễn dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét