Những thái độ khác nhau
Chúa Nhật Lễ Chúa Hiển Linh
Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ Hiển Linh. Từ cổ xưa, lễ này được gọi là “lễ Ánh Sáng” hay “Lễ Ba Vua;” nay gọi là lễ Hiển Linh trong tiếng Hy Lạp là Epifania, có nghĩa là sự tỏ mình, sự bày tỏ vinh quang. Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại nhờ Con Chúa làm người. Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và là Ánh Sáng cho muôn dân.
Chúng ta bám sát trình thuật của thánh Mátthêu (2,1-12) về ba Đạo Sỹ đến Bêlem để triều yết Hài Nhi Giêsu, qua đó, chúng ta tìm thấy chỉ dẫn thực hành cho đời sống chúng ta.
Trong trình thuật này, yếu tố lịch sử được hòa trộn với những yếu tố thần học và biểu tượng. Hay nói cách khác, tác giả Tin Mừng không chỉ muốn trình bày những sự kiện lịch sử đã xảy ra, nhưng còn muốn gửi gắm những sứ điệp, những giáo huấn qua những nhân vật liên quan để người đọc noi gương, hoặc để xa tránh. Theo đó, có ba phản ứng khác nhau nổi lên trước thông tin về Hài Nhi Giêsu sinh ra: đó là phản ứng của các Đạo Sỹ, phản ứng của Hêrôđê và phản ứng của các thượng tế và luật sỹ. Chúng ta hãy bắt đầu từ những phản ứng tiêu cực, là những phản ứng mà chúng ta cần xa tránh.
1- Thái độ của Hêrôđê
Trước hết, đó là thái độ của Hêrôđê. Khi hay tin về việc con vua Đavít vừa mới sinh ra, ông ta “liền rất bối rối.” Bởi vì, ông là bạo chúa, đầy thủ đoạn, độc ác và độc tài, ông không muốn ai có thể chiếm đoạt vương quyền của mình. Nên ông đã triệu tập công nghị với các thượng tế và luật sỹ không phải để biết chân lý nhưng để nắm tình hình. Hêrôđê cũng bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện và phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người” (Mt 2,7-9). Thực ra ông muốn biết không phải để đến thờ lạy Đấng Cứu Thế, nhưng để bày mưu tính kế giết hại Người. Giữa ý muốn của Thiên Chúa và ý muốn của mình, Hêrôđê đã đương nhiên chọn ý mình. Nên ông đã thẳng tay làm những gì ông muốn và dẹp bỏ mọi nguy cơ đe dọa đến vương quyền của mình. Vì thế, sau khi không thấy các Đạo Sỹ trở lại trình báo, ông nổi cơn thịnh nộ và sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi các nhà chiêm tinh (x. Mt 2,16).
Khi làm như thế có lẽ Hêrôđê nghĩ rằng ông đang chu toàn bổn phận của mình đối với thiện ích chung là bảo vệ quốc gia trong trật tự và bình an.
Hêrôđê là đại diện cho những kẻ độc tài, độc ác trên trần gian, những kẻ chỉ biết lo bảo vệ chính mình và bằng mọi giá để củng cố quyền lực, hay lợi ích nhóm, bất chấp đạo đức, nhân phẩm và sự sống của người khác. Từ cái nhìn này, thế giới hôm nay và xã hội chúng ta đang sống cũng đầy dẫy những tên Hêrôđê như thế. Họ nhân danh thiện ích chung, nhân danh tổ quốc, và nhiều khi, còn nhân danh Thiên Chúa, để lên án và giết chết những người vô tội. Chúng ta hãy nghĩ đến biết bao thai nhi bị giết khi chưa được chào đời; những người bị bắt và phải ở tù vì đã dám lên tiếng chống lại bất công xã hội và đấu tranh cho sự thật và công lý. Chúng ta hãy nghĩ đến những kitô hữu, những linh mục, những nữ tu trên thế giới đang bị bách hại và giết chết vì dám đến truyền giáo ở những nước Hồi Giáo. Họ là những nạn nhân của Hêrôđê thời nay. Thái độ của Hêrôđê là thái độ chúng ta cần tránh.
2- Thái độ của các thượng tế và luật sỹ
Giờ đây chúng ta chuyển sang thái độ của các thượng tế và luật sỹ. Họ là những người thông thạo Kinh Thánh, nắm vững lề luật và hiểu biết các lời ngôn sứ về Đấng Cứu Thế mà Ítraen từ lâu trông đợi. Khi được Hêrôđê và các Đạo Sỹ hỏi về Đấng Mêsia sinh ra ở đâu, họ nhanh chóng đưa ra câu trả lời rất đúng. Họ biết rõ Đấng Mêsia đã sinh ra ở đâu; họ cũng có thể nói với người khác; nhưng họ không thay đổi. Họ không lên đường. Họ hành động như những bảng chỉ đường: chỉ đường để đi nhưng lại nằm bất động bên đường. Họ không chạy tới Bêlêm, để thờ lại Đấng Mêsia. Họ chỉ thích bám víu vào sự ổn định và an toàn trong đền thờ, tại Giêrusalem, bởi vì ở đó họ được dân chúng kính trọng, được hưởng bổng lộc từ bàn thờ… Nhưng thật nghịch lý, họ đang xa cách Thiên Chúa, không được ơn cứu độ.
Nên thái độ của của những thượng tế và luật sỹ khiến chúng ta một cách nghiêm túc xét mình lại. Bởi lẽ, rất nhiều lần, chúng ta biết rõ những điều Chúa muốn chúng ta làm, những điều cần thiết để theo Chúa và nếu cần, chúng ta có thể nói rất hay, giải thích rất rõ cho người khác, nhưng chúng ta lại thiếu sự can đảm và tính triệt để sống và thực hành một cách nghiệm túc.
Cũng như các thượng tế và luật sỹ, chúng ta thích bám víu vào cơ cấu ổn định và an toàn của truyền thống, văn hóa và thói quen, nhưng ngại thay đổi, không muốn ra đi và ra ngoài để gặp gỡ người khác, đặc biệt là chúng ta thường ngại lên đường để tìm kiếm Chúa và truyền giáo cho những người xung quanh.
3- Thái độ của các Đạo Sỹ
Cuối cùng chúng ta hãy đến với những nhân vật chính của thánh lễ, đó là Ba Đạo Sỹ. Họ là những những nhà chiêm tinh đến từ Phương Đông, chính xác là ở Ba Tư. Họ vốn là lớp người tri thức của thời đại, thường thuộc hàng tư tế và làm cố vấn cho các vua. Họ đã dùng sự hiểu biết và nhạy bén của mình để tìm hiểu về những dấu lạ loan báo Đấng Cứu Thế đã xuất hiện. Họ lên đường theo ánh sao dẫn đường để tìm kiếm, chiêm bái Người. Hành trình của họ rất dài với những khó khăn và trắc trở, họ đi bằng lạc đà chứ không phải bằng máy bay như ngày hôm nay. Họ không có GPS để dẫn đường, chỉ lần theo ánh sao và nhiều lúc lạc đường, phải hỏi người này người kia... Nhưng bất chấp mọi khó khăn và nguy hiểm, cuối cùng họ đã đến tại nơi Hài Nhi ở. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến Người.
Các Giáo Phụ thường giải thích các lễ vật dâng Chúa Hài Nhi theo nghĩa tượng trưng: Vàng chỉ Hài Nhi là Vua; nhũ hương chỉ Thiên Chúa; mộc dược chỉ nhân tính hay cái chết của Người. Ngày nay, có một giải thích khác, vàng tượng trưng cho đức tin; nhũ hương tượng trưng cho đức cậy, mộc dược tượng trưng cho đức mến của ba Đạo Sỹ và của mỗi người dâng lên Chúa.
Như thế, các Đạo Sỹ dạy cho chúng ta những bài học không phải bằng lời nói nhưng bằng việc làm, không phải bằng lý thuyết nhưng gương sống. Họ không nấn ná, chần chừ. Họ đã lên đường. Họ bỏ lại đằng sau sự an toàn của môi trường thân quen, nơi họ được nhiều người biết đến và được kính trọng. Khi “họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.” Đây là lời minh chứng về sự thay đổi đời sống sau khi họ đã gặp Chúa Giêsu, khi họ thay đổi con đường cũ họ đi.
Bất cứ cuộc gặp gỡ nào với Chúa Kitô đều mang lại sự biến đổi tận căn về cuộc đời. Bởi thế, trong những ngày Giáng Sinh này, chúng ta được mời gọi hãy đến gặp gỡ Chúa qua bí tích Giải Tội và Thánh Thể, nơi đó Thiên Chúa đã bày tỏ lòng thương xót và ơn cứu độ cho chúng ta để nhờ đó chúng ta cũng được biến đổi đời sống của mình tốt hơn, thánh thiện hơn. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ Hiển Linh. Từ cổ xưa, lễ này được gọi là “lễ Ánh Sáng” hay “Lễ Ba Vua;” nay gọi là lễ Hiển Linh trong tiếng Hy Lạp là Epifania, có nghĩa là sự tỏ mình, sự bày tỏ vinh quang. Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại nhờ Con Chúa làm người. Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và là Ánh Sáng cho muôn dân.
Chúng ta bám sát trình thuật của thánh Mátthêu (2,1-12) về ba Đạo Sỹ đến Bêlem để triều yết Hài Nhi Giêsu, qua đó, chúng ta tìm thấy chỉ dẫn thực hành cho đời sống chúng ta.
Trong trình thuật này, yếu tố lịch sử được hòa trộn với những yếu tố thần học và biểu tượng. Hay nói cách khác, tác giả Tin Mừng không chỉ muốn trình bày những sự kiện lịch sử đã xảy ra, nhưng còn muốn gửi gắm những sứ điệp, những giáo huấn qua những nhân vật liên quan để người đọc noi gương, hoặc để xa tránh. Theo đó, có ba phản ứng khác nhau nổi lên trước thông tin về Hài Nhi Giêsu sinh ra: đó là phản ứng của các Đạo Sỹ, phản ứng của Hêrôđê và phản ứng của các thượng tế và luật sỹ. Chúng ta hãy bắt đầu từ những phản ứng tiêu cực, là những phản ứng mà chúng ta cần xa tránh.
1- Thái độ của Hêrôđê
Trước hết, đó là thái độ của Hêrôđê. Khi hay tin về việc con vua Đavít vừa mới sinh ra, ông ta “liền rất bối rối.” Bởi vì, ông là bạo chúa, đầy thủ đoạn, độc ác và độc tài, ông không muốn ai có thể chiếm đoạt vương quyền của mình. Nên ông đã triệu tập công nghị với các thượng tế và luật sỹ không phải để biết chân lý nhưng để nắm tình hình. Hêrôđê cũng bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện và phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người” (Mt 2,7-9). Thực ra ông muốn biết không phải để đến thờ lạy Đấng Cứu Thế, nhưng để bày mưu tính kế giết hại Người. Giữa ý muốn của Thiên Chúa và ý muốn của mình, Hêrôđê đã đương nhiên chọn ý mình. Nên ông đã thẳng tay làm những gì ông muốn và dẹp bỏ mọi nguy cơ đe dọa đến vương quyền của mình. Vì thế, sau khi không thấy các Đạo Sỹ trở lại trình báo, ông nổi cơn thịnh nộ và sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi các nhà chiêm tinh (x. Mt 2,16).
Khi làm như thế có lẽ Hêrôđê nghĩ rằng ông đang chu toàn bổn phận của mình đối với thiện ích chung là bảo vệ quốc gia trong trật tự và bình an.
Hêrôđê là đại diện cho những kẻ độc tài, độc ác trên trần gian, những kẻ chỉ biết lo bảo vệ chính mình và bằng mọi giá để củng cố quyền lực, hay lợi ích nhóm, bất chấp đạo đức, nhân phẩm và sự sống của người khác. Từ cái nhìn này, thế giới hôm nay và xã hội chúng ta đang sống cũng đầy dẫy những tên Hêrôđê như thế. Họ nhân danh thiện ích chung, nhân danh tổ quốc, và nhiều khi, còn nhân danh Thiên Chúa, để lên án và giết chết những người vô tội. Chúng ta hãy nghĩ đến biết bao thai nhi bị giết khi chưa được chào đời; những người bị bắt và phải ở tù vì đã dám lên tiếng chống lại bất công xã hội và đấu tranh cho sự thật và công lý. Chúng ta hãy nghĩ đến những kitô hữu, những linh mục, những nữ tu trên thế giới đang bị bách hại và giết chết vì dám đến truyền giáo ở những nước Hồi Giáo. Họ là những nạn nhân của Hêrôđê thời nay. Thái độ của Hêrôđê là thái độ chúng ta cần tránh.
2- Thái độ của các thượng tế và luật sỹ
Giờ đây chúng ta chuyển sang thái độ của các thượng tế và luật sỹ. Họ là những người thông thạo Kinh Thánh, nắm vững lề luật và hiểu biết các lời ngôn sứ về Đấng Cứu Thế mà Ítraen từ lâu trông đợi. Khi được Hêrôđê và các Đạo Sỹ hỏi về Đấng Mêsia sinh ra ở đâu, họ nhanh chóng đưa ra câu trả lời rất đúng. Họ biết rõ Đấng Mêsia đã sinh ra ở đâu; họ cũng có thể nói với người khác; nhưng họ không thay đổi. Họ không lên đường. Họ hành động như những bảng chỉ đường: chỉ đường để đi nhưng lại nằm bất động bên đường. Họ không chạy tới Bêlêm, để thờ lại Đấng Mêsia. Họ chỉ thích bám víu vào sự ổn định và an toàn trong đền thờ, tại Giêrusalem, bởi vì ở đó họ được dân chúng kính trọng, được hưởng bổng lộc từ bàn thờ… Nhưng thật nghịch lý, họ đang xa cách Thiên Chúa, không được ơn cứu độ.
Nên thái độ của của những thượng tế và luật sỹ khiến chúng ta một cách nghiêm túc xét mình lại. Bởi lẽ, rất nhiều lần, chúng ta biết rõ những điều Chúa muốn chúng ta làm, những điều cần thiết để theo Chúa và nếu cần, chúng ta có thể nói rất hay, giải thích rất rõ cho người khác, nhưng chúng ta lại thiếu sự can đảm và tính triệt để sống và thực hành một cách nghiệm túc.
Cũng như các thượng tế và luật sỹ, chúng ta thích bám víu vào cơ cấu ổn định và an toàn của truyền thống, văn hóa và thói quen, nhưng ngại thay đổi, không muốn ra đi và ra ngoài để gặp gỡ người khác, đặc biệt là chúng ta thường ngại lên đường để tìm kiếm Chúa và truyền giáo cho những người xung quanh.
3- Thái độ của các Đạo Sỹ
Cuối cùng chúng ta hãy đến với những nhân vật chính của thánh lễ, đó là Ba Đạo Sỹ. Họ là những những nhà chiêm tinh đến từ Phương Đông, chính xác là ở Ba Tư. Họ vốn là lớp người tri thức của thời đại, thường thuộc hàng tư tế và làm cố vấn cho các vua. Họ đã dùng sự hiểu biết và nhạy bén của mình để tìm hiểu về những dấu lạ loan báo Đấng Cứu Thế đã xuất hiện. Họ lên đường theo ánh sao dẫn đường để tìm kiếm, chiêm bái Người. Hành trình của họ rất dài với những khó khăn và trắc trở, họ đi bằng lạc đà chứ không phải bằng máy bay như ngày hôm nay. Họ không có GPS để dẫn đường, chỉ lần theo ánh sao và nhiều lúc lạc đường, phải hỏi người này người kia... Nhưng bất chấp mọi khó khăn và nguy hiểm, cuối cùng họ đã đến tại nơi Hài Nhi ở. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến Người.
Các Giáo Phụ thường giải thích các lễ vật dâng Chúa Hài Nhi theo nghĩa tượng trưng: Vàng chỉ Hài Nhi là Vua; nhũ hương chỉ Thiên Chúa; mộc dược chỉ nhân tính hay cái chết của Người. Ngày nay, có một giải thích khác, vàng tượng trưng cho đức tin; nhũ hương tượng trưng cho đức cậy, mộc dược tượng trưng cho đức mến của ba Đạo Sỹ và của mỗi người dâng lên Chúa.
Như thế, các Đạo Sỹ dạy cho chúng ta những bài học không phải bằng lời nói nhưng bằng việc làm, không phải bằng lý thuyết nhưng gương sống. Họ không nấn ná, chần chừ. Họ đã lên đường. Họ bỏ lại đằng sau sự an toàn của môi trường thân quen, nơi họ được nhiều người biết đến và được kính trọng. Khi “họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.” Đây là lời minh chứng về sự thay đổi đời sống sau khi họ đã gặp Chúa Giêsu, khi họ thay đổi con đường cũ họ đi.
Bất cứ cuộc gặp gỡ nào với Chúa Kitô đều mang lại sự biến đổi tận căn về cuộc đời. Bởi thế, trong những ngày Giáng Sinh này, chúng ta được mời gọi hãy đến gặp gỡ Chúa qua bí tích Giải Tội và Thánh Thể, nơi đó Thiên Chúa đã bày tỏ lòng thương xót và ơn cứu độ cho chúng ta để nhờ đó chúng ta cũng được biến đổi đời sống của mình tốt hơn, thánh thiện hơn. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét