XUÂN VỀ TỪ TRANG KINH THÁNH
Gió xuân ấm áp về, xua đi hơi thở lạnh buốt của mùa đông, lặng ngắm cánh đào mỏng manh nhẹ rung trong gió khiến lòng người cũng vui theo nhịp thở của mùa xuân. Chứng kiến sự hồi sinh do tiết xuân đem tới, lòng người thêm phân vân, thắc thỏm giữa niềm vui, nỗi buồn của kiếp nhân sinh, ta lại muốn tìm về quá khứ cho biết xuân xưa có giống xuân của hôm nay chăng. Nhiều người cho rằng, Kinh thánh thì khô khan có gì vui đâu kia chứ!
Ồ không, trong Kinh thánh xuân cũng được nhắc tới khá nhiều, bằng những hình ảnh ví von: Đời người đẹp như đóa hồng mùa xuân (Hc 50,8); Xuân được ví với ơn Vua; Xuân đem niềm hy vọng cho người đau khổ… nhưng đẹp hơn cả vẫn là khi ví xuân của trời đất với tuổi xuân của con người. Ta cùng xem điều ấy có đúng không?
Tại một đất nước mà địa thế phần lớn là đồi núi như Ítraen thì một trận mưa xuân đặc biệt có ý nghĩa. Nhưng mưa mà sách Chân ngôn nhắc tới còn có ý nghĩa thiêng liêng và lớn lao hơn nhiều, vì mưa xuân ở đây nhắc nhớ về hồng ân Thiên Chúa được tác giả ví: “Ơn vua ban xuống như mây đổ mưa xuân” (Cn 16, 15). Thật khó có thể tìm thấy một hình tượng nào đem lại giá trị cho mùa màng, cây cối hơn mưa xuân. Cũng là mưa xuân khi dùng theo nghĩa bóng, như trường hợp ông Gióp mượn hình ảnh mưa xuân để nói lên niềm tin tưởng, trông đợi điều tốt đẹp sẽ tới đang khi gặp hoàn cảnh thất vọng. “Họ chờ đợi tôi như chờ đợi mưa rào, mở miệng ra như để đón mưa xuân" (G 29, 23). Bấy nhiêu thôi, ta đã thấy mưa xuân rất phong phú và ý nghĩa, nhưng còn tài tình hơn nữa khi tác giả thánh vận dụng chữ ‘xuân xanh’ một cách rất thi vị để nhắc tới quá khứ tội lỗi như sau: “Qủa thật, nhằm chống lại con, Ngài đã viết những lời cay đắng, đã kể ra các tội con phạm lúc xuân xanh" (G 13, 26). Nói tới tội lỗi, người ta thường diễn tả bằng giọng văn buồn sầu, cho thấy sự hối hận, nhưng ở đây hai chữ ‘xuân xanh'’ đã làm câu văn sáng hơn, ánh lên hy vọng thay cho màu sám cổ truyền.
Đúng là, dẫu Thiên Chúa có nhớ cả những tội lỗi từ quá khứ, ta vẫn còn hy vọng vào lòng Chúa xót thương khi thành khẩn kêu xin: “Tuổi xuân trót dại bao lầm lỗi, xin Ngài đừng nhớ đến" (Tv 25, 7). Con người chẳng đáng là gì, nhưng tình yêu và lòng thương xót của Ngài thì trổi vượt trên mọi tội lỗi. Ngài quá hiểu người trẻ vốn bồng bột dễ buông mình theo cám dỗ, nhưng khi hối hận thì cũng rất chân thành và tuyên xưng cách mạnh bạo, không chút hổ thẹn rằng: “Chính Ngài là Đấng con tin tưởng ngay từ độ thanh xuân” (Tv 71, 5).
Tuổi đời con người thường hữu hạn so với sự vô hạn của tình trời. Mùa xuân chính là một sáng kiến của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người cơ hội nghỉ ngơi, quan tâm đến người thân. Dân tộc Việt Nam có Tết cổ truyền những ngày đầu xuân, đó là những ngày đẹp nhất được trông đợi nhất trong năm. Nhưng thật đáng tiếc, khi có những người cho rằng lên bỏ phong tục đón Tết Nguyên Đán vì lý do kinh tế nước ta khó khăn, để tiết kiệm và tránh lãng phí... Nhưng họ đâu biết có những người công nhân quanh năm bận rộn chỉ Tết mới được ngơi nghỉ, những người con xa nhà, cha mẹ già mong xuân đến để sum vầy cùng cháu con dưới mái ấm gia đình. Những tình cảm thiêng liêng ấy sao có thể đong đếm hay dùng tiền mua lại được khi đã qua đi. Sông có thể cạn, núi có mòn nhưng lòng cha mẹ thời nào cũng thế, không khi nào thôi băn khoăn, lo lắng cho tương lai của con cái với bao ước mong thầm kín: “Mong đàn con trai ta mạnh như cây vừa lớn đang tuổi xuân mơn mởn; mong bầy con gái ta đẹp như hình mỹ nữ khắc trên cột đền đài" (Tv 144, 12).
Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, khi cảm nhận và hòa mình vào tiết xuân ta đừng quên đó là thời khắc đẹp nhất của đất trời của đời người mà dâng lời cảm tạ: “Giữa tuổi thanh xuân, bạn hãy tưởng nhớ Đấng đã dựng nên mình." (Gv 12, 1). Mùa xuân luôn là sự mở đầu cho một kế hoạch, một dự định mới. Xuân đem đoàn viên về cho các gia đình có tiếng cười vui, lòng người ấm áp vì hạnh phúc. Xuân xưa hay Xuân nay vẫn luôn là sự sáng tạo kỳ diệu Thiên Chúa dành cho con người. Khi tận hưởng những điều tốt lành ấy, mỗi người hãy hướng lòng mình về mùa xuân Thiên Quốc, nơi chứa đựng niềm vui trọn vẹn không còn phải ưu tư khắc khoải.
Nt. Scholastica, Đaminh Bùi Chu
Nguồn: gpbuichu.org
Ồ không, trong Kinh thánh xuân cũng được nhắc tới khá nhiều, bằng những hình ảnh ví von: Đời người đẹp như đóa hồng mùa xuân (Hc 50,8); Xuân được ví với ơn Vua; Xuân đem niềm hy vọng cho người đau khổ… nhưng đẹp hơn cả vẫn là khi ví xuân của trời đất với tuổi xuân của con người. Ta cùng xem điều ấy có đúng không?
Tại một đất nước mà địa thế phần lớn là đồi núi như Ítraen thì một trận mưa xuân đặc biệt có ý nghĩa. Nhưng mưa mà sách Chân ngôn nhắc tới còn có ý nghĩa thiêng liêng và lớn lao hơn nhiều, vì mưa xuân ở đây nhắc nhớ về hồng ân Thiên Chúa được tác giả ví: “Ơn vua ban xuống như mây đổ mưa xuân” (Cn 16, 15). Thật khó có thể tìm thấy một hình tượng nào đem lại giá trị cho mùa màng, cây cối hơn mưa xuân. Cũng là mưa xuân khi dùng theo nghĩa bóng, như trường hợp ông Gióp mượn hình ảnh mưa xuân để nói lên niềm tin tưởng, trông đợi điều tốt đẹp sẽ tới đang khi gặp hoàn cảnh thất vọng. “Họ chờ đợi tôi như chờ đợi mưa rào, mở miệng ra như để đón mưa xuân" (G 29, 23). Bấy nhiêu thôi, ta đã thấy mưa xuân rất phong phú và ý nghĩa, nhưng còn tài tình hơn nữa khi tác giả thánh vận dụng chữ ‘xuân xanh’ một cách rất thi vị để nhắc tới quá khứ tội lỗi như sau: “Qủa thật, nhằm chống lại con, Ngài đã viết những lời cay đắng, đã kể ra các tội con phạm lúc xuân xanh" (G 13, 26). Nói tới tội lỗi, người ta thường diễn tả bằng giọng văn buồn sầu, cho thấy sự hối hận, nhưng ở đây hai chữ ‘xuân xanh'’ đã làm câu văn sáng hơn, ánh lên hy vọng thay cho màu sám cổ truyền.
Đúng là, dẫu Thiên Chúa có nhớ cả những tội lỗi từ quá khứ, ta vẫn còn hy vọng vào lòng Chúa xót thương khi thành khẩn kêu xin: “Tuổi xuân trót dại bao lầm lỗi, xin Ngài đừng nhớ đến" (Tv 25, 7). Con người chẳng đáng là gì, nhưng tình yêu và lòng thương xót của Ngài thì trổi vượt trên mọi tội lỗi. Ngài quá hiểu người trẻ vốn bồng bột dễ buông mình theo cám dỗ, nhưng khi hối hận thì cũng rất chân thành và tuyên xưng cách mạnh bạo, không chút hổ thẹn rằng: “Chính Ngài là Đấng con tin tưởng ngay từ độ thanh xuân” (Tv 71, 5).
Tuổi đời con người thường hữu hạn so với sự vô hạn của tình trời. Mùa xuân chính là một sáng kiến của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người cơ hội nghỉ ngơi, quan tâm đến người thân. Dân tộc Việt Nam có Tết cổ truyền những ngày đầu xuân, đó là những ngày đẹp nhất được trông đợi nhất trong năm. Nhưng thật đáng tiếc, khi có những người cho rằng lên bỏ phong tục đón Tết Nguyên Đán vì lý do kinh tế nước ta khó khăn, để tiết kiệm và tránh lãng phí... Nhưng họ đâu biết có những người công nhân quanh năm bận rộn chỉ Tết mới được ngơi nghỉ, những người con xa nhà, cha mẹ già mong xuân đến để sum vầy cùng cháu con dưới mái ấm gia đình. Những tình cảm thiêng liêng ấy sao có thể đong đếm hay dùng tiền mua lại được khi đã qua đi. Sông có thể cạn, núi có mòn nhưng lòng cha mẹ thời nào cũng thế, không khi nào thôi băn khoăn, lo lắng cho tương lai của con cái với bao ước mong thầm kín: “Mong đàn con trai ta mạnh như cây vừa lớn đang tuổi xuân mơn mởn; mong bầy con gái ta đẹp như hình mỹ nữ khắc trên cột đền đài" (Tv 144, 12).
Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, khi cảm nhận và hòa mình vào tiết xuân ta đừng quên đó là thời khắc đẹp nhất của đất trời của đời người mà dâng lời cảm tạ: “Giữa tuổi thanh xuân, bạn hãy tưởng nhớ Đấng đã dựng nên mình." (Gv 12, 1). Mùa xuân luôn là sự mở đầu cho một kế hoạch, một dự định mới. Xuân đem đoàn viên về cho các gia đình có tiếng cười vui, lòng người ấm áp vì hạnh phúc. Xuân xưa hay Xuân nay vẫn luôn là sự sáng tạo kỳ diệu Thiên Chúa dành cho con người. Khi tận hưởng những điều tốt lành ấy, mỗi người hãy hướng lòng mình về mùa xuân Thiên Quốc, nơi chứa đựng niềm vui trọn vẹn không còn phải ưu tư khắc khoải.
Nt. Scholastica, Đaminh Bùi Chu
Nguồn: gpbuichu.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét